Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT: BÓNG HÌNH PHERO VÀ NGÓN TAY TOMA

 

 CHÚA NHẬT II SAU PHỤC SINH

Cv 5:12-16; Kh 1:9-11a, 12-13,17-19; Ga 20:19-31

Bác sĩ Nguyễn tiến Cảnh. MD

The Incredulity of Saint Thomas, Tranh vẽ của họa sĩ Caravaggio

 

Bài đọc sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay (Cv 5:12-16) diễn tả mức sinh hoạt khá sống động của Cộng Đồng Kito Giáo Sơ Khai ở Jerusalem. Giáo Hội đã phát triển nhanh chóng và lạ lùng (2:41,47, 4:4; 6:1; 9:31). Một số lớn người, nam có nữ có đã chịu phép Thanh Tẩy và trở thành môn đệ Chúa (5:14). Những dấu chỉ lạ lùng và ngạc nhiên trước mắt là quà tặng do Chúa Thánh Thần ban qua những “phép lạ và việc lành” (1Cr 12:9, 28) do các tông đồ làm. Hình bóng Phero đầy quyền năng được thể hiện qua những hình ảnh được mô tả trong Công Vụ Tông Đồ (5: 15-16):

Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra ngoài đường phố, đặt trên chõng trên cáng trên giường để khi ông Phero đi qua, ít ra là cái bóng của ông phủ lên một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành xung quanh Jerusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau bệnh tật, cả những người bị thần ô uế ám ảnh. Tất cả đều được chữa lành.”

BÓNG HÌNH CỦA PHERO

Đọc đoạn Tin Mừng trên ai mà không cảm động và ngỡ ngàng. Chỉ cần cái bóng của Phero phủ lên người bệnh thì bệnh cũng hết, nỗi đau buồn phiền cũng tan đi. Nên hiểu tiếng “bóng hình” của Phero là quyền lực của Thiên Chúa hành động qua ông.

Những phép lạ chữa lành này đã thu hút người ta về với Giáo Hội sơ khai, xác nhận những giảng huấn của các tông đồ là có thật và quả quyết quyền năng Thiên Chúa ở với các ông. Những tên lãnh đạo tôn giáo trước kia đã từng ghen tương với quyền năng  của Chúa Giesu, giờ này lại nhìn các tông đồ như là mối đe dọa mới tiếp nối Chúa Giesu, đòi hỏi mọi người phải kính trọng. Các tông đồ không yêu cầu người ta kính trọng các ông; các ngài chỉ có mục đích đem niềm tin và sự kính trọng đối với Thiên Chúa. Các ngài được người ta kính trong không phải các ngài đòi hỏi. Các ngài xứng đáng được như vậy.

 BIỂN ĐỨC XVI Ở GIỮA CHÚNG TA

Qua bài Tin mừng này, chúng tôi liên tưởng đến Biển Đức XVI trong cuộc du hành mục vụ ở Hoa Kỳ năm 2008 lúc ngài di chuyển giữa hàng trăm ngàn người ái mộ. Người mục tử thật, theo Chúa Giesu thì phải bắt chước Chúa Giesu và yêu thương đàn chiên đang tin tưởng nơi mình. Biển Đức XVI đã làm đúng như vậy.

Từ nhiều năm nay, thế giới đã chứng kiến những diễn biến và đau khổ của nhiều người trẻ vì nạn lạm dụng tình dục, đã xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Lạm dụng tình dục là quỉ quái, là một tội ác có tính hủy hoại. Một số nhỏ các linh mục và tu sĩ đã hứa bảo vệ, che chở và yêu thương con trẻ, đã làm ô danh Giáo Hội và xã hội. Một số người trách Biển Đức XVI là chẳng hành động gì cả, đã che dấu tội lỗi và những bất hạnh của những trẻ vị thành niên bị lạm dụng tình dục. Trách cứ đó quả là bất công và tai hại vô cùng cho Giáo Hội, cho nạn nhân và cả xã hội nói chung.

