Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
Bài Viết Của
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
“NĂM THÁNH LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (Phần II)
“NĂM LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (I)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN GIÁO SĨ TU SĨ VỀ TÍNH DỤC: KHẮC KHỔ và THẦN NHIỆM (Ascetic and Mystic)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN CỦA GIÁO SĨ, TU SĨ
CẢM TƯỞNG : ĐÊM DIỄN NGUYỆN và THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
NĂM LINH MỤC: GƯƠNG HY SINH của THANH DAMIEN , TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI (1840-1889)
CHÀO MỪNG NĂM THÁNH 2010 CỦA HỘI THÁNH VIỆT NAM - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG: XỨ SỞ KIỆN
“NĂM LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT CỦA LINH MỤC (I)

L.M. ĐƯỜNG THI 

Những bài bình luận, những buổi Hội thảo để tìm hiểu CĂN TÍNH hay  Căn Cước..của “hiện tượng Linh Mục”.. thì rất nhiều. Đối với giới truyền thông, sách báo Công giáo  những câu hỏi như: Linh Mục là ai? vẫn thường được nêu ra. Những tiều thuyết lãng mạn như: tóc mây, .hay phim điện ảnh ..càng tô vẽ hình ảnh và vai trò linh muc thêm thê thảm, cô đơn, đáng thương hại. 

Trong thực tế, nhất là những năm gần đây, gương xấu “lạm dụng tính dục trẻ em ”, trong giới giáo sĩ tại Hoa kỳ, Á nhĩ lan, Phi châu... đã làm lu mờ hình ảnh thánh thiện, cao quí của chức vị linh mục. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng về sa sút Ơn Gọi “tận hiến” trong đời sống tu trì đang là mối lo ngại, và thách đố hàng đầu trong Hội Thánh toàn cầu.

Các vị lãnh đạo trong Hội Thánh như Công Đồng Vatican II, Tòa Thánh Roma và các Hội Đồng Giám Mục các quốc gia, các Giáo Phận địa phương..đã đề nghị nhiều biện pháp về việc huấn luyện, đường hướng tu đức để cổ động và củng cố Ơn Thiên Triệu linh mục được bền vững hơn. 

Những tài liệu quan trọng của Cộng Đồng Chung Lateran(năm lần họp: năm 1123, năm1139, năm 1179, năm1215, năm1512-17),Công Đồng Vatican( hai lần họp( I năm 1869, và II năm 1962-1965), với “Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống của các vị Trưởng Thượng, Trưởng Lão( Linh Mục)”Presbyterorum Ordinis”. Thông điệp gần đây của ĐGH Gioan Phaolô II như: “Pastores Dabo Vobis”, chuyên chú về huấn luyện các ứng sinh chịu chức Linh Mục, cần phải được nghiên cứu, học hỏi cho thấu đáo. Nhưng nếu muốn hiểu rõ hơn về CĂN TÍNH(identity) hay yếu tính của chức Tư Tế Linh Mục, thì cần phải suy luận, và tìm hiểu cách diễn giảng của Thánh Phao Lô Tông Đổ, trong bức Thư gửi Người Do Thái. Thánh Nhân đã bàn luận về phương diện thần học, yếu tính chức Tư Tế Thượng Phẩm của Chúa Cứu Thế, làm nền tảng cho việc Chúa thiết lập chức Tư Tế của các Tông Đồ, và các vị nối quyền các Tông Đồ là hàng Giám Mục, và hàng Linh Mục là Cộng sự viện của Giám Mục. Hơn nữa, Thánh Tông Đồ còn đề cập đến “chức Tư Tế chung cho mọi Tín Hữu”, cho những ai đã Tin Chúa Cứu Thế và lĩnh nhận Phép Rửa Tội. 

