Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIESU TRONG ĐỀN THÁNH

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Hôm nay ngày 2-2-2019 là lễ Tiến Dâng Đức Giesu cho Đức Chúa Cha trong đền thánh, Giáo Hội Phương Đông gọi là lễ Hypapante (1). “Mùa Giáng Sinh”, là “khởi điểm” của ơn Cứu Độ, nhắc nhở chúng ta màu nhiệm con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vì là người, đức Giesu cũng phải tuân theo luật Maisen là tiến dâng mình trong đền thánh.

CUỘC TRÙNG PHÙNG: SIMEON, ANA VÀ CON TRẺ GIESU

Đến ngày giờ đã định, Maria và Giuse đi lên đền thánh Gierusalem để tiến dâng đức Giesu cho Thiên Chúa “theo như luật định”: “Tất cả con trai đầu lòng phải được dâng hiến cho Thiên Chúa. Để làm của lễ, người ta thường hiến một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non”(Lc 2:24). Maria và Giuse nghèo, nên không có được một con chiên để dâng cho Chúa, nhưng với thiện chí và lòng yêu mến Thiên Chúa, các ngài đem một cặp chim non tinh tuyền. Các ngài đâu có biết rằng của lễ mà họ đang ôm trong vòng tay chính là “Con Chiên Thiên Chúa” như Gioan Tiền hô đã tuyên bố.

Việc tiến dâng Đức Giesu cho Thiên Chúa Cha đã được hoàn thành trong đền thánh là bước khởi đầu cho cuôc dâng hiến trọn vẹn trên thập giá. Cử chỉ vâng lời này là một nghi thức hợp hiến, một ứng nghiệm không do đức Giesu hay mẹ Maria đòi hỏi. Nó là một bài học về đức khiêm nhường được thể hiện qua cảnh đức Giesu và mẹ Maria nơi máng cỏ sơ sài trong mùa đông giá lạnh.

Thiên Chúa tỏ mình như một con trẻ yếu đuối, vô tư, nghèo nàn nhưng tinh tuyền. Chỉ có một trái tim trong sáng và tinh tuyền mới nhìn ra đó là Thiên Chúa. Chỉ những ai biết cải đổi tâm tư, từ bỏ cách nhìn và suy nghĩ thế tục mới có thể “nhận ra” Thiên Chúa đang thể hiện trong cuộc sống của loài người, và có thể hiểu được những việc Thiên Chúa làm. Trong số những trái tim tinh tuyền ấy có ông Simeon và bà Ana là ái nữ của Phanuel thuộc chi họ Asher. Lúc mẹ Maria tiến dâng Chúa trong đền thánh có ông Simeon là người được Thần Linh Thiên Chúa run rủi đến đó để được gặp đức Giesu. Simeon có nghĩa là “Thiên Chúa đã nghe”, và sự mong chờ của ông đã được toại nguyện (Lc 2:25-26). Bà Ana đã luống tuổi, cũng là một nhân vật đặc biệt có mặt trong đền thánh lúc đó. Bà góa chồng và ở vậy, ngày đêm sống trong đền thờ, ăn chay cầu nguyện thờ lạy Thiên Chúa. Bà cũng chạy đến gần đức Giesu và tôn vinh Thiên Chúa, rồi tung hô con trẻ với mọi người là đấng Cứu Chuộc Jerusalem (Lc 2:36-38).

Trái tim tinh tuyền và con mắt tinh đời đã giúp Simeon nhận ra con trẻ này chính là đấng thiên sai như các ngôn sứ đã nói mà mọi người từng chờ đợi từ lâu cả hàng thế kỷ. Ông già Simeon là “người công chính và ngoan đạo đang mong chờ sự an ủi của Israel” (Lc 2:25), được Thánh Thần Chúa thúc đẩy đi vào đền thánh để chúc mừng con trẻ trong vòng tay của mình thay cho dân tộc ông và tất cả các dân tộc khác.Với lòng đầy thiện chí và con mắt tinh tuyền, vị ngôn sứ già này đã nhận ra con trẻ chính là đấng Cứu Thế. Ông đã nói tiên tri: Con trẻ này sẽ là Ánh Sáng (2)  mà mọi ngưởi đã mong đợi từ lâu. Ánh sáng này sẽ là đầu đề cho nhiều người kình chống nhau, không phải đầu đề phục sinh, bởi vì họ sẽ không thể chào mừng ánh sáng Lời Chúa là đấng đã vạch ra mọi ý nghĩ, tâm tư của con người.

