Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU LÀ MỤC TỬ ĐẦY LÒNG TRẮC ẨN


CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN B

Gr 23:1-6; Ep 2: 13-18; Mc 6:30-34

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Image: “Jesus the Good Shepherd” by James Tissot
 

Chủ đề chiên và chăn chiên trải dài trong suốt các bài đọc Chúa Nhật  này. Câu chuyện Tin Mừng khá linh động này nói về lòng trắc ẩn của chúa Giesu đối với đám đông giống như “chiên mà không có người chăn” gợi cho chúng ta nhớ tới sứ vụ giảng dạy, hòa giải và dẫn dắt của chúa Kito.

 

Theo văn chương Cựu Ước, người chăn chiên hay mục tử là người có trách nhiệm hướng dẫn một cộng đồng. Tương tự như vậy, Cựu Ước thường diễn tả Chúa là “mục tử của dân Người”. Từng cá nhân thì gọi người là “mục tử của tôi” (Tv 23:1) và cả cộng đồng cầu xin người thì xưng là “Mục Tử của Israel” (Tv 80:1).

 

Trong Tân Ước, Mục Tử là hình ảnh một quyền lực vĩ đại và trách nhiệm lớn lao. Chăn dắt đàn chiên nghĩa là người mục tử phải bảo vệ chiên khỏi đi lạc đường, sẵn sàng che chở chúng khỏi trộm cướp. Thánh Gioan nói  chính chúa Giesu đã tuyên bố Người hoàn thành hy vọng của Israel, là mục tử, là chúa chiên lành: “Ta là Chúa chiên lành, hy sinh mạng sống mình vì chiên” (Ga 10:11).
 

Khi chúa Giesu cùng với các môn đệ đi vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi thì rất đông dân chúng đi theo họ đã khiến Chúa rất cảm động, chạnh lòng thương cảm tội nghiệp cho họ. Người thỏa mãn lòng thèm khát đời sống thiêng liêng của họ bằng cách giảng dạy cho họ nhiều điều, rồi từ từ Chúa làm cho họ hiểu rằng chính Chúa là mục tử trung thành của một Tân Israel.

Kinh Thánh diễn tả Chúa Giesu động lòng thương xót đàn chiên của người vì chiên không có người chăn (Mc 6:30-34). Hình ảnh này lấy từ Ezekiel 34, lúc mà Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ với các mục tử của Israel là những kẻ chỉ biết hưởng thụ, ăn cho no béo trên đau khổ và cơ cực của dân thay vì chăm sóc nuôi nấng giúp đỡ họ (Ez 34:10-12).

CHIÊN KHÔNG CÓ MỤC TỬ

Tình thương và lòng trắc ẩn của Chúa Giesu còn xâu đậm hơn cả những gì gọi là cảm giác tiếc nuối, thương hại hay phiền muộn nhất thời.  Đúng hơn là một đau đớn ghê gớm, một loại băn khoăn, lo lắng, buồn phiền đến đứt ruột về điều kiện của dân chúng lúc bấy giờ. Chúa Giesu nói đến đời sống thiêng liêng của những người sống ngoài ơn cứu độ dù Chúa luôn luôn sẵn sàng ban phát đầy đủ cho họ. Người cảm thấy đau đớn vô cùng cho những linh hồn đang trong tình trạng đói khát của ăn tinh thần mà không có người nuôi dưỡng, dạy dỗ và dẫn đưa họ đến nơi có thức ăn thiêng liêng thực sự. Họ đang trong tình trạng nguy hiểm mà không có mục tử che chở giúp họ thoát khỏi những học thuyết sai lầm. Giông như chiên không có chúa chiên, chúng trở thành cô đơn và khốn đốn khi bị ma quỉ quấy phá.

Câu “Giống như chiên không có mục tử” diễn tả rất chính xác về đời sống thiêng liêng của nhiều Kito hữu ở thế kỷ 21 này. Kiểu nói này ám chỉ những người hiện sống không định hướng, không người giúp đỡ nên rất khốn đốn khi bị ma quỉ tấn công. “Chiên không có mục tử” còn ghê gớm hơn là một mất mát vật chất nào đó. Họ đang đứng trước ngã ba đường đầy nguy hiểm và chết chóc. 

LÒNG TRẮC ẨN CỦA CHÚA GIESU    

Xuyên suốt Phúc Âm, chúng ta thấy chúa Giesu thường xuyên biểu lộ lòng trắc ẩn của Chúa với những kẻ khốn cùng. Thấy kẻ đau ốm, lòng trắc ẩn của Chúa chữa lành họ. Thấy kẻ bị ma quỉ ám, lòng trắc ẩn của Chúa cứu thoát họ khỏi cảnh nguy nan.  

Ông chủ nợ bắt con nợ và cả gia đình phải làm nô lệ để thế nợ. Nhưng khi hắn kêu cầu lòng thương xót của ông thì ông động lòng thương và tha cho khỏi phải trả món nợ lớn đó.

Chúa kể chuyện một người đi từ Jerusalem về Jerincho, dọc đường bị cướp lột sạch tiền bạc lại bị đánh thương tích đầy người rồi vất bỏ nằm giữa đường chờ chết. Các chức sắc tôn giáo cao cấp đi qua, trông thấy nhưng lạnh lùng bỏ đi. Một người Samaritano, động lòng trắc ẩn, ngừng lại hỏi han, săn sóc các vết thương cho ông ta rồi mang đến một quán trọ tiếp tục chăm lo suốt đêm cho đến khi người đó tỉnh lại. Sáng hôm sau, sau khi trả tiền chủ quán, ông còn xin chủ quán tiếp tục chăm sóc dùm cho đến khi nạn nhân bình phục hẳn và không quên để lại một số tiền và nói: “Nếu cần xin cứ gửi phiếu tiền cho tôi, tôi sẽ hoàn trả lại”.

