Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
Bài Viết Của
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
“NĂM THÁNH LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (Phần II)
“NĂM LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (I)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN GIÁO SĨ TU SĨ VỀ TÍNH DỤC: KHẮC KHỔ và THẦN NHIỆM (Ascetic and Mystic)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN CỦA GIÁO SĨ, TU SĨ
CẢM TƯỞNG : ĐÊM DIỄN NGUYỆN và THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
NĂM LINH MỤC: GƯƠNG HY SINH của THANH DAMIEN , TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI (1840-1889)
CHÀO MỪNG NĂM THÁNH 2010 CỦA HỘI THÁNH VIỆT NAM - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG: XỨ SỞ KIỆN
CẢM TƯỞNG : ĐÊM DIỄN NGUYỆN VÀ THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010

  

L.M.ĐƯỜNG THI 

Một cuộc HÀNH HUƠNG vĩ đại, từ khắp nẻo đường của đất nước, và từ nhiều quóc gia trên thế giới, đã lũ lượt với hành trang là “ĐỨC TIN”, với một bầu nhiệt huyết và một ý chí kiêu hùng của con cháu các THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, nhộn nhịp , hăng hái tiến về nơi sẽ cử hành các Lễ Nghi: Đêm Diễn Nguyện và Ngày Khai Mạc: NĂM THÁNH 2010 của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam 

CHỦ ĐỀ được đặt ra làm Kim chi nam cho cuộc biểu dương Đức Tin là: 

HẠT GIỐNG MỤC NÁT và NẨY MẦM” 

Thật tài tình và khéo léo, mọi tình tiết diễn biến trong “Đêm diễn Nguyện và Thánh Lễ Khai Mạc “ đều xoay quanh chủ đề ấy, khiến cho các tâm hồn được cảm nghiệm thấm thía những ý tưởng siêu nhiên và những tâm tình đạo đức, nhiệt tình xả thân cho việc Truyền Giáo. Tất cả chỉ là một bản nhạc Hòa Tấu với âm thanh réo rắt và một rừng cờ và những bộ lễ phục rực rỡ nhiều mầu sắc, làm nổi bật, và tô điểm cho những câu tâm niệm: 

THÁNH GÍA là Con Đường dẫn tới VINH QUANG 

Hành Hương trong kham khổ, để Đền Tội” 

Sám Hối về quá khứ, để Canh Tân trong Tương lai”

Tâm trí và tâm tình của hàng vạn khách hành hương, đều  hòa chung một nhịp điệu phấn khởi, hân hoan, qua các màn trình diễn của 10 Giáo Phận miền Bắc, đặc biệt dùng âm nhạc, sắc phục cổ truyền để bộc lộ từng giai đoạn của cuộc đời tông đồ vác Thập Giá theo Chân Chúa Cứu Thế lên Núi Sọ, để được cùng Chúa Sống lại trong Vinh Quang bất diệt. 

MỞ MÀN: bằng một hồi tiếng trống, kèn vang lừng, báo hiệu TIN MỪNG LỜI CHÚA bắt đầu vang vọng tới Quê Hương Việt Nam chúng ta, trên bờ biển Nam Hải, miền Đông Nam Á.

- Cha ĐẮC LỘ và các Thừa sai, theo chân Thánh Phaxicô Xavie, đặt chân lên Bờ Biển  Nam Hải, tại Cửa Bạng.

- Hạt Giống TIN MỪNG bắt đầu gieo xuống mảnh đất  phì nhiêu, thấm nhuần một nền đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ ,Trí, Tín của văn hóa Việt Nam, nên bắt đầu đâm chồi nẩy lộc: ĐỨC TIN Thâm Nhập vào Lòng Dân Tộc

- Nhưng ĐỨC TIN muốn triển nở, cần được thanh luyện, thử thách với bao gian khổ như cấm cách, cầm tù, “phân sáp”, chém giết..., nhưng Chúa không để cho các môn đệ Chúa phải cô đơn, mà luôn được Mẹ MARIA an ủi, nâng đỡ trong cơn khốn khó(Mẹ LaVang)

- Các Thánh Tử Đạo bị giam cầm, bị hành quyết, với mọi cực hình...Trảm quyết, lăng trì, bá đao, bêu đầu..Nhưng các vị Anh Hùng Tử Đạo vẫn một lòng Kiên Trung tuyên xưng ĐỨC TIN cho đến chết.

