Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
Bài Viết Của
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
CẦU NGUYỆN VÀ NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THỰC HÀNH
Cầu nguyện phải là ưu tiên hàng đầu của các linh mục [1]
CHÚNG TA CẦN DÀNH THỜI GIAN ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG THÂN TÌNH VỚI CHÚA.
TÔI LÀ CHIẾC BOOMERANG CỦA THIÊN CHÚA
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY CỦA LINH MỤC TRẦN MẠNH HÙNG.
ÁN TỬ HÌNH VÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Tình Yêu Thiên Chúa, Ôi Tuyệt Vời
HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG TÂM HỒN ĐỂ KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI KHÁC
CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN BÊN CON: Niềm Xác Tín Của Cá Nhân
HÃY NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CHÚA ĐÃ LÀM (Thánh vịnh 104, 4-5)
Video Tâm Sự Người Linh Mục.
TA YÊU MẾN THIÊN CHÚA VÌ NGÀI ĐÃ BAN TÌNH YÊU CỦA NGÀI CHO CHÚNG TA.
LUẬT TỰ NHIÊN [1]
Nhân vị và hành vi nhân linh
SUY TƯ VÀ CẢM NGHIỆM VỀ KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI VÀ MẦU NHIỆM NHẬP THỂ
TÌNH YÊU THIÊN CHÚA BIỂU LỘ QUA TÌNH BẰNG HỮU
ĐỨC TRINH NỮ MARIA, Người Mẹ Yêu Dấu Của Tôi
GẶP GỠ CHÚA TRONG SỰ TĨNH LẶNG CỦA TÂM HỒN MÌNH
CÀNG GẶP THỬ THÁCH, TA CÀNG BÁM CHẶT VÀO CHÚA
THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ LÀ CHÓP ĐỈNH TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM Chúa Luôn Hiện Diện Bên Con:
TÌNH CHÚA VẪN MÃI TÍN TRUNG SAU 28 NĂM
THÁNH Ý CHÚA LÀ SỰ BÌNH AN CỦA CON
“VÌ KHÔNG CÓ THẦY, ANH EM CHẲNG LÀM GÌ ĐƯỢC”
TRONG CÁI RỦI, CÓ CÁI MAY (SỰ QUAN PHÒNG KỲ DIỆU CỦA THIÊN CHÚA)
ĐIỀU KỲ DIỆU: CÂY ĐÀN VĨ CẦM
“THIÊN CHÚA – NGƯỜI THỢ THÊU TÀI BA”
TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CHỨC LINH MỤC.
Phỏng vấn Linh Mục Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng về Diễn Biến Ngoạn Mục trong Y Khoa vừa xảy ra.
Lần đầu tiên trong y khoa, một bệnh nhân tại Mỹ đã được ghép tim từ con lợn.
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM LƯƠNG TÂM CỦA LINH MỤC PHÊRÔ TRẦN MẠNH HÙNG VỪA MỚI XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI
QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI.
Những cảm nhận về cuốn sách SỰ SỐNG VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI của Linh mục Tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD.
CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN BÊN CON: NIỀM XÁC TÍN CỦA CÁ NHÂN
MƯỜI ĐIỂM CẦN THIẾT CHO ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
CHIA SẺ MỘT VÀI SUY TƯ VỀ CẨM NANG DÀNH CHO CÁC CHA GIẢI TỘI – VADE MECUM
VIDEOS VỀ TẾ BÀO GỐC do Lm Trần Mạnh Hùng trình bày đã đưa lên YouTube.
TÌNH CHÚA YÊU TÔI
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT: AN TỬ VÀ TRỢ TỬ. [1]

 

Một Vài Cảm Nghĩ

Linh mục Tiến sĩ JOSEPH PARKINSON, Ph.D

 

Trước tiên, xin cho tôi được chúc mừng Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng về trứ tác mà ngài đã biên soạn. Đây là một công trình phân tích xuất sắc đối với một số các cuộc tranh luận gay cấn, nhằm chống đối lẫn cổ vũ cho chủ trương an tử và trợ tử, và qua đó tác phẩm thể hiện sự uyên bác, minh bạch trong suy nghĩ cũng như sự am tường của ngài đối với truyền thống đạo đức, cùng những tư tuởng đương đại của chúng ta và sự thông suốt trong công trình nghiên cứu của ngài.

