Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
Bài Viết Của
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
ĐỪNG SỢ (KÍNH NHỚ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
TIN LÀ HỒNG ÂN
CHÚA VẪN TRUNG THÀNH MÃI
TỪ MỐI PHÚC THỨ BA ĐẾN GIỜ GIAO THỪA
CHÚA LÀ ĐẤNG GIẢI THOÁT
NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
KHÔN NGOAN CỦA CON CÁI SỰ SÁNG
HỘI ĐOÀN LEGIO TRONG GIÁO HẠT CỦ CHI 10 NĂM THÀNH LẬP CURIA
MẤT VÀ ĐƯỢC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
KHIÊM NHƯỜNG VÀ BÁC ÁI
“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
CHUYỂN LỬA CHO LỬA BÙNG LÊN
SỐNG HAY TIẾN ĐẾN CHẾT?
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
HÃY LÀ MATTHA VÀ LÀ MARIA
YÊU VÀ LÀM
DÂNG HIẾN LỄ
“HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG”
CÁI MỚI CỦA TÌNH YÊU
LINH MỤC: MỤC TỬ VÀ CHIÊN (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
CAN ĐẢM NHÌN VÀO MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
TỰ TIN ĐỂ THÊM NGHỊ LỰC
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ THẬT
SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU DỰA TRÊN VẬT CHẤT
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
LÒNG TRUNG THÀNH
TRÚT BỎ
NHỮNG CÚ NHẢY HOAN CA TÌNH THƯƠNG ( Lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita )
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI
XÂY DỰNG TRẦN THẾ
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…
ĐỂ CÀNH NHO SINH HOA TRÁI
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐỂ SINH KẾT QUẢ
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…

 

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B

Không để lại tài khoản ngân hàng, không hề có một tài sản có thể đong đếm, chẳng bao giờ là một kho tàng có thể đấu giá…, nhưng trên tất cả, quang trọng hơn tất cả, quý giá hơn tất cả: Đó là tâm tư, là nỗi lòng, là trăn trở, là thao thức, là lời dạy thấm thía vừa của một người bạn, vừa của một người Thầy, vừa của một nhà lãnh đạo tâm huyết, vừa của một nhà linh hướng: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”.

Đó chính là lời di chúc Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh của Người trước khi từ giã để bước vào cuộc tôn vinh. Nhưng Chúa không nói một lần. Chỉ trong một đoạn Tin Mừng ngắn, có đến hai lần Chúa đòi: “Hãy yêu thương nhau”, càng là lý mạnh để chứng tỏ quan tâm và thao thức đến vô cùng, đến cháy bỏng của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ về tình yêu mà họ phải có khi sống cùng nhau, sống với nhau.

Như vậy, các môn đệ của Chúa Giêsu chỉ có một lối đường để đi, một hướng ngắm để đến, đó là: khi họ nhìn nhận Chúa là Thầy, bản thân họ là môn đệ của Người, thì họ phải có một tình yêu trọn vẹn lưu chuyển từ Thầy đền họ, và từ họ lan tỏa cho nhau.

Họ phải yêu nhau bằng tình yêu của Thầy. Họ phải yêu nhau bằng chính tấm gương mà Thầy đã yêu và dành cho họ trước. Họ phải yêu nhau như chính Thầy yêu họ.

Một tác giả viết: “Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có quần áo để mặc, có một mái nhà che đầu và một nơi để nghỉ qua đêm, là bạn đã giàu hơn 75% dân số trên thế giới này. Nếu bạn có tiền trong ví để xài, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, là bạn đang ở trong 8% những người giàu nhất trên thế giới”.

Chẳng biết điều đó có chính xác hay không, nhưng chắc chắn ai cũng nhận thấy, khoảng cách ngày càng cách biệt giữa người giàu và người nghèo xung quanh ta là điều có thật.