Nghĩ đến cuộc viếng thăm mục vụ Hoa Kỳ của Biển Đức XVI với tất cả cảm mến và biết ơn. Trong cuộc viếng thăm đó, cái bóng của Phero đã đến Hoa Kỳ cũng như ở bất cứ nơi nào mà một giáo hoàng đặt chân đến để thăm Dân Chúa. Cái bóng đó là sự  “đụng chạm” của Thiên Chúa. Nó bao phủ tất cả chúng ta với lòng thương xót, chữa lành và an bình. Khi Biển Đức XVI bước đi giữa chúng ta, ngài đã làm nhiều hơn là chỉ nói  xuông. Ngài đã gắn bó với chúng ta. Ngài đã làm cho biết bao nhiêu người cảm động phải rơi lệ. Ngài tỏ ra can đảm, khôn ngoan và đầy lòng trắc ẩn sâu xa. Báo chí đã không bỏ qua những cuộc thăm viếng riêng tư và linh động của ngài tại tòa đại sứ Vatican ở Hoa Thịnh Đốn với những nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục. Ngài đã không sợ và sẽ chẳng bao giờ sợ phải đi vào những nơi đau khổ, ngờ vực, buồn phiền và tai họa của khủng khoảng lạm dụng. Ngài muốn mọi người biết rằng ngài đã lắng nghe và thấu hiểu và, Giáo Hoàng sẽ tiếp tục hành động để những thảm họa đó không bao giờ xẩy ra nữa.

Ở ĐÂU CÓ PHERO Ở ĐÓ CÓ GIÁO HỘI / UBI PETRUS IBI ECCLESIA

Đây là một thành ngữ Latinh, được thánh Ambrose sử dụng trước tiên ở thế kỷ IV đã trở lại trong trí tôi khi Giáo Hoàng Biển Đức XVI đến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 4 năm 2008: “Ubi Petrus ibi Ecclesia nghĩa là Ở đâu có Phero ở đó có Giáo Hội”.  Phero đã ở Hoa Kỳ, nụ cười dịu hiền và sự trầm lặng của ngài đã hâm nóng trở lại cả một quốc gia, một Giáo Hội và một lục địa với hy vọng giữa những chỉ trích, hoài nghi, chán nản, thất vọng và nhiều người muốn chết cho một Giáo Hội được sống và trẻ trung. Chỉ có thời gian, chiêm nghiệm và cầu nguyện mới biết được phép lạ chữa lành đã được gieo năm 2008 sẽ tiếp tục sinh hoa trái cho Giáo Hội Hoa Kỳ hay không!

Một điều chắc chắn là Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cái bóng của Phero đã đổ trên cả triệu người dân Hoa Kỳ vào năm 2008 và còn tiếp tục đổ trên hàng triệu triệu người khác trên khắp thế giới cho đến ngày nay, nhất là những ai bị tổn thương và đau khổ do những hành động ác quái lạm dụng tình dục trẻ thơ. Đừng bao giờ quên rằng Giáo Hoàng Biển Đức, một Phero vẫn còn luôn luôn ở với chúng ta.

NIỀM TIN CỦA TOMA: PHÚC THAY AI KHÔNG THẤY MÀ TIN

Câu chuyện Chúa Phục Sinh do Gioan kể (Chương 20-21) có những biến cố xẩy ra giữa Chúa Giesu và những người theo Chúa cho thấy có nhiều phản ứng khác nhau về niềm tin. Phải chăng những câu chuyện này đã xẩy ra với Simon Phero và người môn đệ Chúa yêu, Mary Magdalene, các môn đê khác hay Toma. Toàn thể quang cảnh đó cho  thấy trong số những người tin lại có những mức độ tin khác nhau, những yếu tố khác nhau giúp họ tin và trở thành chứng nhân niềm tin và đi rao truyền tin mừng. Câu chuyện giữa chúa Giesu và Toma (Ga 20:19-31) ghi lại việc Chúa hiện ra lần thứ hai sau khi Chúa sống lại là một kinh nghiệm điển hình về hồ nghi, phấn đấu và tin.

Ở đây, thách đố cho mỗi Kito hữu là ở chỗ: Không Thấy Mà Tin. Trong đoạn Tin Mừng này chúng ta thấy một câu chuyện lồng trong một câu chuyện: giải quyết sự hồ nghi của Toma trong lúc Chúa hiện ra để khuyến khích các môn đệ đừng có sợ. Toma chỉ tin khi nhìn thấy Chúa, nghe chính Chúa kêu gọi. Toma không phải là người luôn luôn nghi ngờ hay ngoan cố hoặc cứng đầu cứng cổ. Toma hồ nghi nhưng đã được Chúa cho phép làm một điều mà tất cả chúng ta ai cũng muốn. Ông được sờ và đặt tay vào lỗ đanh ở tay chân Chúa và đặt tay vào vết đâm nơi cạnh sườn Chúa, một cảm nghiệm thực của con người. Đối với chúng ta, điều này hơi khó đấy. Chúng ta cần phải khởi đầu bằng niềm tin trước, rồi mù quáng đụng chạm theo cách thức riêng trong thâm tâm chúng ta.

