Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
“KÝ ỨC KHÔNG PHẢI LÀ CỦA RIÊNG AI. NÓ LÀ ĐƯỜNG ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN HIỆP NHẤT VỚI THIÊN CHÚA VÀ THA NHÂN.”

LỄ KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITO

ĐTC Phanxico

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

© Vatican Media

 

Hôm nay ĐTC dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phero. Vì tình trạng  phòng ngừa dịch Covid-19 chưa được giải tỏa hoàn toàn, nên số người trong cộng đoàn giáo hữu tham dư Thánh Lễ chỉ giới hạn.

“Ký ức không phải là của riêng ai. Nó là đường đưa chúng ta đến hiệp nhất với Thiên Chúa và tha nhân.”

Trong bài giảng buổi lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kito hôm nay, ĐTC Phanxico đã nói về ký ức. ĐTC không chủ ý đề cập đến những luyến tiếc quá khứ, mà ngài nhấn mạnh đến sự quan trọng của ký ức về niềm tin Kito Giáo.

“Điều quan trọng là phải nhớ đến những điều tốt chúng ta đã lãnh nhận. Nếu không nhớ lại,  chúng ta sẽ trở thành những người xa lạ với chính mình, là những kẻ bàng quang”- ĐTC đã nói. “Không có ký ức, chúng ta đã đánh mất gốc của mình như rễ cây bật ra khỏi mặt đất là nơi nuôi dưỡng chúng ta, gìn giữ chúng ta như lá khỏi bị gió cuốn bay đi.

“Ngược lại, nếu chúng ta nhớ, là chúng ta đã bám chặt vào mối liên hệ mạnh mẽ nhất. Chúng ta cảm thấy mình là một phần của lịch sử sống động, kinh nghiệm sống của một dân tộc. Ký ức không phải là cái gì riêng tư, nó là đường dẫn chúng ta đến hiệp nhất với Thiên Chúa và với tha nhân. Vì vậy như trong Kinh Thánh, ký ức về Thiên Chúa phải được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

ĐTC cho thấy khó khăn sẽ xẩy ra khi mà cả “chuỗi ký ức” bị đứt đoạn. Người tin hữu lúc bấy giờ làm sao có thể nhớ lại được những điều mình không cảm nghiệm?

Mình Thánh Chúa sẽ hàn gắn “những ký ức mồ côi” bằng cách giúp người tín hữu nhớ lại những điều mà họ mới chỉ nghe qua. Với bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa sẽ giúp cho ký ức chúng ta hồi phục lại.

“Thiên Chúa biết việc đó khó khăn thế nào, Người biết ký ức của chúng ta yếu ra sao, và Người đã làm một điều đặc biệt: Người để lại cho chúng ta một Lễ Tưởng Nhớ”, ĐTC nói. Người không phải chỉ để lại cho chúng ta lời nói là thứ dễ quên khi nghe. Người cũng không chỉ để lại cho chúng ta Kinh Thánh, vì nó cũng dễ quên khi chúng ta đọc. Người cũng không chỉ để lại cho chúng ta những dấu hiệu, vì chúng ta sẽ quên những gì chúng ta đã nhìn. Người đã cho chúng ta Thức Ăn, vì không dễ gì quên những thứ mà hàng ngày chúng ta vẫn thường nếm thử và ăn.”

 

Dưới đây là toàn bài giảng của Đức Phanxico

Anh em hãy nhớ lại tất cả con đường mà Thiên Chúa đã dẫn anh em đi (Dnl 8:2). Bài đọc Thánh Kinh hôm nay bắt đầu với mệnh lệnh của Maisen: Hãy nhớ lại! Liền sau đó Maisen lại nói: “Đừng quên Chúa là Thiên Chúa của anh em” (c.14). Kinh Thánh đã cho thấy chúng ta có thể lướt thắng việc quên Thiên Chúa. Quả là quan trọng để nhớ lại điều đó khi chúng ta cầu nguyện! Vì Thánh Vịnh có câu: “Ta sẽ làm cho nhớ lại những việc Chúa làm; đúng thế, Ta sẽ nhớ lại những kỳ công cũ” (77:11). Nhưng, tất cả những kỳ công đó là những việc Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng ta.

