Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THEO CHÚA TRÊN ĐƯỜNG THẬP GIÁ (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)

        

 Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Lc 22:14-23:56 / 23:1-49
         Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

 

Chúa Nhật Lễ Lá có hai phần: Phần làm phép lá và phần đọc Tin Mừng thánh Luca diễn lại cuộc khổ nạn của chúa Giêsu. Tiêp theo việc dân chúng tung hô Chúa Giêsu là vua lúc Người đi vào Jerusalem (19:28-21:38) là khởi đầu một giai đoạn mới của Tin Mừng về mục vụ chúa Giêsu làm ở Jerusalem trước khi Chúa chịu chết và sống lại.

 

Dân chúng reo hò, tay cầm cành lá vẫy chào, tung hô vạn tuế Chúa Giêsu ngồi trên lưng lừa đang đi vào thị trấn: “Vạn tuế đấng Vua nhân danh Thiên Chúa mà đến” (c.38). Câu tung hô này chỉ thấy ở trong Tin Mừng thánh Luca và Chúa Giêsu đã đương nhiên được tặng danh hiệu này khi Người khải hoàn đi vào thành Jerusalem. Thánh Luca đã cài danh hiệu này vào những lời thánh vịnh 118:26 báo trước đoàn người hành hương sẽ đến và đi vào đền thờ trong thị trấn thánh.

 

Do đó Chúa Giêsu đã được tung hô, vinh danh là Vua và là Người Đến (Malachi 3:1; Lc 7:19). Câu ca hoan của các môn đệ : “Bình an trên thiên đàng và vinh danh trên trời cao” như âm vang lời các thiên thần thông báo ngày Chúa Giêsu giáng trần (Lc 2:14). Bình an mà Chúa Giêsu mang lại thì gắn liền với ơn cứu độ được hoàn thành ở Jerusalem. Phải chăng có một liên hợp nội tại giữa Hài Nhi và câu chuyện Khổ Nạn mà thánh sử Luca đã kể trong Tin Mừng.

 

Thánh Luca đã dựa vào thánh Marcô để viết câu chuyện khổ nạn của Chúa Giêsu (22:14-23:56), nhưng ngài cũng có nhiều kiến thức riêng của ngài về tập tục và truyền thống. Câu chuyện khổ nạn của Chúa Giêsu được thánh Luca kể lại với những biến cố đặc biệt xẩy ra rất nhịp nhàng như sau: 1-Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể (22:15-20). 2-Chúa nói lời từ giã mọi người (22:21-38). 3-Đám đông hạch hỏi và cười nhạo Chúa (22:63-71). 4- Chúa đứng trước Herodê và trở lại với Philatô lần thứ hai (23:6-16). 5- Chúa Giêsu nói với những người đàn bà theo Người trên đường thánh giá (23: 27-32). 6- Chúa nói với tên trộm có lòng ăn năn thống hối (23:39-41). 7- Chúa Giêsu trút hơi thở sau cùng (23:46, 47b-49).

 

BAO DUNG THA THỨ VÀ LỜI SỈ NHỤC

 

Cung cách hòa dịu của Chúa Giêsu vượt hẳn lên trên thái độ hung hăng, thù nghịch và giận dữ của đám đông trong lúc xét xử Chúa. Chúa Giêsu chính là mẫu mực thực sự của sự hòa giải, hòa bình tha thứ và bao dung. Chính lúc Chúa bị xét sử và hấp hối đã giúp chúng ta nhận ra được ý nghĩa sâu xa của cuộc khổ nạn của Chúa là đoàn kết và yêu thương. Người đã nối kết Philatô và Herodê lại với nhau thành bạn bè dù trước kia họ chẳng ưa gì nhau (Lc 23:12). Từ thập giá, thánh Luca đã cho thấy Chúa Giêsu đầy lòng khoan dung tha thứ cho những kẻ truy tố Người (23:34), và lúc hấp hối Chúa còn cho tên ăn trộm vào hưởng nước Trời ! (23:43).

 

Xuyên suốt câu chuyện, thánh Luca luôn luôn nhấn mạnh đến việc Chúa Giêsu vô tội (23:4, 14-15, 22), Người chỉ là nạn nhân của quyền lực ác quỉ (22:3, 31, 53) và, Người chịu chết để hoàn thành Ý Muốn của Cha Người (22:42, 46). Thánh Luca cũng nhấn mạnh đến lòng khoan dung tha thứ, nỗi trắc ẩn cảm thông và quyền năng chữa lành của chúa Giêsu (22:51; 23:43). Người không chết cô đơn và bị bỏ rơi nhưng có nhiều người theo Người trên đường thập giá (23:26-31,49).