- Vì thế, Máu các Thánh đổ ra như  dòng sông nước mát, như đất “phù sa” vun tưới càng làm cho hoa mầu tốt tươi thêm bông trái.

- TIN MỪNG reo rằc khắp miền Đồng bằng, rồi  dần dần vang vọng lên miền Thượng du, miền Đắc Lắc..theo dẫy Trường Son đến Anh Chị Em sắc tộc.

- Sau bao gian khổ, và bước đi những chặng Đường Thánh Giá, Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, cùng với hàng trăm ngàn chiến sĩ Chúa Cứu Thế, và 117 Thánh Tử Đạo, cùng các con cháu, hậu duệ.., phất cành Thiên Tuế, hát  Khúc Ca KHẢI HOÀN   

Điểm nổi bật nhất trong Buổi DIỄN NGUYỆN: Ban Tổ Chức đã khéo thiết kế các hoạt cảnh, ca kịch..  những màn trình diễn với y phục, trang trí, mầu sắc, âm nhạc khá nặng chất  dân tộc tính, giúp khán thính giả dễ cảm kích và dễ lĩnh hội được ý nghĩa Chủ yếu của Đêm Diễn Nguyện. Vì chức năng của Mỹ Nghệ như Âm nhạc, Thi ca, Hội Hoạ, Kiến trúc... là những phương thế giúp cho Tin Mừng, Đức Tin bám rễ, và thâm nhập  vào trong lòng Văn Hóa Dân Tộc.  Mọi tâm hồn đều rung động, thích thú khi nghe những điệu hát cổ truyền, bình dân  như: hò, chèo, quan họ..điệu hát”Then”..

Về nghệ thuật trình diễn, phải kể đội trống 400 chiếc lớn nhỏ, với một ca đoàn hơn 800 ca viên..và những cỗ kiệu bát cống , đòn rồng ..’sơn son thiếp vàng”..để rước Hài Cốt các Thánh Tử Đạo. Đây cũng là nét đặc thù của nền Nghệ Thuật và Văn Hóa Việt Nam tô điểm cho Đạo Thiên Chúa thêm rực rỡ, và không xa lạ với tâm hồn con cháu Lạc Hồng! 

Khi Một Giám Mục Đọc VĂN TẾ Tổ Tiên

Một trong những duyên cớ mà nhà vua và các quan nại ra để bạch hại những đồng hương Việt Nam hưởng ứng TIN MỪNG của Chúa Cứu Thế, là vì hiểu lầm Đạo mới cấm đoán người tân tòng phải từ bỏ việc “thờ cúng Tổ Tiên”. Đây là một hiểu lầm nghiêm trọng của cả hai phía Lương và Giáo, khiến cho việc đón nhận Tin Mừng gặp nhiều trở ngại, cấm đoán, nghi kị.

 Nhưng ngày nay, sau những cuộc nghiên cứu, điều tra về ý nghĩa của các cách thức biểu lộ những cử chỉ tỏ lòng tri ân trong  nghi thức về “ Thờ Kính Tổ Tiên” của Văn Hóa Việt Nam, thì các tín hữu Công Giáo Việt Nam và Á Châu(Nhật bản, Trung Hoa, Đại hàn..) theo hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Địa Phương, đã được phép thực hành một số những Lễ Nghi, để tỏ lòng tôn Kính Hồn Thiêng Ông Bà Tổ Tiên, và các Vị Anh Hùng Liệt Sĩ, mà không trái với Niềm Tin Thiên Chúa Giáo. Nếu“Đạo HIẾU”, dạy phài nhớ ơn Ông Bà Tổ Tiên, cũng chính là’ Giới Răn thứ Bốn, dạy phải “Thảo kính Cha Mẹ” vậy!  