Công việc đi tìm Căn Tính, Căn Cước tức là trả lời câu hỏi: Linh Mục là AI?, đây là một vấn nạn khó giải đáp cho minh bạch được, vì chức Tư Tế của Linh Mục không phải là một chức nghiệp như một công chức của chính phủ, cũng không phải là một nghề nghiệp để kiếm ăn như nghề kĩ sư, thương gia.. Nhưng căn tính của một Tư Tế tự bản chất vừa “hữu hình” quan hệ đến một Cộng đồng  tín hữu, nhưng vừa “vô hình”tương giao” với thế giới thần thiêng, siêu nhiên, cầu nguyện với Chúa và các Thánh.

Do đó, muốn việc trình bày được rõ ràng dễ hiểu thì phương pháp tiếp cận vấn đề này:  

 Phần I: mô tả “hiện tượng linh mục” qua các hoạt động cụ thể,  qua các tiếp xúc thường nhật của một  Linh Mục bao gồm những công tác gì, tương tự như “kê khai các việc phải làm”(job description). Chính nhờ những mối Tương Quan liên Hệ đó đã giúp Linh Mục nên Thánh Thiện.

Phần II:  suy luận Thần học về mối tuơng quan liên hệ giữa Chúa Cứu Thế, Vị Thượng Tế Duy Nhất và chức Tư tế của các Thánh Tông Đồ, của Hàng Giám Mục,(order of Bishops) Kế Vị các Tông Đồ và chức Tư tế của các Linh Mục, hay Trưởng Lão(order of Presbyters) là  cộng sự viên của các Giám Mục và chức Tư Tế Chung của mọi Tin Hữu đã lĩnh Phép Thánh Tẩy. Đây là mối Tương Quan Liên Hệ của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Cứu Thế, tức là Hội Thánh của Chúa Giêsu. 

Phần Một: CĂN TÍNH LINH MỤC: MỐI TƯƠNG QUAN LIÊN HỆ với DÂN CHÚA 

Câu hỏi: Linh Mục là AI? Đúng ra, nên hỏi: Chức vụ Linh Mục, tương quan Liên hệ với những AI? Vì  trong căn bản, con người lĩnh nhận chức vụ Linh Mục không phải cho cá nhân mình, nhưng cho Hội Thánh để phục vụ Dân Chúa, như Chúa Cứu Thế đã phán:

 “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ(Filius hominis non venit ministrari sed ministrare: Matt:20, 28)

Trong thưc tế, khi ta thấy một linh mục chỉ biết sống cho riêng mình, hay cho bà con, cháu chắt.. hay cho ân nhân, quen thân, khi bắt đầu thu vén tiền bạc, xây cất, sắm sẵn nhà cửa chuẩn bị cho ngày hưu trí..thì cũng là những chuỗi ngày chểng mảng thi hành các công tác mục vụ, và sa đọa.Bởi vậy, có thế minh định: căn tính của Linh Mục là sống cho người khác, cho Dân Chúa  

Nếu ta mở những tờ Thông Tin của các Giáo Xứ hay Cộng Đồng Công Giáo, trên trang nhất, ta thấy những cột chữ, những con số điện thoại chằng chịt kê khai danh sách quí vị Linh Mục, thày Sáu, quí vị phụ tá về Mục vụ, quí vị Trưởng các Uỷ Ban như Phụng vụ, Thánh Ca, Giáo Lý, Giới trẻ, Xã hội, .và các Hội Đoàn như: Cursillo, Đạo Binh Đức Mẹ, Thiếu Nhi Thánh Thể,...Lịch Phụng vụ, giờ Thánh Lễ hằng ngày, Ngày Chúa Nhật, Lễ Trọng..Ngày giờ giải tội, Xức dầu bệnh nhân bất cứ lúc nào, .

