Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
Bài Viết Của
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
“NĂM THÁNH LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (Phần II)
“NĂM LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT của LINH MỤC (I)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN GIÁO SĨ TU SĨ VỀ TÍNH DỤC: KHẮC KHỔ và THẦN NHIỆM (Ascetic and Mystic)
“NĂM LINH MỤC” HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN CỦA GIÁO SĨ, TU SĨ
CẢM TƯỞNG : ĐÊM DIỄN NGUYỆN và THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
NĂM LINH MỤC: GƯƠNG HY SINH của THANH DAMIEN , TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI (1840-1889)
CHÀO MỪNG NĂM THÁNH 2010 CỦA HỘI THÁNH VIỆT NAM - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG: XỨ SỞ KIỆN
“NĂM THÁNH LINH MỤC” ĐI TÌM CĂN TÍNH THẬT CỦA LINH MỤC (PHẦN II)

 

PHẦN II: Suy Luận Thần Học về Tương Quan giữa Chúa Cứu Thế và các Chức Tư Tế trong Hội Thánh

 

L.M.ĐƯỜNG THI 

PHẦN I, đã mô tả”hiện tượng Linh Mục”, qua các hoạt động cụ thể, qua các tiếp xúc thường nhật..đã minh chứng và bộc lộ “CĂN TÍNH THẬT của Linh Mục là: Nhờ những mối TƯƠNG QUAN vời Cộng Đồng Dân Chúa, nhất là nhờ Bí Tích Thánh Thể và Lời Giảng Thuyết, đã giúp Linh Mục nên Trọn Lành, nên Thánh. 

PHẦN II: sẽ suy luận về Thần Học, Giáo Lý về mối LIÊN HỆ giữa CHÚA CỨU THẾ, Vị Thượng Tế Duy Nhất, và các Chức Tư tế khác như; các Thánh Tông Đồ, các Giám Mục, kế vị các Thánh Tông Đồ, các vị Trưởng Thượng( các Linh Mục) và Chức Tư tế Cộng Đồng(CHUNG) của mọi Tín Hữu đã lĩnh Phép Bí Tích Rửa Tội.   

Như mọi người chúng ta vẫn cảm nghiện thấy: cuộc khủng hoảng về Ơn Thiên Triệu của các bậc tu trì Nam-Nữ hiện nay trong Hội Thánh, các vụ “lạm dụng tính dục trẻ em”, như vừa bùng nổ tại Ái Nhĩ Lan...và trên thế giới...đều liên can đến bản tính hay Căn Tính của vị Tu sĩ  độc thân.  

-Những cuộc khủng hoảng về  chức năng và hoạt động Mục vụ của vị Chủ chăn trong vai trò bảo vệ Đoàn chiên: Lên TIẾNG phản đối hay IM LẶNG trước các bất công xã hội.. tất cả đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến CĂN TÍNH, nghĩa là đến lí do tồn tại của Vị Giám mục hay Linh Mục, trong Cộng Đồng DÂN CHÚA,và Dân Tộc. 

Những câu vấn nạn luôn nêu lên một cách khẩn thiết: Giám Mục, Linh Mục là AI? Đóng Vai Trò gì trong Cộng Đồng DÂN CHÚA, và Dân Tộc? Các Vị có Tương Quan Liên Hệ gì với Chúa Cứu Thế, Vị THƯỢNG TẾ DUY NHẤT?Các Hội Đồng Giám Mục của mỗi Nước liện hệ gì với Roma? Mỗi Địa Phận có Tương Quan gì với Hội Đồng Giám Mục của Một Quốc Gia?Đạo và Đời, hai thế giới hoàn toàn tách biệt: một bên, lo phần rỗi để lên”Thiên Đàng”, bỏ qua, thờ ơ trước các bất công xã hội; còn bên kia, chỉ lo phần vật chất, bất chấp Luân Thường Đạo Lý, miễn sao có tiền?Việc LÊN TIẾNG hay IM LẶNG, trong tình trạng nguy ngập của Quốc gia, có phải chỉ vấn đề”nội bộ” của một tôn giáo, hay còn liện hệ đến Vận Mạng của một Dân Tộc? Đạo Thiên Chúa sẽ trả lời với Lịch Sử Dân Tộc như thế nào, nếu chúng ta không tích cực chống các Bất Công Xã Hội?