Nhưng đó không phải là điều đáng sợ nhất. Cái đáng sợ trên hết mọi cái đáng sợ, đó là sự nghèo đói tình thương, là sự vô cảm, sự chai cứng trước nỗi đau của đồng loại.

Trên bình diện quốc tế, vì nghèo đói tình thương, chiến tranh chưa bao giờ kết thúc. Vì nghèo đói tình thương, nhân loại đau đớn trước bao nhiêu vết thương diệt chủng theo thời gian vẫn rỉ máu. Vì nghèo đói tình thương, sự độc tài cách tàn độc của bao nhiêu kẻ nắm quyền, bao nhiêu chế độ hà khắc, bao nhiêu kẻ tài phiệt… vẫn đâm nát trái tim, bóp nghẹt sự sống những người nghèo, những người vô tội, những tầng lớp bị trị…

Vì nghèo đói tình thương, con người có thể nhân danh chính nghĩa, nhân danh tôn giáo mà tàn sát lẫn nhau, trong khi không hề có chính nghĩa hay trái tim tôn giáo (chẳng hạn, nhân loại đang chứng kiến những cuộc tàn sát bất nhẫn, dã man, vô nhân tính của cái gọi là “nhà nước Hồi giáo”. Nó tiếp tục là giấc mơ kinh hoàng của nhân loại, mà nhân loại vẫn chưa thể diệt trừ).

Vì nghèo đói tình thương, những khí thải độc hại của các quốc gia tiên tiến vẫn tiếp tục làm thay đổ khí hậu theo hướng tiêu cực (giọt nước mắt ngoại trưởng Phi Luật Tân, ông Yeb Sano tại Hội nghị Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần XIX, tháng 11.2013, và những lời xót xa của ông có bật lên đến ngàn lần, thay cho các quốc gia nghèo, thay cho những người dân nước ông đang đau khổ cũng chỉ vô vọng, bất lực mà thôi).

Vì nghèo đói tình thương, chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí vẫn là vấn đề muôn thuở, dẫu nhân loại có chết hàng loạt, thì những kẻ thủ lợi vẫn là những kẻ vô tâm hàng đầu thế giới. Nghèo đói tình thương đã biến quá nhiều trẻ em, phụ nữ trở thành những nạn nhân đau khổ nhất, đáng thương nhất trong tất cả mọi lãnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, quân sự, an sinh, tệ nạn xã hội, tâm sinh lý con người…

Trên bình diện của một dân tộc, hay giữa người với người, vì nghèo đói tình thương, cái cảnh “người ăn không hết, kẻ lần không ra” nhan nhãn trong cuộc sống. Vì nghèo đói tình thương, nên quá nhiều bệnh nhân phải chết vì những căn bệnh đáng ra không chết. Vì nghèo đói tình thương, những xung đột, những cãi vã, những tranh giành vẫn xảy ra hàng ngày…

Vì nghèo đói tình thương, thành ra những cảnh trái ngược nhau giữa một bên là những kẻ có chức, có tiền, có quyền ném tiền cho những cuộc vui vô độ, bệnh hoạn, bên cạnh những người bần cùng, đói rét, bệnh tật…

Vì nghèo đói tình thương, tình trạng hóa chất trong thức ăn; thuốc độc trong vô vàn thực phẩm; thuốc diệt côn trùng trong rau củ; thuốc tăng trưởng trong mọi loại động vật, vật; thuốc kích thích trong nhiều loài gia cầm… vẫn là vấn đề hiện sinh, miễn có lợi cho bản thân, bất chấp tất cả mọi nguy hiểm cho sự sống của đồng loại….