Người quan sát nhận thấy: mọi công việc lớn nhỏ..đều do các Linh Mục chính Xứ hay Phó Xứ phải được thông qua, góp ý, và tham dự. Không kể những công việc tiếp khách, sinh hoạt thường nhật trong tuần, vì tình trạng thiếu linh mục, nên có nhiều nơi, các Linh mục còn phải phụ trách hai ba Giáo Họ ngánh. Các Ngài rất bận rộn ngày cuối tuần, nên đã tạo ra thành ngữ:”the weekend Warriors”( chiến binh hành quân cuối tuấn) 

(Chú thích: Trong một dịp  tôi được hầu chuyện với ĐHY  khả kính và đạo đức Phạm Đình Tụng, tôi tự giới thiệu là một Linh Mục làm việc ở ngoại quốc đã hồi hưu. Ngài vui vẻ nói:ở V.N chúng tôi không có cha nào được hưu trí, như ở Địa phận nhà, một cha già bệnh tật vẫn còn được người ta khiêng đi  ban Phép Xức dầu cho bổn đạo sắp qua đời. Đây là hoàn cảnh rất đặc biệt tại miền Bắc. Nhưng trong thực tế, vì linh mục cũng là con người bình thường như mọi người khác, sức khoẻ có giới hạn, nên cũng cần nghỉ ngơi bồi dưỡng để có sức khoẻ, tiếp tục làm việc, giữ cho đời sống “quân bình”, để có thể phục vụ lâu bền. Ngày nghỉ(days off) hay hưu trí để làm việc khác mà mình thích, tuỳ sức khoẻ, tuỳ khả năng, cũng là để phục vụ Dân Chúa)  

Nhiều công tác mục vụ, nếu giáo dân được huấn luyện, thì có thể đảm nhiệm được, nhưng công việc chính yếu không thể uỷ quyền cho giáo dân được, vì gằn liền với Chức vụ Tư Tế của Linh Mục (cộng sự viên của Giám Mục) là: 

1.  Linh Mục Chủ Tế cùng Dâng Thánh Lễ với  Dân Chúa   

Trong PHỤNG VỤ( Liturgy),  Linh Mục Chủ Tế( presiding) Dâng Thánh  Lễ, và Giảng  Lời Chúa luôn luôn cùng với Dân Chúa dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Đây là LINH ĐẠO(spirituality)giúp các  Linh Mục làm Mục vụ tại các Giáo Xứ trong Giáo Phận nên Thánh Thiện(Sanctification). Thật vậy, khi dâng Thánh Lễ hay làm thừa tác các Bí Tích, vị Tư Tế luôn nhân Danh Chúa để thi hành chức vụ thánh, luôn cầu nguyện cùng Chúa ban Ân Sủng cho Tín Hữu. Trong Thánh Lễ Misa, vị Chủ tế luôn dùng đại danh từ ở số nhiều như: CHÚNG CON, chúng ta, anh chị em, chúng tôi..không dùng đại danh từ số ítnhư: tôi. Khi chia sẻ LỜI CHÚA, vị giảng thuyết căn cứ vào bài Sách Thánh, bài Phúc Âm, bài Thánh Thư để hướng về cử tọa là cộng đồng Dân Chúa.. 

Cùng Dâng Thánh Lễ Misa lên cùng Chúa 

Linh Mục quản nhiệm một Cộng đồng Giáo Xứ, có bổn phận dâng Thánh Lễ ngày CHÚA NHẬT( Ngày của Chúa) cho các Tín Hữu. Mọi hành vi, cử chỉ, lời đọc, cầu nguyện đều Liên Hệ(relational) tới Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh: 

Nhân Danh CHA, và CON, và THÁNH THẦN” 

Chúng con TIN và SỐNG trong Chúa:” trong Chúa chúng ta sống, và cử động, và hiện hữu: (Tông Đồ Công Vụ:17:28)

Mối Tương Quan với Chúa là nền tảng của mọi mối Liên Hệ khác trong các Cộng Đồng Dân Chúa, trong toàn thể Hội Thánh(Church). Các Cộng đồng Tín hữu luôn Hiệp Thông Liên Kết với nhau trong một Hội Thánh. Có thể sánh ví CHÚA là Một Vòng Tròn rộng lớn nhất, bao bọc các vòng tròn nhỏ bên trong, và luôn nối kết với CHÚA. Để biệu lộ căn tính Cộng đồng Dân Chúa là duy nhất, nên Vị Chủa Tế luôn dùng đại danh xưng: CHÚNG CON trong Lời Cầu Nguyện cùng Chúa cho Cộng Đồng. 