  HĐGM Hoa kỳ, phán đối “Dự Luật Bảo Hiểm Y Tế”, trong đó, được dùng tiền của “Liên Bang”để trợ cấp phá thai, ủng hộ phá thai ở ngoại quốc..Vì phản đối mãnh liệt,  nên “Dư Án Y Tế”, muốn được thông qua cần phải sửa đổi..Hành động, LÊN TIẾNG phán đối công khai, biểu tình, đòi buộc sửa đổi..như vậy, có phải là “LÀM CHÍNH TRỊ không?Vậy tại sao phản kháng việc tham nhũng, buôn phụ nữ, chiếm đất của dân, của Nhà Thờ.., lại cho là”làm chính trị”, không dám lên tiếng?

Không thể kể hết những âu lo, khắc khoải thắc mắc của Cộng đồng Dân Chúa và của Quốc gia Dân tộc, trong thời điểm này, đòi buộc các vị hữu trách đào sâu, hiểu biết, “Căn Tính Thật”, và Phần Vụ của mình để bênh vực CHÂN LÝ. 

Qua các cuộc xáo trộn xẩy ra trong Hội Thánh, từ xưa tới nay, ta có thể qui nạp và rút ra một nguyên lý phổ quát cho các cuộc khủng hoảng như sau: 

Khi một phần tử trong Hội Thánh, tức Thân Mình Mầu Nhiện Chúa Kytô, hành động riêng rẽ, không HIỆP THÔNG với Vị Thủ Lĩnh, là Thượng Tế Duy Nhất, và các Chi Thể trong Nhiệm Thể, thì sẽ gây tổn thương cho tất cả toàn THÂN.  

Nói một cách dễ hiểu, theo cách diễn tả mộc mạc, nhưng bóng bảy của Ca dao tục ngữ Dân Việt:

“ một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”

“bầu ơi, thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“ anh em như thể tay chân” 

Trong phần thảo luận dưới đây, vì là những “suy tư thần học”, nghĩa là dùng LÍ TRÍ để tìm hiểu ĐỨC TIN, tức Lời Chúa trong Kinh Thánh, và Giáo Huấn của các Giáo Phụ, của các Thánh Công Đồng.., nên trước hết, nên giải thích  và định nghĩa một số danh từ chuyên môn, mà khoa Thần học Thiên Chúa Giáo thường dùng để thảo luận. Nói đến Thần học là bàn đến dòng Lịch sử tiến triển về cùng một CHÂN LÝ được Chúa mặc khải, nhưng theo nhu cầu và thời gian, đã được Giáo Quyền giải thích và áp dụng một cách thích hợp với thời đại, và tâm trí các tín hữu.

Do đó, cần tìm hiểu một số danh từ chuyên môn, như dụng cụ để chuyên chở một số khái niệm thần học trừu tượng. 

A.-Một Số Danh Từ chuyên biệt , cần được giải nghĩa: 

Ngày nay trong Phụng vụ, Giáo Luật, Giáo Lý., trên toàn quốc chưa được thống nhất về cách dùng những danh từ, nhất là cách Định Nghĩa những danh từ có nội dung chuyên chở những  ý niệm riêng biệt trong Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.. Việt Ngữ là một ngôn ngữ rất phong phú vì gồm những danh từ “Nôm”, tức thuần tuý Việt Nam, và những danh từ “Hán-Việt”, có nguồn gốc từ chữ Hán( dùng chung cho Trung Quốc, Việt nam, Nhật, Hàn Quốc) 

