Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN: PHẢN ỨNG KHI GẶP NGUY KHỐN


Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/2Q2qnsT

 

         

  

  Người đời thường nói: “Hãy nắm chắc cái gì có trong tay….”. Xin phép được chia sẻ một mẩu chuyện về câu nói này.

Hai bé gái đếm tiền. Một bé nói: “Tao có 5 xu.” Bé kia nói: “Tao có 10 xu”.

- Không, mày chỉ có 5 xu như tao, một bé nói.

- Tao có 10 xu, bé kia trả lời.  Vì bố tao hứa sẽ cho tao 5 xu khi tao về nhà tối nay nên tao có 10 xu!

Đứa nhỏ này nghĩ như vậy vì nó tin ở điều bố nó hứa với nó như một bằng chứng chắc chắn mà nó chưa nhìn thấy. Nó tính 5 xu bố nó hứa và 5 xu nó hiện có nên nó có 10 xu.

Chúng ta sẽ rút ra được ý tưởng gì trong câu chuyện 2 bé gái này? Bé thứ nhất chỉ đếm số tiền mà bé có trong tay. Còn bé kia lại có ý tưởng khác; bé nghĩ đến việc đầu tư để có một cái gì to lớn hơn là hiện có. Bé đầu tư ở lời hứa và tình yêu của bố. Đó là tất cả những khác biệt giữa tâm tư của hai bé gái!

Trả lời của bé gái thứ hai chính là dư âm của hai vấn đề căn bản về Niềm Tin của những ai có trong tâm, khi nghe theo tiếng Chúa Giêsu gọi: “Hãy theo Ta” (Mt 4:19; Ga 21:19).

Một bên được diễn tả trong thư thánh Phaolo gửi tín hữu Do Thái (Dt 11:1): Đức Tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy”. Một bên thì dựa vào điều mà Chúa Giêsu Kitô nói với những người đi theo Chúa qua Luca 12:32: “Đừng sợ, hỡi đoàn chiên nhỏ bé, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước Trời cho anh em.”

Vậy thì, chúng ta đếm những Đồng Xu Nước Thiên Đàng của chúng ta như thế nào?  Chúng ta đầu tư nó ra sao qua những thề hứa chưa được hoàn thành của chúng ta? Làm sao chúng ta giữ được hy vọng và sự tin tưởng vào Vương Quốc Nước Trời sắp tới khi lâm cảnh nguy khốn?

Thời gian là mức đo thực tế

Xã hội loài người không bao giờ đứng yên. Nó luôn luôn vuột xa rất nhanh khỏi mọi quan niệm về thống trị và Nước Trời mà Cha chúng ta hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống. Ánh sáng Chúa Kitô và những giảng huấn của Ngài thường bị lấn lướt hàng ngày do ảnh hưởng của truyền thông báo chí xã hội, đại học, kỹ nghệ giải trí và tính tiêu cực, thụ động của những người tự coi mình là người theo Chúa Kitô.

Sau 60 năm sóng thủy triều dâng cao không có Chúa, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và các nước Tây Phương có truyền thống Do-Thái Kitô-Giáo như con thuyền đậu không neo.

Giới trẻ theo đạo/tôn giáo sút giảm nhiều. Người lớn theo Kitô giáo giảm 65%, tức giảm 12% trong 10 năm qua. Quả là thê thảm và nản chí. Nhưng theo câu chuyện bé gái nói ở trên, chúng ta vẫn còn hy vọng bởi vì chúng ta biết có Đấng để tin và tin vào cái gì.

Phải chăng có những thời gian niềm tin của chúng ta bị lung lay? Đúng vậy. Nhưng người ta cũng thường hay nói: “Chuyện đó tôi đã gặp phải rồi.” Chẳng cần phải đi đâu xa, cứ coi những vị Tông Đồ theo Chúa Giesu đầu tiên. Khi họ chấp nhận lời mời gọi của Chúa “Hãy Theo Ta” là họ đã tin vào lời hứa của Chúa cũng như của Cha Ngài về Nước Trời.

Cái gì có thể biến đời sống thiêng liêng của các thánh Tông Đồ tiên khởi thành một cộng đồng mới để “tuyên xưng những lời ca tụng Chúa là đấng đã kêu gọi chúng ta vượt khỏi nơi tối tăm vào nơi ánh sáng diệu huyền”? (1Pr 2:9). Hãy chú ý đến 3 nhận xét không những chỉ giúp chúng ta ứng phó với thời đại đen tối này mà còn là chứng nhân làm sáng ngời Thầy của chúng ta.

