Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐẰNG SAU NHỮNG BẤT ỔN Ở TRUNG ĐÔNG

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 Biểu tình và phá phách đã khiến các chính quyền ở Bắc Phi và Trung Đông lung lay. Phải chăng chế độ Dân Chủ đã thành công? Chúng ta có thể thấy được gì đặc biệt đã được ghi trong Kinh Thánh?

     Một thế kỷ trước, sử gia David Fromkin đã viết trong sách của ông tựa đề A Peace to End All Peace: “ Ở Tây Phương ít người…….đã biết và để ý đến những điều đang xẩy ra ở những đế quốc không còn hoạt động mạnh như Ottoman Sultan hay Persian Shah” (1989, tr.25).

     Ngày nay ít ai có thể tin được là một trăm năm trước có người đã nhìn thấy một kho tang vĩ đại ở Trung Đông hay Bắc Phi. Quả thật “ít người biết hoặc để ý đến những điều đã xẩy ra ở đó”.

     Nhưng vào thế kỷ trước, tất cả mọi sự đã đổi thay.

     Dầu khí là một lý do. Đây là kho dự trữ dầu lớn nhất thế giới, do đó các nước Tây Phương đã thi nhau nhảy vào để chiếm phần.

     Lý do nữa là quốc gia Israel trước năm 1948 đã không có mặt ở Trung Đông cả 2000 năm. Trong khi đó Hồi Giáo đã thống lãnh cả 14 thế kỷ khắp Bắc Phi và toàn thể Trung Đông.  Những Kito hữu và Do Thái giáo thì là thiểu số sống rải rác đó đây. Bất thần quốc gia Do Thái được khai sinh đã làm chấn động cả vùng, gây cảnh thù nghịch với cả hàng trăm triệu dân Ả Rập trong vùng. Tranh chấp đã xẩy ra.

     Rõ ràng việc thành lập quốc gia Israel đã là ngọn lửa làm nóng bỏng cả vùng.

 

CHIẾN TRANH KẾT THÚC CHIẾN TRANH - HÒA BÌNH KẾT LIỄU HÒA BÌNH

     Thế chiến I đã là căn nguyên thứ ba của những khúc mắc và phiền phức ở Trung Đông. Trước năm 1914 vùng này dưới quyền cai trị của “Ottoman Sultan / Persian Shah”, nhưng sau thế chiến I toàn miền rộng lớn này bị xé nát chia thành 22 quốc gia Ả Rập thù nghịch với Iran (Perse=Ba Tư) và Israel. Một số khác lại thù nghịch với nhau.

     Cảm nghiệm về thế chiến I mà Fromkin viết sách với đầu đề “The War to end all wars=Chiến tranh kết thúc mọi chiến tranh.” Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, Field Marshal Earl Wavell, một sĩ quan dưới quyền ông tướng Anh thắng trận ở Trung Đông là Edmund Allenby, đã tiên đoán: “Sau khi ‘Chiến Tranh kết thúc chiến tranh’, hình như xem ra họ có vẻ thành công ở Paris lúc ký kết hiệp ước ‘Hòa bình kết liễu Hòa bình.’”

      Gần một thế kỷ sau, vùng này đã trở thành căn nguyên chính của chiến tranh thế giới sau nhiều thế kỷ tương đối bằng yên dưới triều đại Ottomans.

 

ƯỚC VỌNG THÀNH LẬP ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO [1]

     Một lý do khác nữa cần thêm là ước vọng của Osama bin Laden và nhiều tay khác là muốn tái lập một chế độ giáo sĩ trị Hồi Giáo đã một thời thống lãnh toàn vùng và nhiều nơi, mà hiện đã mất cả thế kỷ nay từ khi đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ thua trận trong thế chiến I.  

     Trong đầu những tên Hồi Giáo cực đoan như Bin Laden thì sẽ không bao giờ có hòa bình cho đến khi chế độ giáo sĩ trị được tái lập. Hy vọng của họ là những xáo trộn, rối loạn sẽ là đường dẫn họ tới đích. Giấc mơ của họ là một ummah, tức cộng đồng Hồi Giáo  thống nhất dưới quyền của một giáo sĩ sống theo luật Hồi Giáo sharia –bao trùm trước tiên là những địa danh hiện có và đã có những người Hồi sống, trải dài từ Tây Ban Nha đến Indonesia và sau cùng là toàn thế giới.