Chúng ta biết rất ít về Toma, về gia đình dòng họ và số mệnh của thánh nhân, nhưng chúng ta có một yếu tố quan trọng về căn tính của ông. Tên ông là Toma, tiếng Hy Lap là Didymous, theo triết tự có nghĩa là “sinh đôi/twin”. Vậy ai là anh em sinh đôi / một nửa kia của Toma?  Chúng ta có thể thấy người đó khi nhìn vào gương. Anh em sinh đôi hay một nửa kia của Toma là bất cứ ai đang phải phấn đấu với đau khổ vì hồ nghi và thất vọng. Sự hiện diện của Chúa Giesu sống lại đã khiến nó trở thành khác biệt. Khi điều đó xẩy ra thì  hồ nghi có đóng băng cũng tan thành nước.

Toma và người anh em sinh đôi trên khắp địa cầu hy sinh tất cả mọi sự trong chúa Giesu và vì chúa Giesu để trở thành nguồn ơn phúc cho tha nhân dù họ hồ nghi và tuyệt vọng  hay vì họ tuyệt vọng và hồ nghi.

CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Tại sao gọi Chúa Nhật II sau Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót? Chúa Nhật lòng Chúa thương xót không phải là ngày lễ mừng thánh Faustina Kowalsaki mạc khải (1905-1938). Thực ra chẳng có gì dính dáng đến thánh Faustina,  đúng ra là nhắc lại truyền thống phụng vụ phản ảnh giảng huấn của thánh Augustine về Tuần Bát Nhật sau lễ Phục Sinh mà thánh Augustine gọi là “những ngày thương xót và tha thứ” ám chỉ Ngày Bát Nhật như là “bản tóm tắt những ngày thương xót.”

Cũng không cần thiết phải có liên hệ giữa Lòng Chúa Thương Xót và câu chuyện thánh Toma và chúa Kito sống lại. Mừng Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót không có nghĩa là cạnh tranh hay làm mất đi sự nguyên vẹn của Mùa Phục Sinh, cũng không lấy nó ra khỏi câu chuyện Toma và chúa Giesu phục sinh trong bài Tin Mừng hôm nay. Chủ Nhật Lòng Chúa Thương Xót là một ngày trong tuần bát nhật sau Phục Sinh, mừng Tình Yêu Chúa tràn đầy lòng thương xót chiếu tỏa suốt tuần tam nhật Phục Sinh và màu nhiệm Chúa Phục Sinh. Vào ngày 30-4-2000 thánh Faustina được phong thánh, đức giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói trước hơn 200,000 người ở công trường thánh Phero: “Chúa Giesu đưa những bàn tay và cạnh sườn của người (cho các môn đệ). Người chỉ vào đó và nói ‘đây là những vết thương Khổ Nạn, đặc biệt vết thương lòng là nguồn suối chảy ra những ngọn sóng thương yêu vĩ đại đổ trên loài người.”

Những năm trước đây, với tôi, thật khó có thể nhìn ra được sự liên hệ nội tại giữa Chúa Nhật II sau Phục Sinh là lễ thánh Toma Tông Đồ và sự mạc khải của thánh Faustina, tôi đã phải tìm hiểu qua bài thánh ca do thánh Bernard ghi lại (Canticle 61, 4-5:PL 183, 1072) : “Điều mà tôi không thể tự có được thì tôi cưỡng đoạt nó với lòng tin tưởng nơi vết đâm ở cạnh sườn Chúa, bởi vì người đầy lòng thương xót.” Câu chuyện Toma và Chúa Kito Phục Sinh đã cho tôi một cái nhìn tổng quát của một tân viễn cảnh về ý nghĩa lòng Chúa thương xót. Bấy giờ tôi đã hiểu ngày hôm nay là thế nào. Và bây giờ hơn bao giờ hết, trong Giáo Hội và trên khắp thê giới, tất cả chúng ta đều cần đến lòng Chúa Thương Xót.

 

Fleming Island, Florida

April 2019

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!