Tuyên xưng thuần nhất

Trước nhất là lời tuyên xưng thuần nhất của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu với Thầy của chúng ta. Từ đó về sau tất cả mọi người, từng cá nhân một, cũng phải đối diện với Chúa Giêsu để trả lời cùng một câu hỏi mà Chúa đã hỏi Phêrô và các Tông Đồ khi xưa: “Các con gọi Thầy là ai?”.

Phêrô trả lời, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. (Mt 16:15)

Câu hỏi này của Chúa Giêsu ngày nay đã được loan truyền trên khắp thế giới và đặt ra cho mỗi người chúng ta. Và chúng ta phải trả lời Chúa như thánh Phêrô đã trả lời. Chúng ta không những tuyên xưng Chúa Giêsu là ai mà còn phải tuyên xưng Danh Ngài là Duy Nhất đã cứu chuộc tất cả mọi người (Cv 4:12).

Bổn phận và lòng trung thành hoàn toàn này đã đẩy họ ra khỏi nhiều qui tắc văn hóa và những mong đợi của thời đó, đôi khi còn bị những người trong gia đình, hàng xóm láng giềng, bạn bè trong sở làm, nhân viên nhà nước xa lánh. Biết rõ những chuyện đó nên Chúa đã đưa ra lời mời gọi: “Hãy theo Ta” và rằng “Nếu thế gian ghét bỏ anh em, anh em hãy nhớ rằng họ đã ghét Thầy trước” (Ga 15:18).

Tại sao lại có nhiều thù hận như vậy? Trở thành môn đệ, người theo Chúa Giêsu, là một quan niệm hoàn toàn xa lạ vào thời đó. Trong thế giới dân ngoại, ấp ủ một nềm tin mới thì không có nghĩa là xa lìa những thần linh cũ đã có, nhưng là thêm một vị thần mới vào danh sách các thần linh trong gia đình mà thôi. Có lẽ nên đặt cho nó một cái tên mới, hoặc ưu tiên đặt vào một vị thế nào đó trên bàn thờ ở trong nhà rồi tôn thờ cùng với tất cả mọi niềm tin. Tuy nhiên khi nói “trong Chúa Kitô thì có nghĩa là tôn thờ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô mà thôi, không có thần linh nào khác (Xh 20:3).

Khi tuyên xưng: Giêsu Kitô là Chúa” thì có 3 nghĩa: Ngài là Đấng Cứu Thế Duy Nhất được Đức Chúa Cha sai xuống trần thế, Ngài là Đấng Thiên Sai Ngôn Sứ, và chỉ có Ngài là “Chúa Duy Nhất” -là Thầy, là Vua- của đời chúng ta.

Tuyên xưng này buộc những người theo Chúa Giêsu phải trực tiếp đối mặt với Rome và các hoàng đế. Từ thời Julius Caesar, thời coi Vua là Chúa đang phát triển giữa những người cầm quyền ở Rome lên cao đến độ dân chúng phải tôn thờ các hoàng đế như Thần như Chúa. Đôi khi còn có những sắc lệnh buộc dân chúng phải dâng hương cho các hoàng đế như thần thánh. Không thi hành sẽ bị xử tử. Nhiều Kitô hữu do đó đã tử vì đạo.

Những vị này hoàn toàn hướng về những gì vượt trội hơn cả những thách thức đè nặng trên họ. Họ tin vào Cha họ ở trên trời sẽ can thiệp vào cuộc sống của họ và ban cho họ một viễn tượng đời sống mai sau, bảo đảm với họ là ngoài những gì mà con người có thể tưởng tượng được còn có những cái mà Thiên Chúa đã sửa soạn cho những ai yêu mến Ngài (1Cr 2:9).

Bạn có thể chưa bao giờ bị đưa vào một nơi đầy sư tử đói như có người đã bị, nhưng bạn lại muốn “chết từng ngày” (xem 1Cr 15:31) không phải chỉ vì những vương quốc hay những gì thuộc về thế gian này, mà đặc biệt vì chính cái vương quốc của bạn và những gì bạn mong ước? Bạn giữ 5 xu hay bạn giữ 10 xu mà không ai có thể lấy đi khỏi bạn?

Chúng ta không cô đơn đâu

Thứ đến, hãy hiểu rằng những người theo Chúa Giêsu đầu tiên không bao giờ tin là họ thực sự cô đơn. Tại sao họ lại tin như vậy? Việc đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Vào đêm cuối cùng ở trần thế của Chúa Giêsu, Chúa đã hứa với họ là: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi đâu. Thầy sẽ đến với các con”. (Ga 14:18). Ngài đã xác định ý nghĩa của lời mà Ngài hứa trước kia: Thầy sẽ cầu xin Cha Thầy và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Bảo Trợ sẽ đến ở với các con mãi mãi” (c.16). (Đấng Bảo Trợ: Tiếng Hy Lạp là parackletos nghĩa là trạng sư, người bào chữa, bênh vực cho bị cáo. Sau này lại có 2 nghĩa khác là người an ủi, người chuyển cầu…)

Chúa Giêsu còn tiếp tục nói: “Chẳng bao lâu nữa thế gian sẽ không còn thấy Thầy, nhưng các con vẫn thấy Thầy. Bởi vì Thầy sống thì các con cũng sẽ sống” (c.19). Nhưng thế nghĩa là thế nào? “Ngày đó các con sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha, và các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các con” (c.20).

