Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
Bài Viết Của
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
ĐỪNG SỢ (KÍNH NHỚ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
TIN LÀ HỒNG ÂN
CHÚA VẪN TRUNG THÀNH MÃI
TỪ MỐI PHÚC THỨ BA ĐẾN GIỜ GIAO THỪA
CHÚA LÀ ĐẤNG GIẢI THOÁT
NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
KHÔN NGOAN CỦA CON CÁI SỰ SÁNG
HỘI ĐOÀN LEGIO TRONG GIÁO HẠT CỦ CHI 10 NĂM THÀNH LẬP CURIA
MẤT VÀ ĐƯỢC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
KHIÊM NHƯỜNG VÀ BÁC ÁI
“HÃY VÀO QUA CỬA HẸP”
CHUYỂN LỬA CHO LỬA BÙNG LÊN
SỐNG HAY TIẾN ĐẾN CHẾT?
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
HÃY LÀ MATTHA VÀ LÀ MARIA
YÊU VÀ LÀM
DÂNG HIẾN LỄ
“HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG”
CÁI MỚI CỦA TÌNH YÊU
LINH MỤC: MỤC TỬ VÀ CHIÊN (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
CAN ĐẢM NHÌN VÀO MÌNH, ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI
TÌNH YÊU CỦA CHÚA CHO TA NGHỊ LỰC
TỰ TIN ĐỂ THÊM NGHỊ LỰC
CHÚA GIÊSU LÀ CHỦ LỊCH SỬ
KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ KHÁM PHÁ SỰ THẬT
SỨ ĐIỆP ĐƯỢC BAN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU DỰA TRÊN VẬT CHẤT
NIỀM TIN – ĐỨC TIN
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
LÒNG TRUNG THÀNH
TRÚT BỎ
NHỮNG CÚ NHẢY HOAN CA TÌNH THƯƠNG ( Lễ Sinh nhật thánh Gioan Baotixita )
THIÊN CHÚA DUY NHẤT BA NGÔI
XÂY DỰNG TRẦN THẾ
CHỈ CÓ YÊU NHƯ THẦY…
ĐỂ CÀNH NHO SINH HOA TRÁI
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐỂ SINH KẾT QUẢ
NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ

 

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN. B

Trong Tin Mừng, có lần Chúa mời gọi: Hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi dành cho từng người không trừ ai. Dù vậy không ai được quên rằng, cuộc sống hôm nay có một giá trị vĩnh cửu. Vì nếu tội lỗi hôm nay sẽ theo ta đi vào vĩnh cửu thì giá trị của việc lành cũng đưa ta tiến về hạnh phúc vĩnh cửu.

I. HÃY PHỤC VỤ.

Ơn gọi nên thánh là ơn gọi bao hàm lời răn dạy hãy tránh xa sự xấu, và thực hiện những việc lành, để ngày càng tiến đến sự thánh thiện hoàn hảo. Một trong rất nhiều ơn lành mà hôm nay Chúa mời gọi, đó là sự phục vụ: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”.

Khi hạ mình làm đầy tớ, nghĩa là hạ mình để phục vụ với tất cả lòng mến, với hết khả năng của bản thân, chính là lúc ta tiến đến sự thánh thánh thiện hoàn hảo như Chúa mời gọi.

Có hai lý do cho biết phục vụ sẽ đưa ta đạt đến đỉnh cao của sự nên thánh:

Lý do 1: Dựa trên Chính lời dạy của Chúa Giêsu: Ai phục vụ, nhất là phục vụ những người mang thân phận nhỏ bé nhất, người ấy thật vinh dự, thật cao cả vì được phục vụ chính Chúa Giêsu, qua đó cũng sẽ là người phục vụ chính Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay cho biết điều đó: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón nhận chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”.

Lý do 2: Khi sống đời phục vụ, ta nên giống Chúa Kitô. Người xuống thế làm người, không ngoài một lý do nào khác, nhưng là: “Đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người”. Vì thế, cả cuộc đời Chúa Giêsu: sống, chết, sống lại chỉ nhằm một lý do quan trọng: Chuộc lại cho ta ơn thánh thiện hoàn hảo mà Thiên Chúa đã tặng ban từ nguyên khởi.

Chúa đã dạy và đã nêu gương để xây dựng thành một bằng chứng hùng hồn, một bài học lớn lao và quý giá. Vì thế, đến lượt mình, ta cũng phải học lấy tinh thầy khiêm nhu, yêu thương và phục vụ như Người.