Một nhân vật khiêm tốn khác đã đón chào Thiên Chúa đến viếng đền thánh là bà Ana. Người đàn bà này, nhờ ân sủng Thiên Chúa, đã được diễm phúc và có cơ may nhìn mặt Thiên Chúa qua con trẻ Giesu. Nhận người đàn bà đó là đại diện cho loài người, cho nhân loại quả là chính đáng, vì mục đích cuối cùng của loài người là được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa. Bà là góa phụ nên không có hôn phu cũng như nhân loại đang cô đơn góa bụa không có Thiên Chúa. Người phụ nữ này nhờ hồng ân đã được nhìn thấy Chúa mặt giáp mặt và hân hoan vui mừng như chú rể vui mừng trước sự hiện diện của cô dâu và cô dâu trước mặt chú rể. Người phụ nữ này là đại diện của cuộc hôn nhân sau cùng của Jerusalem trên thiên đàng khi loài người gặp chàng rể. Thực sư, tất cả chúng ta đều là những “góa bụa” trong lễ cưới. Bà Ana cuối cùng đã ca tụng tôn vinh Thiên Chúa trong nỗi vui mừng khôn tả -dù bà vẫn ngày đêm ăn chay hãm mình- nói về con trẻ cho mọi người đang chờ mong ơn cứu chuộc và được giải phóng. Con Trẻ này chính là sự giải phóng cho muôn dân.  

MARIA VÀ GIUSE

Chúng ta đã trình bày hai nhân vật đặc biệt đón chào con trẻ Giesu trong đền thánh. Còn hai nhân vật nữa chúng ta không thể bỏ qua được là mẹ Maria và thánh Giuse: “ Khi đến lễ thanh tẩy, theo luật Maisen, các ngài đem đức Giesu lên đền thánh để dâng cho Thiên Chúa (Lc 2:22). Ước vọng dâng tiến này vượt quá cả ý nghĩa bình thường của nghi thức tế lễ (Chân Phước Gioan Phaolo II, Mirialis Cultus #20). Hình thức tiến dâng trong ngày lễ hôm nay phải được hiểu như một sứ điệp có tính thánh thiêng có khả năng thôi thúc biến cuộc sống của mỗi người chúng ta thành của lể hiến dâng cho Thiên Chúa.

Theo Phúc Âm thì tất cả con trai đầu lòng đều phải tiến dâng đúng với luật Maisen, vì đứa con đó là con thánh và thuộc về Thiên Chúa (Lc 2:22-23). Nhưng việc tiến dâng đức Kito không phải chỉ là làm theo luật mà còn để cho ứng nghiệm lời tiên tri. Vì Chúa muốn cộng tác với loài người chúng ta nên “Lời Chúa” đã trở nên “con đầu lòng của nhiều anh em khác” và Chúa đã tự hiến dâng mình để cứu chuộc họ. “Vì lý do đó, khi đến thế gian -Người nói- Thiên Chúa đã không muốn hi lễ và hiến tế, nhưng đã chuẩn bị cho con một thân thể….Bấy giờ con mới thưa, lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài (Dt 10:5-7). Suy niệm việc Đức Giesu Kito thi hành ý định này, chúng ta thấy chinh đức Kito đã biến mạng sống và nhân tính của Người làm “của lễ đẹp lòng Thiên Chúa.”

Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm Thiên Chúa, bởi vì chúng ta muốn cám ơn Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta một tặng vật đặc biệt, một hoa trái đầu mùa tuyệt vời là của lễ Chúa Kito đã tận hiến mạng sống mình cho loài người chúng ta.

Ngày nay chúng ta vẫn có những người, cả nam lẫn nữ, đang theo Chúa Kito, yêu mến Người với trọn vẹn cả hồn lẫn xác, hoàn toàn tự do, tự nguyện qua việc thực thi Tin Mừng, lấy chúa Kito tự hiến tế chết trên thập giá làm căn bản.