Điều quan trọng là phải nhớ đến những điều tốt chúng ta đã lãnh nhận. Nếu không nhớ,   chúng ta sẽ trở thành những người xa lạ với chính mình, là những kẻ bàng quang. Không có ký ức, chúng ta đã đánh mất gốc của mình như rễ cây bị bật ra khỏi đất là nơi nuôi dưỡng chúng ta, gìn giữ chúng ta như lá khỏi bị gió cuốn bay đi. Nhưng nếu chúng ta nhớ là chúng ta đã bám chặt vào mối liên hệ mạnh mẽ nhất. Chúng ta cảm thấy mình là một phần của lịch sử sống động, kinh nghiệm sống của một dân tộc. Ký ức không phải là cái gì riêng tư, nó là đường dẫn chúng ta đến hiệp nhất với Thiên Chúa và với tha nhân. Vì vậy như trong Kinh Thánh, ký ức về Thiên Chúa phải được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ có bổn phận nói với con cái về lịch sử gia đình như là những câu chuyện đẹp. “Rồi khi người con hỏi lại, “Vậy ý nghĩa của những sắc lệnh, điều lệ, và luật mà Thiên Chúa đã truyền cho chúng ta phải thi hành là thế nào, thì ta sẽ phải trả lời cho chúng là: ‘Chúng ta là nô lệ…(Hãy nghĩ đến toàn thể câu chuyện về nô lệ!), và Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta những dấu chỉ và những kỳ công….ngay trước mắt chúng ta” (Dnl 6:20-22). Anh em sẽ truyền lại những câu chuyện như vậy cho con cháu anh em.

Nhưng vấn đề là nếu chuỗi dài ký ức bị đứt đoạn thì sao? Làm sao chúng ta có thể nhớ lại được những điều chúng ta chỉ có nghe mà không có cảm nghiệm?  Thiên Chúa biết việc này khó, Người cũng biết ký ức của chúng ta yếu nên Người đã làm cho cúng ta một việc đặc biệt là để lại cho chúng ta một lễ kỷ niệm. Người không chỉ để lại cho chúng ta lời nói là thứ dễ quên khi nghe. Người cũng không chỉ để lại cho chúng ta Kinh Thánh, vì nó cũng dễ quên khi chúng ta đọc. Người cũng không chỉ để lại cho chúng ta những dấu hiệu, vì chúng ta sẽ quên những gì chúng ta đã nhìn. Nên Người đã cho chúng ta Thức Ăn, vì không dễ gì quên những thứ mà hàng ngày chúng ta vẫn thường nếm và ăn.” Người đã cho chúng ta cơm bánh, trong đó Người thực sự hiện diện và sống với tất cả mùi vị thực sự của tình yêu. Khi lãnh nhận Người chúng ta có thể nói: “Đây là Chúa tôi, xin Chúa hãy nhớ đến tôi!” Vì vậy Chúa Giesu đã nói với chúng ta: “Hãy làm điều này mà nhớ đến Ta” (1Cr 11:24). Hãy làm! Mình Thánh Chúa không đơn thuần chỉ là một cử chỉ nhớ; nó là một sự kiện: Lễ Vượt Qua của Chúa, một lần nữa được tái diễn trở lại cho chúng ta. Trong Thánh Lễ, cái chết và sống lại của chúa Giesu được tái diễn trước mắt chúng ta. Hãy làm điều này mà nhớ đến Ta: Hãy cùng nhau đến và mừng lạy Mình Thánh Chúa với tính cách một cộng đồng. một dân tộc, một gia đình, để nhớ dến Ta. Chúng ta không thể tham dự/dâng Thánh Lễ  mà không có Mình Thánh Chúa, vì đó là lễ tưởng niệm Chúa. Nó sẽ hàn gắn vết thương ký ức của chúng ta.