LINH MỤC. danh từ này dùng để chỉ các tu sĩ nam đã lĩnh Phép Truyền Chức; để chỉ các vị làm Cha Xứ, Cha Sở, cha Phó.. coi các Giáo Xứ . Nhưng khi chiết tự, ta thấy: LINH= thiêng liêng, phần linh hồn; MỤC= mục đồng, người chăn dắt đoàn chiên, đoàn trâu bò..Danh từ Linh Mục, gần nghĩa với từ”PASTOR” trong tiếng Anh, Đức, Pháp(Pasteur); danh từ này không gợi ý niệm về chức năng”TẾ TỰ”, TÊ LỄ”(sacrificial)., nhưng diễn tả nhiều hơn về khía cạnh “mục vụ”(pastoral). Danh từ “Cha”(Father, Père)thường để xưng hô với Linh Mục, người Trung Hoa dùng danh xưng”Thần Phụ”( Cha phần thiêng liêng) 

TƯ TẾ: danh từ này cũng thông dụng trong Phụng Vu, gần nghĩa với danh từ “Priest”. (Anh),hay “Prêtre”(Pháp). Từ “Tư Tế” gợi lên ý niệm về Tế Lễ”, là đặc điểm dành riêng cho các tu sĩ được Truyền Chức Thánh, làm Thừa Tác Vụ(ministerial Priesthood) 

Trong Thần học, phân biệt hai chức Tư Tế:  “Chức Tư Tế Thừa tác”(ministerial Priesthood), đứng đầu là Hàng(order) Giám Mục, vì được hưởng dầy đủ chúc năng của Hàng Tư tế , kế vị các Thánh Tông đồ. Còn Hàng(order) Linh Mục, được truyền chức Tư Tế như”cộng sự viên”(cooperatores, coworkers) của các Giám Mục .

Ngoài chức Tư tế Thừa tác, còn Chức Tư tế Cộng Đồng(Common Priesthood) chung cho mọi Tín Hữu đã chịu Phép Rửa tội, như Công Đồng Vaticano II dạy, như sau: 

 Hiến Chế “LUMEN GENTIUM”: Mọi tín hữu đã chịu Phép Rửa Tội, được tái sinh, và được Chúa Thánh Thần Xức Dầu Thánh, đều được thánh hiến để trở nên đền thánh thiêng liêng và chức Tư Tế thánh thiện(holy Priesthood)

Thư của Thánh Phêrô cũng viết: (1 Pet 2:9)”Toàn thể Hội Thánh là một dòng tộc tuyển chọn, một tư tế vương giả”(a royal priesthood) 

TRƯỞNG LÃO (TRƯỞNG THƯỢNG), danh từ này, chưa quen dùng trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam( nhưng không xa lạ trong văn chương, sách báo, tiểu thuyết). Danh từ này, dùng để dịch từ”PRESBYTER”, vì trong Công Đồng Vaticano II, các nghị phụ dùng danh xưng này(đã có từ lâu) để  thay cho dùng danh từ ”Priests”. Vì thời xưa, hội đồng các Trưởng Lão(council of elders), giúp các vị Giám Mục cai quản Hội Thánh. 

GIÁM MỤC: danh từ này dịch chữ”episkopos”, “episcopus”, nghĩa là :Giám đốc, quán xuyến, trông coi các việc mục vụ (hay trông coi các mục tử, linh mục)

(Chú ý: từ”mục”không phải là” mắt”, nhưng  “mục” là “chăn dắt”, xin coi: “Sách Truyện ông Thánh Phanchico Xavie, chữ”Giám Mục” Phêrô Maria Đông truyền tử, viết bằng chữ Nôm)  

TRUYỀN CHỨC: danh từ này dịch chữ”ORDINATION”,( ordained) gồm từ”order”, là thứ tự, bậc, hàng, chức, phẩm trật. Danh xưng này dùng để chỉ hành vi sáp nhập một tín hữu vào “Hàng, vào Bậc”hay vào một‘”CHỨC”như: Giám Mục, Linh Mục, Phó tế.

