Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TỰ KIỂM VÀ LÒNG KHIÊM TỐN

CHÚA NHẬT 26 B THƯỜNG NIÊN

Ds 11:25-29; Gc 5:1-6; Mc 9:38-43,45,47-48

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh   

 

Ngôn sứ là người được Thiên Chúa gọi để làm sứ giả và cắt nghĩa Lời Chúa. Lời Chúa đến với họ buộc họ phải nói ra.

Ngôn sứ Amos nói: “Thiên Chúa là Chúa tôi đã phán: ai không nói được tiên tri?” (Am 3:8). Jeremiah thất vọng vì không nói ra được sứ điệp của Chúa cho dân; nó như mắc nghẹn trong cổ: “Nếu tôi nói, tôi sẽ không nghĩ đến Người, hoặc có nói cũng không nhân danh Người. Nhưng Lời Người cứ như lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến hao mòn, nhưng con không thể nén được” (Gr 20:9).  Sứ điệp ở bất cứ hình thức nào, cái nhìn của một ngôn sứ thực của Israel phải là cái nhìn của Thiên Chúa vì nó đã thấm nhuần trong tư tưởng của họ. Mọi sự họ nhìn đều theo quan điểm của Thiên Chúa. Căn bản của sứ mệnh của các ngôn sứ là vâng theo Lời Chúa.

DÂN CHÚA PHẢI LÀ NGÔN SỨ

Trong bài đọc 1 hôm nay (Ds 11:25-29), Thiên Chúa đã lấy thần khí tiên tri của Maisen mà phân phát cho những người khác. Maisen trước đó đã than phiền với Chúa lá Chúa đã không cung cấp cho dân Israel tất cả mọi sự. Vì vậy Thiên Chúa đã hứa sẽ lấy thần khí tiên tri của Maisen truyền cho 70 vị bô lão, kể cả Eldad và Medah là hai người không hiện diện ở trại lúc đó.

Khi người giúp việc của Maisen là Joshua muốn chống lại hai vị này thì Maisen nói: “ Chú lại ganh ty thay cho ta à? Chớ gì toàn thể dân Chúa đều là tiên tri, và Thiên Chúa đã ban thần khí của Người cho họ!” (Ds 11:29). Maisen vui mừng vì thần khí đã được chia sẻ cho cả những người không hiện diện lúc đó cùng với các bô lão. Joshua đã tỏ ra ganh tỵ. Uy quyền về thần khí đã bị lợi dụng thái quá. Nó cần phải được dùng một cách cẩn trọng, khiêm tốn và công minh công bằng chính trực. Đây là điều cho thấy sự chia sẻ thần khí của Thiên Chúa thì rất khôn ngoan khéo léo và không có giới hạn. Thiên Chúa chính là thước đo.

THẾ GIAN GIẢ TRÁ

Bài đọc 2 nói về những kẻ giàu có bất chính (Gc 5:1-6) giúp ta nhớ lại các tiên tri trong Cựu Ước ( Am 8:4-8). Đây không có ý gây ảnh hưởng đến người giàu có, nhưng là một cảnh báo cứu độ đối với số phận của những tín hữu, những kẻ lợi dụng sự giàu sang quyền thế mà ức hiếp kẻ thấp kém nghèo khó là những kẻ sẽ được Thiên Chúa an ủi, được hưỡng vương quốc trên trời như đã hứa với những ai yêu mến Chúa và có niềm tin(Gc 2:5-7). Giacobe đã nêu lên hai cảnh đi song hành nhưng đối nghịch nhau (5:1-6; 4:13-17). Tuy nhiên với một giọng gay gắt nhưng không có nghĩa không cho họ lối thoái để hối cải. Dùng những từ như “mối ăn”, “hư nát” (5:2-3) là ý chỉ sự giàu sang trần thế là phù du mau qua. Ngoài ra vàng bạc là những thứ người đời quí trọng, chẳng bao giờ rỉ sét nhưng thánh nhân lại dùng tĩnh từ “rỉ sét” (c.3) để ám chỉ nó cũng chẳng có giá trị gì đối với Chúa.

Bài của thánh Giacobe không đi song song với hai bài kia, nhất là ở chỗ phần thưởng tinh thần đối với những người ở ngoài vòng trực tiếp của chúa Giesu và các tông đồ. Ở đây thánh nhân nặng lời với những kẻ giàu có lạm dụng nhân công, ăn cướp tiền lương của thợ và ỷ thế cậy quyền không trả lương cho thợ đúng với khả năng của họ. Người giàu đối sử bất công với thợ thuyền để có được nhiều tiền lắm của, giàu sang phú quí. Nhưng họ không biết rằng tất cả vàng bạc, áo quần sạng trong rồi cũng qua đi, cũng bị rỉ sét hoen ố. Họ không nhận ra Thiên Chúa là của người nghèo khó, vượt quá tất cả những gì người giàu cướp công của người nghèo mà không nhận ra. 

VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG THÁNH MARCO

 Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 9:39-43, 45, 47-48) gồm nhiều tư tưởng được góp lại với nhau một cách lỏng lẻo và phản ảnh vấn đề công đồng thánh Marco. Trước tiên là việc Gioan méc chúa Giesu có kẻ không thuộc nhóm của Chúa làm nhiều điều kỳ lạ (9:38), đã bị Chúa gạt đi không nghe (c 39-40). Thứ đến (c 4) là bất cứ ai cho các môn đệ uống thì thuộc về Chúa Kito. Thứ ba (c. 42), Chúa Giesu bế đứa trẻ vào lòng rồi phán chớ có làm gương xấu cho trẻ thơ.

Chúa Giesu giảng giải cho các môn đệ về việc họ muốn ngăn cản người ngoài nhóm làm nhiều điều kỳ lạ. Những câu 9:14-29 cho thấy Chúa đã quở trách các môn đệ đã không đuổi được quỉ ám khỏi một đứa trẻ. Nhưng họ lại ngăn cản người khác thành công chỉ vì người ta không thuộc về nhóm mình. Vấn đề quá rõ ràng là người lạ này đã không nhân danh Chúa Giesu mà hành động, nhưng nhân danh phe nhóm họ. Thái độ độc đoán và chấp nhất của các môn đệ cho thấy sự thành công của những kẻ không thuộc nhòm các ông đã trở thành mối đe dọa cho tình trạng chính danh của các môn đệ. Chúa Giesu đã đưa ra một kết luận: Chẳng ai lấy danh Thầy mà làm phép lạ, rồi sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng  ta ( (9:39-40).

GIÁ TRỊ CỦA TỰ KIỂM

Phần hai của bài Tin Mừng cho thấy chúng ta nện tự xét, tự kiểm để trở nên khá hơn. Các môn đệ là những người được Chúa Giesu trực tiếp kêu gọi nên xet lại cách sống và công việc mục vụ của mình. Hãy nói và làm thế nào để đừng ngăn cản con trẻ của Giáo Hội sống tốt và thánh thiện. Marco đã dùng lời Chúa Giesu quở trách những kẻ không sử dụng đúng cách công trình của Thiên Chúa. Tay,mắt, chân bạn nếu làm gương xấu cho người khác thì hãy chặt tay chân, móc mắt đi, bởi vì cụt tay chân hay mắt chột mà được vào thiên đàng còn hơn có đủ tay chân và mắt mà bị vào hỏa ngục khốn khổ đời đời. Dĩ nhiên Chúa không biểu phải chặt tay chân hay móc mắt; nhưng Chúa muốn chúng ta hãy dùng tay, chân, mắt, những cơ quan Thiên Chúa ban cho để làm điều hữu ích cho đời, cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau, đừng kiếm lợi lộc trần gian, bởi lẽ thế gian là giả trá. Vanitas vanitatum.

Mặc dù tư tưởng có vẻ rời rac, đoan Phúc Âm hôm nay đã cho chúng ta một thang thuốc chữa bệnh cám dỗ, ích kỷ, tham lam…rất hiệu nghiệm. Bản tinh con người là hay phán xét người, cho mình lúc nào cũng đúng và là tuyệt vời hơn người. Chúng ta thích làm khó, không hề nghĩ đến người khác. Thay vì đặt vấn đề, thắc mắc về những thành công của người hay nhóm khác, chúng ta nên coi lại chính việc làm và cuộc sống của chúng ta xem thế nào để biết mình biết người mà khiêm tốn.

TƯ TƯỞNG VỀ LÒNG KHIÊM TỐN

 Chúa Giesu đã nói: “Hãy học nơi Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường. Và tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:29). Đa số các thánh nhân đều cầu nguyện cho được khiêm nhường trong cuộc sống. Chúng ta hiện sống trong một xã hội và nền văn hóa đặt giá trị ở tự cao tự đại. Muốn thăng tiến phải cương quyết, ganh đua, khoe khoang thành tích của mình, trên đội dưới đạp và làm những điều đặc biệt khác thường.

Khiêm tốn là một đức tính khi một người tự biết mình là thiếu sót, muốn đặt mình trước Chúa và mọi người vì Thiên Chúa. Làm sao chúng ta có thể cân bằng giữa khiêm tốn và hiền hòa, cương quyết đủ để thành công trong thế giới hiện nay? Chúng ta có cần phải hy sinh cho người khác không? Trong cuộc sống công chính và ngay thẳng, chúng ta có thể làm việc thành công mà vẫn là nhà lãnh đạo khiêm tốn. Giữ địa vị cao và tinh thần trách nhiệm cũng phải cao cùng với những thành công và địa vị của mình…

Fleming Island, Florida

August 2018

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!