Mình Thánh Chúa trước tiên là hàn gắn ký ức mồ côi của chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thời đại quá cô đơn. Mình Thánh Chúa hàn gắn ký ức mồ côi của chúng ta. Rất nhiều người có những ký ức thiếu tình thương lại đầy thất vọng cay đắng do những kẻ đã ban tình yêu cho họ nhưng lại để tâm hồn họ phải cô đơn. Chúng ta muốn quay ngược trở lại để thay đổi quá khứ mà không được. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể hàn gắn những vết thương đó bằng cách đặt vào ký ức của chúng ta một tình yêu vĩ đại là tình yêu của chính Chúa. Mình Thánh Chúa mang lại cho chúng ta tình yêu trung thành của Thiên Chúa Cha hàn gắn lại cảm giác bị mồ côi của chúng ta. Việc này cho chúng ta tình yêu của Chúa Giesu để biến đổi một tấm mồ từ tận cùng trở lại khởi đầu, và cùng một cách thức như vậy có thể cải biến đời sống của chúng ta. Nó làm đấy ắp tâm hồn chúng ta bằng tình yêu an ủi của Chúa Thánh Thần khiến chúng ta sẽ không bao giờ phải cô đơn, đồng thời làm cho những vết thương lòng của chúng ta được lành lặn.

Qua phép Thánh Thể, Chúa cũng hàn gắn ký ức tiêu cực của chúng ta là những thứ thường xuyên xâm nhập vào tâm hồn chúng ta, là thứ chuyên lôi kéo để lộ ra ngoài những sai lầm để rồi gợi cho chúng ta những ý niệm ưu tư sầu muộn vô bổ không cần thiết, những thứ chỉ làm cho chúng ta phạm lỗi lầm, những thứ mà chính chúng ta cuối cùng sẽ trở thành tội lỗi. Chúa Giesu đến để nói cho chúng ta biết là điều này không phải vậy. Người muốn ở gần chúng ta. Mỗi khi chúng ta lãnh nhận Người, Người đều nhắc nhở chúng ta là chúng ta rất trân quí, chúng ta là những thượng khách được Chúa mời tham dự đại tiệc, là bạn hữu mà Chúa muốn củng tham dự tiệc với Người. Cử chỉ đó không chỉ vì Chúa quảng đại mà còn vì Chúa thực sự yêu thương chúng ta. Người nhìn thấy, người yêu vẻ đẹp và tốt lành của chúng ta. Chúa biết ác quỉ và tội lỗi không thể chiếm đoạt chúng ta được; chúng bệnh hoạn và ô nhiễm. Khi Người đến với phép Thánh Thể để hàn gắn chúng thì Thánh Thể chính là thuốc trụ sinh chũa lành loại ký ức tiêu cực của chúng ta. Với Chúa Giesu, chúng ta trở thành miễn nhiễm với sầu buồn. Chúng ta sẽ luôn luôn nhớ đến những thất bại, những rối loạn, những phiền lụy của chúng ta ở trong gia đình, và ở nơi làm việc những  ước mơ không thực hiện được của chúng ta. Nhưng những gánh nặng đó sẽ không đè bẹp được chúng ta bởi vì có Chúa Giesu hiện diện thâm sâu hơn để khuyến khích chúng ta bằng tình yêu thương của Người. Đó chính là sức mạnh của phép Thánh Thể sẽ chuyển đổi chúng ta thành những người truyền tin của Chúa, truyền tin vui, không phải những gì tiêu cực. Khi dự Thánh Lễ chúng ta có thể hỏi: Đó là cái gì mà chúng ta mang cho thế giới? Có phải là nỗi buồn phiền, cay đắng hay là niềm vui của Chúa? Phải chăng rước Mình Thánh Chúa để rồi than phiền, trách móc và cảm thấy buồn cho thân mình sao? Nghĩ như vậy sẽ chẳng làm cho mình khá hơn đâu, trong khi đó niềm vui của Chúa sẽ có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Cuối cùng, Mình Thánh Chúa sẽ hàn gắn ký ức khép kín của chúng ta. Những vết thương mà chúng ta giữ kín trong lòng sẽ tạo ra những rối loạn không chỉ cho chúng ta mà còn cho cả những người khác. Chúng làm cho chúng ta sợ hãi và hồ nghi. Lúc đầu chúng ta khép kín rồi cuối cùng là gắt gỏng và lãnh đạm. Những vết thương ấy có thể gây phản ứng trên người khác như tự xa lánh, kiêu căng với ảo tưởng rằng làm như vậy thì có thể điều khiển được hiện tình. Nhưng, đó lại chỉ là ảo tưởng, bởi vì chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành nỗi sợ hãi tận gốc rễ và giải phóng chúng ta thoát khỏi tự kỷ ám thị đang cầm tù chúng ta. Đó là cách mà Chúa Giesu làm. Người đến gần chúng ta một cách dịu dàng với cung cách đơn sơ của một chủ tiệc hiền lành. Người đến khi bẻ bánh để đập bể và mở tung những vỏ cứng của ích kỷ. Người hiến thân mình để dạy cho chúng ta biết là chỉ có mở rông tâm hồn ra mới có thể giải thoát khỏi những cản trở nội tại, những tê liệt của tâm hồn.