 

Câu chuyện thánh Luca kể với những biến cố chuyển động từ những cành lá vạn tuế, những lời tung hô Chúa Giêsu là Vua tới Thập Giá khổ nạn không có gì là nghịch lý cả. Nó là trung tâm điểm của mầu nhiệm mà chúng ta tuyên xưng, suy niệm trong Tuần Thánh này. Chúa Giêsu đã tự nguyện hy sinh chịu nạn. Người đã không bị đè bẹp bởi những quyền lực trần thế xem ra có vẻ mạnh mẽ hơn Người. Người hoàn toàn tự do chịu đóng đanh chết. Nhưng là cái chết trong khải hoàn để cứu chuộc nhân loại!

 

BỔN PHẬN MẪU MỰC

 

Đường Thánh Giá chính là biểu tượng mẫu mực cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là cách sống theo Chúa Giêsu trên hành trình hướng về ngày sống lại. Trong khi họ dẫn Chúa Giêsu từ dinh Tổng Trấn đến hầm đá ở bên ngoài cổng thị trấn là nơi sẽ diễn ra tòa án nhân dân, họ đã bắt một người bộ hành tên Simon đang đứng ở đó để vác Thánh Giá cho Chúa (23:26). Ông Simon vác thánh giá, -theo thánh Luca- chính là hình ảnh người môn đệ “vác thánh giá theo chúa Giêsu”.

 

Câu này cũng không khác gì lời giáo huấn của chúa Giêsu về tình nghĩa môn đệ: “Bất cứ ai không vác thánh giá mình mà theo ta thì không thể là môn đệ ta được” (Lc 14:27). Những ai muốn sống theo cách sống của Chúa thì phải biết hy sinh mình vì tha nhân. Chuyện vác thánh giá tự nó không phải là điều quan trọng. Ở đời ai cũng có những gánh nặng, cá nhân hay gia đình, mỗi hoàn cảnh đều nặng chĩu trên vai mối ưu tư đau khổ của mình, có khi còn kinh khủng ít ai tưởng tượng nổi. Nhưng để có ý nghĩa là “vác thánh giá theo chúa Giêsu”, cuộc hành trình của chúng ta, dù gian nan cơ cực, dù cô đơn đau khổ, phân vân vô vọng hoặc bị phản bội đắng cay vẫn luôn luôn được chống đỡ và nuôi dưỡng bởi sự hiện diện của Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta chấp nhận những gánh nặng ấy vì Chúa Giêsu đã đau khổ cho chúng ta.

 

Thánh Luca tả cảnh những người đi theo Chúa trên đường khổ nạn: “Dân chúng đi theo Người đông lắm, có cả những phụ nữ, họ đấm ngực than khóc Chúa”(Lc 23:27). Chia sẻ, tỏ tình cảm thông, lòng trắc ẩn và nước mắt vẫn không đủ. Mỗi người chúng ta phải nhận thức đươc trách nhiệm của mình đối với cảnh tang thương ấy, nhất là nỗi đau khổ của Chúa, của một người công chính và vô tội. Lời Chúa trong Luca 23: 31 như mời gọi chúng ta trở về với thực tế của lich sử cá nhân và cộng đồng: “Vì cây xanh tươi mà người ta còn đốii sử như vậy thì thử hỏi cây đã khô héo thì sẽ ra sao đây?” Tương tự như vậy, nếu một người vô tội mà bị đánh gục tàn nhẫn như vậy thì hỏi rắng những kẻ gian ác, làm biết bao nhiêu điều phi nhân bất nghĩa, ức hiếp dân lành, giết người cướp của, vi phạm biết bao tội ác đối với cá nhân, cộng đồng và quốc gia thì sẽ phải làm sao?

 

Chúa Giêsu xuống trần không phải để tranh dành quyền lực, để đạt thành công và mong thống trị kẻ khác. Trái lại, như trong bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi tin hữu Philiphê, Chúa Giêsu đã từ bỏ quyền Thiên Chúa để mặc lấy thân phận đấy tớ giống như loài người và vâng phục theo kế hoạch của Chúa Cha là chết trên thập giá (Pl 2:6-11). Để nhớ lại những biến cố trong Tuần Thánh, chúng ta phải hành động thật nhiều, hơn là chỉ nhớ lại những đau khổ và vinh quang của Chúa Giêsu. Chúng ta vui mừng, tế lễ cuộc sống của Người và chia sẻ vinh quang Người. Quyền lực thắng sự chết và sống lại của Người đang đi vào cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu đã trở nên ánh sáng và cứu độ cho mỗi cá nhân chúng ta và toàn thể nhân loại.

