Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TẠI SAO LẠI LÀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT


CHÚA NHẬT 2B PHỤC SINH

Cv 4:32-35; 1Ga 5:1-6; Ga 20:19-31

Bs Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Toma trả lời……. “Lạy Chúa, Lạy Chúa tôi!”

 

 Người ta thường nói: “Lòng không động, tay chẳng làm” Câu nói này có thể ám chỉ ông Toma trong bài Tin Mừng Gioan hôm nay. Kinh nghiệm về sự hồ nghi và Niềm Tin. Phải chăng muốn có Niềm Tin cần phải chiến đấu giữa lý trí và cảm nghiệm?

Chúa phục sinh hiện ra với các tông đồ quả rất bất ngờ và có chủ đích. Vào một buổi chiều, ngày thứ nhất trong tuần, trong khi các ông đang lo lắng, sợ hãi, ở yên trong nhà cửa kín then cài. Thế giới bên ngoài đầy nghi hoặc và ám khí thù nghịch. Xác Đức Giesu bị ai lấy đi đâu mất tích? Bất ngờ, người chết xuất hiện giữa nhà trong khi tất cả mọi cửa đều đóng chặt, tâm hồn cứng ngắc, viễn kiến mù lòa. Chúa Giesu xuất hiện nhẹ nhàng hơn bao giờ trước một môn đệ cứng lòng, tâm hồn hồ nghi. Tomas rụt rè đặt tay vào những vết thương của Chúa và tình yêu của ông bùng cháy. Làm sao bạn nghe câu chuyện này mà không nghĩ tới bức tranh của họa sĩ danh tài Caravaggio diễn tả quang cảnh Chúa hiện ra với Toma như thế này. 

Toma là ai?  Anh ta, cùng với nhiều môn đệ khác đã từng đứng trước Thánh Giá, mà lại không hiểu gì cả. Giấc mơ của Toma lúc đó đang treo lủng lảng trên thập giá và hy vọng của ông đã vỡ tan ra từng mảnh. Có một thời tôi coi Toma là một trong các môn đệ được Chúa yêu thương nhất, không phải một tay cúng đấu cứng cổ, ngoan cố và suốt đời chỉ có bi quan, hồ nghi như truyền thống Kito giáo thường gán cho ông. Khi lớn lên, tôi chẳng bao giờ thích nghe tiếng “Toma đa nghi” , đơn giản chỉ vì tôi thích đặt vấn đề!

 

SỰ PHẤN ĐẤU CỦA TOMA VÀ CỦA CHÚNG TA

Chúng ta phải làm gì khi mà điều chúng ta hy vọng quyết tâm dành lấy cho được lại bị đổ vỡ tan tành? Chúng ta phải làm gì khi mà những cơ chế vô hình lại đầy quyền lực đè bẹp người mà chúng ta tuyệt đối trung thành? Chúng ta phải làm gì khi mà phản ứng của chúng ta đáng lẽ phải hành động ngay nhưng lại chạy trốn và né tránh vì sợ hãi đám đông nổi giận hạy sợ mất quyền lợi? Đó là những câu hỏi của phần lớn các môn đệ, gồm cả Toma là người đã yểm trợ và theo Chúa Giesu suốt ba năm trời để được chỗ “ngồi trên”.

Toma đa nghi ở giữa chúng ta cần phải sửa đổi. Chúng ta được yêu cầu phải trả lời cho những vết thương, trước tiên ở trong chính chúng ta rồi ở nơi những người khác. Ngay cả những lúc chúng ta yếu đuối, chúng ta cũng phải ráng thở mạnh để lấy Thần Khí hầu giúp cho các vết thương mau lành và nỗi sợ tiêu tan đi mau. Với Toma, chúng ta phải tin khi tay chúng ta run rẩy, ngập ngừng vươn tới Chúa trong cộng dồng tin yêu. Lời Chúa nói với Toma cũng phải như nói với chúng ta: “ Phúc cho ai không thấy mà tin!”

Cách đây đã lâu, thánh Gregry Cả đã nói về thánh Toma tông đồ: “Nhờ sờ tay vào vết thương của thầy mình, Toma có thể giúp chúng ta vượt thắng những vết thương đa nghi, cứng lòng. Lúc đó con người đa nghi Toma sẽ hữu ích cho chúng ta hơn là niềm tin của tất cả các tông đồ khác.”

Nhiều thế kỷ sau, chúng ta vẫn luôn luôn biết ơn Toma vì sự lương thiện và tính ‘người’ của ông. Dù chúng ta biết rất ít về ông, gia đình ông và số phận của ông, nhưng chỉ biết cái tên Toma của ông -theo tiếng Hy Lạp triết tự- là“sinh đôi/twin”. Vậy nửa Toma kia là ai? Có lẽ chúng ta có thể nhìn thấy nửa kia của Toma ở trong gương. Do đó nửa Toma kia là bất cứ ai đã phải phấn đấu với đau khổ vì không tin, hồ nghi và thất vọng. Chính Toma đã khiến Chúa Giesu phục sinh làm điều khác lạ.