Nhìn về các nữ đồng trinh tận hiến, chúng ta có thể chắc chắn là chúa Kito chết và sống lại cho chúng ta như họ tuyên xưng, không phải bằng những lời nói xuông, mà bằng chình cuộc sống của họ. Vậy thì đâu là cốt lõi của sự quyết định của những người nữ này? Họ đã quyết định họ hoàn toàn và chỉ  thuộc về con người đức Kito mà thôi. Họ đã tận hiến con người họ bây giờ và trọn đời. Cuộc sống khác biệt của họ nói lên căn tính đặc thù con người của họ hoàn toàn ở trong chúa Kito và được chúa Kito nắm giữ mà không hề chống cự. Những con người tận hiến này chỉ muốn nghỉ ngơi trong chúa Kito và hoàn toàn gắn bó với Người (RCV n.24). Gương mẫu của họ quả là tuyệt hảo, đúng như mẹ Maria xưa kia đã nói: “Lạy chúa tôi, tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hãy làm cho tôi như lời Chúa phán (Lc 1:38).

Bắt rễ hoàn toàn nơi chúa Kito, những con người tận hiến này là biểu tượng hoàn hảo của cuộc sống người Kito hữu, đã đáp ứng hoàn toàn mọi đòi hỏi như chúa Giesu đã làm. Chúng ta hãy cầu chúc họ trung thành với ơn gọi, bởi vì tất cả các tín hữu, các phối ngẫu, mục tử của Giáo Hội đều tin tưởng vào đó, nhìn thấy trong đó bản tính sâu xa của đời sống Kito hữu.  

ĐÔI LỜI KẾT

Chúng ta mừng trọng thể lễ Tiến Dâng Chúa Giesu trong đền thánh tức mừng cuộc hội ngộ giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Ngày nay, khi những người con đầu lòng được tiến dâng cho Chúa thì ngay lập tức họ cũng có được ơn cứu độ. Chúng ta hãy tự hỏi chúng ta có thực sự sẵn sàng, cùng với Người, hiến dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất của chúng ta cho Thiên Chúa Cha để rồi được Người ban lại ơn phúc cho chúng ta không? Chúng ta có dùng những ơn phúc đó làm ánh sáng soi đường cho những kẻ đang tìm kiếm Thiên Chúa, chúc bình an và niềm vui cho họ. “Niềm vui không phải là được sung sướng vì của cải vật chất, mà là được Thiên Chúa yêu thương, trở thành tặng vật cho tha nhân và yêu thương nhau (Biển Đức XVI, bài giảng Angelus 13-12-2009). Đó là ơn phúc mà chúng ta cầu xin Thiên Chúa để rồi đem chia sẻ nó với những người anh chị em chúng ta như đức Phan Sinh đã làm vào buổi gặp gỡ đầu tiên với Giáo Hội và thế giới sau khi ngài vừa được bầu làm giáo chủ.

 ___________________________  

(1)- HYPAPANTE: Kito giáo Đông Phương gọi lễ Tiến Dâng Chúa trong đền thánh là Hypapante nghĩa là gặp gỡ. Sau khi đức Giesu sinh ra được 40 ngày thì Người được mẹ Maria và ông Giuse đem lên đền thánh Jerusalem để tiến dâng cho Thiên Chúa theo như luật Maisen và đặc biệt để gặp gỡ những người Vui Mừng và Tin Chúa. Với danh hiệu “Gặp Gỡ / Hypapante”, Giáo Hội Byzantine đặc biệt nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ giữa đức Giesu và ông già Simeon, tức giữa người mới và người cũ. Đây là lễ mừng cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa -qua trung gian Con Thiên Chúa làm người- với loài người và với mỗi người chúng ta. Cuộc gặp gỡ này xẩy ra trong đền thánh là trung tâm đời sống Giáo Hội cũa người Kito giáo, cũa mỗi người chúng ta. Ông Simeon và bà Ana là biểu tượng cho sự chờ mong của toàn thể dân tộc Israel, và cuối cùng vì cuộc gặp gỡ này họ đã được toại nguyện. Lễ này cũng gọi là lễ Ánh Sáng mà ta thường nói là Lễ Nến (Lc 2:30-32) đã bắt nguồn từ Giáo Hội Đông Phương. Đến thế kỷ VI lễ đã lan tới Phương Tây với những biến đổi khác nhau. Ở Rome, lễ có tính thống hối nhiều hơn, và ở Gaul với phép lành trọng thể và rước nến. Nghi thức ban phép lành và rước nến rõ ràng nhất là ở thế kỷ X, là do linh hứng bởi lời ông Simeon: “Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu chuộc của ngài, đã được chuẩn bị cho mọi dân tộc được thấy, là ánh sáng thể hiện cho dân ngoại” (id Lc 2:30-32). 