Thiên Chúa tự hiến thân cho chúng ta đơn giản bằng một chiếc bánh, cũng mời gọi chúng ta đừng phung phí cuộc sống để theo đuổi những ảo vọng mà chúng ta nghĩ là chúng ta chẳng làm được gì nếu không có chúng, trong khi chúng chỉ làm cho tâm hồn chúng ta trở nên trống rỗng. Mình Thánh Chúa sẽ làm thỏa mãn cơn đói khát vật chất của chúng ta và hơ nóng ước vọng phục vụ tha nhân của chúng ta. Nó mang chúng ta ra khỏi nếp sống lười biếng và ưa dễ chịu, nhắc nhở chúng ta là chúng ta không chỉ có cái miệng để ăn nhưng còn những bàn tay để làm việc, giúp đỡ những người khác. Bây giờ là thời gian khẩn thiết cần phải giúp đỡ, săn sóc những người nghèo đói không có thức ăn và mất nhân phẩm, những người thất nghiệp và những người đang phải tiếp tục vật lộn để sống. Đây chính là điều mà chúng ta phải làm một cách cụ thể, như là Bánh mà Chúa Giesu cho chúng ta. Sự sát kề thật sự này quả là cần thiết, nó như những sơi giây nối kết. Với phép Mình Thánh Chúa, Chúa Giesu đến gần cạnh kề chúng ta, chúng ta chớ có quay lưng lại những người chung quanh chúng ta!

 

Anh chị em thân ái,

Chúng ta hãy tiếp tục mừng kính Thánh Lễ Tưởng Nhớ, thánh lễ hàn gắn ký ức của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên, Thánh Lễ là một tưởng niệm làm lành ký ức của tâm hồn chúng ta. Thánh Lễ là kho tàng tuyệt hảo cả trong Giáo Hội lẫn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy tái diễn việc thờ lạy Mình Thánh Chúa trong chúng ta như trong Thánh Lễ chúng ta đang dự. Hành động này sẽ giúp chúng ta trở nên tốt lành, hàn gắn những vết thương lòng của chúng ta, đặc biệt bây giờ và những lúc chúng ta cần.

+FRANCIS

Vatican, June 14, 2020 15:05

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Theo bản Anh ngữ của Jim Fair

Nguồn: https://zenit.org/articles/pope-francis-celebrates-mass-in-st-peters-basilica-on...

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!