Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHÌN GIÁO HỘI QUA CHÚA THÁNH THẦN

 

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2:1-11; Tv 104; 1Cr 12:3-7, 12-13; Ga 20:19-23)
Bác sĩ  Nguyễn Tiến Cảnh, MD                             

Lúc ấy, các tông đồ đang tụ họp cầu nguyện ở lầu trên cùng với đức Maria Mẹ Thiên Chúa thì bất ngờ các ông cảm thấy có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa hiện trên đầu mỗi người. Tức thì tâm hồn các ông tràn ngập sức mạnh một cách lạ kỳ.  

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống xẩy ra sau lễ Phục Sinh năm mươi ngày. Đây là dấu hiệu khởi đầu sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, một sứ mệnh vượt qua tất cả mọi trở ngại của con người vì có sức mạnh chúa Thánh Thần hướng dẫn. 

Câu chuyện chúa Thánh Thần hiện xuống mà Luca kể trong công vụ tông đồ (Cv 2:1-13) gồm phần mở đầu là bài giảng của Phero tuyên xưng đức Giesu phục sinh cùng ý nghĩa ngôn sứ của Chúa (c.14-36) và sự đáp ứng thuận lợi của khán thính giả (2:37-41). Mười hai tông đồ, lúc bấy giờ chưa chính thức được gọi là ngôn sứ của đức Giesu nên bị giáo quyền địa phương ở Jerusalem khiển trách. Họ là những kẻ đã âm mưu giết chúa Giesu, lúc này đang muốn ngăn cản làn sóng uy tín đang lên của chúa Giesu. Thánh vịnh 104 cho biết Chúa Thánh Thần, hơi thở của Thiên Chúa mà những Kito hữu đã nhận được cũng là Thần Khí  đã gìn giữ và canh tân tất cả mọi tạo vật.

 

THÁNH PHAOLO NÓI VỀ ƠN ĐẶC SỦNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN   

Thánh Phaolo nhắc nhở tín hữu Corinto qua bài đọc 1 hôm nay (1Cr 12:3b-7, 12-13),  là chúa Thánh Thần ban nhiều ơn khác nhau là có ý nghĩa cả. Nó tồn tại mãi mãi và không bao giờ hết hiệu lực. Người Kito hữu được kêu gọi để đoàn kết thành một đơn vị duy nhất, trong đó cuộc sống của tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc, mọi quốc gia và tôn giáo đoàn tụ lại trong một đức Giesu Kito. 

Ân sủng xuất thần hoạt động là một cảm nghiệm chung của người Kito hữu thời sơ khai khi tin nhận biết đức Kito. Nhưng tín hữu Corinto lại có những nhận định không đồng đều về một số hiện tượng, nhất là về tiếng nói, làm sai lệch luật của phụng vụ. Thánh Phaolo nhắc nhở họ là hiện tượng xuất thần phải được nhận định theo kết quả. Sức mạnh để tuyên xưng đức Giesu là Thiên Chúa là do Chúa Thánh Thần ban, vì vậy chúa Thánh Thần không thể thúc đẩy người ta xúc phạm Thiên Chúa được. Cũng có một số hình thức chung cho các ân sủng, dù rất đa dạng: Tất cả đều là ân sủng (Charismata) từ ngoài đến; nhưng tất cả chỉ là hình thức phục vụ (diakoniai), để diễn tả mục đích và hiệu quả của nó; tất cả chỉ là công việc (energemata) trong đó có Thiên Chúa hành động. Thánh Phaolo kết hợp tất cả những hình thức đó lại thành điều mà khoa thần học sau này gọi là Chúa Thánh Thần, một trong ba ngôi Thiên Chúa.  

Hình ảnh một thân xác (c.12-16) cho thấy mối tương quan giữa đức Kito và các tín hữu (c.12). Phaolo cũng áp dụng hình thức này vào Giáo Hội. Nhờ bí tích Thanh Tẩy mà tất cả mọi người –dù khác giới tính, màu da, dân tộc hay nguồn gốc xã hội- vẫn liên hợp với nhau thành một tổ chức. Như vậy mỗi chi thể đều có những nhiệm vụ riêng nhưng không làm suy giảm hay đánh mất tính duy nhất của thân thể.

 

NGƯỜI THỔI HƠI THỜ VÀO CÁC ÔNG 

Gioan (Ga 19:20-23) lại diễn tả Chúa Thánh Thần một cách khác. Đức Giesu phục sinh thổi hơi Chúa Thánh Thần vào các tông đồ. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không những chỉ cho phép mà còn ban cho các tông đồ quyền tha hay kìm buộc tội lỗi. Người chính thức sai các ông đi khắp thế giới như Người được Chúa Cha sai đến thế gian. Hơi thở của đức Giesu thổi vào các tông đồ ở lầu trên gợi nhớ lại sách Khải Huyền (Kh 2:9) Thiên Chúa hà hơi vào “người đầu tiên” và ban cho ông sự sống. Sự sống của ông Adong đến từ Thiên Chúa, bây giờ sự sống thần linh mới của các tông đồ đến từ đức Giesu.