Hẳn ai cũng biết chuyện đứa con hoang đàng. Sau khi ăn chơi đàng điếm, tiêu hết phần gia tài cha mẹ chia cho thì đói rách thân tàn ma dại. Hắn bèn trở về mong xin được làm đầy tớ trong nhà để có ăn mà sống. Chưa dám mở miệng tỏ lòng ăn năn thống hối thì người cha đã hiểu, động lòng trắc ẩn, bảo gia nhân lấy áo mới mặc cho cậu, giày mới cho cậu đi, đeo nhẫn cho cậu….rồi mở tiệc linh đình ăn mừng đứa con lạc đường trở về!

Lòng trắc ẩn của Chúa Giesu đã chữa lành bệnh cho người đau ốm, nuôi ăn người đói khát, tha những món nợ kếch xù, chăm lo săn sóc những vết thương thể xác, đón chào những kẻ tội lỗi và đặt họ vào những chỗ danh dự. Chúa Giesu không giữ lòng trắc ẩn của Chúa cho riêng Chúa hay cất kỹ ở trên thiêng đàng. Người truyền dạy chúng ta: “Hãy thương mến, động lòng trắc ẩn như Cha các Ngươi động lòng trắc ẩn. Đừng vô cảm”.

Chúa Giesu thực sự đã làm nhiều điều vì lòng trắc ẩn hơn là những điều được nói trong Tin Mừng Marco hôm nay. Sự cảm động mãnh liệt của Chúa đã thôi thúc Chúa hành động vượt quá những gì mà một mục tử bình thường có thể làm được cho chiên của mình. Mục tử đích thực thì phải yêu mến tha nhân, tin tưởng vào Chúa, bắt chước Chúa và sống theo gương Chúa.
 

TÌM LÒNG TRẮC ẨN Ở ĐÂU?

Đôi khi, chúng ta cảm thấy chúng ta cần quá nhiều nhu cầu, mà lại là chiên không có chủ. Chúng ta tự hỏi: “Chúng ta có thể tìm kiếm lòng trắc ẩn này ở đâu để chia sẻ với người khác? Bình thường  khi cảm thấy cô đơn trước mặt Thiên Chúa, với chính mình, chúng ta mới hiểu được lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Không phải tình cờ mà Chúa bảo các tông đồ cùng với Người đi kiếm chỗ nào vắng vẻ yên tịnh để nghỉ ngơi một chút sau nhiều giờ làm việc cực nhọc. “Hãy đi vào nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi một chút.” Việc này không giống trường hợp của chúng ta tránh xa nơi ồn ào, bận rộn, hấp tấp hàng ngày để thư dãn thể xác. Tĩnh tâm của chúng ta là kiếm nơi yên tịnh để lòng được sáng suốt hầu phấn đấu với lòng trí mình trước mặt Thiên Chúa. Lúc đó chúng ta mới có thể suy gẫm, học hỏi được lòng Chúa thương xót chúng ta và trở thành kẻ có lòng trắc ẩn của Chúa Kito trong tiếp xúc hàng ngày của chúng ta với những nghịch cảnh của đời. 

ĐÔI LỜI KẾT: HƯỚNG DẪN MỌI NGƯỜI RA KHỎI SA MẠC

Xin mượn lời của Biển Đức XVI để kết thúc bài viết này. Đây là một trong những suy tư mạnh mẽ và sống động nhất về chủ đề chăn chiên với lòng trắc ẩn trong bải giảng của ngài ở lễ khánh thành sứ vụ Thánh Phero của ngài ngày 24-4-2005.

“Mục tử / cha xứ cần phải được linh hứng bởi lòng nhiệt tình thánh của chúa Kito: Đối với Chúa, có nhiều người tĩnh tâm trong sa mạc không quan trọng. Nhưng hãy để ý đến những loại sa mạc: Sa mạc nghèo khổ, sa mạc đói khát, sa mạc bỏ quên, sa mạc cô đơn, sa mạc tình yêu bị hủy hoại.

“Có loại sa mạc đen tối của Thiên Chúa, những tâm hồn trống rỗng không còn biết đến nhân phẩm hay mục đích của đời người. Loại sa mạc ngoại tại ở trên thế giới này đang lớn mạnh, bởi vì sa mạc nội tại phát triển quá nhiều. Do đó những kho tàng ở trên mặt đất này không còn dùng để tạo lập vườn Thiên Chúa cho tất cả mọi người sống nhưng dùng để phụng sự quyền lực, lợi dụng, bóc lột và phá hoại.

“Giáo Hội như một tổng thể cũng như các mục tử / cha xứ -giống như chúa Kito- phải xuất thế để hướng dẫn muôn dân thoát khỏi sa mạc, đi về nơi có sự sống, nơi tình bạn với Con Thiên Chúa, đấng ban sự sống –sự sống dồi dào- cho chúng ta.”

Tuần này chúng ta hãy cầu xin để có được ý thức, lòng trắc ẩn và can đảm. Hãy nguyện cầu Thiên Chúa cho chúng ta ý thức hơn nữa về những sa mạc đang phát triển lớn rộng mà ở đó chúng ta đang sống. Hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng trắc ẩn của Chúa vì những người thực sự là chiên mà không có người chăn. Hãy cầu nguyện xin lòng can đảm để hướng dẫn bạn bè ra khỏi sa mạc đi về hướng sự sống và tình bạn với chúa Kito là Chúa Chiên lành. Chúa của chúng ta, của cả nhân loại.


 

Fleming Island, Florida

July 2018

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!