Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THÁNH PHÊRÔ GIỮ CHÌA KHÓA THIÊN ĐÀNG

 

CHÚA NHẬT XXI A THƯỜNG NIÊN

Is 22:15,19-23; Rm 11:33-36; Mt 16:13-20

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
 

Peter Keys cropped


 

   “Thầy là đấng Kito, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Câu Phero trả lời Chúa Giesu là đỉnh điểm cuộc đời của ông. Chúa đã nói với ông: “Anh là Phero nghĩa là đá, trên đá này, thầy sẽ xây Giáo Hội của thầy…Thầy sẽ trao cho anh quyền giữ chìa khóa nước trời: dưới đất anh cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc, anh tháo cởi điều gì thì trên trởi cũng tháo cởi…”(Mt 16:18-19). Kể từ đó Phero đứng đầu Hội Thánh và giữ chìa khóa Nước Trời.


 

NGƯỜI TA NÓI THẦY LÀ AI?

Bài Phúc Âm Mathieu hôm nay (Mt 16:13-20) cho biết cuộc đối thoại giữa chúa Giesu và các môn đệ xẩy ra ở thị trấn Caesarea Philippi, nơi đây thánh Phero đã tuyên xưng chúa Giesu là Đấng Thiên Sai. Câu chuyện của Mathieu giống như câu chuyện của hai thánh Maco (Mc8:27-29) và Luca (Lc 9:18-20), nhưng chỉ có Mathieu cho biết là lời tuyên xưng của Phero được chúa Giesu xác nhận là do Thiên Chúa linh hứng cho ông (Mt 16:17) và Chúa gọi Phero là Đá, trên đó Người sẽ xây Giáo Hội của Người (16:18) và ban quyền cho ông đứng đầu Giáo Hội trần thế được Thiên Chúa  chấp nhận (16:19). Dựa vào thần thoại Hy Lạp về khung cảnh địa danh Caesarea Philippi nằm ở miền Bắc Israel, chúng ta thử tìm hiểu những danh hiệu được dùng trong bài Phúc Âm hôm nay.


 

THẤY LÀ ĐẤNG THIÊN SAI

Để trả lời câu hỏi của chúa Giesu (16:13) “Người ta nói Con Người là ai?”, các môn đệ đưa ra một danh sách các tước hiệu mà dân chúng gán cho Chúa. Có người nói Chúa là Elijah, người chuyên đối đầu với quyền lực trần thế. Có người nói Chúa là Jeremiah, người chuyên sống đời nội tâm, trầm lặng.

Khi Chúa hỏi Phero một câu có tính quyết định: “Còn anh, anh gọi Thầy là ai?” Phero trả lời: “Thầy là đấng Kito, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:15-16). Câu trả lời này  phải chăng là bản án tử hình cho tất cả các thần khác, đặc biệt thần Pan, đang ở ngay trong thị trấn này? Bản án này có gây khủng khoảng quyền lực của Tiberias trong việc kế ngôi hoàng đế Augustus không?

 

THẦY LÀ CHÚA KITO CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG

“Con Thiên Chúa” phải được hiểu ngược lại nghĩa thần thoại Hy Lạp trong khung cảnh Phero tuyên xưng danh tính chúa Giesu. Thần Pan có liên hệ với một ngọn núi ở Arkadia và một cái động ở Attika. Vì Arkadia không có nhiều súc vật lớn nên dê là loại thú vật đặc biệt được mọi người ưa thích, và vì vậy thần Pan có hình dáng nửa người nửa dê và gọi là thần đồng cỏ. Pan đã trở thành vị thần phổ quát trong thần toại Hy Lạp, tất cả mọi người, kẻ chăn chiên, dân nông trại và dân quê ai cũng biết. Pan thì rất đa tình mà công tác chính là nhảy đực làm mang thai đàn súc vật của mình! Người ta nói hắn thích hang động, núi đồi và những nơi cô tịch. Hắn cũng có tâm hồn âm nhạc, nhạc cụ của hắn là kèn ống. Pan là con của thần Zeus, vì vậy hắn là con thần.

Phero tuyên xưng chúa Giesu là “Con Thiên Chúa hằng sống” và tuyên xưng của Maco “Thầy là Đấng Thiên Sai” (Mc 8:27-29) đã loại bỏ tất cả những gì mơ hồ từng  được gán cho danh hiệu Thiên Sai. Tuyên bố của Phero khiến chúng ta không thể không nghĩ đến sự liên hệ giữa khung cảnh đầy thần thoại Hy Lạp và thị trấn Caesarea Philippi!