Trong Thánh Lễ, vị Linh Mục Chủ Tế, như đại diện Hội Thánh, cùng với phẩm trật khác như: Đức Giáo Hoàng,  các Giám Mục, các vị Linh Mục, đồng tiến dân Chúa Lời Kinh Nguyện Thánh Thể, Tạ Ơn(eucharistic Prayer). Vị Linh Mục được chọn vào hàng Linh Mục, hàng Trưởng Thượng, Trưởng Lão(order of Priests, of Presbyters ), để phụng sự cho toàn thể Hội Thánh hoàn vũ, chứ không phải chỉ dâng Thánh Lễ , ở đây và bây giờ(here and now) cho giáo dân một địa phương. Do đó, việc xướng Danh Vị Giáo Tông và vị Giám mục để  Chủ tế luôn nhớ rằng: Hội Thánh là CÔNG GIÁO(Catholicism, hằng có ở khắp thế này). Công Đồng Vatican II,  đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất”Tập Thể(Collegiality) của Hội Thánh Công Giáo. 

Theo kinh nghiệm bản thân, một Linh Mục dâng Thánh Lễ Misa một mình trong phòng, hay âm thầm trong tù cải tạo, trại giam, nhận thù lao bổng lễ hay không.., nhưng nếu luôn tâm niệm đến Dân Chúa khắp nơi trong Hội Thánh, đặc biệt chú ý nhấn mạnh đọc đại danh từCHÚNG TA, hãy cầu nguyện, xin Chúa thương xót CHÚNG CON, một cách trịnh trọng và ý thức, thì sẽ giúp tăng lòng sốt sáng kết hợp với Chúa là Của Lễ Duy Nhất. Trong Sách Lễ, không dùng đại danh từ:TÔI. 

2. Rao Giảng Lời Chúa cho mọi Phần Tử trong Cộng Đồng Dân Chúa 

Chức vụ quan trọng trong Phụng Vụ Thánh Thể là việc Vị Chủ Tế chia sẻ LỜI CHÚA cho Cộng Đồng đang hiện diện trong Thánh Đường. Vì căn tính làm nên chức Tư Tế Linh Mục, như đã trình bày ở trên, là luôn tương giao liên kết với Dân Chúa, nên việc diễn giảng hay chia sẻ Lời Chúa, giảng thuyết cũng phải nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết thực để bồi dưỡng Đức Tin của mọi từng lớp trong Cộng Đồng. Vị Giảng thuyết không phải là người khoe khoang, dạy đời, đề cao cá nhân riêng, không được dùng “Tòa Giảng”, để kết án, chê trách các cá nhân hay hội đoàn mình không ưa thích.  

Ngày nay, đa số giới trẻ cảm thấy như”nhàm chán”(boring)không còn muốn dự Thánh Lễ hay nghe cha giảng nữa, vì chúng cảm thấy bài giảng không liên quan gì đến đời sống thực tế và những thao thức của chúng. Mỗi lần đến Nhà Thờ, chúng chỉ thấy lập đi lập lại một số lễ nghi quen thuộc, đọc một vài bài Sách Thánh, hay một vài câu kinh đã thuộc lòng.