Xin cho tôi được bày tỏ đến ngài, lòng biết ơn của tất cả những người bảo vệ cho sự sống và chống lại chủ trương An Tử và Trợ Tử, cũng như cho phép tôi được tri ân tổ chức Knights of the Southern Cross, về những giúp đỡ của quý vị để cho tuyệt phẩm này được đến tay rộng rãi công chúng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Tác phẩm này chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng, trong cuộc tranh luận hiện nay của công chúng, và tôi biết chắc là nó sẽ được nhiều người đón nhận nồng nhiệt, cả hôm nay lẫn mai hậu.

Nhiệm vụ của tôi hôm nay là đưa ra vài nhận xét về quyển sách – không phải là thẩm định giá trị của phương thức biên soạn hay tranh luận của Tiến Sĩ Hùng hoặc tóm tắt một công trình phức tạp và sâu sắc như tác phẩm này. Thế nhưng tôi rất mong muốn được rút ra một vài yếu tố then chốt trong quyển sách này - một số các luận cứ trọng tâm mà tôi thấy đặc biệt, rất sâu sắc và bổ ích để minh chứng rằng tác phẩm này ích lợi như thế nào. Một số người có thể kết luận là tôi đang đề cập riêng đến Dự luật “Trị liệu Y khoa cho người Hấp hối” đang được đệ trình trước nghị viện tiểu bang tại Tây Úc, tuy nhiên điều tôi thực sự muốn nói đến còn rộng rãi hơn thế rất nhiều. 

Để làm được việc này, tôi cần phải sắp xếp lại thứ tự chính xác của các tài liệu trong quyển sách và là việc mà tôi mong được tác giả và quý vị lượng thứ cho phép. Tôi hy vọng là rồi quý vị sẽ thấy rõ lý do tại sao tôi phải làm việc này, hay nói một cách khác đi là cứu cánh sẽ biện minh cho phương tiện - mặc dù tôi không hề có ý định cổ vũ cho việc làm này như là một nguyên tắc đạo đức chung. Tôi chắc là mình không cần phải mô tả bối cảnh đạo đức hiện tại, bởi vì rằng, cứ trong vài năm thì cùng một vấn đề an tử và trợ tử đầy phức tạp này lại xuất hiện trở lại. Hiện nay tại Úc, chưa một chính phủ nào có thể sẵn sàng để đưa ra các luật lệ cho phép những việc làm này – chưa có - thế nhưng, có lẽ điều này do bởi những lợi lộc về chính trị nhiều hơn là sức mạnh của các cuộc tranh luận, mà chúng ta đã có để chống lại các biện pháp này. Điều này cũng giải thích lý do tại sao, những cuộc tranh luận như thế này vẫn cứ tiếp tục diễn ra, bởi chúng ta vẫn chưa có được một cơ sở lý luận chung cuộc và dứt khoát nào chống lại chúng, và nguyên do cũng đơn giản, là vì nó động chạm đến những vấn đề về xã hội và cá nhân rất phức tạp.

Vì thế, tôi thực sự biết ơn sự minh bạch và lương tri mà Tiến Sĩ Hùng đã mang đến để giải quyết hai vấn đề hết sức gai góc, đó là “quyền được chết” và những lập luận thường được sử dụng để đòi hỏi thứ quyền này, cuộc tranh luận về quyền tự quyết. Giờ đây thì bản thân chúng ta có thể thấy được rõ ràng về:

§        Thứ nhất, không hề có việc gọi là “quyền được chết” vì hai lẽ (i) Tôi không thể đòi hỏi quyền được chết cho một người bệnh, vì rằng, tôi cũng không thể trao quyền này cho một người khoẻ mạnh; và (ii) trong bất kỳ trường hợp nào, tôi không có lý do gì để đòi hỏi và coi như là một quyền hạn, một chuyện gì đó chắc chắn sẽ xảy đến cho tôi, cho dù tôi có muốn hay không mặc lòng.

