Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
GIẢNG HUẤN CỦA THÁNH PHAO LO (LỄ THÁNH PHAOLO TRỞ LẠI)

 

 

 Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Nhân Lễ Thánh Phaolo Tông Đồ trở lại, chúng ta thử suy niệm những Lời Giảng Huấn của ngài qua ngôn ngữ của chúng ta ngày nay, hơn 2000 năm về sau và ở mãi tận bên kia đại dương xa vời vợi nơi chôn nhau cắt rốn của ngài là Tarsus.  Chúng ta đã từng nghe và nói về một vấn đề nào đó của Phaolo nhưng có đem nó ra thực hành không? Dưới đây là những ý tưởng được gói ghém trong những câu rất quen thuộc:

- Cái dằm đâm vào da thịt.… (2Cr 12:7)

- Thư về lề luật… (2Cr 3:6)

- Chỉ trong nháy mắt, trong giây lát… (1Cr 15:52)

- Lương bổng của tội lỗi và ân huệ của Thiên Chúa… (Rm 6:23)

- Quyền bính phải có…. (Rm 13:1)

- Tất cả mọi sự cho tất cả mọi người… (1Cr 9:22)

- Mất ân sủng…. (Gl 5:4)

- Tranh đấu trong cuộc tranh đấu đẹp… (1Tm 6:12)

- Khổ nhọc vì yêu mến, vì tin, vì kiên nhẫn chịu đựng… (1Tx 1:3)

- Sẵn sàng chịu đựng người điên… (2Cr 11:19)

- Kẻ trộm trong bóng tối, ban đêm… (1Tx:5:4)

- Cội rễ tội ác là lòng tham…. (1Tm 6:10)

- Những chuyện hoang đường nhảm nhí của bà già… (1Tm 4:7)

VỚI PHAOLO, DÂN NGOẠI KHÔNG CẦN GIỮ LUẬT DO THÁI

Thánh Phaolo đã để lại dấu vết ngôn ngữ của dân ngoại trên những phần đất mà ngài chưa bao giờ đặt chân tới. Đó phải chăng là đánh giá quá hời hợt sự thành công và mức ảnh hưởng của ngài. Hãy thử nhìn qua bốn thư của Phaolo xem có thích hợp với cuộc sống chúng ta ngày nay không? Phaolo là người đầu tiên giảng Tin Mừng cho dân Galat. Vì họ là dân ngoại, nên ngài không đòi hỏi họ phải chịu phép cắt bì hoặc tuân theo luật của Maisen.  Ngài chỉ cần họ tin vào Chúa Kito để rồi được chia xẻ phần ân phúc của dân Do Thái/Israel. Thiên Chúa đã ban cho họ một phương cách cứu độ khác, khiến luật Maisen không còn hữu dụng nữa. 

ĐỐI VỚI DO THÁI, DÂN NGOẠI CẦN GIỮ LUẬT DO THÁI

Sứ vụ của Phaolo đã rất thành công đối với dân Galat. Họ đã đón nhận ơn Chúa Thánh Thấn rất nồng nhiệt. Họ chào đón Phaolo như một thiên sứ. Nhưng khi Phaolo ra đi thì những nhà truyền giáo khác, có lẽ là Kito hữu Do Thái từ Jerusalem đến Galatia thì lại giảng dạy Tin Mừng theo một cách khác. Họ cho rằng Phaolo đã không đả thông đầy đủ toàn thể Tin Mừng cho dân Galat. Họ biện luận vì Đức Giesu là đấng Thiên Sai người Do Thái nên dân Galat phải chịu phép cắt bì và tuân theo luật Maisen, nếu họ muốn chia sẻ đầy đủ ân phúc của thời đại công chính. Nói cách khác, dân Galat phải trở thành dân Do Thái trước khi trở thành Kito hữu.

         
THỜI NAY, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ
?

Vấn đề thánh Phaolo phải đối diện với dân Galat không phải là vấn đề của chúng ta. Nhưng trong đời sống Kito giáo lại nảy ra những vấn đề tương tự. Vậy “Chúng ta phải làm gì ?” Trong xã hội chúng ta, giá trị con người được xét đoán qua thành công, giàu sang, quyền uy, bằng cấp…. Chúng ta đánh giá chính chúng ta và mọi người qua những việc làm hoàn chỉnh và thành công.