 Tuy vẫn dùng một Sách Lễ, đọc một số bài trong Sách Thánh , nhưng không phải việc cử hành Phụng vụ là lập lập lại, một cách vô ý thức, vì mỗi lần vị Chủ Tế cử hành Thánh Lễ và Giảng, đều phải tương quan hướng về một cử toạ, một Công Đồng Dân Chúa khác biệt, đủ các sắc dân, hiện đang sống trong hoàn cảnh xã hội, gồm những nhu cầu vật chất, tinh thần, khó khăn về công ăn việc làm., mỗi tháng ,mỗi năm, đều...khác nhau. Vị Giảng thuyết cần cầu nguyện, tham khảo, để hiểu biết và thông cảm với  hoàn cảnh của cá nhân hay cả Công Đồng, những thành công và thất bại, lòng nhiệt thành hay nguội lạnh, khô khan trong việc giữ Đạo, tham gia các Hội Đoàn..Do đó, vị Chủ Tế và giảng thuyết cần phải tương quan mật thiết với Cộng Đồng, chia sẻ nếp sống với mọi giáo dân, nhất là với giới trẻ..để có thể “động viên” tinh thần, củng cố Đức Tin của các đoàn thể trong Cộng Đồng thêm vững mạnh.. 

Bởi vậy, muốn cho việc cử hành Thánh Lễ, và Giảng thuyến không “nhàm chán”, thì Phụng Vu phải phản ánh công việc Mục Vụ(pastoral care). Muốn được linh động, đầy sức sống siêu nhiên, nhiệt thành, thì  việc cử hành Phụng vụ phải xuất phát từ tình trạng, từ nếp sinh hoạt của Công Đồng, rồi lại phục hồi với những ai đã tham dự Thánh Lễ.  

Nhờ sự tương giao, liên kết liên tục của Vị Mục tử với mọi thành phần trong Cộng Đồng, chia sẻ mọi nỗi khó khăn vất vả cũng như niềm vui với Cộng Đồng, giầu kinh nghiệm mục vụ, hiểu biết thấu đáo tình hình sinh hoạt trong Cộng Đồng, do đó, vị Giảng thuyết mới có thể dùng làm đề tài và chất liệu để dọn bài chia sẻ Phúc Âm, một cách thích hợp với  từng  thính giả.

Có thể nói: Phụng Vụ Thánh Thể phải  ăn nhập vào các hoạt động Mục Vụ. Nhờ những mối tương quan giữa Phụng Vụ và Mục Vụ sẽ giúp cho Vị Linh Mục Quản Nhiệm thêm lòng sốt sáng khi cầu nguyện cho Cộng Đồng Dân Chúa, nhất là cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa trong mỗi tín hữu giáo dân. Nhờ những mối  quan hệ hỗ tương ấy, vị Mục tử sẽ tạo dược sự tín nhiệm nơi Cộng Đồng, đồng thời cũng giúp Linh Mục tiến triển trên đường Tu Đức, Thánh Hóa ( spirituality, sanctification). 

3. Những Thách Đố, Thử Thách đối với Căn Tính của Chúc Vụ Linh Mục 

 Tình trạng  thiếu Ơn Thiên Triệu Linh Mục hay Tu sĩ, và tai nạn “lạm dụng tính dục, nơi  trẻ em”.., nguyên nhân chính là vì khủng hoảng về Căn Tính Linh Mục. Đó là một sự thực vẩn còn đang diến biến, xẩy ra trong Hội Thánh. Bởi vậy, công việc đi tìm Căn Cước thật của giới tu sĩ là cân thiết như đã phác họa mất nét chính ở trên.

Để tạm Kết Luận “Phần Một, xin nêu ra mấy khó khăn, thách đố mà người Mục tử cần thắng vượt để làm nổi bật Căn tính của Người Môn Đệ Chúa, là Phục Vụ Dân Chúa. 