 

 NHỮNG GÓC CẠNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN 

Nhận biết Chúa Thánh Thần phải nhìn dưới 3 khía cạnh:1-Tổng quát là mọi người chúng ta thuộc về Giáo Hội. 2- Những quan niệm lý tưởng đang hoạt động trong Giáo Hội ngày nay. 3- Giáo Hôi là Hy Vọng, biểu lộ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội.

 

HÃY CẢM  NGHIỆM CÙNG GIÁO HỘI “SENTIRE CUM ECCLESIA” 

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống được coi là ngày sinh nhật của Giáo hội. Qua phép Thanh Tẩy, chúng ta tự hiến để phục vụ đức Kito thì cũng phải tự hiến để phục vụ Giáo Hội. Thánh Ignatio thành Loyola đã suy niệm rất sâu xa về vấn đề này và khuyến khích chúng ta “Hãy cảm nghiệm cùng Giáo Hội/Sentire cum ecclesia”. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống một lần nữa mời gọi chúng ta cùng bước đi với Giáo Hội, thở cùng một nhịp với Giáo Hội, hy vọng cùng với Giáo Hội, cảm nghiệm cùng Giáo Hội. Chúng ta nên tự  hỏi: Giáo Hội có ý nghĩa gì đối với cá nhân mỗi người chúng ta? Cá nhân tôi có tương quan gì với Giáo Hội? Tôi có mến yêu Giáo Hội không? Tôi có cảm thấy Giáo Hội yêu thương tôi không?

 

VƯỢT QUA LÝ TƯỞNG 

Sau công đồng Vatican II, một số trong chúng ta bị kẹt trong những tranh luận lý tưởng. Chúng ta phân vân giữa hai phe tả và hữu, bảo thủ và cấp tiến, nam và nữ, giáo phẩm và giáo dân, tương lại và hiện tại. Tình trạng bảo thủ trong Giáo Hội và cộng đồng cũng như tình trạng phân cực giữa các phe nhóm trong giáo hội có thể làm chúng ta e ngại không dám đề cập một cách sâu xa và rõ ràng những vấn đề chúng ta đang đối diện. Bất cứ vấn đề gì còn lấn cấn và biến đổi nơi chúng ta thì cũng sẽ lây lan đến những người khác và thế hệ kế tiếp. Khi chúng ta thất vọng, vô lý, hẹp hòi, thích chỉ trích, hà khắc với những màu nhiệm của Giáo Hội, là chúng ta đã phản bội chính chúng ta là những kẻ mang niềm vui, hy vọng và sự thật. Niềm vui có hiện diện trong chúng ta như là những chứng nhân Kito hữu không? Cái gì đã ngăn cản chúng ta và cộng đồng làm chứng nhân niềm vui cho đức Giesu Kito, niềm tin Công Giáo và Giáo Hội? 

     

CHÚA THÁNH THẦN  LÀ BIỂU HIỆU CỦA HY VỌNG

Hy vọng là một biểu hiệu của Thần Linh Thiên Chúa trong ngày lễ trọng này. Chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy như bị hụt hẫng, hoang mang vì con thuyền Giáo Hội. Cơn bão kinh hoàng đã từ từ chụp lên tất cả chúng ta và hiện vẫn còn đè nặng trên Giáo Hội do cả bên ngoài lẫn bên trong. Một số người có thể dễ dàng nhìn thấy tình trạng đó; chúng ta bi quan, thất vọng, chán nản, có khi tỏ vẻ cay đắng. Bình thường thì hy vọng là tin rằng rồi ra mọi sự sẽ đưa đến tốt đẹp.  Hy Vọng là một từ mà ta thường dùng hàng ngày, nhưng đó không phải là  hy vọng của người Kito hữu. Người Kito hữu chúng ta phải là những hình ảnh của hy vọng, của một người có viễn kiến mới, một người nhìn thế giới qua những lăng kính khác nhau của đức Kito, của chúa Thánh Thần và của Giáo Hội. Xin Chúa Thánh Thần là sức mạnh hiện diện và giúp Giáo Hội VN, mổi người chúng ta niềm Hy Vọng cho một ngày mai tươi sáng…

 