     Những lời tiên tri trong Kinh Thánh tuy nói rõ ràng về kết quả cuối cùng của những rối loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, nhưng không chỉ ra những chi tiết về những biến cố từ bây giờ đến lúc đó. Tuy nhiên nó cũng cho chúng ta một khái niệm cần phải chú ý.

     Rõ ràng Trung Đông là trung tâm điểm của những lời tiên tri trong Kinh Thánh.

 

RỐI LOẠN NHẮM VÀO TRUNG ĐÔNG

     Khi các môn đệ hỏi Chúa Giesu Kito về những biến cố báo trước ngày Chúa trở lại lần thứ hai, thì Người trả lời: “Khi thấy thành Jerusalem bị quân lính vây hãm, anh em hãy biết rằng đã đền gần ngày khốc hại của thành” (Lc 21:20)

     Jerusalem là thị trấn có chiến tranh nhiều hơn bất cứ một thị trấn nào khác trên thế giới. Thế kỷ vừa qua, Jerusalem đã là trung tâm chiến tranh của vùng trong bốn cuộc chiến khác nhau (1917, 1948, 1967 và 1973), tuy chỉ là chạm trán nhỏ nhưng lại xẩy ra rất thường xuyên. Đồi Đền Thờ ở chính giữa Jerusalem Cổ là nơi có nhiều tranh cãi nhất trên thế giới về đất đai và nhà cửa. Nó là nơi thánh đối với dân Do Thái vì là nơi vua Solomon, Zerubbabel và Herod đại đế đã xây đền thờ ở đó. Đối với người Hồi nó là nơi mà họ cho rằng Muhammad đã từ đó bay về trời.

     Lời tiên tri trong Cựu Ước cho thấy dân Do Thái ( chi ho Judah) sẽ tái đinh cư tại Đất Thánh trước khi Chúa Giesu trở lại lần thứ hai. Judah là hình ảnh nổi bật vào ngày tận cùng: “Này đây, hỡi Jerusalem, ngày Chúa đến……Ta sẽ tập họp mọi dân tộc về Jerusalem để giao chiến…..Rồi Thiên Chúa sẽ tiến ra và chiến đấu đánh lại các dân tộc ấy…..Và ngày đó Người sẽ đứng trên núi Cây Dầu, đối diện với Jerusalem ở hướng Đông……Cả Judah cũng chiến đấu ở Jerusalem” (Dcr 14:1-4, 14).

     Rõ ràng, những lời tiên tri này là nói về tương lai. Thị trấn Jerusalem cũng là trung tâm niềm tin Kito giáo, vì là nơi Chúa Giesu chịu chết, táng xác và sống lại cùng nhiều biến cố khác xẩy ra trong cuộc đời và hành trình mục vụ của Người. Những quốc gia bên ngoài Trung Đông cũng được hưởng lợi ích của vùng này.

     Điều đáng chú ý hiện nay là hàng triệu Kito hữu đang chờ mong ngày trở lại lần thứ hai của đấng thiên sai, trong khi người Do Thái chờ mong ngày đến lần đầu của Người, và hàng trăm triệu người Hồi đang mong đợi hình ảnh một đấng thiên sai của họ, “the mahdi” tức đấng “dìu dắt” họ xuất hiện. Điều này lại như thêm lửa đốt cái nồi Trung Đông đang nóng thành nóng hơn vì nhiều vấn đề phức tạp hơn.

 

BIỂU TÌNH, ĐẬP PHÁ LÀM  RUNG ĐỘNG TRUNG ĐÔNG

     Thêm vào những điều đó, nhiều biến cố gần đây lại nổi lên ở trong vùng.