Thật là trang nghiêm, kính cẩn trong bộ áo thụng đỏ, ĐGM Giáo Phận Bắc Ninh, một điạ danh linh thiêng nơi xuất phát nòi giống Lạc Việt, các Vua Hùng Vương..Ngài đã đọc bài Văn Tế để tưởng Niệm các Vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, đã Hy sinh Mạng Sống để chứng minh cho niềm TIN vào TIN MỪNG đem đến cho Dân tộc Việt Nam.

Nếu đường hướng “Hội Nhập Thiên Chúa Giáo vào Văn Hóa Việt Nam” đã được nghiên cứu và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, đúng với ý nghĩa chân chính của Đạo “Hiếu Thảo”, trong phong tục “Tôn Kính Tổ Tiên và các Anh Hùng Liệt Sĩ”, thì có thể ngày nay, số người theo Thiên Chúa Giáo tại các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam, đã tăng lên gấp bội. 

Ăn Năn đền tội, hay Sám Hối

Hội Thánh Công Giáo do Chúa Cừu Thế lập ra, nhưng Chúa đã trao quyền lãnh đạo cho con người yếu đuối, hữu hạn đều khiển. Do dó, trong lịch sử của Hội Thánh Hoàn cầu, và tại các Giáo Phận địa phương, từ hai ngàn năm, dầu vẫn được Ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nhưng vì sự bất toàn của con người các vị lãnh đạo, nên không thể tránh được những lầm lỗi, đến nỗi làm lu mờ Giáo thuyết và hình ảnh thánh thiện của Đấng Sáng Lập.

Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, các tín hữu thường có thói quen, theo Nghi thức Phụng vụ, đọc “Kinh Cáo Mình”(và đấm ngực ba lần). Đây là cử chỉ Sám Hối cá nhân đối với Thiên Chúa và Anh Chị em trong Cộng Đồng. Việc công khai xin lỗi toàn thể thế giới, các quốc gia dân tộc, một cách long trọng, được khởi xướng từ đời ĐGH Gioan PhaoLô II, sau Công Đồng Vatican II.

Trong dịp “Năm Thánh 2010 của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam”. đây là lần thứ nhất, một cách công khai và long trọng, một Nghi Thức SÁM HỐI đã cử hành để các vị Chức sắc, cũng như tín hữu Công Giáo Việt Nam, cất tiếng xin lỗi toàn thể  Dân Nước về những hiểu lầm, thiếu sót, bất cập, lãng quên bổn phận, chưa thực thi Đức Bác Ái đối với các đồng bào đồng hương..

Trên thực tế, vẫn còn tồn đọng rất nhiều, hiểu lầm, nghị kị, tố cáo của người đồng hương đối với Đạo Thiên Chúa, mà chưa được giải tỏa hoặc giải thích một cách thẳn thắn, minh bạch. Ước mong, sau này sẽ còn nhiều dịp để mọi người, mọi tín đồ các Đạo Giáo, được có cơ hội, gặp gỡ , thông cảm, để xóa tan những nghi kị, hiểu lầm, trong quá khứ và hiện tại. 

Khi Khách hành Hương”Nằm Gai Nếm Mật, chung nỗi Ân Ưu”

Một đặc điểm nổi bật mà khách hành hương vừa cảm nhận được sự thích thú, tiện lợi, dễ dãi, thoải mái cho riêng mình, khi tạm trú trong vài ngày nơi các gia đình trong Xứ Sở Kiện, lại vừa làm sống lại nếp sống thân tình, coi mọi người con Chúa như”Anh Chị Em một Nhà”, như câu ca dao đã  truyền tụng, trong các Họ Đạo:

“con cha, con mẹ thì xa

con Thánh” I-ghê-si-a” thì gần

(Ecclesia,Eglise,Church, Hội Thánh)

câu ca dao này ý nghĩa cũng tương tự như câu:

‘thứ nhất Thiên Đàng,

thứ nhì Tràng Vĩnh

( Vĩnh Trị, nơi các Đưc Cha cư trú, và lập Tràng LaTinh, Lý Đoán) 

Vùng Hà Nam, Phủ Lý mới được tân tạo lại, sau bao năm chiến tranh tàn phá, nên thiếu các tiện nghi về du lịch như khách sạn.