DẤU CHỈ THỜI ĐẠI VÀ DẤU CHỈ HY VỌNG 

Công đồng Vatican II khuyến khích người Kito hữu nên đọc những dấu chỉ của thời đại. Đức Gioan XXIII, coi đó là những dấu chỉ của hy vọng và cái nhìn về một vương quốc ở giữa chúng ta. Vì nó không phải là một vương quốc trần thế, nên không thể xác định rõ ràng vị trí của nó, nhưng thực sự nó đã hiện diện, được nuôi dưỡng bởi bí tích Thánh Thể, được đúc khuôn sản xuất ở mọi xã hội và sẽ tiếp tục như vậy mãi mãi. Vương quốc này tự nó được biểu hiện qua những ân sủng của chúa Thánh Thần như đức khôn ngoan, ơn hiểu biết, hợp nhất công đồng, cố vấn, lòng can đảm, sự thông minh, bác ái và kính sợ Thiên Chúa. Hoa trái của chúa Thánh Thần biến vương quốc thành cụ thể biểu hiện qua Tình Yêu, Niềm Vui, An Bình, Nhẫn nại, Tử Tế, Tốt Lành, Nhẫn Nhục, Dịu Dàng, Khiêm Tốn, Tiết Dục, đức Trong Sạch. Nó cũng có thể theo thể thức ‘con đường tiêu cực/via negativa’ và nói rằng ở đó không có vương quốc. Nơi nào không có công lý, hòa bình, chia sẻ, tin tưởng, tha thứ thì ở đó không có vương quốc. Nơi nào có oán thù, ghen ghét, ngờ vực, ghét bỏ, vô cảm, vô lề luật, hoan lạc bừa bãi, đa nghi chỉ trích, ở đó không có vương quốc và chắc chắn không có sự sống.

 

HÃY RA CHỖ NƯỚC SÂU MÀ THẢ LƯỚI- “DUC IN ALTUM” 

Đức tin không thể đo lường được, do đó không thể phán xét sự sinh động của Giáo Hội dựa vào những tiêu chuẩn trần thế, những con số thống kê như người đời thường làm. Lửa Chúa Thánh Thần thúc dục chúng ta khám phá ra chiều sâu, bề rộng và vẻ đẹp huy hoàng của sứ mệnh Giáo Hội. Điều kiện cho những người có lý tưởng xây dựng Giáo Hội là phải có tư tưởng lớn và cật lực làm việc, sẵn sàng rương buồm ra xa chỗ nước cao và xâu để thả lưới. “Duc in altum”. Chúng ta cần có một viễn kiến sắc bén và xác tin vững chắn vào sự toàn thắng tội lỗi và cái chết của đức Giesu trên thập giá. Cá nhân hay cộng đồng không có viễn kiến, Giáo Hội không sứ mệnh cũng giống như một người cô độc, không liên đới. Có Chúa Thánh Thần ngự trị trong chúng ta là chúng ta có sức mạnh, dù bề ngoài có vẻ yếu đuối như thánh Phao lo đã nói: “…Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh” (2Cr 12:10). 

 

LỜI KẾT: SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA THÁNH THẦN LÀ MỘT BẢO ĐẢM

Lấy gì làm bảo đảm chắc chắn là có chúa Thánh Thần hiện diện ở trần thế và trong Giáo Hội? Câu trả lời là NIỀM VUI. Nếu có niềm vui hiện diện thì bạn có thể chắc chắn là Chúa Thánh Thần đã làm cái gì đó qua ân sủng đặc biệt của Ngài. Thánh Augustine, tổ phụ Giáo Hội đã cho thấy những cảm nghiệm của ngài vể niềm vui này như sau:  

Khi người ta phải làm việc cực nhọc thì người ta thường hay hát nghêu ngao tỏ vẻ ta vẫn vui. Nhưng khi niềm vui tràn đầy và những lời ca không còn đủ để diễn tả niềm vui thì người ta chỉ còn ngân nga âm điệu bài hát.. Sự vui mừng hân hoan này là gì? Bài hát ca hoan này là gì? Phải chăng là một bản hòa tấu diễn tả một tâm hồn bừng khởi niềm vui mà tự nó không thể nào diễn tả nổi. Niềm vui hân hoan này thuộc về ai? Thuộc về Thiên Chúa là đấng cũng không thể nào diễn tả ra được. Nếu lời ca không đến và không giữ yên lặng thì bạn có thể làm gì khác ngoài việc để cho nó bay bổng lên không trung? Đây chính là bản nhạc của Chúa Thánh Thần.” 

Mừng lễ sinh nhật Giáo Hội hôm nay, chúng ta cùng nhau tung hô lời cảm tạ Chúa Thánh thần đã liên tục kêu gọi chúng ta phải trung thành và hân hoan vui mừng. 

Lạy Chúa Thánh Thần,

Xin hãy đến…tràn ngập tâm hồn người tín hữu tôi tớ Chúa.

Xin hãy đốt lửa tình yêu Chúa trong chúng con

Xin hãy biến chúng con thành chứng nhân vui mừng

   Của hy vọng trong Giáo Hội!

Xin hãy giúp con vượt qua những ảo tưởng

  Từng chia rẽ và làm chúng con mù quáng

Lạy Chúa, Xin hãy gửi Thần linh Chúa đến với chúng con

  Và canh tân bộ mặ trái đất và diện mạo Giáo Hội, diện mạo cộng đồng chúng con

  Chính bộ mặt chúng con và tâm hồn chúng con. Amen

 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!