     Những vấn đề này có thể lan rộng ra ở trong vùng làm cho kinh tế khủng khoảng khiến nhiều người nhất là những người trẻ có cảm tưởng mình mất mọi quyền lợi. Biểu tình phá phách khắp vùng đã là cơ hội cho nhiều tổ chức lợi dụng khiến giá thực phẩm lên cao, nạn thất nghiệp tăng.

     Dĩ nhiên, Trung Đông không phải là vùng duy nhất bị ảnh hưởng. Âu Châu cũng có  biểu tình đập phá khi cuộc sống gặp cảnh khó khăn. Hàng triệu người trên thế giới thấy mình nghèo khổ và thiệt thòi cũng đứng lên tranh đấu cho những nhu cầu căn bản của con người là thực phẩm, công ăn việc làm và nhà cửa.

     Tại Tunisia, vì quá tuyệt vọng Mohamed Bouazizi nổi lửa tự thiêu ngày 17-12-2010 đã kich động những cuộc biểu tình đâp phá. Đúng bốn tuần lễ sau, TT Tunisia phải bỏ nước chạy trốn qua Saudi Arabia sau 24 năm cầm quyền, kết thúc các chế độ độc tài ở Bắc Phi. Tất cả những điều Bouazizi muốn là giúp anh và gia đình anh những nhu cầu sống tối thiểu, nhưng chính quyền tham nhũng cứ bắt anh phải hối lộ để được tiếp tuc làm ăn buôn bán để sống. Một tình trạng rất phổ thông trên thế giới. Nhất là Việt Nam.

     Với Tunisia như một súc tác, bất ổn đó lan tới Ai Cập và đem lại cùng một kết quả. Một chế độ độc tài từng ngự trị hơn 30 năm phải xụp đổ. Chưa hết. Bất ổn còn nhanh chóng lan đến những quốc gia khác ở trong vùng. Những quốc gia này cấp kỳ hoặc loan báo cải tổ hoặc mạnh tay đàn áp mọi chống đối để tiếp tục nắm giữ quyền lực.

     Tất cả các cuộc biểu tình chống đối khắp Trung Đông đều đồng loạt tạo cảnh thất nghiệp, giá cả thực phẩm lên cao, mọi tự do căn bản không có, điều kiện sinh sống nghèo nàn khiến mọi người mất hết hy vọng.

     Ở Tây Phương, hy vọng Tự Do Dân chủ nổi lên nhưng phải mất một năm trời mới xẩy ra cuộc cách mạng giải phóng. Năm 1989 chế độ độc tài cộng sản xụp đổ, người dân mới  thoát khỏi cảnh độc tài áp bức, có được không khí tự do hơn.

     Nhiều nước ở Bắc Phi và Trung Đông cũng muốn có tự do dân chủ nhưng không nhất thiết phải là dân chủ kiểu Tây Phương. Còn quyền bình đẳng nữ giới và tôn giáo thì sao? Điều này xem ra không thấy xẩy ra trong thế giới Ả Rập!

 

THỰC TẾ SAU NHỮNG BIẾN CỐ Ở AI CẬP

     Trên tờ The Wall Street Journal ngày 29-3-2011, cựu chủ bút tờ The Jerusalem Post, một chuyên viên về Trung Đông là Bret Stephens đã viết một bài nhan đề “Ai Cập Ngất Ngư / Egyp –The Hangover”: “’Tây Phuong xem ra đã bị cách mạng dân chủ thế tục khuất phục,’ -lời của Mahmoud, một ông bạn Ai Cập-  ‘Bây giờ cái huyền thoại đó đã đổ vỡ rồi. Điều này có nghĩa là hoặc chế độ cũ –chế độ quân phiệt- vẫn cầm quyền hoặc chúng ta tiến tới để cho Hồi Giáo thống trị.’