( tương tự như chữ”graduation”, lễ ra trường của các khoá sinh cấp B.A, B.S hay M.A, hay Doctorate)

Hội Thánh là một “Cồng Đồng trật tự, lớp lang”(an ordered community). Như trong Thư của Thánh Phao Lô Tông Đồ viết:(1 Cor 14:40; 1Cor 12:28-30): 

Hội Thánh là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa KyTô, mỗi chi thể lĩnh nhận một công việc, phận vụ khác nhau: kẻ làm tông đồ, người là tiên tri, người giảng dạy; người làm phép lạ, người chữa bệnh, người lãnh đao, người tài giỏi về ngôn ngữ...Trong Hội Thánh có nhiều Ơn Gọi, nhiều chức bậc, và mỗi bậc phải biết chức vị và phận sự của mình để chu toàn, sinh ích lợi cho toàn thể Cộng Đồng. 

B- Những Tài Liệu của Hội Thánh về Chức Tư Tế 

Tài liệu quan trọng nhất trong Sách Thánh Mặc Khải về Chức Tư Tế là : 

a/- Thư của Thánh Phao Lô Tông Đồ gửi Tín Hữu Do Thái. Trong Thư này, Thánh Phao Lô dạy: 

CHÚA GIÊSU là VỊ THƯỢNG TẾ( Heb:4:14-5:10)(Xin tóm lược như sau:) 

Chúa Giêsu, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Chúa thi hành Chức Tư Tế do Chúa Cha ban cho; Chúa Giêsu, là Đấng vô tội, nhưng thông cảm với những nỗi yếu hèn của chúng ta; Chúa nhận Sứ Mệnh nơi Chúa Cha; Vì là THƯỢNG TẾ, Chúa dâng của LỄ Đền Tội cho Dân Chúa, dâng chính MÌNH như Lễ vật HY SINH; Chúa Vâng Phục Chúa Cha để chịu Đau Khổ; chính sự Đau Khổ của Chúa là nguồn mạch sinh Ơn Cứu Chuộc, thanh tẩy, tha tội, thánh hóa và hoàn thiện nhân loại.; Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế được tuyển chọn bởi Đức Chúa Cha để đi Tiên Phong, làm TRUNG GIAN của Giao Ước mới;

 nói tóm lại: Chức Tư Tế của Chúa Giêsu vừa hoàn bị , trổi vượt lên trên và bãi bỏ việc thờ tự của Cựu Ước. 

Hình Ảnh của Melchizedek 

“Con là Vị Thượng Tế, theo Phẩm Hàm Melchizedek”(coi: Ps 110:;Heb 5:6, 10; 6:20; 7:17,21)

Chức Vị Tư Tế cúa Chúa Giêsu, không theo gia truyền như trong bộ lạc Lêvi, thời Đao Cũ, nhưng được truy tầm về dòng dõi huyền bí của vị Tư tế Melchizedek, như Thánh Vịnh tiên đoán: Psalm:110). Vậy, chức vị của Vị Thương Tế này có những đặc điểm gì, để ám chỉ về Chúa Cứu Thế?

Nguồn gốc Chức Tư Tế của Chúa Giêsu, trực tiếp do Thiên Chúa, không theo huyết thống loài người như trong Đạo Do Thái;  Chúa Giêsu đóng vai trò Tư Tế cho toàn thể Nhân Loại; Chúa dâng Mình làm Lễ Vật và vẫn tiếp tục làm Đấng Trung Gian cầu bầu cho chúng ta trước Toà Chúa(Heb,7:25); Chúa Giêsu vừa là vị  Chủ Tế Lễ, vừa là Lễ Vật Hy Tế.

(Chú ý: trong Thư gửi Do Thái, Thánh Phao Lô nhấn mạnh, Chức Vị của Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế và là Con Đức Chúa Trời. Thánh nhân đề cập đến chức vụ Hiến Tế(munus liturgicum) của Chúa , nhưng không diễn giảng về chức vụ Giảng dạy(munus docendi) và chức vụ Quản trị(munus regendi) 

Điều quan trọng nhất mà Thánh Phao lô muốn nhấn mạnh trong Thư Do Thái là: căn tính của Vị Thượng Tế chính là Đấng TRUNG GIAN giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa thiêng liêng và thế tục, do đó, đòi buộc vị Tư Tế phải sống Thánh Thiên, sống riêng ra để hoàn toàn Phục Vu và thi hành những tác vụ về Bí tích, Thờ tự, Hiến tế. 