II. NHƯ MẸ TÊRÊSA THÀNH CALCUTTA.

Có một tấm gương lừng danh trong thời đại chúng ta, mà khi nhắc tới, hiếm có người nào không biết, và nhiều người ngưỡng mộ, yêu mến, nể phục. Tôi muốn nói đến tấm gương của Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Mẹ đã sống trọn vẹn lời mời gọi của chúa Kitô, vì thế, đến lúc kết thúc cuộc đời, Mẹ đã có thể đến trước Thánh Nhan bằng một niềm hạnh phúc tuyệt diệu, vì cả một đời, Mẹ đã nên giống Chúa Kitô trong tình yêu hiến thân và phục vụ.

Mẹ Têrêsa là người gốc Albani, sinh ngày 26.8.1910, tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Lên 18 tuổi, Mẹ xin gia nhập dòng Loreto và lấy tên thánh nữ Têrêsa thành Lisieux làm tên gọi cho đời hiến dâng của mình. Chẳng bao lâu sau khi gia nhập dòng tu, Mẹ được sai đến Ấn độ truyền giáo. Từ đây đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời Mẹ Têrêsa: Mẹ ao ước thành lập dòng chuyên phục vụ người nghèo, người bất hạnh. Từ ao ước ấy, Mẹ trở thành vị sáng lập dòng Thừa sai Bác ái…

Sau khi được bề trên giáo phận và chánh quyền địa phương chấp thuận, năm 1952, Mẹ Têrêsa cho sửa một ngôi đền Ấn giáo bỏ hoang thành nơi chăm sóc người hấp hối và một trại điều dưỡng miễn phí cho người nghèo. Hầu hết các bệnh nhân nghèo đến nỗi sống kiếp thấp hèn, thậm chí sống như những con vật. Mẹ đi tìm, đi nhặt họ và đưa về đây để họ được chăm sóc, được yêu thương, được trọng vọng, được chết trong nhân phẩm, được chôn táng theo niềm tin tôn giáo của chính họ… Như Mẹ đã từng nói: Họ có “một cái chết đẹp”, một cái chết như những thiên thần.

Tiếp theo, Mẹ mở một ngôi nhà cho người mắc bệnh phong có tên là Thành phố Hòa Bình. Từ đó, dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ cũng thành lập một số cơ sở y tế mở rộng trên khắp Calcutta, cung cấp thuốc men, thực phẩm…

Năm 1955, Mẹ xây dựng cơ sở đón tiếp trẻ mồ côi và thanh thiếu niên vô gia cư, đặt tên là Nhà Trái tim Vô nhiễm. Đến thập niên 1960, dòng Thừa sai Bác ái thành lập nhiều nhà điều dưỡng, trại mồ côi, trại phong trên khắp Ấn độ.

Chẳng bao lâu, hoạt động nhân đạo của Mẹ Têrêsa nói riêng và của dòng Thừa sai Bác ái nói chung, bắt đầu vượt biên giới Ấn độ, hướng ra thế giới. Ngôi nhà đầu tiên ngoài Ấn độ được thành lập ở Venezuela năm 1965.

Chỉ tính đến năm 1966, Mẹ Têrêsa điều hành 517 cơ sở từ thiện trên hơn 100 quốc gia. Đến năm 1968, Mẹ lập nhiều cơ sở khác tại La mã, Tanzania, Áo… Thập niên 1970, nhà dòng đã có thêm nhiều nhà và tổ chức từ thiện khác trên nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi và Hoa kỳ.

Năm 1982, khi cuộc bao vây Beirut lên đến đỉnh điểm, Mẹ Têrêsa, sau khi đứng ra đàm phán ngừng bắn thành công giữa quân đội Israel và du kích Palestine, được nhân viên Hồng Thập tự hộ tống, đã băng qua trận địa đến một bệnh viện nhi đổ nát giải cứu 37 trẻ em mắc kẹt cách hết sức anh dũng.

Cuối thập niên 1980, Đông Âu bắt đầu mở cửa, Mẹ Têrêsa tiến hành hàng chục đề án nhân đạo tại các quốc gia này. Mẹ nhanh chóng đến Êthiôpi cứu những người bị nạn đói hoành hành. Mẹ đến Chernobyl giúp những nạn nhân phóng xạ, đến Armenia cứu vớt những nạn nhân động đất. Năm 1991, lần đầu tiên, Mẹ về quê hương Albani, mở trụ sở Dòng Thừa sai Bác ái ở Tirana. 

