Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY CÙNG NHAU VƯỢT QUA BIÊN THÙY

 

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN A

Is 56:1,6-7; Rm 11:13-15,29-32; Mt 15:21-28

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

  Chúa Nhật này Giáo Hội đặc biệt chú trọng đến Niềm Tin và việc Phúc Âm Hóa cho toàn thể nhân loại. Tiên tri Isaia đã nói: “…nhà ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc” (Is 56:7). Thánh Phaolo chấp nhận cho dân Israel phân bì với ông mà cứu rỗi được ít người dân ngoại thì ông cũng vui mừng (Rm 11:14). Chúa Giesu đã chữa lành con gái của một bà dân ngoại vì bà có niềm tin vào Chúa (Mt 15:28). Đức Phan Sinh với Niềm Vui Tin Mừng/ Evangelii Gaudium đã đặc biệt nhấn mạnh đến sứ mệnh Phúc Âm Hóa cho mọi dân tộc trên thế giới.

 

LỜI KÊU GỌI TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC PHANXICO

Trong cuộc họp tiền cơ mật hội của hội đồng hồng y trước khi bầu tân Giáo Hoàng vào tháng 3 năm 2013, hồng hy Tổng Giám Mục Buenos Aires đã đưa ra một xác định rất đặc biệt vào sáng ngày 7-3-2013. Vắn gọn, chỉ chừng 4 phút đồng hồ, Hồng Y  Jorge Mario Bergoglio nói về Phúc Âm Hóa với 4 mục tiêu rõ ràng. Ngài nói, nếu Giáo Hội có tinh thần tự kiểm thì việc thi hành sứ mệnh của mình sẽ có ảnh hưởng rất tốt. Ngài đưa ra hai ý niệm:

1- Trước khi phúc âm hóa, Giáo Hội đã có một ước vọng là muốn vong thân. Giáo Hội được kêu gọi vong thân và đi tới tận biên thùy, không phải chì biên thùy địa dư mà cả biên thùy của sự hiện hữu của mình. Đó là những bí ẩn của tội lỗi, của đau khổ, của bất công, của dốt nát và dửng dưng về tôn giáo, của những trào lưu trí thức và của tất cả mọi nỗi khốn cùng dưới mọi hình thức.
     2-Nghĩ về một Giáo Hoàng tương lai. Ngài phải là một người -do sự chiêm nghiệm và thờ kính đức Giesu Kito- có thể giúp Giáo Hội thoát khỏi biên cương hiện hữu của mình, giúp Giáo Hội trở thành mẹ của hoa trái, đạt được sự sống từ
“niềm vui ngọt ngào và êm ái của việc phúc âm hóa.”

Hồng y Bergoglio đã hỏi những hồng y đang tụ họp trong phòng họp là “Quí huynh đệ có muốn vượt thoát khỏi những trói buộc và những khuôn mẫu bệnh hoạn đang ngăn cản chúng ta loan báo Tin Mừng Phúc Âm và mời gọi tha nhân vào với Giáo Hội không?” “Quí huynh đệ có thích thú chuyển giao niềm tin của mình và giúp những người ngoài chưa có niềm tin nhận biết và tin đức Giesu Kito không?” “Quí huynh đệ có thực sự và thực tâm là những nhà truyền giáo không?”

Chỉ bốn phút ngắn ngủi góp ý trong phòng họp đã giúp chúng ta hiểu được con người sau này trở thành giáo hoàng danh hiệu PHANXICO, một mục tử “giúp Giáo Hội thoát ra ngoài Vatican đi tới biên thùy hiện hữu của mình, biến Giáo Hội thành mẹ của hoa trái” nhờ niềm vui ngọt ngào và êm ái của việc phúc âm hóa.” 