 

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ LÒNG CHÚA THUONG XÓT

Lòng Chúa thương xót không phải là một chọn lựa. Ít năm trước, có nhiều vị chuyên viên phụng vụ và thừa tác viên than phiền là chúa nhật này đã được thánh GH Gioan Phaolo II trong năm toàn xá 2000 đặt cho một tên mới. Sau khi Vatican II cải tổ phụng vụ thì Chúa Nhật này chính thức được gọi là Chúa Nhật II Phục Sinh. Nhưng hiện nay do sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Bí Tích, thì được đổi thành Chủ Nhật Lòng Chúa Thương Xót, nhưng vẫn có thể gọi là Chúa Nhật II Phục Sinh.”

Tại sao lại gọi Chúa Nhật này là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót?

Đức GH đã bất ngờ thông báo tin này trong lễ phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalsha vào ngày 30-4-2000. Ngài nói đây là “điều quan trong khi chúng ta nhận toàn thể sứ điệp mà Lời Chúa gửi cho chúng ta dịp Chúa Nhật II Phục Sinh này. Và kể từ nay toàn thể Giáo Hội sẽ gọi Chúa Nhật này là ‘Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Sót’.”

Nữ tu Ba Lan này đã làm gì với câu chuyện của Toma và sự kiện Chúa sống lại? Chúng ta có cần phải tìm ra sự liên hệ giữa Lòng Chúa Thương Sót và câu chuyện Phúc Âm nói về Toma và Chúa Phục Sinh không? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất là: “Tất cả mọi sự!” và cho câu hỏi 2 là: “Không!”

Mừng Chủ Nhật Lòng Chúa Thương Sót không phải là cạnh tranh hoặc làm mất tính vẹn toàn của Mùa Phục Sinh, cũng không lấy đi mất tính đặc thù của câu chuyện Toma và việc Chúa Phục Sinh. Chủ Nhật Lòng Chúa Thương Sót là ngày Bát Nhật Phục Sinh, mừng tình yêu thương sót của Thiên Chúa chiếu tỏa xuyên suốt Tuần Tam Nhật Phục Sinh và toàn thể màu nhiệm Phục Sinh.

Việc nối kết thì hiển nhiên hơn ở những bài đọc của Chủ Nhật I sau Phục Sinh. Vào lễ phong thánh cho nữ tu Faustina, thánh Gioan Phaolo II đã nói trong bài giảng của ngài: “Chúa Giesu đã đưa bàn tay và cạnh sườn của Người cho các tông đồ thấy. Chúa chỉ những vết thương Người chịu nạn, đặc biệt vết thương Trái Tim của Người, là suối nguồn máu tình thương đổ ra cho toàn thể nhân loại.”

 

Ý NGHĨA CỦA NGÀY LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Sót không phải là một lễ mới để mừng những mạc khải của thánh Faustina. Thực sự nó chẳng dính dáng gì đến Thánh Faustina cả, mà đúng ra là để làm sống lại truyền thống phụng vụ cổ xưa, phản ảnh một giảng huấn về ngày bát nhật Phục Sinh mà người ta cho là của thánh Augustine đã được ngài gọi là “Ngày Thương Xót và Tha Thứ,” và ngày Bát Nhật này tự nó đã là “bản tóm tắt những ngày thương sót.”

     Vatican đã không đặt cho Chúa Nhật II Phục Sinh này cái tên “Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Sót” như một “chọn lựa tùy thích”. Điều đó có nghĩa là giảng về Lòng Chúa Thương Sót vào Chúa Nhật này bắt buộc phải có, không phải là một chọn lựa. Không giảng về Lòng Chúa Thương Sót là một sai lầm quan trọng vì đã bỏ qua, không đọc những lời nguyện, các bài đọc và những ca vịnh đã được chỉ định cho lễ này, cũng như danh hiệu “Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Sót” hiện nay đã được ghi trong Sách Lễ Roma.

     Toma cứng lòng tin, không tin Chúa sống lại. Nhưng Chúa hiểu Toma, thương Toma nên đã cho Toma đặt tay vào những vết thuong của Chúa. Nhờ đó Toma đã tin và được cứu rỗi. Nếu Chúa không để cho Toma sờ và đặt tay vào cạnh sườn Chúa thì số phận của Toma sẽ thế nào? Lòng Chúa thương sót quả là vô biên. Chúng ta tin Chúa Kito chịu chết để cho chúng ta được sống mà không chấp nhận lòng Chúa thương sót, không tin lòng Chúa Thương Sót là vô ơn. Không chấp nhận được. Vô lý.

 

Fleming Island, Florida

April 7,  2021

 

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!