Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐẠO ĐỨC GIẢ

 

CHÚA NHẬT VIII C THƯỜNG NIÊN

Hc 27:4-7; 1Cr 15:54-58; Lc 6:39-45

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Các bản Kinh Thánh hôm nay là tiếp nối giảng huấn chính của Chúa Giesu về tình yêu: Yêu kẻ thù, yêu tha nhân, lòng quảng đại và đừng xét đoán. Trong bài Phúc Âm hôm nay (Lc 6: 39-45), Chúa Giesu đã dùng rất nhiều từ và kiểu nói đặc biệt để ám chỉ loại tình yêu này, như:kẻ mù dẫn dắt kẻ mù…”, “cái rác trong mắt người…” “xem quả biết cây”. Bài Tin Mừng hôm nay cũng nêu ra những điều kiện cho những ai muốn đem Tin Mừng Chúa Giesu đến cho muôn dân. Chính các môn đệ cũng là những người mù lòa cho đến khi các ông học được bài học thương yêu này và sứ điệp về vương quốc Thiên Chúa.

 

ĐẠO ĐỨC GIẢ

Bản tính con người là hay soi mói, bắt lỗi người khác, không chịu nhận mình có lỗi, có khi lỗi của mình còn lớn hơn lỗi người, nên Chúa đã cho một bài hoc: Hãy lấy cái xà khỏi mắt mình trước khi lấy cọng rơm nơi mắt người. Bài học Chúa đưa ra không phải là khó. Chúa Giesu là một thầy dạy đầy lòng thương xót và cảm thông. Người luôn luôn để ý và biết các môn đệ là những người rất yếu đuối, khờ dại, đôi khi ngu dốt cũng như đa số dân chúng mà các ông sẽ gặp sau này. Chúng ta đã được khuyến khích học hỏi để khỏi bị luận phạt. Lời Chúa Giesu là lời giáo huấn, khuyến khích để bảo toàn sự sống. Giả hình nhân đức, đạo đức giả không phải là một thí dụ khắt khe độc ác, nhưng là một bản án cho những người cố tình sống giả dối.

Đạo đức giả / Hypocrite là một từ lấy trong kịch trường Hy Lạp, ám chỉ một kịch sĩ đóng một vai nào đó trong một vở kịch. Các kịch sĩ thường đeo mặt nạ, mặc áo quần làm sao để thích hợp với vai trò của nhân vật trong truyện. Theo nghĩa tích cực, đời người ví như một sân khấu. Tính tình con người được thể hiện như một kịch sĩ. Một người có thể đóng vai tuồng của bất cứ ai nhưng bản tính của họ không thay đổi. Theo nghĩa tiêu cực, sân khấu là một thế giới ảo, các kịch sĩ không nói lên thực chất của mình, mà chỉ diễn trò, đóng vai người khác. Chúng ta gọi là diễn tuồng hay đạo đức giả. Theo nghĩa tôn giáo, danh từ “đạo đức giả” thể hiện tính đặc thù này. Chỉ là màu mè bề ngoài. Làm bộ là người đạo đức, giữ luật lệ rất khắt khe để được mọi người kính trọng và bắt chước. Nhưng tâm hồn thì tầm thường, xấu xa tội lỗi. Chúa Giesu dùng từ “đạo đức giả” là vậy.

Để tránh là đạo đức giả, tốt nhất hãy cố gắng trở thành môn đệ của Chúa. Chúa muốn chúng ta ngay thẳng, thành thật với chính mình. Chúa khuyên chúng ta phải thương yêu, cảm thông với lòng trắc ẩn đối với tha nhân.

 

GIỮ LUẬT KHẮT KHE

Thời chúa Giesu, người biệt phái / pharisieu thường sống đạo rất khắt khe. Họ giữ luật thật chi li và có đời sống tâm linh rất tốt. Nhưng cũng có những người chỉ sống bề ngoài nên thường bị chỉ trích như tiên tri Isaiah đã từng phê phán là kẻ giả hình nhân đức. Họ tự cho mình là công chính và thường chê trách những người không giữ luật.

Họ không ngồi ăn với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi vì họ tự cho họ là thánh thiện hơn. Họ hay bàn tán, nói xấu người khác. Họ đã từng thầm trách chúa Giesu ngồi ăn uống với những kẻ tội lỗi. Vì vậy Chúa đã nói với họ: “Người khỏe mạnh thì không cần thầy thuốc, chỉ kẻ đau yếu mới cần thầy thuốc. Ta đến không để kêu gọi người công chính, nhưng là kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại” (Lc 5:31-32).

Chúa Giesu đã đưa ra một quan niệm khác về tội. Chúa hủy bỏ quan niệm tội của người biệt phái và các luật sĩ. Đối với Chúa Giesu, tội là do tinh thần con người sai lạc. Thái độ của Chúa Giesu về tội là quan niệm của Chúa về ngày Sabbath. Phê phán luật mà thiếu lòng trắc ẩn là vô nhân tính.