 

Ý NGHĨA BÀI PHÚC ÂM HÔM NAY 

Bài Phúc Âm hôm nay rõ ràng nói về đức Giesu đã vượt khỏi ý nghĩ của mình để đi tới biên thùy. Để hiễu rõ ràng hơn sức mạnh và ý nghĩa của bài Phúc Âm, chúng ta nên để ý đến ý chính bản văn của Mathieu. Thánh sử kể lại câu chuyện đức Giesu đối với cộng đồng Kito giáo Do Thái trong thời kỳ rối loạn, một cộng đồng đang phấn đấu để giữ lại những truyền thống của lịch sử Do Thái giáo và lưỡng lự trước một viễn tượng tương lai đầy hứa hẹn nhưng phải thay đổi tận gốc rễ.

Theo Mathieu, khi khởi đầu sứ vụ công khai, đức Giesu đã nhấn mạnh là nhiệm vụ của Người chỉ có mục đích đến với chiên lạc trong nhà Israel (Mt 10:6; 15:24). Nhưng cũng theo Mathieu, đức Giesu dự tính sẽ đổi kế hoạch, vượt qua mục đích là dân Israel đế đến với những Israel và những người chưa nhận biết Tin Mừng gọi chung là Dân Ngoại mà hình như lúc đó họ cũng đang theo con đường dẫn tới Tin Mừng. Trước tiên có ba nhà thiên văn đã nhìn sao trên trời rồi đi tìm đấng Thiên Sai (Mt 2:1-12). Sau đó một viên đội trưởng thành Capernaum đến cầu xin đức Giesu chữa lành người đầy tớ đang bị bệnh nặng (Mt 8:5-13). Vì lời khẩn khoản cầu xin của viên đội trưởng, đức Giesu đã động lòng thương và nghĩ tới một viễn tượng tương lai phải vượt quá biên giới Israel. Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện hai người bị quỉ ám ở miền Gardena khi đức Giesu vừa qua bên kia bờ hồ, vùng đất của người lạ (Mt 6:28-34). 

 

CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ DÂN NGOẠI 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, cuộc gặp gỡ giữa đức Giesu và người đàn bà xứ Syro-

Phoenico (Mt 15:21-26) đã xẩy ra bên ngoài lãnh thổ Israel, trong miền Tyre và Sidon ở Nam Lebanon. Một người ngoại quốc đến với một người Do Thái và tỏ lòng cung kính xin được thương sót: “Thưa thầy, con vua David, xin thương tôi! Con gái tôi bị quỉ ám rất khổ sở” (Mt 15:22). Bà ta xin đức Giesu đến chữa cho con gái bà khỏi bệnh.

Chúa đã không nghe lời đề nghị của bà và muốn tránh xa người đàn bà ngoại quốc ấy: “Ở đây, tôi là người ngoại quốc, tôi không thể can thiệp giúp bà được.” Nhưng người đàn bà vẫn năn nỉ: “Thưa Thầy! xin Thầy thương và giúp tôi” (Mt 15:25). Chúa lại trả lời:“Không nên đem thức ăn dành cho con cái mà vất cho chó!”(Mt 15:26). Lời nói của Chúa xem ra có vẻ bất nhẫn, quả là xúc phạm khi coi người khác như con vật chỉ được ăn thức ăn thừa! Chúng ta không cảm thấy bối rối vì lời nói thô lỗ, lạnh lùng và bất nhẫn ấy của đức Giesu trước nhu cầu cấp thiết của người đàn bà này hay sao?

Bà ta quá thất vọng và đau khổ vì người con bị quỉ ám, một đau khổ đang đày đọa cả con lẫn mẹ và lan ra cả cộng đồng. Hai mẹ con bà đơn thuần chỉ muốn một cuộc sống bình thường, không phiền muộn, không lo lắng, không khổ đau. Đức Giesu hiểu rõ sứ mệnh của người, không liên quan tới người đàn bà này, nhưng sau cùng người được sai đến với chiên lạc của nhà Israel thì lại bị chính dân tộc của người từ chối!