Theo Truyền Thống trong Hội Thánh Công Giáo(Catholicism), để giúp người Tín Hữu, Môn Đệ Chúa được trở nên THÁNH THIỆN, thì đường TU ĐỨC, hay LINH ĐẠO, luôn được tập luyện với sự trợ lực của Tha Nhân. Chúng ta  cùng giúp đỡ nhau tìm gặp Chúa, cùng rủ nhau lên”Thiên Đàng”. Do đó, cần tránh những cách tu luyện đi tìm những cảm giác hoan lạc, ngây ngất, xuất thần, vui thỏa cho bản thân mình. Đó là tính”tự kỉ ái mộ”(narcissism). Trong Công Giáo, đời sống thiêng liêng, tu thân tích đức, luôn được sống trong Cộng Đồng, Cộng Thể và tình HIỆP THÔNG(in communion) với mọi chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa KyTô. 

Công việc Rao Giàng Tin Mừng của Chúa Cứu Thế luôn đòi hỏi sự Cộng Tác của mọi Tín Hữu đã lãnh nhận Phép Rửa Tội, mọi ngườ đều là con Chúa. Ngày nay, công việc Truyền Giáo rất phức tạp, đa dạng, nên cần sự đóng góp tài lực của nhiều phần tử khác nhau trong Cộng Đồng. Linh Mục Quản Nhiệm chỉ có tài năng, sức lực hạn định, không thể quán xuyến, bao thầu mọi công tác Mục vụ được. Vì thề, cần sự hợp tác của các nhân viên trong Văn Phòng, các Hội Trưởng các Đoàn thể, trong Giáo Xứ. Do đó, một vị Quản Nhiệm thiếu tinh thần hợp tác, chuyên quyền, sẽ gây bất bình, chia rẽ, và đình trệ công việc Truyền Giáo trong Cộng Đồng, Giáo Xứ. 

Việc hiểu biết tình hình sinh hoạt, xã hội..của một Giáo Xứ, đặc biệt tại các đô thị có nhiều người tới định cư, kiếm việc làm, thì tình hình xã hội trở nên phức tạp, khó điều tra cho tường tận, không giống các Giáo Xứ miền đồng ruộng. Linh Mục Giảng thuyết cần những bản báo cáo về tình trạng sinh hoạt trong Cộng đống, các nhu cầu, các tệ đoan..thì việc áp dụng thực hành  LỜI CHÚA mới thiết thực và đem lại ơn ích cho thính giả. Do đó, muốn đem Lời Chúa vào đời sống của Cộng Đồng như “men trong bột”, ‘ánh sáng cho thế giới”,  vị giảng thuyết cần thấu đáo những nỗi khó khăn về nạn thất nghiệp, về giáo dục con cái, và những tệ đoan xã hội như phá thai, buôn người, nghiện hút, tham nhũng, phim ảnh xấu..,mới có sức đánh động ý thức và lương tâm người nghe. Điều nghịch lí nhất là vị giảng thuyết làm GƯƠNG XẤU, trái ngược với những lời khuyên bảo bổn đạo. Nếu linh mục thường đi “casino”, thì không thể ra lệnh cấm bổn đạo”đánh bạc”. 

Cần nhấn mạnh đến tinh thần”HUYNH ĐỆ” giữa các Mộn Đệ  tận hiện phụng sự Chúa và Hội Thánh như: giữa các  Giám Mục với Giám Mục, giữa Giám Mục với Linh Mục, giữa các Giáo sĩ với các Nữ Tu, giữa các Dòng tu và Điạ Phận. Sự chia rẽ vì quyền lợi riêng, sự phen bì hay tranh giành ảnh hưởng giữa các Linh Mục với nhau, giữa Linh Mục Chính Xứ với Linh Mục Phụ tá..cũng là những mối đe dọa thường xuyên làm suy yếu tinh thần HIỆP NHẤT, trong Hội Thánh Chúa.  

 

Mời xem tiếp Phần Hai: CĂN TÍNH LINH MỤC: TƯƠNG QUAN LỆ THUỘC  vào  CHÚA CỨU THẾ, VỊ TƯ TẾ THƯỢNG PHẨM

Tác giả: Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!