     “Giáo Hội Copt ở Ai Cập [2] chiếm chừng 15% dân số và là nhóm không phải Hồi Giáo lớn nhất ở bất cứ nơi nào ở Trung Đông. Họ đau buồn không phải là không có ly do chính đáng. Dù những người biểu tình phản đối ở Tahrir đã đưa ra ý tưởng đoàn kết liên tôn, nhưng ý tưởng đó đã nhanh chóng trở thành nọc độc cho nguyên tắc của một tiền Tahrir. Khoảng đấu tháng 5, 2011, một nhà thờ thuộc giáo hội Copt ở phía Nam Cairo đã bị thiêu hủy hoàn toàn. Bề ngoài thì vì câu chuyện tình ngang trái giữa Coptic và Hồi Giáo. Nghe thì có vẻ khôi hài nếu nó không xẩy ra thường xuyên ở Ai Cập và không đưa đến kết quả chết người khủng khiếp như vậy.

     “Cộng đồng Coptic bị đe dọa cũng cho thấy ngoài phe Hồi Giáo Huynh đệ còn có Hồi Giáo Salafis cực đoan hơn, có thể nói là Hồi Giáo nguyên thủy (originalists). ‘Vấn đề không phải là từ ngày có cách mạng mà họ trở nên mạnh hơn, mặt dày mày dan hơn –Mahmoud diễn giảng. Không có phản công lại những ưu thế của họ trên hè phố ở một số khu dân nghèo. Họ không sợ chính phủ, không sợ bị truy tố.’

     “Ahmed, một anh bạn khác của Mahmoud dừng lại nói chuyện. Anh là tay vẽ quảng cáo vừa có được việc làm ưng ý tại một cơ quan quảng cáo hai ngày trước khi cuộc biểu tình phản đối bắt đầu ở Tahrir. Nhưng ít ngày sau anh lại mất việc và hiện anh vẫn thất nghiệp. Dù bây giờ người ta đã quên câu chuyện dó, nhưng bảy năm trước thì kinh tế ở Ai Cập tương đối khá nhờ chương trình giải phóng của cựu thủ tướng Ahmed Nafiz –một chương trình cổ điển đòi hỏi phải có kết quả sau cuộc cách mạng.

     “Nhưng bây giờ chuyện đó đã là quá khứ.  Những nhà đầu tư ngoại quốc họ cẩn thận hơn ở Ai Cập kể cà khách du lịch. Và hội đồng quân nhân hiện đang điều hành quốc gia lại làm chuyện “săn phù thủy” những người có liên hệ với văn phòng của những thương gia là những người đã từng làm cho Ai Cập có những năm phát triển nhanh chóng nhưng bây giờ lại phải đóng vai ma đầu tùy tiện để phục vụ cho giới quân nhân đang hăm hở đứng về phía Hồi Giáo cơ bản (Fondamentalism).

     “Sau này tôi trở lại khách sạn để nghe ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates và đại sứ Margaret Scobey nói về sự phát triển quốc gia. Ai có thể tin được những người dân thường Ai Cập hay một tập đoàn nào đó mới ít tuần trước đây đã nói là chế độ Mubarack không bị xụp đổ?”

     Chắc chắn là những rối loạn hiện nay có thể đưa tới thắng lợi cho phía Hồi Giáo cực đoan. Họ sẽ mang lại cho Hoa Kỳ nhiều kẻ thù hơn chẳng hạn như Iran đã làm. Nhưng những nước như Iran thì không còn nữa. Iran là nước ủng hộ Hồi Giáo Shia còn phần lớn những nước Ả Rập khác lại là Hồi giáo Sunni mà theo lịch sử thì hai phe này khó có thể sống chung với nhau. Hồi Giáo Sunni chiếm 85% trong khi Shia chỉ là thiểu số và đã từng bị truy nã hầu như cả 14 thế kỷ nay. Sự bất đồng giữa hai phái này là do tranh chấp, đã làm việc phân phối dầu bị rối loan, thế giới trở thành nguy hiểm hơn.

 

HOA KỲ BUỘC PHẢI CAN THIỆP

     Cũng trên tờ The Wall Street Journal, Robert Kaplan, một nhân viên kỳ cựu tại trung tâm Tân An Ninh Hoa Kỳ ngày 26-3-2011 đã viết một bài nhan đề “Cuộc Khủng khoảng ở Trung Đông bắt đầu”: “Hoa Kỳ có thể là một chế độ Dân Chủ, nhưng nó cũng là một hiện trạng quyền lực mà vị trí của nó trên thế giới phụ thuộc vào cài thế giới như vậy. Ở Trung Đông thì hiện trạng không thể chịu nổi rồi. Dân chúng không còn biết sợ nhà cầm quyền nữa.