 

NHỮNG BIỆT PHÁI TÂN THỜI.

Ai là những biệt phái tân thời và đệ tử của họ? Họ là những người giữ đạo một cách mù quáng và tỏ ra rất đạo đức nhưng lại hay ghen tỵ. Họ siêng năng đi nhà thờ, xem lễ ngày Chúa Nhật. Họ là những công dân tốt, làm việc rất cần cù chăm chỉ. Họ cố gắng xa lánh tội lỗi. Họ khuyên răn người khác đừng phạm tội, đừng làm điều ác. Ngoài ra những người này còn không tin sự cứu rỗi là do công cuộc của Chúa Kito mà do cố gắng của con người.

Trái lại, người Kito hữu đích thực tuyên xưng Chúa Kito là đấng chịu chết trên thập giá. Không ai khác. Họ tin rằng cái chết của Chúa Kito đủ bảo đảm cho sự cứu rỗi của tất cả những ai mà Người đại diện. Đó là khác biệt giữa cứu độ và luận phạt. Họ biết rằng cố gắng của họ tuyệt đối không can dự gì vào việc họ được chấp nhận trước mặt Thiên Chúa. Họ biết rằng hy vọng được an nghỉ trong Chúa Kito là do công cuộc của Chúa Kito nhờ ân sủng của Thiên Chúa là bảo đảm cho sự cứu rỗi. Chúa Giesu cho biết chỉ những ai tội lỗi mà cần được chữa lành, những ai không tự coi mình là công chính, những ai không có danh nghĩa thuộc về Thiên Chúa, những ai không đáng ở trong đoàn thể hiệp thông với Thiên Chúa. Đó là những người mà Chúa Giesu đến để kêu gọi họ ăn năn thống hối.  

 

THANG THUỐC LÒNG THƯƠNG XÓT

Trong bài khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11-10-1962, Đức Gioan XXIII đã nói ngài không kêu gọi Vatican II biện bác cho những sai lầm hay làm sáng tỏ những điểm giáo lý. Ngài nhấn mạnh, Giáo Hội ngày nay phải dùng “thuốc lòng thương xót hơn là thuốc nghiêm ngặt.”

Người ta đã gọi ngài là “Giáo Hoàng nhân lành”. Ngài đã từ chối ý kiến của những vị chung quanh ngài là những vị “luôn luôn phỏng đoán, nghĩ đến những tai ương và tin xấu.” Ngài ám chỉ đó là những “tiên tri của bóng tối ảm đạm”, những người thiếu ý thức lịch sử, mà lịch sử chính là “thầy dạy cuộc sống.” Ngài quả quyết, với sự quan phòng của Thiên Chúa, thế giới đã đi vào vị thế trật tự mới tốt đẹp hơn về tình liên đới con người. “Tất cả mọi sự, -ngay cả sự khác biệt giữa con người với nhau- cũng giúp cho Giáo Hội tốt đẹp hơn.

“Papa Roncalli” là con người, để ý đến sự trung thành của mình hơn là hình ảnh bề ngoài, quan tâm đến những người chung quanh hơn là chính những ước muốn của mình. Với một tầm nhìn êm đềm hấp dẫn -ngài nhấn mạnh- Giáo Hội cần thích nghi với những thay đổi của xã hội, nhưng cũng phải để những chân lý xâu thẳm nhất của Giáo Hội ở ngoài thế giới tân kỳ này. Ngài biết rằng Luật mà không có lòng thương cảm là vô nhân tính. Đức Gioan XXIII được phong Chân Phước năm 2000 bởi Đức Gioan Phaolo II và tuyên Thánh năm 2014 bởi Đức Phanxico.

 

LỜI TỰ ĐÁY LÒNG

Bài đọc 1 hôm nay (Hc 27:4-7) là dư âm của những bài học mà Chúa Giesu giảng trong bài Phúc Âm hôm nay. Khi người ta sàng lọc vật gì thì người ta bỏ đi những thứ xấu còn lại trên sàng. Lửa thử vàng, gian nan thử đức, xem quả biết cây là những ca giao đời nào cũng đúng.

Lời Chúa trong bài Phúc Âm quả là tuyệt vời. Lòng đầy sự xấu thì nói ra toàn là sự xấu (6:45). Nghĩ tốt thì lời nói tốt. Con mắt là cửa linh hồn thì  miệng là cửa của lòng.

Chúa Giesu mời gọi chúng ta bằng ngôn ngữ của tâm hồn: Ngôn ngữ êm ái. Ngôn ngữ tử tế. Ngôn ngữ tôn kính. Ngôn ngữ nể trọng. Ngôn ngữ nhục mạ. Bác ái và Khuyến khích. Lời nói của chúng ta biểu lộ những gì ta nghĩ trong lòng. Nó là cái xe chuyển ý nghĩ của tâm hồn chúng ta đến tai và tim của những người chung quanh chúng ta. Chúng ta có thể nói lời tử tế hay ác độc. Chúng ta có tự do để lựa chọn.