 Trong Đạo Cũ, cần nhiều vị Tư Tế, nối tiếp nhau để dâng Lễ Vật. Nhưng từ nay, Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế Độc Nhất, chỉ cần Một Mình Chúa, cũng đã đủ để chu toàn Chức Vụ Tư Tế, một cách hoàn hào rồi, không cần nhiều vị Tư tế nữa.

Chức Vị TƯ TẾ của Chúa Giêsu là ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ, không thể sao chép lại(copied) được, luôn là vĩnh cửu, thường hằng(permanent), và liên hệ vào Nhân Vị của Chúa Giêsu(uniquely tied to the person of Christ) 

Một vấn nạn về Thần học được đặt ra: Chức Tư Tế của Chúa Giêsu là “Độc Nhất Vô Nhị”, vậy tại sao, lại cũng dùng danh từ như: Thày cả, Tư tế, áp dụng cho các chức vụ tư tế của các Tông Đồ, các Giám Mục, Linh Mục?

Theo cách giải thích của Thần Học Công Giáo, từ Thánh Thomas Aquinô cho đến ngày nay, thì chỉ Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế Độc Nhất, còn các Tông Đồ, các Giám mục( Kế vị các Thánh tông Đồ), và các Linh Mục,( là Cộng sự viên của các Giám mục), chỉ được “tham dự một cách Loại suy”(analoguos participation) vào Chức Thượng Tế của Chúa Giêsu. Các danh xưng dùng trong Thư Gửỉ Do Thái liên quan mật thiết với căn tính của Chúa Giêsu là Vị Thương Tế, cũng chỉ có ý nghĩa “Loại suy, Tương tự” khi áp dụng vào Chức Tư Tế Thừa Tác(ministerial priesthoood, presbyterate) 

(Chú ý: Phương thức”ANALOGIA”, dịch là: Tương tự, Loại suy, Loại tỷ. Muốn tìm hiểu Phương Thức :Loại Tỷ, Thần Học Phủ định..Xin đọc thêm Sách: “Thiên Chúa Giáo và Tam Gíao”(Đường Thi), trang 34- 51) 

b/-Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống các Linh Mục(PRESBYTERORUM ORDINIS) 

Sắc Lệnh đã trich dẫn mười một lần những đoạn văn trong Thư gửi người Do Thái, dùng gương mẫu của Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế để áp dụng vào Chức Tư tế Thừa tác:

Các Linh Mục sống trên trần gian, nhưng làm trung gian, dâng hiến lễ hy sinh đền tội lên Thiên Chúa; các Ngài được chọn trong Nhân Loại, nhưng luôn giữ tình huynh đệ với mọi người.; Chức Linh Mục của chúng ta là mô phỏng, bắt chước gương mẫu của Chúa Giêsu; Giống như Chúa, vị Linh Mục cần luyện tập đức hiếu khách, tử tế hiền hòa và chia sẻ tiền của; Chức Linh Mục luôn để phục vụ cho mọi người và mọi nơi; sự Thánh thiện của Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế, sẽ bổ túc cho sự khiếm khuyết tội lỗi của các Linh Mục; các Linh mục tiến vào cung thánh với lòng thành thực, thực thi Lời Chúa dạy, và chia sẻ sự Khôn Ngoan của Chúa cho mọi người; Linh Mục phải tỏ ra là người có lòng TIN, như Ông Abraham là mẫu mực của Đưc Tin.  

c/-Tông Thư của ĐGH Gioan Phaolô II: Đào Tạo Linh Mục(PASTORES DABO VOBIS) 

Những đặc điểm của Bức Tông Thư, có thể toát lược vào mấy điểm chính sau đây:

Tông Thư nhấn mạnh đến việc đào tạo NHÂN BẢN(HUMAN character) của vị mục tử; Tông Thư kêu gọi vị mục tử sống phàn ánh”Hình Ảnh Sống Động “ của Chúa Giêsu, là Vị Mục Tử Tối Cao của Hội Thánh, trong nếp sống của mình.; những đức tính tốt thuộc NHÂN BẢN, được hòa hợp với những khía cạnh thần linh trong Sứ Mệnh Mục Vụ của Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế; vị Mục Tử phải đồng hình đồng dạng (configured) vời Chúa KYTÔ, đóng vai trò “Trung Gian”, như trong thời Cựu Ước; Ơn Thiên Triệu Linh Mục là Ơn gọi mầu nhiệm của Chúa, cần được đáp lại một cách hoàn toàn tự do. Chúa sẽ giúp chúng ta thêm hoàn thiện, dầu chúng ta yếu đuối; Chúa Giêsu là LỜI của Thiên Chúa, nên vị mục tử phải được đào luyện cẩn thận để thông truyền sự khôn ngoan của Chúa. 

C- Những Suy Luận Thần Học Rút ra từ những Tài Liệu trên: 

Qua ba Tài liệu căn bản đã tóm lược ở trên, có thể rút ra những kết luận Thấn học như: 

1/-Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế Ưu Việt. Chỉ một mình Chúa là Vị Tư Tế chính thực. Các chức tư tế khác, như giám mục, linh mục chỉ làm thừa tác”nhân danh vị của Chúa Kytô”(in persona Christi”,in the person of Christ the head of the Church), vì thực sự, chính Chúa Kytô tác động trong chúng ta(Gal 2:20); chức tư tế cộng đồng(chung) cho các Tín hữu đã lĩnh Phép Rửa tội, được tham dự vào “Chức Tư Té Độc Nhất của Chúa Giêsu.

2/-Chúa Giêsu là Nguồn gốc của Chức Tư Tế, và của Ơn Thiên Triệu. Chúa lĩnh nhận Ơn Thiên Triệu từ Chúa Cha, và được Chúa Cha sai Con Chúa xuống trần gian;  Chúa Con cũng mời gọi các vị Tư Tế khác, và sai các vị đó đi giảng Tin Mừng.

3/-Chỉ có Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế Hoàn Hảo Vô Cùng, còn các vị tư tế khác là loài người”hữu hạn,tương đối”, bị giới hạn về nhiều phương diện, nhiều khuyết điểm, cần cố gắng trở nên thánh thiện. Do đó, luôn có sự giằng co, căng thẳng giữa” Nhân Bản và Thần Thiêng”,(human and divine) nơi các thừa tác viên tư tế,

4/-Một mối liên hệ chặt chẽ giữa đời sống thiêng liêng, kết hợp với Chúa và dời sống mục vụ của các mục tử.

5/-Các mục tử cần noi gương Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế, đã chịu đau khổ, và thử thách để hoàn tất việc Cứu Chuộc nhân loại

6/-Một cách tương tự như Chúa Giêsu, các mục tử cần trở nên giống lễ vật “tận hiến, hy sinh”(victim), từ bỏ mình và vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, để “PHỤC VỤ” tha nhân

7/-Căn Nguyên của Căn tính Tư tế bắt nguồn từ Mầu Nhiệm”Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi”(Trinity). Theo “Pastores Dabo Vobis”(số 12):

Một vị tư tế(Linh Mục) lĩnh Chức Thánh, được Chúa Cha sai đi, nhờ Trung gian của Chúa Con, được “đồng hình đồng dạng”(configured) với Chúa Con, để sống và hành động bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, và để phục vụ Hội Thánh và sự Cứu Chuộc cho nhân loại. Nhờ đó, căn tính”LIÊN QUAN, TƯƠNG GIAO” của vị tư tế được bộc lộ rõ ràng.

8/- Nguồn gốc Chức Tư Tế xuất phát từ “Thiên Chúa Ba Ngôi”(Trinity), ..nên vị Linh Mục, nhờ Bí tích Truyền Chức, được THÔNG HIỆP với Giám Mục, với các vị Tư tế(Linh Mục )khác,  để phục vụ Dân Chúa và Hội Thánh, và dẫn đưa nhân loại về với Chúa Kytô, như Chúa đã dạy trong “Kinh Lạy Cha’

9/-Danh xưng”Chúa Kytô thứ hai”(Alter Christus), được áp dụng cho chức tư tế của các Linh Mục, khi họp Công Đồng Trent, nhưng không còn được thảo luận trong Công đồng Vaticanô II.