Cho đến khi canh tân lịch phụng vụ, lễ này được gọi là lễ Thanh Tẩy Đức Maria Rất Thánh Đồng Trinh, để kỷ niệm giây phút lịch sử của Thánh Gia, được kể nơi chương 2 Tin Mừng Luca, trong đó đức Maria, theo luật, sau khi sinh chúa Giesu 40 ngày, đã đem đức Giesu lên Jerusalem để tiến dâng cho Thiên Chúa, đồng thời thi hành nghi thức Thanh Tẩy. Vào năm 1960 Phụng Vụ cải tiến lại lấy danh hiệu nguyên thủy là lễ “Tiến Dâng Chúa”.

 (2)-. ÁNH SÁNG / LỄ NẾN là dấu hiệu Thiên Chúa huy hoàng của đấng đang đến để xua đuổi bóng tối ma quỉ, đồng thời làm cho toàn thế giới bừng sáng do ánh sáng vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nến của chúng ta sẽ sáng rực khi chúng ta gặp chúa Kito.  

Me Maria đức nữ đồng trinh đã mang Ánh Sáng thực trong cánh tay mình và đem Người đến cho những kẻ đang đi trong tối tăm. Chúng ta cũng phải mang ánh sáng ấy đến cho mọi người và phản chiếu hào quang ánh sáng thực khi chúng ta đi đến gặp Người.  

Ánh sáng đã đến và chiếu sáng trên thế giới đang bị bóng tối bao phủ. Ngày Xuân từ trời cao xuống viếng thăm chúng ta và ban ánh sáng cho những ai đang sống trong tăm tối. Vậy ngày lễ hôm nay chúng ta hãy tham gia cuộc rước nến để khám phá ra ánh sáng đang chiếu rọi trên chúng ta và qua Người chúng ta được thừa hưởng hào quang của Người. Vậy chúng ta hãy mau mau cùng nhau đi gặp Thiên Chúa của chúng ta.  

Ánh sáng thực đã đến, ánh sáng chiếu rọi trên từng người được sinh ra trên thế giới này. Tất cả chúng ta, những người anh em của tôi, phải được chiếu sáng và nhờ hào quang của ánh sáng ấy chiếu tỏa muôn nơi. Chúng ta hãy chia sẻ sự huy hoàng tràn đầy ánh sáng ấy với mọi người để không ai còn sống trong bóng đêm đen tối dày đặc. Chúng ta hãy tự soi sáng chúng ta khi chúng ta cùng nhau đi gặp ông già Simeon và cùng với ông đón nhận ánh sáng hào quang vĩnh cửu.  

Vui mừng cùng với Simeon, chúng ta hãy hát thánh ca cảm tạ Thiên Chúa là Cha của ánh sáng, là người sai ánh sáng thực xuống để phá tan bóng tối và cho tất cả chúng ta được chia sẻ vẻ huy hoàng ấy.

Qua con mắt Simeon, chúng ta cũng nhìn ra ơn cứu độ của Thiên Chúa đã được chuẩn bị cho mọi quốc gia dân tộc và được biểu lộ như là vinh quang của một tân Israel, cũng là của chính chúng ta. Simeon được giải thoát khỏi những ràng buộc của cuộc đời khi ông nhìn thấy chúa Kito. Chúng ta cũng sẽ được như vậy, khi chúng ta từ bỏ tình trạng tội lỗi.

 Nhờ niềm tin, chúng ta cũng được bao bọc bởi đức Kito khi người đến với chúng ta ở Bethlehem. Trước kia chúng ta là dân ngoại, nay chúng ta trở thành thần dân của Thiên Chúa. Mắt chúng ta đã nhìn thấy Thiên Chúa làm người. Vì chúng ta đã nhìn thấy Người hiện diện giữa chúng ta và linh cảm thấy Chúa nằm trong vòng tay chúng ta nên chúng ta được gọi là tân dân Israel.  

Không bao giờ chúng ta có thể quên được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng ta. Hàng năm chúng ta giữ lễ này trong niềm tin yêu, tôn kính và thờ lạy Thiên Chúa

Fleming Island Florida  Fev 2019

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!