 

TỬ THẦN VÀ NỌC ĐỘC

Đọc bài đọc 2, tôi có cảm tưởng thánh Phaolo đang ngồi bên một giòng suối vào một buổi chiều ấm áp của tháng 3 sau một mùa Đông dài khắc nghiệt. Vài giải mây xanh lờ lửng vắt ngang trời. Tôi tưởng tượng ngài đang nghe những tiếng kêu lắc-cắc khô khan của những tảng nước đá đóng băng bắt đầu bể, và nước lại bắt đầu vội vã chảy. Thánh nhân lại nghe thấy tiếng chim muông hót líu lo trên cành trở lại. Ngài nhìn những thân cây -một lần tưởng như đã chết- giờ này bắt đầu bừng lại sức sống xanh tươi. Nhìn xuống đất, ngài thấy những bông hoa màu sắc tươi đẹp đang trổi lên khỏi mặt đất đã từng bị đóng băng.

Tôi tin rằng thánh Phaolo đã nhìn thấy tất cả những thay đổi đó và ngài để cho cây bút chuyển động, viết nên những giòng chữ trong bức thư này. Thành những tiêng kêu chiến đấu như chưa bao giờ có của người Kito hữu. Những tiếng nói từ trong lòng phát ra qua miệng chúng ta như các môn đệ của Chúa Giesu Phục Sinh: “Ôi! Tử thần! Chiến thắng của ngươi ở đâu? Ôi tử thần! Nọc độc của ngươi ở đâu?” Thánh Phaolo viết, “Nọc độc của tử thần là tội lỗi; quyền lực của tội lỗi là luật lệ. Nhưng nhờ có Chúa, đấng ban cho chúng ta chiến thắng qua Chúa Giesu Kito Chúa chúng ta.”

Có nhiều dấu hiệu của sự chết và hủy hoại ở thế giới chúng ta. Có người suốt ngày đọc báo, mở truyền hình tin tức 24/24 để chứng kiến những thảm cảnh ngày đêm xẩy ra trong thế giới chúng ta. Quả là dễ dàng để trở thành những ‘môn đệ mờ tối buồn nản’ hơn là những kẻ mang Tin Mừng khi phải sống trong một thế giới như hiện nay. Nhưng chúng ta không mù lòa như những người mù mà Chúa nói trong bài Phúc Âm hôm nay (Lc 6:39). Ánh sáng Chúa Kito sẽ chiếu rọi làm sáng tỏ viễn kiến của chúng ta. Người là đấng sẽ cho chúng ta những kho tàng quí giá. Là đấng nuôi dưỡng và vun trồng, nắn tỉa để chúng ta trở thành những cây tốt sinh hoa trái tốt. Người là đấng dạy bảo chúng ta đối sử mềm dịu và nhẫn nại với những nguòi bạn, ngay cả những lúc tâm hồn chúng ta bất an, thất vọng, dễ dàng sa ngã hay bị phán xét và chỉ trích cay nghiệt.

 

ĐỐI THOẠI THEO TIN MỪNG

Chúa Giesu mời gọi và dạy chúng ta cách thức truyện trò với nhau. Trong tông huấn Vui Mừng Phúc Âm / Evangelii Gaudium, Đức Phanxico đã nói về phúc âm hóa từ ngữ (#139-140).

“Vậy giảng huấn Kito Giáo tìm thấy trong lòng người dân và văn hóa của họ một suối nguồn nước hằng sống. Nó giúp người giảng thuyết biết phải giàng cái gì và phải nói thế nào. Tất cả chúng ta ai cũng đều muốn được nói tiếng mẹ đẻ. Về niềm tin cũng vậy, chúng ta thích được nói theo ‘văn hóa mẹ đẻ, ngôn ngữ quê hương của chúng ta’ (Mcb 7:21,27). Lòng chúng ta lúc đó sẽ dễ dàng lắng nghe hơn. Ngôn ngữ là loại âm nhạc giúp cho cảm hứng, khuyến khích, thêm sức mạnh và lòng hăng say nhiệt tình hơn.

“Cách xếp đặt này, -cả về tiếng mẹ đẻ lẫn giáo hội- sẽ giúp cho cuộc đối thoại giũa Chúa và các môn đệ là người giảng thuyết được gần gũi nhau hơn bằng giọng nói dịu dàng, cách nói, điệu bộ vui vẻ và khiêm tốn. Cả khi bài giảng đôi lúc có vẻ tẻ nhạt, nhưng với tinh thần quê hương và giáo hội, cũng sẽ mang lại kết quả. Như sự dỗ dành của người mẹ, dù buồn chán nhưng đúng lúc, cũng sẽ làm các con ấm lòng.”

 

Fleming Island, Florida

Feb 25, 2022

NTC

   

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!