Trải qua nhiều năm, Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa, từ thuở phôi thai, chỉ có 12 nhân sự, đã phát triển mạnh, phục vụ “những người nghèo nhất của dân nghèo” (cách nói của Mẹ Têrêsa).

Tính đến thời điểm Mẹ Têrêsa từ trần, nhà dòng có hơn 4.000 nữ tu, hơn 100.000 người tình nguyện và 400 tu sĩ các dòng khác làm cộng tác viên, làm thành một mạng lưới trợ giúp nhân đạo, điều hành 610 cơ sở từ thiện tại 123 quốc gia, với đầy đủ các mảng nhân đạo: nhà tế bần, nhà cho người HIV/AIDS, người bị phong, bị lao, bệnh viện, các nhà bếp cung cấp thức ăn, các chương trình tư vấn gia đình và trẻ em, trại dưỡng lão, trại mồ côi, trường học…

Năm 1983, trong lần yết kiến thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa bất ngờ bị đau tim. Sau cơn đau tim lần thứ hai năm 1989, Mẹ được đặt máy trợ tim nhân tạo. Năm 1991, đang lúc viếng thăm và làm việc tại Mêxicô, Mẹ mắc bệnh cúm, khiến bệnh tim trở nặng. Từ đó, Mẹ muốn từ nhiệm, nhưng các nữ tu, trong cuộc bỏ phiếu kín, đã thể hiện lòng yêu mến và mong muốn Mẹ tiếp tục vị trí lãnh đạo. Mẹ Têrêsa đã không thể từ chối.

Tháng 4 năm 1996, Mẹ bị té và gãy xương đòn, phải phẫu thuật tim một lần nữa. Sức khỏe Mẹ Têrêsa suy giảm trầm trọng. Ngày 13.3.1997, Mẹ Teresa từ chức lãnh đạo dòng tu. Chưa đầy năm tháng sau, ngày 5.9.1997, Mẹ Têrêsa đã an nghỉ trong Chúa.

Cuộc đời hoạt động của Mẹ Têrêsa không thiếu những lần bị những người ganh tỵ, thù ghét cá nhân Mẹ, cũng như những người chống báng Hội Thánh chỉ trích. Nhất là nhiều kẻ muốn đi ngược giáo huấn của Hội Thánh, ra sức tấn công lập trường cứng rắn của Mẹ về việc chống phá thai và li dị. Nhưng Mẹ không hề nao núng, không hề khiếp sợ miệng lưỡi thế gian. Mẹ luôn nhắc nhở những người cộng tác với mình: “Người ta nói gì cũng mặc, bạn chỉ cần cười và tiếp tục công việc của mình”…

III. VÀ NÊN THÁNH.

Chính Chúa Giêsu là tấm gương, là lẽ sống, là sức mạnh cho những hoạt động cúi mình trên những thân phận con người, không mệt mỏi của Mẹ Têrêsa. Chúa đã bước vào vinh quang vĩnh cửu. Mẹ Têrêsa, một khi đã đi con đường khiêm tốn và tự hạ của Chúa, đã được Chúa đưa tới vinh quang tột đỉnh ấy.

Mẹ Têrêsa chỉ là một trong rất nhiều bằng chứng về sự thánh thiện như Đức Maria và các thánh. Các ngài là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

Để đạt tới sự thánh thiện như các ngài, chúng ta hãy khắc sâu Lời Chúa dạy trong hồn mình, để mỗi ngày mỗi sống lời dạy ấy tốt hơn, xứng đáng hơn: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. 

Ước gì lời dạy và tấm gương yêu thương, phục vụ của Chúa Kitô thấm đẫm tâm hồn ta, giống như Mẹ Têrêsa, và các thánh, để nhờ đó, ta luôn ý thức sứ mạng Chúa trao là phục vụ anh chị em, trong cuộc sống đời thường và trong chức vụ mà mình đang mang, đang gánh như: là một người cha, người mẹ, là bổn phận làm con, bổn phận đào tạo con người, hoặc mình là người buôn bán, làm thuê độ nhật, hay trong vai trò của người nghiên cứu, học tập…

Nhờ ý thức như thế, ta sẽ ra sức chu toàn bằng tất cả tài năng, sức lực, suy nghĩ, hành động của bản thân. Vì khi chu toàn ơn gọi Chúa trao là lúc ta nên thánh trong chính ơn gọi của mình.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

Tác giả: Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!