 Xứ Sở Kiện vẫn giữa một bộ mặt đồng quê, như 70 năm về trước. Nhưng nhờ sáng kiến của Ban Tổ Chức và tinh thần hiếu khách của các gia đình trong Xứ đã  chuẩn bị, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, gọn ghẽ, khang trang, thoải mái, để đón tiếp các quí khách đến Hành Hương Khai Mạc Năm Thánh. Một số quá đông Quí Khách đối với một làng nhỏ, nhưng nhờ lòng quảng đại, nhờ tinh thần”Nhập gia tùy tục”, mọi người đều coi nhau như Anh Chị Em một Nhà, con  Một Hột Thánh, nên đã làm sống lại hình ảnh ngày xưa, thời “Giáo Hội Sơ Khai”,  các Thánh Tông Đồ Phêrô, Phao Lô..và các môn đệ, khi đến đâu, đều trụ ngụ tại nơi nhà các Tín Hữu, để   cùng chia sẻ thức ăn, uống, cùng ở một nhà, cùng cầu nguyện, và cùng làm việc giúp nhau sinh sống(như Thánh Phao lô đã làm nghề dệt vải lều để mưu sinh: coi: Act:18: 1-3)

Thật thế, Đức Tin và Tình Huynh Đệ đã phát sinh từ những Gia dình nhỏ bé, rồi lan tràn sang các gia dình khác, làm thành những Cộng Đồng lớn mạnh hơn. Vào thời cá Thánh Tử Đạo, các Cha Thừa Sai ngoại quốc, các Cha bản xứ cũng thường trú ngụ lẩn trốn trong các tư gia, các “vách đôi”, và được các bổn đạo che chở và cộng tác đắc lực vào việc Truyền Giáo, mở rộng các Giáo Điểm, các Họ Đạo mới, các Giáo xứ mới. 

Tinh Thần Đoàn Kết, Thông Cảm, Hỗ Trợ

Theo bài Diễn Văn bế mạc Ngày khai Mạc Năm Thánh của ĐTGM Ngô Quang Kiệt, đại diện cho các GMVN và Ban Tổ chức, để cảm tạ Quí Khách đã đến tham dự, chúng ta ghi nhận được sự hưởng ứng và tình hữu nghị, thật lớn lao đáng ghi nhớ vào Lịch Sử Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, thời cận đại.

- Về các vị Quí Khách từ cấp cao trong Hội Thánh, chúng ta ghi nhận sự hiện diện của ĐHY Roger Marie Élie Etchegaray, từ Roma, ĐHY André Armand Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ Tịch HĐGM Pháp, ĐHY Bernard Francis Law, từ Roma, L.M Jean-Baptist Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền các L.M Thừa Sai, Paris(M.E.P), ĐGM .Todd Brown, Giáo Phận Orange., và Vị Đại Diện Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn.

- Về phía Việt Nam: 1 Vi Hồng Y và 30 ĐGM trong 26 Giáo Phận tại Việt Nam, 1200 Linh Mục Việt và các nước Âu-Mỹ, và ước lượng 120 chục ngàn giáo dân, từ khắp các nơi trong các Giáo Phận, và  Hải ngoại về tham dự..

-Ngoài ra, chúng ta cũng hoan nghênh phái đoàn chính quyền từ cấp Trung ương, đến cấp Tỉnh HàNam, cấp Huyện Thanh Liêm và cấp Xã Kiên Khê..đã hỗ trợ và giữ gìn trật tự an ninh cho buổi lễ được diễn ra thật tốt đẹp.