Vì nghèo đói tình thương, thầy giáo trở thành kẻ bóc lột tiền của của học sinh; người nắm luật pháp bóc lột tiền của của những nạn nhân, hoặc chỉ vì vật chất, làm nghiêng cán cân công lý; những kẻ làm quan bóc lột tiền của của người dân; y bác sĩ bóc lột tiền của của bệnh nhân; tàn nhẫn hơn, nhiều kẻ khoác áo y khoa, vì bệnh nhân không có tiền, đã không tiếp tục chữa trị, hoặc tiếp tục “nuôi bệnh” để rút rỉa của cải của bệnh nhân…

Vì nghèo đói tình thương, biết bao nhiêu những bất công, những tham vọng vô đáy, những ngang trái, những cảnh tù tội oan trái, những ức hiếp, những cảnh chà đạp quyền sống của người bên cạnh, những kiểu trả thù, những kiểu tấn công hay “đánh hội đồng”, những cái loa của truyền thông bất nhẫn để phục vụ quyền lợi phe nhóm… đã từng và đang gây nên vô vàng những bế tắc kinh hoàng cho cuộc sống của biết bao nhiêu người ngay chính…

Quả thật, nạn nhân của sự nghèo đói tình thương, là điều có thật trong cuộc sống hàng ngày, mà bất cứ ai sống theo lương tâm, sống theo đạo lý công chính, sống theo đức tin ngay chính của tôn giáo mình phải quặn thắt, phải đắng tận tâm hồn…

Càng đau trước bao nhiêu cảnh tan cõi nát lòng, chúng ta càng phải để cho lời Chúa Giêsu “HÃY YÊU NHƯ THẦY” thấm vào từng chân tơ kẽ tóc, thấm vào cả cuộc đời mình.

“YÊU NHƯ THẦY”, đó không chỉ là mệnh lệnh, không chỉ là giới răn, không chỉ là giáo điều buộc phải giữ, mà đó còn là lời hiệu triệu, lời đòi buộc, lời kích động tâm hồn, lời mang sứ điệp gấp rút, dành cho hết mọi tâm hồn, dù chai cứng hay mềm mỏng.

“YÊU NHƯ THẦY”, để đầy lùi những bạo lực, những thói hành xử vô liêm sỉ, vô lương tâm, vô nhân đạo…

“YÊU NHƯ THẦY”, sẽ đẩy lùi những đêm tối của bạo tàn, những thái độ bất nhẫn, những cách hành xử dã man, thú tính.

“YÊU NHƯ THẦY”, để không còn những nấm mồ tập thể mà những kẻ mất nhân tính gây nên làm đau xót lương tâm nhân loại.

“YÊU NHƯ THẦY”, để không còn cảnh loại trừ những bào thai, những trẻ em vô tội, không còn cảnh, chỉ vì sợ tốn kém, hay vì một lý do lợi lộc ích kỷ nào đó, người ta dám chấm dứt sự sống của những bệnh nhân đáng thương.

“YÊU NHƯ THẦY”, mới mong không còn diệt chủng, không còn chiến tranh, không còn những trẻ em, những người già, những phụ nữ, những người thân cô thế cô, những người nghèo, những tầng lớp thấp… bị bỏ rơi, bị bán đứng, bị khinh miệt, bị chà đạp quyền sống…

“YÊU NHƯ THẦY”, để không còn những dân tộc bị cướp bóc văn hóa, cướp bóc sức lực, cướp bóc chất xám, cướp bóc tài nguyên, khoán sản…

“YÊU NHƯ THẦY”, để thế giới có trật tự hòa bình; để cuộc sống tăng thêm nét đẹp, đáng sống; để nhân loại bớt oằn oại.

“YÊU NHƯ THẦY”, để những rát buốt tâm can được xoa dịu, để tình yêu được nhân rộng và phủ đầy, phủ kín.