§        Thứ hai, quyền tự quyết cá nhân (thường được dùng làm nền tảng cho cái gọi là quyền hạn này) không phải và không thể là một thứ quyền hoàn toàn không bị hạn chế. Lý do đơn giản là, chúng ta bắt buộc phải chấp nhận những hạn chế đối với quyền tự quyết cá nhân, như là một cái giá hợp lý chúng ta sẵn sàng phải trả, để được sống trong một xã hội văn minh. Cả an tử lẫn trợ tử là những điều mà tôi đòi hỏi cho người khác, để tôi có thể đạt được cái đích tự quyết cho chính mình, thế nhưng, nếu tôi không thể cưỡng bách người khác giúp tôi tự kết liễu mạng sống của mình - bởi vì rằng những người này cũng có quyền từ chối – thì lúc bấy giờ việc đòi hỏi quyền được họ giúp đỡ sẽ trở nên vô nghĩa. 

Một sự xác minh khác hết sức giá trị được trình bày trong quyển sách này, liên quan đến sự khác biệt giữa “giết chết” và “cho phép chết”. Những người ủng hộ chủ trương an tử và trợ tử, không nhận thấy sự khác biệt giữa hai sự việc này – vì rằng cuối cùng thì trong cả hai trường hợp, người này đằng nào cũng chết! - thế nhưng điều này, do bởi họ đã tán thành hoàn toàn phương thức chấp nhận kết quả, đối với những vấn đề liên quan đến đạo đức. Theo luân lý của những người chấp nhận thuyết xét đoán sự việc dựa trên kết quả, thì một hành động sẽ được coi là tốt, nếu như kết quả tốt của nó hơn hẳn hậu quả xấu, và người ta đã lý luận như thế này: tại sao tôi lại phải chịu đựng đau khổ để rồi cuối cùng cũng chết, trong khi tôi có thể chọn sự ra đi mà không đau đớn chi cả? (Tôi muốn dùng chữ “chịu đựng” ở đây với ý nghĩa rộng hơn là chỉ có sự “đau đớn” không thôi). Nói một cách khác, nếu như kết cục mọi chuyện giống nhau thế, thì tại sao lại để cho người ta phải chịu đựng đau đớn? 

Trước khi đi sâu giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ đây là thời điểm tốt nhất để có một nhận xét khác. Cho dù chúng ta có nghĩ hay nói như thế nào đi nữa, về các vấn đề an tử và trợ tử, chúng ta cũng cần phải chú ý đến tiếng kêu đau đớn từ đáy lòng mà những chủ trương này tiêu biểu. Có nhiều người trong xã hội chúng ta, thực sự sợ bị chết trong đau đớn và phải chịu đựng kéo dài những căn bệnh vô phương cứu chữa; họ thực sự lo sợ một ngày nào đó, mình phải hoàn toàn lệ thuộc vào người khác; họ muốn thà chết còn hơn phải tùy thuộc vào các kỹ thuật y khoa hay sự chăm sóc của người khác để có thể tiếp tục sống sót. Bất kể còn điều gì khác hơn nữa, thế nhưng ở đây có một nhu cầu, một nhu cầu hết sức nhân đạo mà chúng ta phải lắng nghe và đáp ứng với nó. Tôi thực sự tin tưởng, là vấn đề quảng bá chủ trương an tử và trợ tử, chỉ là triệu chứng của một cơn bệnh trầm kha hơn nhiều: một sự hiểu lầm cơ bản, và đó, là sự đánh giá quá thấp về món quà của Sự Sống. Lát nữa đây tôi sẽ xin được quay lại chủ đề này.