 

TIN VÀ KHÔNG TIN

Qua câu chuyện Phúc Âm khó tin này, ta thấy hai cảnh tượng trái ngược nhau: Thế giới của người đàn bà đang bối rối vì con gái sắp chết và thế giới của đức Giesu, một ngôn sứ Do Thái bị chính dân Do Thái từ chối. Trong cảnh đối nghịch đó, một ý tưởng mới nảy ra, không phải cho hai phía đó, nhưng cho toàn thể cộng đồng. Người đàn bà Syro-Phoenico gọi đức Giesu là “Thầy”, có nghĩa là “Chúa” và khiêm tốn nhận mình là chó nằm dưới gầm chạn, ước mong và sung sướng được ăn thức ăn dư thừa của chủ, của sứ mệnh và quyền lực của đức Giesu. Đức Giesu động lòng thương và bà đã nhận được  điều mà chính dân tộc của Người lại từ chối.

      

ĐỨC GIESU THAY ĐỔI KẾ HOACH VÀ VƯỢT QUA BIÊN THÙY 

Đức Giesu đã rất ngạc nhiên vì niềm tin của người  đàn bà dân ngoại. Vì lòng kiên nhẫn khẩn khoản nài xin của bà, người xa lạ này ở biên thùy đã buộc đức Giesu phải nghĩ lại và thay đổi chương trình sứ vụ của mình. Bà đã được tham dự vào ơn cứu chuộc của đấng thiên sai đã được ban cho tất cả những ai tin vào Chúa và giữ các giới răn của Người bất kể nguồn gốc, xã hội hay chính kiến.

Cách đối sử sau cùng của đức Giesu với ngườ đàn bà nói lên tình yêu vô giới hạn của Thiên Chúa. Qua sự bền bỉ và khẩn khoản của người đàn bà xứ Syro-Phoenico, đức Giesu đã ý thức về tình yêu và phục vụ. Người đã trải rộng sứ mệnh của Người vượt quá dân tộc người, tôn giáo người và quốc gia của người.

Tuy nhiên, phải nhận định rằng dù sứ mệnh chính thức của đức Giesu có vượt qua giới hạn những chiên lạc của nhà Israel, và dù đức Kito phục sinh có ủy thác sứ mệnh đó cho các môn đệ và họ đã đặt chân đến mọi quốc gia, Giáo Hội sơ khai vẫn có nhiều rối loạn, tranh dành và chương trình mục vụ thì nghèo nàn, cho dù cộng đồng sơ khai đã cố gắng rất nhiều. Giáo Hội ngày nay hẳn cũng có những cảm nghiệm tương tự, cũng tranh dành, ghen ghét, hận thù, ích kỷ với những đau khổ nhọc nhằn khi chúng ta cố gắng đem sứ điệp Phúc Âm đến tận cùng thế giới, đến vòng đai của thời đại chúng ta.  

 

“NIỀM VUI TIN MỪNG” ĐÃ GIÚP ĐƯỢC GÌ CHO GIÁO HỘI 

Có thể vì ý thức được tình trạng đó, nên Giáo Hội đã ban sứ điệp Niềm Vui Tin Mừng. Trong những tháng đầu của sứ vụ thánh Phero, đức Giáo Hoàng, người đến từ tận cùng trái đất, đã viết một sơ đồ tuyệt vời cho sứ mệnh của Giáo Hội với nhan đề “Niềm Vui Tin Mừng /Evangelii Gaudium”. Đoạn #20 ghi như sau:

Lời Chúa luôn luôn chứng tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa thúc dục những ai tin vào người thì “hãy bước tới”. Abraham nhận được lời kêu gọi đi tới miền đất mới (St12:1-3). Maisen nghe tiếng Chúa gọi “Hãy đi, Ta gửi ngươi đi (Xh3:10) và dẫn dân của ngươi đi về đất hứa (Xh 3:17). Với Geremiah, Thiên Chúa nói:”Ta gửi ngươi đến với tất cả những ai, thì ngươi phải đến” (Gr1:7). Lệnh truyền của chúa Giesu cho chúng ta  ngày nay là hãy đi và làm môn đệ” vẫn còn vang vọng trong những khung cảnh mới và luôn luôn thúc dục Giáo Hội thực thi những sứ mệnh mới về truyền bá Tin Mừng, và tất cả chúng ta đều được kêu gọi tham dự vào công tác truyền giáo mới với danh hiệu“đi tới” này. Mỗi Kito hữu và mỗi cộng đồng phải nhận thức rõ ràng con đường mà Thiên Chúa đã vạch ra, nhưng chúng ta cũng phải biết lắng nghe tiếng gọi của Người để đi tới, khởi đầu từ vùng dễ dãi, hầu đạt cho được nhu cầu về ánh sáng Phúc Âm ở “tất cả mọi biên thùy”. Ai biết được điều gì sẽ xẩy ra khi chúng ta mở rộng lòng chúng ta hướng về Thiên Chúa và để Lời Chúa hoạt động trong chúng ta? Ai có thể tưởng tượng được cái gì sẽ xẩy ra khi chúng ta phá tan những trói buộc và xiềng xích đã ngăn cản chúng ta không cho đi tới những biên thùy địa dư của địa phương và biên thùy hiện hữu của thời đại chúng ta? Chúng ta có thể gặp những kẻ xa lạ và những người ngoài làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta, buộc chúng ta ngừng lại trên đường đi và và bị chất vấn những câu hỏi hắc búa. Chúng ta có thể kết thúc -giống như đức Giesu- là ca ngợi niềm tin vẫn còn mãnh liệt nơi những kẻ xa lạ và người bên ngoài này, rồi cuối cùng chính họ lại truyền bá Tin Mừng cho chúng ta!     

Bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi tin hữu Roma (Rm 11:13-15, 29-32) cho thấy những người Do Thái không tin là những người đã lót đường cho việc giảng dạy Tin Mừng cho dân ngoại, giúp họ chấp nhận niềm tin dễ dàng hơn ở bên ngoài biên cương và khung cảnh của văn hóa Do Thái. Qua sứ mệnh của mình đối với dân ngoại, Phaolo cũng hy vọng là đồng bào Do Thái của ông phải ghen tỵ với ông. Do đó ông đã nhanh chóng rao truyền Tin Mừng khắp vùng Địa Trung Hải. Theo kế hoạch của Thiên Chúa, những người Do Thái không tin được dùng để thông truyền ánh sáng niềm tin cho dân ngoại. Đồng thời dân Israel vẫn là dân được Thiên Chúa luôn luôn yêu mến, luôn luôn là đối tượng của sự quan phòng đặc biệt mà mầu nhiệm của nó một ngày kia sẽ được tỏ lộ. Israel cùng với dân ngoại là những kẻ bị đẩy vào chỗ đầy thói hư tật xấu (Rm 1) thì lại được giải thoát –vì tội không vâng lời. Kết thúc thư (11:32) , Phaolo nhắc lại tư tưởng gửi tín hữu Roma: “Nơi nào tội lỗi nhiều thì ân sủng lại càng đổ tràn vào nhiều.” (Rm 5:20).

 

SUY NIỆM: 

Trước những bất công, đàn áp, ức hiếp, khổ đau, phiền muộn dưới bất cứ hình thức nào, hoàn cảnh nào…chúng ta có bao giờ vô cảm, dửng dưng, lạnh lùng ngoảnh mặt đi và nói: “Chuyện đó không phải việc của tôi.”? Cách sống đó có hợp với ý của Đức Phanxico, và nhất là ý đức Giesu Kito là phải “Đi tới và bước qua giới hạn biên thùy của mình để dấn thân, hợp lực với đức Kito làm việc Phúc Âm Hóa hay không?”. Niềm tin của chúng ta có sánh được với niềm tin của người đàn bà dân ngoại xứ Syro-Phoenico không? 

Fleming Island, Florida

August 17, 2017

NTC 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!