     “Mọi quốc gia bây giờ đều có trò chơi riêng của mình. Ngay cả ở Syria, dù có những cơ quan an ninh rất ghê gớm nhưng những cuộc biểu tình rộng lớn vẫn xẩy ra và nhiều người đã bị giết. Sẽ chẳng có cách nào có thể khuyến giải được những phe phái đối ngịch ở trong vùng, như chủng tộc và những nhóm quyền lợi khác trừ ra một vài đại diện phe dân chủ. Nhưng những đám tưởng là dân chủ nhưng bát nháo sẽ chẳng thỏa mãn được ai. Nhiều nhóm khác cũng nổi lên nhưng cũng chẳng khá gì.

     “Bất cứ điều gì xẩy ra ở Libya cũng không nhất thiết là cho Trung Đông. Phong trào xanh ở Iran kêu gọi cải tổ dân chủ thì thừa biết là Tây Phương sẽ chẳng ném bom xuống Iran khi nhân dân nổi dậy. Cho nên chúng ta không thể đưa ra một bài học rõ ràng cho cả vùng. Bởi vì ngoài Iran, và với những luật trừ cho Syria và cả Lybia khả dĩ có thể bàn luận được, thì không có một lợi ích ngắn hạn nào cho Hoa Kỳ do những cuộc nổi loạn đòi dân chủ ở trong vùng. Thực ra, những cuộc nổi loạn đó hoàn toàn là phá hoại lợi ích của chúng ta mà không thể ngăn cản được.”   

     Trong khi báo chí Tây Phương chỉ nhắm vào những bất đồng ở Libya đang ngày càng tăng và vùng-cấm-bay (no-fly-zone) do Tây Phương vẽ ra, thì những bất đồng khác vẫn chưa giải quyết được. Robert Kaplan nêu ra:

     “Cái quan trọng nhất về an ninh quốc gia của chúng ta là thời giờ mà những nhà làm chính sách chóp bu có thể cung hiến, vì vậy cấp kỳ nhất là tránh làm sao lãng vấn đề. Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, tình trạng bấp bênh của Pakistan, Iran đang gấp rút chế tạo khí giới hạnh nhân, quân lực Israel sẵn sàng đáp ứng…Đó là những thách đố lớn vẫn chưa giải quyết được, chưa nói đến  ý đồ muốn xâm chiếm Á Đông của Bắc Kinh..

     “Chúng ta không nên đùa dỡn với lửa. Theo chính sách quốc tế thì tất cả vấn nại về luân lý đạo đức đều là những thắc mắc về quyền lực. Chúng ta đã hai lần can thiệp vào bán đảo Balkans năm 1990 chỉ vì  nhà đôc tài Yugoslav là Slobodan Milosevic không có khí giới nguyên tử và không thể trã đũa chúng ta được. Không như Nga, họ phá nát Chechnya mà không nghĩ tới can thiệp như chúng ta bởi vì Chechnya nằm trong ảnh hưởng của Nga.

     “Hiện nay, giúp những đám nổi loạn ở Libya không ảnh hưởng đến lợi ích của chúng ta, nên chúng ta đứng lên hô hào cho nhân quyền. Nhưng giúp đỡ nhóm Hồi Giáo Shia ở Bahrain chiến đấu hoặc những người biểu tình chống chế độ ỡ Yemen thì vô hình chung, chúng ta đã đánh giá thấp đồng minh. Vì vậy chúng ta chẳng làm gì cả khi những người biểu tình bị giết trên các đường phố” (ibid).

     Sự thật đơn giản là Hoa Kỳ không thể kiên trì yểm trợ nền dân chủ ở Trung Đông và bảo vệ thế đứng của họ ở trong vùng.