Như vậy, đối với tín hữu Galat thì chỉ cần thêm luật Maisen vào điều mà chúa Kito đã làm. Đối với chúng ta, những Kito hữu ngày nay nên thêm ít điều vào những việc mà Thiên Chúa đã làm qua đức Kito. Đó không phải là luật Maisen, nhưng có thể là luật của Thành Công hay Hoàn Chỉnh. Sứ điệp Tin Mừng mà Phaolo truyền giảng cho tín hữu Galat cần phải được tiếp tục thông báo và loan truyền qua mọi thế hệ. Thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma có vẻ dài hơn thư gửi tín hữu Galat. Không chỉ dài hơn, có hệ thống hơn mà còn là một thư chính xác. Khán thính giả và hoàn cảnh của thư gửi tín hữu Roma khác với thư gửi tín hữu Galat. Khi Phaolo gửi thư cho một cộng đồng hỗn hợp gồm cả dân ngoại lẫn Do Thái, thì vấn đề nảy ra lại từ bên trong cộng đồng chứ không từ bên ngoài. Kito hữu gốc dân ngoại bây giờ ở thế thượng phong hơn và, nguy hiểm là họ dùng sức mạnh mới có được để ăn hiếp, đánh lại Kito hữu gốc Do Thái.


LIÊN HỆ GIỮA KITO HỮU GỐC DO THÁI VÀ GỐC DÂN NGOẠI

Thánh Phaolo đã phải đối diện với vấn đề thần học khá gay go phát sinh ra do vấn đề xã hội là sự liên hệ giữa Kito hữu gốc Do Thái và Kito hữu gốc dân ngoại. Làm sao họ có thể liên hệ với nhau trong Giáo Hội? Họ có thể phối hợp với nhau trên cơ sở bình đẳng hay nhóm này đứng trên nhóm kia?

Bổn phận của Israel trong lịch sử ơn cứu độ là cái gì? Mục đích của luật là gì? Thiên Chúa có trung thành với Israel hay bỏ rơi họ? Đối với tín hữu Roma thì  việc Thiên Chúa trung thành với họ là chính, là mục đích và là tiêu chuẩn.


 CẦN TIN VÀO ĐỨC KITO ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ

Có lẽ vấn đề Phaolo phải đối diện với tín hữu Roma ít có liên hệ với hoàn cảnh của chúng ta ngày nay. Nhưng hiện nay, Do Thái Giáo và Kito giáo có hai niềm tin riêng biệt. Hai cộng đồng Kito giáo gốc Do Thái và cộng đồng Kito giáo gốc dân ngoại này không cố gắng phấn đấu để cùng nhau sống chung. Như vậy phải chăng cộng đồng Roma khó có hy vọng sống còn? Bởi vì điều mà Thiên Chúa thực hiện nơi đức Kito là mọi người đều có thể liên hệ riêng với Thiên Chúa. Trong khi Phaolo nói về sự thống nhất giữa Do Thái và Dân ngoại thì chúng ta có thể tuyên xưng đoàn kết giữa người Kinh và người Thượng, dân da đen da màu và dân da trắng. Niềm tin vào chúa Kito đặt mọi người chúng ta ngang hàng trước mặt Thiên Chúa; không cần “một đòi hỏi nào khác” như giai cấp trong xã hội hay một đặc quyền đặc lợi nào đó.

Phaolo nhấn mạnh đến nhu cầu thiết yếu để có ơn cứu độ (Rm 1-3), bản tính của ơn cứu độ (Rm 5-8), sự trung tín của Thiên Cúa đối với dân người (Rm 9-11), và những thách đố của sức sống cộng đồng (Rm 12-15). Tin hữu Roma trả lời là cách thức của Thiên Chúa không thay đổi. Thiên Chúa thì luôn luôn đối sử với con người dựa vào niềm tin. Thiên Chúa đối sử với chúng ta ngày nay vẫn theo cùng một phương cách đó, dù bề ngoài đã thay đổi nhưng vấn đề thâm sâu bên trong vẫn như cũ, không hề đổi thay.