Quay trở lại vấn đề: nếu như rồi ra cuối cùng tôi cũng sẽ phải chết, tại sao lại phải có sự phân biệt giữa “cho phép tôi chết” và “làm cho tôi chết êm ái"? Vì rằng sự khác biệt không phải ở thân xác mà là đạo đức. Giả như người ta chỉ phán đoán hoàn toàn từ cái nhìn phiến diện bên ngoài, thì họ có thể kết luận là chẳng có gì khác biệt: trong cả hai trường hợp bệnh nhân đều chết. Và nói một cách thẳng thắn, đó là một phần của vấn đề: chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi việc đều được phán đoán một cách dễ dàng phiến diện.  

Thế nhưng, cũng có một thế giới khác, chúng ta phải xem xét và đó là thế giới của ý nghĩa: chúng ta cần phải hỏi không phải chỉ là điều gì đang xảy ra theo đúng nghĩa đen của nó còn ở chỗ “việc này có nghĩa là gì”? Đó là câu hỏi về khía cạnh đạo đức. Và ở mức độ này, thì có cả một thế giới khác biệt, giữa việc giết chết và cho phép được chết. Nói một cách đơn giản thì sự khác biệt là như thế này:

·        nếu tôi có được khả năng để điều trị một cách có hiệu quả, cho một người bệnh để họ mạnh khỏe trở lại, mà tôi không chịu chữa trị cho người này, tôi có thể phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với cái chết của người này.

·        thế nhưng, nếu như tôi không có khả năng gì cả, để làm cho một người hấp hối mạnh khỏe trở lại, hay nếu như người này bày tỏ ước muốn, là cứ để cho mọi chuyện diễn ra theo tự nhiên, là chuyện mà trong trường hợp này, chúng ta không thể tránh đi được, trong trường hợp đó, khi không điều trị cho họ, tôi không chịu trách nhiệm gì về mặt đạo đức đối với cái chết của họ.

Đây không phải đơn giản chỉ là vấn đề về “nguyên lý nhân quả” (‘Điều gì gây ra cái chết cho ông ấy) hay chỉ là ‘kết quả’ (‘cả hai bệnh nhân cuối cùng cũng đều phải chết): mà là vấn đề “ai chịu trách nhiệm về cái chết này và chịu trách nhiệm đến mức độ nào?” Nói một cách ngắn gọn nhất là: giữa ‘giết chết’ và ‘cho phép chết’ thì đối với người chết, không có gì khác biệt rõ rệt - thế nhưng đối với người chịu trách nhiệm gây ra cái chết, thì có thể có sự khác biệt rất rõ ràng.

Ngay cả bài phân tích hết sức ngắn gọn này, cũng có thể nêu bật được một điểm quan trọng khác, đó là, trong những tình huống khó khăn xét về mặt đạo đức, mỗi trường hợp cần được xét đoán tùy theo giá trị của từng hoàn cảnh một. Với rất ít trường hợp ngoại lệ, chúng ta không thể xếp loại một cách đơn giản hình thức đối xử nào đó là đạo đức hay thiếu đạo đức: mà sự đánh giá này phải được dựa trên nhiều yếu tố và ngay cả, sau khi đã cân nhắc tất cả mọi mặt thế, nhưng chưa chắc chúng ta đã có thể đạt được một sự rõ ràng toàn hảo. Đây không phải là một khiếm khuyết mà nó có thể do tính phức tạp của vấn đề, thế nhưng, ngay cả trong những tình huống không hoàn toàn rõ ràng, chúng ta vẫn có thể làm tốt, nếu như ta chú ý đến lời khuyên của Aristotle: chúng ta phải không thể đòi hỏi hoặc kỳ vọng là có một điều nào hoàn hảo, chính xác hơn là chính vấn đề mà ta đang đối đầu (Nic. Eth. 1, 3).