Lúc bấy giờ các môn đệ có hiểu được ý của lời Chúa nói không? Không! Với thời gian họ sẽ hiểu biết và cảm nghiệm được. Nhưng ở đây có hai điều mà họ đã biết và hiểu về những ngày ở tương lai: Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới dạng chim bồ câu (Mt 3:16). Thần Khí đó đã ở lại với Ngài và thể hiện qua những phép lạ, những việc làm đầy kinh ngạc và giáo huấn của Ngài.

Chúa Giêsu đã hứa sẽ có những việc lạ lùng xảy ra. Và đúng vậy, ít tuần lễ sau họ đã nhận ra là những lời hứa đó đã ứng nghiệm. Môn đệ Phêrô gọi những việc đó là “quà tặng” được Chúa ban cho những kẻ trước kia đã chối từ Chúa Kitô nhưng sau này đã đầu hàng, qui phục và ăn năn thống hối nhân danh Chúa (Cv 2:36-38). Những lúc họ gặp trắc trở và bị chìm đắm trong hoàn cảnh hoàn toàn đen tối dày đặc, thì như đã hứa, Thiên Chúa sẽ xây “nhà” trong họ và ở đó với họ. Họ sẽ không bị cô đơn!

Môn đệ Phaolô về sau đã xác định sự hiện diện của “Đấng Bảo Trợ” trong thư gửi tín hữu Roma chương 8: “Nhưng anh em không sống theo tính xác thịt mà sống theo Thần Khí vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Chúa Kitô, thì không thuộc về Chúa Kitô. (c.9).

Sau này Ngài còn xác nhận: “Nhưng nếu Thần Khí của Đấng đã làm cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết cũng sẽ dùng Thần Khí của Ngài ngự trong anh em để làm cho thân xác phải chết của anh em được sống. (c.11). Thánh Phaolô thì diễn tả như vậy, nhưng qua Gioan 17: 22-23 thì sự thân tình đó được biểu lộ một cách tuyệt đối thân thiết, đầm ấm và chí tình giữa Cha, Con và Chúng Ta. Đấng Bảo Trợ” là Thần Khí Chúa sẽ ngự trị hoàn toàn không thiếu sót gì trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến niềm vui viên mãn nơi Vương Quốc Nước Trời của Cha chúng ta.

Quà tặng tinh tuyền này của Chúa Cha, Chúa Con sẽ biến mọi sự thành đặc thù khác biệt. Sự hiện diện của Thần Khí này giúp ta vượt qua mọi tối tăm sợ hãi, ban cho chúng ta sức mạnh, tình yêu thương và biết tự chủ (2Tm 1:7). Sự nhận biết này giúp chúng ta hiểu rõ lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ vào những giờ phút cuối cùng như trong Matthêu 28:20: “Và đây, Thầy ở cùng các con cho đến tận thế.” Ngoài ra, các môn đệ đã từng đi sát cạnh Chúa Giêsu cả 3 năm rưỡi trời trên những con đường bụi bặm ở Galilê, hẳn phải hiểu ý Chúa. Bây giờ Chúa đồng hành với họ, bất cứ họ ở đâu. Đúng vậy, ngày nay bất cứ lúc nào chúng ta ở đâu cũng đều có Chúa hiện diện.

Luca, thánh sử và là tác giả của Công Vụ Tông Đồ đã xác định yếu tố chính tạo sức mạnh cho các Tông Đồ tiên khởi theo Chúa Giêsu không chỉ để đối phó với một thế giới thù nghịch mà còn là chứng tá cực kỳ can đảm và uy dũng cho niềm tin như họ đã biểu hiện trong Cv 17:6, Những người làm cho thế giới đảo lộn”. Luca đã nhắc đến tên Thần Khí 15 lần trong Tin Mừng của ông và 55 lần trong Sách Công Vụ Tông Đồ.

Cầu nguyện là một cách sống

Điều thứ ba nên nhớ là các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu đã coi cầu nguyện là một cách sống. Nếu Thần Khí là cái kim sinh động xuyên suốt sách Công Vụ Tông Đồ thì cầu nguyện là sợi chỉ khâu chặt tấm vải của Giáo Hội sơ khai với Thiên Chúa và loài người. Sách khởi đầu bằng việc các tông đồ và các đệ tử cùng nhau cầu nguyện ở lầu trên tại Jerusalem. Phần còn lại là lịch sử.