 

KHÔNG PHẢI NGƯỜI PHÀM MÀ CHÍNH THIÊN CHÚA CHO ANH BIẾT

Qua câu 17 (Mt 16:17) chúa Giesu đã xác nhận tuyên xưng của Phero: “Không phải người phàm nói cho anh biết điều đó, nhưng là Cha ta ở trên trời linh hứng cho anh.” Việc này cũng tương tự như Phaolo diễn tả việc ông nhận biết chúa Giesu như nói trong thư gửi tín hữu Galat (Gl 1:15-16): “….Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi còn trong lòng mẹ, và gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của người cho tôi…”


 

PHERO, ANH LÀ ĐÁ

Trong câu 18, chúa Giesu tiết lộ một danh xưng mới của Phero: “Anh là Phero, tức là Đá, trên đá này ta sẽ xây giáo hội của ta” (Mt 16:18). Tên Phero (Petros) tiếng Aramaic là Kepa nghĩa là đá, dịch ra tiếng Hy Lạp là Kephas mà thánh Phaolo dùng trong thư gửi các tín hữu Corinto và Galat (1Cr 1:12; 3:22; 9:5; 15:4; Gl 1:18; 2:9,11,14) trừ trong Galat 2:7-8 và trong Gioan 1: 42.thì dùng tên “Phero”(Petros).

Khi Chúa Giesu tuyên bố Phero là Đá, trên Đá này ta sẽ xây Giáo Hội của ta, phải chăng Chúa ám chỉ những tảng đá khổng lồ bao quanh Chúa ở trong vùng và nó cũng bao trùm cả những đền thờ thần ngoại và các nhà lãnh đạo trần thế? Cả hai cái chết của Pan Đại đế và của Chúa Kito đều xẩy ra dưới thời quan tổng trấn Philato, phải chăng có gì liên hệ với nhau? Các Kito hữu thời sơ khai có muốn biết sự liên hệ giữa hai biến cố này như Eusebius đã nêu ra trong những bản viết của ông không?


 

DANH XƯNG “GIÁO HỘI”

Mathieu là thánh sử duy nhất dùng từ “Giáo Hội”(Mt 16:18), tiếng Hy Lạp là ekklesia. Từ này được dùng 2 lần trong bản văn. Đối với bản gốc tiếng Aramaic (tiếng Chúa Giesu nói) thì là gì?  Giáo Hội của chúa Giesu là một  cộng đồng trong đó có những người mà Chúa Giesu sẽ thu thập lại từ nhiều nơi, như một building có nhiều người chung sống mà nền móng là thánh Phero. Nhiệm vụ của Phero là làm chứng chúa Giesu là đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống.
 

CỬA HỎA NGỤC

Chúa nói sức mạnh ma quỉ / cửa hỏa ngục không thể thắng được Giáo Hội (Mt 16:18) phải chăng ám chỉ một cái động khổng lồ mà ngưới dân trong vùng tin đó là cửa âm phủ, từ đó nước lũ chảy ra làm thành sông Jordan? Vào thời Chúa Giesu và các thánh sử Tân Ước, người Do Thái và Kito hữu quan niệm hỏa ngục / âm phủ (Sheol) là nơi cư ngụ của những người chết không phải là nơi trừng phạt. Người xưa tin rằng nước sông Jordan chảy vào một cái động lớn mà bây giờ là trung tâm công viên quốc gia nằm ngay tại cửa sông Jordan ở Banias. Người ta cũng tin cửa động là một trong những lối vào âm phủ. Một khi đã đi vào rồi thì không thể đi ra để về lại nơi của người sống được.

Người ta cũng tin là nơi đó không chỉ là nhà ở dành cho người chết ở mà cả ma quỉ, tử thần và những tên chuyên phá hoại. Theo ngôn ngữ khải huyền Do Thái, thì thời tận cùng là lúc sức mạnh hỗn mang của trời đất được giữ chặt trong lòng đất từ lúc tạo dựng bây giờ bật tung ra phá hủy trái đất, gây cảnh tang thương đau khổ khóc than. Các học giả kinh thánh cho biết cửa hỏa nguc là hình ảnh một trong những tên lãnh đạo âm phủ đã bị canh giữ rất nghiêm ngặt giờ đây phá cửa bung ra ngoài tấn công thần dân Thiên Chúa trên mặt đất. Hình ảnh này sẽ rất sống động nếu ta đặt mình vào địa vị của các nhân vật trong chuyện với khung cảnh địa dư của Paneas lúc đó.


 

VỊ TRÍ VÀ VỊ THẾ

Paneas (Panias) với lịch sử cổ kính huy hoàng, giàu sang phồn thịnh quả đã cho chúng ta khung cảnh của một bản kịch mới. Nơi đây người ta sẽ không còn tôn thờ thần ngoại hay thần quốc gia nhưng thờ Con Thiên Chúa hằng sống, vì vậy Giáo Hội được thiết lập. Chắc chắn là không có sự trùng hợp lời Phero tuyên xưng chúa Giesu là Con Thiên Chúa hằng sống với Caesarea Philippi (Banias). Người ta không thể tưởng tượng nổi những cục đá khổng lồ dưới chân núi Hermon lại không ảnh hưởng thánh sử Phúc Âm, người phát ngôn viên Lời Chúa và cả chính chúa Giesu. Sức mạnh phá hoại vũ trụ của ma quỉ bị nhốt trong một cái động mà người xưa tin là nhà của chúng lại bất thần được nhắc tới, không phải để rút lại quyền lực của chúng mà quả quyết quyền lực của chúng không thể thắng được sức mạnh của Giáo Hội. Một vị thần mà người xưa nói là có chìa khóa âm phủ cũng bất thần được thay thế bởi một phàm nhân là ông Phero sẽ giữ chìa khóa vương quốc thiên đàng.