     Yểm trợ những phong trào dân chủ có thể bị phản lại dễ dàng vì khi lên cầm quyền họ sẽ chống Tây Phương, gồm cả phe Hồi Giáo cực đoan. Nếu Hiệp Chủng Quốc giữ vững thế siêu cường của mình thì cũng phải tiếp tục thống lãnh Trung Đông, nguồn mạch lớn về năng lương và là vùng chiến lược nằm ngay giữa ngã ba đường của ba lục địa Âu-Á và Phi châu. Một lợi ích khổng lồ cho thế giới Tây Phương.

 

NHỮNG BẤT ĐỒNG GIỮA HAI ĐẾ QUỐC

     Những  bất đồng giữa hai đế quốc này đã được tiên tri Daniel nói trong Kinh Thánh từ xa xưa rồi. Tiên tri cho biết hai tân quyền lực chính này chẳng bao lâu nữa sẽ giữ một vai trò quan trọng tại Trung Đông. Nói là Tân/Mới vì nó nằm trong thế giới hiện đại văn minh. Nhưng quyền lực của nó tái sinh hoặc sống lại từ quá khứ như quốc gia Israel.

     Sau hai cuộc nổi dậy chống La Mã của người Do Thái bị thất bại vào những năm 70 và 135 sau cn, dân Do Thái bị đuổi ra khỏi nước lưu đầy đi khắp thế giới cho đến khi quốc gia Israel được tái sinh vào năm 1948. Thiên Chúa đã tỏ lộ cho tiên tri Daniel thấy từ nhiều thế kỷ trước về những biến cố sẽ xẩy ra.

     Daniel cũng là một tù binh ở Babylon vào thời vua Nebuchadnezza và vua kế vị đang cầm quyền ở Babylon. Ông sống sót khi Babylon xụp đổ vào tháng 10 năm 539 trước cn và sống cho đến thời vua Cyrus Đại Đế của Ba Tư/Iran chinh phục Babylon lúc đó dang dưới quyền cai trị của Darius the Mede.

     Sách Daniel đoạn 11 có những lời tiên tri rất chính xác và chi tiết khiến mọi người chưng hửng. Việc này chỉ có Thiên Chúa tỏ lộ thì ông mới biết được. Dưới thời Darius the Mede (c.1), Daniel nói tiên tri về sự xung khắc giữa Ba Tư (Persia) và Hy Lạp (Greece) cho thấy “một vị vua rất quyền uy sẽ xuất hiện” –Lời tiên tri nói về Alexander Đại Đế  sống vào hai thế kỷ sau đó.

     “Và khi ông xuất hiện thì vương quốc của ông sẽ bị tan vỡ và phân chia theo hướng gió đi bốn phương trời” –Ám chỉ Alexander băng hà năm 323 trước cn ở tuổi 32 để rồi đế quốc của ông bị phân chia cho 4 ông tướng, trong đó có hai ông rất đặc biệt đã được nói trong Kinh Thánh.

     Tướng Seleucus chiếm phần đất mênh mông trải dài đến Tây Antioch và Bắc Jerusalem. Đế quốc được thành lập năm 312 trước cn, trải rộng đến tận Ấn Độ và Afghanistan, bao gồm cả Persia và phần lớn Babylon… Seleucus và những vị nối nghiệp ông nói ở chương này là vua phương Bắc. Đế quốc của họ đã tồn tại tới thời ký La Mã xâm lăng vào khoảng 150 năm về sau, và biến thành một tỉnh của La Mã vào năm 63 trước cn.

     Về hướng Nam Jerusalem là triều đại của tướng Ptolemy. Triều đại này kéo dài được ba thế kỷ cho đến khi hoàng hậu Cleopatra băng hà vào năm 30 trước cn. Sau đó đế quốc của bà bị La Mã sát nhập. Đế quốc này ám chỉ vua phương Nam.

     Bất cứ khi nào hai ông vua Bắc Nam này đánh nhau, thì họ lại đạp lên dân Do Thái. là dân bị kẹt ở giữa. Chi tiết về những bất đồng giữa những vị thủ lãnh này và ảnh hưởng của các ông trên Đất Thánh là ý chính của chương 11, bao trùm hơn 150 năm từ thời Alexander đến thời Antiochus IV Epiphanes là người đã phạm thánh ở đền thờ tại Jerusalem khoảng năm 168 trước cn.