 

KỶ NIỆM NĂM THỨ 35 NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

 

Năm nay là năm kỷ niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1985. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: “Biến cố vĩ đại này, một biến cố mà Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã rất mong ước, là một sáng kiến cho biết trước là sẽ mang lại hoa trái dối dào, đã có thể kết hợp những thế hệ trẻ lại với nhau để nghe Lời Chúa, để khám phá ra vẻ đẹp của Giáo Hội và để sống những kinh nghiệm niềm tin, đã dẫn dắt nhiều người  hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô.”

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới, do dự tính, đã lôi cuốn được rất nhiều người tham dự và tiếp tục giữ vững truyền thống kỷ niệm đến cuối thời Đức Gioan Phaolo II, ngài đã linh tính thấy rằng giới trẻ sẽ đáp ứng nồng nhiệt. Trong lời phát biểu tại buổi lễ kết thúc Ngày Giới Trẻ ở Úc, Đức Hồng Y G. Pell của Sydney trong khi cám ơn ĐTC Biển Đức XVI, đã nói Ngày Giới Trẻ Thế giới có tác dụng như thuốc giải độc chống lại những tin đồn cho rằng Công Giáo đang xuống dốc và tan vỡ, thì đây Ngày Giới Trẻ Thế giới cho chúng ta thấy: “ Giáo Hội đang sống với tất cả nghị lực sung mãn của nó thực sự là thế này đây.”

 

HY Pell kết luận bài phát biểu của ngài với ĐTC bằng lời lẽ đầy tính tiên tri và quả quyết như sau: “Thưa ĐTC, Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã là sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolo II vĩ đại. Mặc dù Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne đã được tuyên bố trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, nhưng ngài đã quyết định tiếp tục Ngày Giới Trẻ Thế Giới và giữ nó ở Sydney. Chúng con rất cám ơn ĐTC về quyết định này, chứng tỏ Ngày Giới Trẻ Thế Giới không thuộc về một Giáo Hoàng nào cả, cũng không thuộc về một thế hệ nào hết; nhưng bây giờ nó đã trở thành một phần của đời sống bình thường của Giáo Hội. Thế hệ Gioan Phaolo II -già cũng như trẻ- tất cả đều hãnh diện là những đứa con trung thành của Giáo Hoàng Biển Đức.”

 

LỜI KẾT: TƯỞNG NHỚ NGÀY GIỚI TRẺ Ở TORONTO, CANADA

 

Để kết luận bài suy niệm này, xin mượn lời Đức Gioan Phaolo II trong bài giảng sau cùng vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto, Canada.

 

Ngài nói:

Một tia lửa nhỏ cũng có thể làm ta đi cái nặng nề của đêm tối. Nếu tất cả các bạn họp lại và liên kết với nhau làm một trong sự hiệp thông với Giáo Hội thì các bạn làm được biết bao nhiêu là tia sáng! Nếu các bạn yêu chúa Giêsu, các bạn cũng  mến Giáo Hội.

 

“Đừng nhụt chí vì tội lỗi và những thất bại của một vài thành viên của Giáo Hội. Những tổn thương gây nên cho những bạn trẻ và những ai yếu lòng do một vài linh mục hoặc nữ tu đã làm cho tất cả chúng ta đau buồn và xấu hổ vô cùng. Nhưng hãy nghĩ đến đa số những linh mục, tu sĩ nam nữ đầy lòng quảng đại và tận hiến, quyết chí chỉ một lòng muốn phục vụ và làm việc thiện!

 

“Có rất nhiều linh mục, chủng sinh và những vị tận hiến hiện diện ở đây hôm nay. Các bạn hãy đến gần họ và yểm trợ khuyến khích họ! Nếu, trong tận cùng thâm tâm sâu thẳm của các bạn, các bạn cảm thấy có ơn gọi trở thành linh mục hay sống đời tận hiến thì đừng sợ, đừng ngại phải đi theo Chúa Kitô trên hoàng gia lộ của thập giá!

 

“Có những lúc đời sống Giáo Hội gặp khó khăn, việc theo đuổi thánh đức quả là cấp bách. Cuộc sống thánh đức không phải là một vấn nạn thời đại, nhưng nó là vấn đề sống trong Chúa Thánh Thần.”

 

Chớ gì thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tiếp tục coi sóc chúng ta và chúc  lành cho chúng ta từ cửa sổ nhà Cha.

 

Fleming Island, Florida

March, 2019

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!