Chẳng có Giáo Hội nào giúp cho Phao lo nhiều cơ hội hơn là Giáo Hội Corinto. Những vấn nạn các cộng đồng đặt ra cho Phaolo để trả lời và những vấn đề ngài gặp phải cho thấy cộng đồng Corinto là một cộng đồng tín hữu sống động do trí phán đoán riêng của mình. Dù thánh Phaolo là người thiết lập cộng đồng cho họ, nhưng ngài vẫn bị họ chống đối. Thư thứ hai gửi tín hữu Corinto thì khó diễn tả. Hình như thư thứ nhất đã không giải quyết được nhiều vấn đề, và tình trạng xem ra đã  suy xụp khiến Phaolo phải thân hành đến gặp họ. Cuộc thăm viếng kết thúc là Phaolo bị xỉ nhực (2Cr 2:1-2)


CỘNG DỒNG CORINTO HIỂU LẦM VỀ ƠN ĐẶC SỦNG 

Tin hữu Corinto đã không phân biệt được hai tiếng “ đã / already” và  “chưa / not yet” của Phaolo. Họ đã bị mê mẩn vì những đặc sủng họ nhận được do Thánh Linh. Họ sung sướng hưởng thụ sự hiểu biết và khôn ngoan mới của họ vì tin rằng họ đã đang sống trong thời kỳ cánh chung. Thực ra chẳng có gì có thể đoán trước được. Vì vậy họ bám chặt vào các môn đệ  mà họ tin là có được đức khôn ngoan đặc biệt. Họ tin rằng họ được miễn nhiễm, không bị xác thịt cám dỗ. Họ đã không nhìn thấy cái nguy hiểm của dân ngoại vì thờ ngẫu tượng. Họ chầu mình thánh Chúa như là mừng cảnh thời cánh chung. Họ thần thánh hóa ngôn ngữ. Họ cảm thấy như là họ không còn cần sự phục sinh tương lai. Họ mê mẩn tưởng đến những vị tông đồ “siêu phàm”!


 KHÁC BIỆT GIỮA VINH QUANG VÀ THÁNH GIÁ

Trả lời của Phaolo cho tin hữu Corinto là lời tuyên xưng Chúa Giesu bị xỉ nhục trên thập giá: “Chúng ta giảng day về chúa Kito bị đóng đanh giống như đá tảng rơi lên đầu dân Do Thái, là điều điên rồ đối với dân ngoại.” Ngài nhắc cho họ biết Mình Thánh Chúa là một tuyên xưng “Chúa chịu chết cho đến khi Chúa lại đến.” Điều quan trọng hơn cả -Phaolo nhấn mạnh- nỗi đau khổ của chúa Kito là dấu chỉ tính môn đệ của ngài đã được chính thức hóa: “Chúng ta đau khổ mọi bề…..luôn luôn mang trong mình cái chết của chúa Giesu Kito”. Phaolo chông đối loại thần học vinh quang của tín hữu Corinto bằng thần học Thánh Giá. Ngài biện luận, vinh quang phục sinh chính là hy vọng ở tương lai, dù nó chưa đạt tới. Trong khi đó, người Kito hữu phải chia sẻ nỗi đau khổ của chúa Kito nếu họ còn hy vọng ngày Chúa trở lại.
 

LỜI KẾT: PHẢI QUA THÁNH GIÁ MỚI TỚI ĐƯỢC VINH QUANG

Mọi thề hệ Kito hữu đều dễ dàng bị mê hoặc bởi nền thần học vinh quang là không hiểu biết hoặc bỏ qua Thánh Giá. Cái nguy hiểm của xã hội tiêu thụ ngày nay là lẫn lộn giữa đời sống thánh thiện và đời sống đầy đủ. Trong nền văn hóa đa dạng thì lại có rất nhiều cám dỗ thu hút con người sống như là ơn cứu độ tron vẹn đã đến. Giải quyết vấn đề của chúng ta theo thánh Phaolo vẫn còn giá trị dù nó cách đây đã cả hơn 2000 năm. Đời sống người Kito hữu phải đi qua con đường thánh giá trước khi đạt tới cuộc phục sinh vinh quang.

Các thư thánh Phaolo vẫn là những câu trả lời chính xác và thiết thực. Bổn phận của chúng ta là đặt những câu hỏi và giải dáp chúng bằng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 Fleming Island, Florida

Jan  2019

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!