     Đến đây thì lời tiên trị ngừng không nói đến những va chạm giữa hai triều đại và dân Do Thái. Tuy nhiên, đó không phải là thời tận cùng của hai vua Bắc và Nam

 

NHỮNG LỜI TIÊN TRI VỀ THỜI TẬN CÙNG NÓI TRONG KINH THÁNH

     Ở câu 40, chúng ta lại thấy nói về cả hai ông vua.  “Vào thời tận cùng”  vua phương Nam sẽ tấn công vua phương Bắc.

 Tại sao lại bất thình lình “vào thời tận cùng” . Đây là kiểu nói để tả những biến cố vào thời tận cùng sẽ đưa đến việc đấng Thiên Sai trở lại lần thứ hai. Phải chăng đó là hai ông vua đã nói ở trên?

     Lý do thứ nhất, bởi vì quốc gia Do Thái được tái lập ở Trung Đông sau 2000 năm vắng bóng trên mặt đất để có thể bị ảnh hưởng bới bất cứ một biến cố nào. Toàn thể những lời tiên tri nói về dân Do Thái thế nào và họ chịu ảnh hưởng bởi những quyền lực ấy ra sao? Nay quốc gia Do Thái -chính thức gọi là nước Israel- được thiết lập bởi con cháu những người Israel cổ xưa thuộc vương quốc Judah lúc đó khác với vương quốc Israel. Những biến cố xẩy ra ở Trung Đông bây giờ lại một lần nữa phù hợp với người Do Thái.

     Lý do khác nữa là những quyền lực chính ở Bắc và Nam Jerusalem sẽ xuất hiện và gây xung đột sẽ ảnh hưởng mạnh đến dân tộc Do Thái.

     Ông vua phương Nam ngày xưa đã từng cai trị cả Ai Cập. Trong số 22 nước Ả Rập, thì Ai Cập là nước đông dân nhất và có ảnh hưởng nhất. Khi vua Farouk bị quân đội lật đổ năm 1952 thì những nhà cách mạng trẻ lên nắm quyền gây ảnh hưởng tạo nên những cuộc cách mang tương tự khắp thế giới Ả Rập.

     Tương tự như vậy, cuộc cách mạng năm nay -ảnh hưởng bởi những biến cố ở Tunisia- đã hà hơi cho những cuộc biểu tình đập phá để rồi một số chính phủ ở Trung Đông phải cáo chung. Quốc gia cuối cùng bị lung lay bởi những cuộc biểu tình bạo động là Syria, một quốc gia liên minh với Ai Cập trong những năm của thập niên 1960.

     Như Bret Stephens cắt nghĩa, kết quả do những khủng khoảng hiện tại ở Ai Cập thì hoặc là Hồi Giáo nền tảng thắng hoặc là quân đội vẫn tiếp tục nắm quyền. Vì quân đội điều hành quốc gia đã 60 năm rồi mà không thành công nên xem chừng rất có thể Hồi Giáo cực đoan cuối cùng sẽ đạt thắng lợi mà đứng đầu là Hồi Giáo Huynh Đệ hay Salafis. Chuyện này cũng rất có thể sẽ lan rộng ra toàn vùng.

 

CÓ THỂ CÓ MỘT ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO KHÔNG?

     Vua phương Bắc ở thế giới cổ xưa bị người La Mã chinh phục chiếm đất vào thế kỷ I trước cn, do đó bây giờ -nói theo kiểu tiên tri- trở thành vua phương Bắc. Kinh Thánh cho chúng ta thấy đế quốc La Mã sẽ là siêu cường kế tiếp trên bàn cờ thế giới thay thế Hoa Kỳ.