- Nghe các Bài Diễn Thuyết của các ĐGM ..chúng ta nhận thấy các Ngài đều nhằm vào Chủ Đề của Năm Thánh, để khuyến khích mọi thành phần trong Hội Thánh, noi gương can đảm của Tiền Nhân là các Thánh Tử Đạo để là làm CHỨNG NHÂN cho TIN MỪNG của CHÚA CỨU THẾ trên Quê Hương mến yêu. 

HỘI THÁNH : Mầu Nhiệm, Hiệp Thông, Sứ Vụ 

Để Tạm Kết chúng ta phải Cảm Tạ Ơn Chúa và các Thánh Tử Đạo đã phù trợ để Ngày Khai Mạc Năm Thành được thành công. Chúng ta cũng khen ngợi tinh thần cộng tác của các Ban Ngành, tài thiết kế của Ban Tổ Chức, đã khéo dùng Mỹ Nghệ  của Dân tộc để biểu diễn các Chân Lý của Đức Tin một cách linh động, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ trong các tâm trí các khán-thính giả.

Hội Thánh là một Mầu Nhiệm, vừa Hữu Hình vừa Vô Hình. Bề ngoài, người ta chứng kiến các cấp bậc trong Hội Thánh, các Giáo Phận, Giáo Xứ, thành một hệ thống rất trật tự. Nhưng sức mạnh thật sự của Hội Thánh là phần Thiêng Liêng, con mắt xác thịt không thấy được. Hội Thánh là Một Thân Mình Mầu Nhiệm: Chúa Cứu Thế là Thủ Lãnh(là ĐẦU) và mọi phần tử đều là CHI THỂ của Chúa, mọi người đều là Anh- Chị- Em con Một Chúa.

Vì thế, mọi phần tử trong Hội Thánh đều HIỆP THÔNG với nhau, cộng tác với nhau, thông công với nhau, và liên kết với Chúa là ĐẦU.

Do đó, mọi phần tử đều lãnh trách nhiệm, SỨ VỤ do Chúa Cứu Thế ban truyền để đi rao giảng TIN MỪNG cho nhân loại, đến tận cùng trái đất.  

Áng Mây Mù  lẩn vẩn trên  Nền Trời rực rỡ 

Đối với người Công Giáo Việt Nam, trong cũng như ngoài Nước, và trên cả thế giới, ĐTGM Ngô Quang Kiệt của Giáo Phận Hà Nội được ngưỡng mộ như một vị Chủ Chăn, khôn ngoan, can đảm và hy sinh đời sống cho đoàn chiên. Do đó, một luồng tin mập mờ, lẩn vẩn  về “việc Ngài xin từ chức vì lí do sức khoẻ”, đã được loan đi như một áng mây mù trên bầu trời quang đãng. Ước mong tin này sẽ bị đánh tan nhờ lời Cầu Nguyện, và tình Đoàn kết keo sơn của mọi phần tử Con Một Chúa. 

Hậu Quả cũng là Mục Đích của Năm Thánh 2010 là củng cố ĐỨC TIN của các Tín Hữu. Do đó, nếu Đức Tin của chúng ta mạnh mẽ như các Thánh Tử Đạo, thi chúng ta sẽ hăng hái chiến đấu để bảo vệ CHÂN LÝ và HẠNH PHÚC cho toàn dân. 

Nếu chúng ta ĐOÀN KẾT, HIỆP THÔNG như ĐG.H Benêdito XVI đã nhắn nhủ Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, trong Sứ Điệp, thì chúng ta sẽ thắng lợi: 

“Trong Năm Thánh này, chớ gì địa điểm(Sở Kiện) rất thân thương như thế..trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hóa có chiều sâu, nhằm đem tới cho toàn thể xã hôi Việt Nam những giá trị Phúc Âm như bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng..”
”Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày trở nên một Giáo Hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ”

Tác giả: Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!