Tôi rất muốn được tham gia vào cuộc tranh luận về nguồn gốc của nhân phẩm con người là vấn đề mà Tiến Sĩ Hùng đã truy nguyên một cách chính xác, sự kiện là tất cả mọi người - kể cả những người chủ trương an tử - đều được Thượng Đế thương yêu vô hạn, thế nhưng tôi muốn lướt qua chuyện này, để đề cập đến một vấn đề cuối cùng, mà quyển sách này là một ví dụ tuyệt vời. 

Tiến sĩ Hùng đã thảo luận về đề tài an tử và trợ tử từ hai góc cạnh: trước tiên, bắt nguồn từ đức tin của người Kitô hữu và kế đến, từ lý luận (duy lý) thuần túy của một con người. Đây là sự tiếp nối truyền thống tri thức tốt đẹp nhất của chúng ta, mà đã từ hàng nhiều thế kỷ qua, bảo vệ cho sự liên kết chính yếu giữa một bên là niềm tin của chúng ta vào Thượng Đế và một bên là khả năng của chúng ta nhận biết, thông hiểu, phán xét và chọn lựa tùy theo sức phán đoán của con người – và chúng ta có thể nhớ lại là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã dành riêng một bức thông điệp của ngài (Lý Trí và Đức Tin) để bàn về chuyện này. Không phải là cách thức lý luận dựa trên đức tin hoàn toàn khác hẳn với cách thức lý luận thuần lý, mà là cách thức thứ nhất sẽ làm cho cách thức thứ nhì trở nên sâu sắc, phong phú và giá trị hơn.[2]

Cách thức cổ điển của đạo Công Giáo diễn tả vấn đề này là: nếu cuộc tranh luận bằng lý lẽ là đúng và tất cả mọi sự thật đều bắt nguồn từ Thượng Đế, lúc bấy giờ sẽ không có gì tương phản giữa các kết luận mà chúng ta đạt được từ đức tin và những gì chúng ta đạt được từ lý trí. Và cũng chính từ sự liên hệ này mà tôi xin đưa ra ba nhận định cuối cùng. Thứ nhất: có những người than phiền là chúng ta, những người Kitô hữu đừng nên dính liú gì vào những chính sách của xã hội hoặc nhà nước và ngưng áp đặt niềm tin của chúng ta lên người khác – vì thực ra thì đây chỉ là những tín điều riêng mà thôi. Trong cuộc tranh luận này, Tiến Sĩ Hùng đã đưa ra những nhận định xuất sắc, ngài đã chỉ ra cho chúng ta thấy là trong khi các khái niệm về đức tin, không thể dùng làm nền tảng cho các chính sách quốc gia, thế nhưng, những con người với đức tin (người tín hữu) vẫn là một thành viên trong nhiều các đơn vị cấu thành xã hội, và vì thế, được quyền có tiếng nói đối với các chính sách chung. Sự kiện chúng ta chia sẻ niềm tin mãnh liệt về tính thánh thiêng của sự sống con người và lòng tin này được dựa trên đức tin của chúng ta, điều này không thể nào làm giảm bớt quyền hạn của chúng ta - và cả nghĩa vụ của chúng ta nữa - để làm giàu sự kết cấu của xã hội chúng ta đang sống, bằng những hành động dựa trên sức mạnh lòng tin của chúng ta. 

Thứ nhì: Gerald Kelly một trong những nhà đạo đức về y học lỗi lạc nhất của thế kỷ thứ 20 đã cảnh báo chúng ta rằng: “nếu như Giáo Hội phải đáp ứng với những quan tâm ngày càng nhiều trong các hoạt động liên quan đến sự chết, như chủ trương ủng hộ an tử chẳng hạn, việc Giáo Hội quyết định chống lại trào lưu này (cần) dựa trên cơ sở lý luận, thuộc lãnh vực lý trí, chứ không phải trên cơ sở tự nguyện.