“YÊU NHƯ THẦY”, để bản thân từng người vui hơn, bình an hơn, chạm đến gần sự sống của Chúa hơn…

“YÊU NHƯ THẦY”, để bình minh của một nhân loại mới: biết nắm tay nhau, biết tương trợ nhau, biết lắng nghe nhau, biết cảm thông nhau… sẽ lên ngôi, sẽ đổ những tia nắng mới như ánh nắng đầu ngày làm ấm áp, khơi thông sự sống, nâng dậy những đổ quỵ, những rã rời của những kẻ đáng thương, của những dân tộc yếu đuối…

“YÊU NHƯ THẦY”, để người với người sống khoan dung; để trong cộng đoàn ngày càng sản sinh lòng nhân, sự tín nghĩa; để mọi tâm hồn không vô cảm; để mọi cõi lòng chỉ chứa đựng sự bao dung, bất bạo động, để cuộc sống chỉ còn lại yêu thương và nhẫn nhịn.

“YÊU NHƯ THẦY”, để ai ai cũng tìm thấy sự ũi an, sự đồng cảm, khi phải lâm cảnh cùng cực, khó khăn và thử thách.

“YÊU NHƯ THẦY”, để giữa những thách thức vốn có của bệnh tật, của cuộc sống, của thiên nhiên…, ai ai cũng tìm được những đùm bọc, những cưu mang, những đỡ nâng, những sớt chia dù là tinh thần hay vật chất…

Lịch sử vẫn từng chứng kiến: Vì tin Lời Chúa dạy, tin tấm gương chết cho con người của Chúa Giêsu, biết bao nhiêu người tiến về phía thánh giá, để mưu tìm sự sống, mưu tìm tình yêu, mưu tìm những vẻ đẹp rạng ngời của sự sống… cho con người, cho thế giới.

- “Tôi là một linh mục công giáo Balan, tôi đã già, Tôi muốn được chết thay cho ông này, vì ông còn có vợ con”. Cha thánh Maximilianô Maria Kolbe đã nói với viên cai ngục Đức Quốc Xã như thế, trong lúc anh ta đang chọn 10 tù nhân phải chết để đền tội thay cho một tù nhân mới vượt ngục đêm qua.

Quyết định anh hùng của cha Kolbe đã cứu tù nhân Francis thoát chết, khi ông là người cuối cùng được chọn phải ra xếp hàng vào hầm chết đói. Sau đó, cha Kolbe đã phải chịu số phận chết chung với 9 tù nhân kia.

Suốt thời gian ở trong ngục tối nhịn đói chờ chết, thay vì những tiếng la hét chửi rủa mọi khi, người ta chỉ nghe thấy những lời kinh tiếng hát của nhóm tù nhân sắp chết nhờ sự động viên và hướng dẫn của cha.

- Năm 1981, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát. Nhưng ngài không chết. Ngay sau khi lành bệnh, ngài đến nhà tù thăm chính kẻ đã giết mình và xin tha thứ cho anh.

- Mẹ Têrêsa Calcutta, đặc biệt thương yêu trẻ em và người nghèo khổ. Mẹ là thần tượng, là tấm gương của cả thế giới.

Qua hơn 20 thế kỷ, hàng hàng lớp lớp các anh hùng tử đạo, các bậc hiển tu đã dám đem cả mạng sống mình để minh chứng cho một thứ tình yêu rực sáng: Yêu như Thầy.

Tất cả những tấm gương băng mình vì thế giới, vì con người, đều là những tấm gương được soi rọi bởi không chỉ lời dạy, mà còn là chính tấm gương từ thánh giá của Chúa Giêsu.

Lạy Chúa, Xin cho chúng con mỗi ngày biết chết đi cho thói ganh ghét, ích kỷ vụ lợi cùng các thói hư tật xấu khác. Xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu soi vào cuộc đời chúng con. Nhờ đó, chúng con biết cảm thông với nỗi đau của đồng loại. Xin cho chúng con biết luôn nở nụ cười thân thiện và đi bước trước đến làm quen với những người mới tiếp xúc. Xin cho chúng con biết chủ động làm hòa với những người thù ghét nói xấu chúng con, biết quên mình phục vụ những người đau khổ... Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để làm chứng cho Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa Cha hiệp thông trong đại gia đình Hội Thánh. Amen.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH


 

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!