     Tập trung ở Châu Âu, “Con Thú”  quyền lực này sẽ là một liên hiệp gồm 10 “ông vua” hay những nhà lãnh đạo (Kh 17:12). “Mười cái sừng mà bạn thấy là 10 ông vua chưa có vương quốc, nhưng họ được trao vương quyền trong một giờ đồng hồ như một ông vua cùng với con thú. Chúng đồng lòng trao thế lực và quyền bính của mình cho con thú (c.12-13)

     Khi vua phương Nam tấn công vua phương Bắc thì “vua phương Bắc sẽ tấn công lại như vũ bão cùng với chiến xa, kỵ binh và rất nhiều tàu chiến” (Dn 11:40).

     Điều đó rất có thể là những phát triển hiện giờ ở Bắc Phi và Trung Đông cuối cùng có thể giúp cho siêu cường ở Âu Châu nổi lên. Những biến cố hiên giờ cho thấy cần phải có nhu cầu cấp bách để giúp Âu Châu mạnh hơn, vì hiện nay Hoa Kỳ đặc biệt đang phải đưa vai gánh vác quá nhiều cả về kinh tế lẫn quân sự.

     Những việc đang xẩy ra bây giờ có thể là những biến cố được nói trước qua mấy câu sau cùng của chương 11 sách Daniel. Hiện nay, một vài quốc gia ở Âu Châu có can dự vào vùng-cấm-bay của NATO và phong tỏa hải phận đối với chế độ Muammar Gaddafi ở Libya, một chế độ từng khiêu khích họ gần 40 năm.

     Anh quốc và Pháp đã hợp lực chống lại Lybia. Hoa Kỳ là nước đã chiến đấu giữa hai tranh chấp chính ở trong vùng, thì miễn cưỡng chia sẻ một phần lớn về quân sự với NATO. Đức thì hoàn toàn đứng ngoài. Quốc gia hùng mạnh nhất ở Âu Châu xem ra muốn theo chính sách tự lập không chơi với ai cả. Nước Đức hầu như chắc chắn là một trong 10 quốc gia tạo thành con thú cuối cùng. Đây là một biến chuyển khá lý thú.

     Những rối loạn hiện nay dù có đưa tới những biến cố như nói trong Daniel 11 hay không, thì những biến cố mà Daniel nói trước chắc chắn sẽ xẩy ra một ngày nào đó trong một tương lại không xa. Chúng ta chắc chắn phải để ý nhìn kỹ vào Trung Đông và những biến chuyển của nó.

 Fleming Island, Florida

May 2011

 

[1] Đế quốc Hồi Giáo/ caliphate:  Đế quốc Hồi Giáo là một chế độ giáo sĩ trị, cầm đầu bởi một giáo sĩ Hồi Giáo (caliph), là người (có quyền) chính thức nối nghiệp Muhammad.

[2] Giáo Hội Copt: Là Giáo Hội Kito giáo Đong Phương chiếm khỏang 6,7 triệu dân Ai Cập, thuộc lễ nghi Alexandria. Thuật ngữ Copt xuất phát từ tiếng Hy Lạp nghĩa là Ai Cập, nói lên quốc tính của Giáo Hội cổ xưa này và mối liên hệ của nó với Kito giáo nguyên thủy. Khi xẩy ra cuộc tranh luận về bản tính đức Kito ở thế kỷ 5, hầu hết Kito hữu Ai Cập đứng về phía đơn nhất tính (Monophysysm) cho rằng Đứ Kito chỉ có một bản tính đã bị công đồng Chalcedon năm 451 kết án. Phái đơn nhất tính này trong giáo hội Copt là The Coptic Orthodox Church trong khi The Coptic Catholic Church hiệp thông với Roma. Các giáo hữu Công Giáo Coptic hiệp thông với Roma chỉ là thiểu số đối với những Coptic khác, sức mạnh của họ nằm ở những nơi người nghèo khổ bất hạnh nhất trong nước Ai Cập. Người ta thường lẫn lộn giáo hội Copt với giáo hội Ethiopia vì sự tương đồng giữa hai giáo hội này. Giáo hội Ethiopia đã tuyên bố độc lập khỏi tòa thượng phụ Copt năm 1959. Vì từ lâu bị người Hồi Giáo ký thị, nhiều tín hữu Copt đã di khỏi Ai Cập trong thập niên 1990

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!