 

CHÌA KHÓA VƯƠNG QUỐC

Hình ảnh chìa khóa được nói ở câu 19 có lẽ lấy từ tiên tri Isaiah (Is 22:15-25) tả cảnh Eliakim thay thế Shebnah và được trao “chìa khóa làm chủ lâu đài nhà David”.

Theo Mathieu 18:18 thì tất cả các môn đệ đều được quyền tha thứ và trói buộc, nhưng cứ văn bản thì đặc quyền này được trao cho Phero. Chìa khóa là chìa khóa Vương quốc Nước Trời thì để Phero thi hành quyền của ông trong Giáo Hội trần thế. Quyền này sẽ được thiên đàng xác nhận như một phối hợp mật thiết -nhưng không giống nhau- giữa Giáo Hội và Vương quốc Nước Trời. Giáo Hội là một chiến trường giữa quyền lực hỏa ngục và quyền lực thiên đàng. Chúng ta hẳn cũng thấy trong quá khứ cửa hỏa ngục đã từng mở tung phóng lửa đốt cháy Giáo Hội rất hung bạo sao?

Tuy nhiên trong những cơn sóng gió đó, chúng ta cũng thấy Phero đã dùng chìa khóa mở cửa thiên đàng và vương quyền Thiên Chúa xuất trận. Chúng ta tin tưởng quyền năng Thiên Chúa là vô địch nên sức mạnh ma quỉ không tài nào có thể thắng được Giáo Hội. Hơn nữa vì quyền năng Thiên Chúa luôn luôn hoạt động trong Giáo Hội, vì mục dích của Người đối với Giáo Hội đồng thời Người ban sức mạnh nước trời cần thiết để hoàn thành mục đích đó.

 

CHÚNG TA PHẢI TRẢ LỜI CHÚA THẾ NÀO?.

 

Cuộc chiến đấu để xác định chúa Giesu và nhiệm vụ thiên sai của Người ngày nay vẫn còn đang tiếp tuc. Có người nói cá nhân mỗi Kito hữu và toàn thể Giáo Hội phải là một Elijah công khai đối đầu với mọi hệ thống, cơ chế và luật lệ quốc gia. Đó là đường hướng của Elijah. Có người nói -giống như Jeremiah- triều đại chúa Kito thể hiện qua Giáo Hội chỉ là một khía cạnh của cuộc sống cá nhân có tính riêng tư. Thực vậy, ngày nay có nhiều người muốn giảm thiểu tối đa tôn giáo và niềm tin vào phạm vi cá nhân có tính riêng tư càng nhiều càng tốt.

Chúa Giesu muốn thăm dò thật kỹ, tiến sát lại Phero và hỏi: “Còn anh, anh gọi thầy là ai?” Phero trả lời:”Thầy là đấng Thiên Sai. Câu trả lời này đã để lộ tính nóng nảy nhưng đầy nhiệt huyết của Phero. Đấng Thiên Sai đến thế gian và cuộc sống của mỗi cá nhân một cách hoàn toàn để hòa giải sự khác biệt giữa công và tư. Câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi quyết định này của Chúa Giesu sẽ là thước đo cho tính môn đệ của chúng ta.

Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó, cũng phải đến Caesarea Philippi một lần để trả lời câu hỏi của chúa Giesu: “Còn anh, anh gọi Ta là ai?”Thị trấn Caesarea Philippi nằm ở đâu trong đời sống chúng ta? Những thách thức gì chúng ta phải làm để xác định chúa Kito luôn luôn vì tôi, vì Giáo Hội và vì toàn thể thế giới?

Giống Phero, tôi có chiến đấu để chấp nhận cách Chúa hoạt động ở trần thế này như đức Benedict XVI nói “Sức mạnh của tình yêu thì không thể chối cãi” ? (Diễn văn vọng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới XX tại Cologne, Đức quốc). Tình yêu đã biến đổi những quang cảnh thê thảm và đau khổ hiện nay thế nào? Tôi đã thấy tình yêu Thiên Chúa hoạt động mạnh mẽ thế nào trong đời tôi, nhất là những lúc bị thử thách và đau khổ? Trong sóng gió cuộc đời tôi đã có được an ủi gì không vì tôi thuộc về Giáo Hội của chúa Kito? Noi gương ngôn sứ Elijah, người luôn luôn đối đầu với quyền lực trần thế trước những bất công, là ngườ Công Giáo, mục tử, tôi có phản ứng tích cực trước một chính quyền tha hóa, tàn ác, ức hiếp dân lành, phạm thánh, cướp của giết người bất chấp luật lệ không hay tôi cũng yên lặng a tòng vô cảm để được lợi lộc và yên thân kiểu cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.


 

Fleming Island, Florida
 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!