Sau này khi Phêrô và Gioan hiểu ra thì loan truyền ý nghĩa đó ra ngoài; Giáo Hội cùng nhau họp lại và cầu nguyện để xin giải thoát. Họ tụ họp nhau cầu nguyện khi bị chống đối: Giờ đây, lạy Chúa! xin để ý đến những lời hăm dọa của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói Lời Ngài với tất cả sức dũng mạnh. Xin giơ tay chữa lành và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, nhân danh tôi tớ thánh của Ngài là Chúa Giêsu (Cv 4:29-30). Khi họ cầu nguyện xong thì nơi họ tụ họp nhau bị rung chuyển, ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và họ bắt đầu mạnh dạn nói Lời Thiên Chúa. (C.31).

Chúng ta thử tưởng tượng câu chuyện của hai người với những bối cảnh và môi trường hoàn toàn khác biệt. Họ cầu nguyện trước cùng một ngai uy linh của Thiên Chúa là đấng muốn phát triển gia nghiệp của mình trên mặt đất giữa dân Do Thái và dân ngoại.

Cornelius là quan đội trưởng La Mã “luôn luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Cv 10:2). Tiếp theo mấy câu sau, chúng ta thấy nói Phêrô cầu nguyện ở trên sân thượng (c.9). Việc ưu tiên cầu nguyện này giúp mọi người và các Tông Đồ chuẩn bị mở rộng Giáo Hội trong đó có cả những tín hữu dân ngoại qua sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Cầu nguyện như là cái chuông để trước cửa nhà!

Cầu nguyện không phải luôn luôn giúp ta tránh khỏi những phiền toái của thế gian, nhưng cho chúng ta một vị thế trước ngai thiêng của Cha chúng ta trên thiên đàng. Lời nói cuối cùng của ông Stêphanô thấy trong sách Cv 7:59-60: “Và họ ném đá Stêphanô đang lúc ông cầu xin Thiên Chúa rằng: “Lạy Chúa Giesu, xin nhận lấy hồn con”. Đoạn ông quì gối và lớn tiếng kêu: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”. Nói thế rồi ông an nghỉ…”.

Stêphanô đã lặp lại Lời Chúa nói trên đồi Golgotha tha tội cho kẻ đã giết Chúa trước khi Ngài phó thác linh hồn cho Thiên Chúa (Lc 23:34,46).

Lời nói sau cùng của Stêphanô chứng tỏ ông là chứng nhân can đảm và uy dũng, cho thấy ông ấy không cô đơn. Sách Công Vụ Tông Đồ 7:54-56 vẽ lên bức tranh hiệp nhất giữa ngai Thiên Chúa và chúng ta trong thời đại đen tối này: “Nhưng Stêphanô, đầy ơn Chúa Thánh Thần, mắt đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa và Chúa Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa, và nói, ‘Kìa, tôi thấy trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa!’”

Không chỉ đối phó với cuộc sống mà còn sống chính cuộc sống của Chúa Kitô

Phêrô và Gioan bị điệu ra trước tòa để làm chứng về Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai. Chính quyền vì nhìn phương cách tố tụng với con mắt thế tục nên nghĩ rằng họ có thể buộc các ông phải chấp nhận là mình có tội.

Nhưng hãy đọc bản tố tụng của tòa ghi trong Cv 4:13: “Họ thấy ông Phêrô và Gioan mạnh dạn và biết rằng hai ông là những người bình dân và không có chữ nghĩa, nên ngạc nhiên. Họ nhận ra hai ông là những người từng đi theo Chúa Giêsu”.

Những người này hoàn toàn vâng phục Con Thiên Chúa. Họ tin vào những lời hứa của Thiên Chúa. Giống như Thiên Chúa, họ coi mọi sư rõ ràng như đã xẩy ra. Họ không chỉ bước trước Thiên Chúa mà còn bước cùng Thiên Chúa và hàn huyên với Ngài. Và Ngài rất hài lòng!

Những sự việc đó giúp họ - như họ đã từng trải qua nhiều điều tương tự - không chỉ để đối phó với cuộc sống, mà còn sống lại chính cuộc sống của Chúa Kitô nơi con người họ. Chúng ta hãy cùng nhau theo gương các môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô như họ đã theo Chúa, để Chúa thực sự dẫn đưa chúng ta từ nội tâm sâu thẳm hầu cho niềm tin của chúng ta được bảo đảm hoàn toàn.  Đó là sự khác biệt giữa 5 xu và 10 xu của hai bé gái!

Fleming Island, Florida

March 9, 2021

 

NTC - Hẹn gặp lại

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!