Tài liệu “Pastores Dabo Vobis” bàn về sự “đồng dạng đồng hình” với Chúa Kytô: “Chúa Kytô Thứ Hai”(Alter Christus), thì bao gồm tất cả Hội Thánh, mọi Tín hữu đều được tham dự vào Chúc Tư Tế của Chúa Giêsu. Chức Tư Tế của các Giám Mục, Linh Mục , (tức Chức Tư Tế Thừa tác), được qui hướng về “chức tư tế cộng đồng,( chung) cho mọi Tín hữu.

10/- Chức Tư Tế của Linh Mục TƯƠNG QUAN mật thiết với Hội Thánh và thế giới. Đây là mối Liên Hệ “nội tại”(immanent”, không phải chỉ ghép lại với nhau. Linh Mục liên kết với Chúa Kytô thế nào thì cũng kết hợp chặt chẽ với Hội Thánh như vậy. Cần phải nhấn mạnh đến cơ cấu”CỘNG THỂ”(collegial Structure) của Chức Tư Tế của Linh Mục, cần hợp tác với các Giám Mục, hợp nhất với các vị trong Hàng Linh Mục, và kết hợp với Chức Tư Tế Cộng đồng của các Tín hữu đã chịu Phép Rửa Tội, nghĩa là đã được trở nên chi thể trong Nhiệm Thể mà Chúa Kytô là Thủ Lĩnh Duy Nhất. 

11/-“Pastores Dabo Vobis”,( đoạn 3), bàn về Đời Sống Thiêng Liêng”của Chức Tư Tế  như:

  “NẾU hết mọi tín hữu ở bất cứ Đấng Bậc nào trong xã hội đều được mời gọi để sống trọn lành, nên thánh  của người KyTô-hữu, và kiện toàn Đức BÁC ÁI, thì không miễn trừ cho vị lĩnh Chức Tư Tế hàng Linh Mục trở nên THÁNH THIỆN” 

12/- Đức BÁC ÁI Mục Tử(Pastoral Charity) là nguyên lý nội tại của đời sống thiêng liêng của vị Linh Mục. Chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh “người Mục Tử Nhân Ái”(đoạn 21), để biểu lộ tình thương yêu, từ bi, chăm sóc nuôi dưỡng và Hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Chúa ám chỉ tình Chúa thương yêu Hội Thánh, như tình “phu-thê”

Vị Tư tế Mục Tử không tách biệt ra khỏi Cộng đoàn các Tín hữu(đoạn 22):

“Vị đó luôn là phần tử ở trong Cộng Đồng với các anh chị em chi thể khác các đã được Chúa Thánh Thần kêu gọi” Mặc dầu, vị mục tử được ở ví thế “tiên phong” trong Hội thánh.

Do đó,” Đức Bác Ái Mục Tử” , đòi buộc vị mục tử  hoàn toàn tận hiến đời sống , không e dè, vì công ích của Cộng đồng Dân Chúa. Vị Mục Tử luôn tâm niệm, ý thức được:mình là “Chúa Kytô Thú Hai”, sẽ mau mắn thi hành các hoạt động mục vụ mà Hội Thánh chỉ định, đồng thời thúc giục vị ấy nên trọn lành nên thánh 

13/- Đời sống của vị Mục Tử cần theo một cách triệt để ba điều Khuyên của Phúc Âm là 

-ĐỨC VÂNG PHỤC: vâng phục Thánh ý Chúa đã sai đi Giảng Đạo; vâng lời Đức Giáo Hoàng, các vị Giám mục. Đây là khía cạnh” Cộng Thể, Cộng Đồng”, liên hệ tới tình HỢP NHẤT, và Đồng Trách Nhiệm với các vị Mục tử khác.