Điều này có nghĩa là: khi chúng ta hành xử quyền hạn của mình góp tiếng nói trong đời sống xã hội, chúng ta cần thực hành điều này bằng cách sử dụng thứ lý lẽ và luận cứ, mà tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu được, nghĩa là không dùng những lý luận dựa trên Đức Tin mà bằng những cuộc tranh luận thuần lý. Điều này không có nghĩa là chúng ta chối bỏ đức tin của mình, mà là sự nhìn nhận rằng Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng cho chúng ta tất cả mọi thứ quà tặng trong cuộc sống, vẫn còn muốn tác động trong tất cả mọi người chúng ta, vì vậy, cho dù có khác biệt về đức tin tôn giáo, thế nhưng, chúng ta vẫn chia sẻ chung với nhau một thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ của cuộc sống, của lý luận, của lòng trắc ẩn. Chúng ta có một dịch vụ có thể hiến dâng cho toàn xã hội: tham gia vào các cuộc tranh luận trên cơ sở lý trí, để cho ngày càng có thêm nhiều người có thể nhìn thấy những điều chúng ta thấy và cảm nhận. Và như thế, chúng ta cố gắng để trở thành “mọi thứ cho mọi người” như Thánh Phalô đã dạy. Điều này chắc chắn sẽ phù hợp với Tinh Thần của Công Đồng Vaticanô II, tinh thần của Phúc âm và Truyền giáo. Thế nhưng, bên ngoài khuôn khổ của chuyện này, chúng ta không những chỉ tranh luận chống đối chủ trương an tử và trợ tử, mà chúng ta còn phải làm tất cả những gì có thể làm được, để quảng bá tốt hơn, và để cho nhiều người có thể hưởng được những sự chăm sóc cần thiết,  hầu tạo nguồn an ủi cho người hấp hối. Nếu như chúng ta thực sự ao ước được người khác tín nhiệm đối với chủ trương chống lại vấn đề an tử. Chúng ta cần phải tranh đấu cho những người đang đau khổ vì bệnh tật, những người đang hấp hối và cả những người sợ hãi phải chịu đựng những điều này. Lời kêu gọi thực hành an tử, như tôi đã đề cập, là một lời kêu gọi được cảm nhận sâu xa từ trong trái tim, và đối với lòng trắc ẩn của người Kitô hữu, chúng ta cần phải lắng nghe và đáp ứng – đáp ứng không phải chỉ như một số người mong muốn, mà phải như chúng ta tin là thích hợp nhất. Tôi rất lấy làm hãnh diện, khi thấy truyền thống đức tin của chúng ta có một thành tích hoạt động mạnh mẽ, trong các lãnh vực chăm lo y tế và cho người cao niên, và trong vài năm gần đây, trong cả việc ủy lạo và chăm sóc cho người hấp hối. Thế nhưng chuyện này có ý nghĩa như thế nào, cũng như nó sẽ đi về đâu, là điều mà trong lúc này chúng ta chưa biết được, tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng rằng: nếu như chúng ta tiếp tục duy trì và ủng hộ lập trường thực sự của mình, chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân sống động, khả tín và hữu hiệu hơn đối với Phúc Âm của Sự Sống, hơn là bất kỳ các quyển sách nào – kể cả những tuyệt phẩm như quyển sách này.

 

Linh Mục Tiến Sĩ Joseph Parkinson, STL PhD

Giám Đốc Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học L. J. Goody

39 Jugan Street,

Glendalough, WA 6016.

AUSTRALIA.

 


[1] . Peter Hung Manh Tran, C.Ss.R., Advancing The Culture of Death Euthanasia and Physician-Assisted Suicide (Melbourne: Freedom Publishing, 2006).

[2] . Xem Richard M. Gula, Reason Informed by Faith (New York: Paulist Press, 1989). Tạm dịch Lý Trí Được Thông Tri Bởi Đức Tin.

Tác giả: Lm. Trần Mạnh Hùng, STD

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!