Vị Mục tử vừa hiến thân, tận tuỵ hoạt động việc tông đồ, chẳng những cho toàn thể Hội Thánh, nhưng cũng đặc biệt cho Hội Thánh địa phương mà mình đã”nhập tịch(incardination). Các Linh mục “Dòng”(religious ptriests) cũng phải thi hành mục vụ, hợp nhất với Giám mục sở tại, và Cộng dồng địa phương. 

-ĐỨC THANH BẦN: nếp sống đơn giản, để hòa mình với giới nghèo trong xã hội, và có tinh thần trách nhiệm quản trị các tài sản của Hội Thánh 

-ĐỨC TRINH KHIẾT: được hiểu như sự “đồng hình đồng dạng” với Chúa KyTô, tận hiến đời sống mình trong với Chúa Kytô cho Hội Thánh, để PHỤC VỤ Dân Chúa(đoạn 29)

 

D./Những Thách Đố đối với các vị  Giám Mục, Linh Mục và Giáo Dân 

Để TẠM KẾT, xin nêu ra mấy vấn nạn, và mấy khó khăn trong Hội Thánh và trong các Cộng đồng Công Giáo cũng như ngoài Xã Hội, Quốc gia ..đối với Giới Giáo Sĩ và Giáo dân:

1/  “ KYTÔ-GIÁO”( “Thiên Chúa Giáo”),, từ thời các Thánh Tông Đồ, Hội Thánh luôn sống và hoạt động theo ý định của Chúa Cứu Thế, là một CỘNG ĐỒNG HIỆP THÔNG. Tuy Hội Thánh bao gồm nhiều chi thể, giữ các nhiệm vụ khác nhau trong Hội Thánh, nhưng luôn hành động với tinh thần”Cộng Thể”(collegiality) và “Công Giáo”(catholicity).Vì thế, không đặt ra vấn đề”giai cấp”, đẳng cấp”(classes) như xã hội thế tục.

 Như Chúa Cứu Thế đã sống và làm mẫu mực:’”Ta đến không để ĐUỢC người ta phục vụ, nhưng để “PHỤC VỤ” kẻ khác( Non ministrari, sed ministrare”) và các vị Giáo Tông cũng nhận khãu hiệu: “Đầy tớ của các đầy tớ( Servus Servorum) 

2/ Theo dòng Lịch sử trong Hội Thánh Chúa, đã và vẫn còn xuất hiện, óc bè phái, giai cấp cai trị và giai cấp bị trị. Danh xưng”Chúa Kytô thứ hai”(Alter Christus) chỉ áp dụng cho chức linh mục, và óc “giáo sĩ trị”(clericalism) đã làm sai lạc “Căn Tính Thật” của chức Tư Tế. Nhiều linh mục vẫn coi mình như thuộc một giai cấp đặc ân(privileged class), vì được một số giáo dân không hiểu biết, nâng lên hàng”khanh tướng”, “vinh qui bái tổ”...

Vì quen sống“ÍCH KỈ”, mất tinh thần”Cộng Thể”, nên một số giáo sĩ mất ‘Tính Nhạy Cảm” trước những bất công xã hội, nghèo khó của Dân Chúa, miễn là mình vẫn bảo vệ được tư lợi của giai cấp. 

3/ Trong tình thế khẩn trương, “một mất một còn” của Dân Nước, mọi phần tử trong Hội Thánh Công Giáo đều có bổn phận công dân tham gia việc Quốc gia Xã hội.

Do đó, cần phải thảo luận rộng rãi, xác định vai trò của mọi phần tử trong Hội Thánh: từ HĐGM cấp Quốc gia, các Giám Mục, cấp Địa phận, mọi Linh Mục, mọi Giáo Dân..đối với nền CÔNG ÍCH, TỰ DO, ĐỘC LẬP, NHÂN PHẨM của mọi Công Dân. Không nên và không được dùng danh từ,”LÀM CHÍNH TRỊ”, một cách mập mờ, mà không xác định ý nghĩa chân chính của nó, khiến làm nản lòng những ai muốn Phụng sự Thiên Chúa và Tổ Quốc.

 

Lễ Phục Sinh 2010

 

Tác giả: Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!