Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
VÂNG LỜI VÀ TỰ DO

 

CHÚA NHẬT III C MÙA CHAY

Xh 3:1-8a,13-15; 1Cr 10:1-6,10-12; Lc 13:1-9

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Trong các tài sản tinh thần của con người thì Tự Do là trên hết và cao quí nhất. Thiên Chúa đã giải thoát dân Người khỏi ách nô lệ của Ai Cập thì hiển nhiên là Thiên Chúa yêu thương con người và dành phần tốt đẹp nhất cho họ. Nhưng, qua quá trình cuộc sống con người, có phải tất cả mọi người đều đạt tới và nắm giữ trọn vẹn Tự Do như Chúa đã ban cho không? Cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa và ông Maisen ở núi Horeb tại Sinai và cuộc di hành của dân Israel sau khi thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập để đi đến Tự Do đích thực và hoàn toàn là một bài học quí giá cho chúng ta. 

Bài suy niệm này chú trọng đến ý nghĩa cuộc hội ngộ giữa ông Maisen và Thiên Chúa ở trên núi Sinai với Luật Lệ và Tự Do hay Vâng lời trong Tự Do


SINAI: ĐẤT THANH, NÚI CỨU ĐỘ VÀ 10 ĐIỀU RĂN CHÚA

Bài đọc sách Xuất Hành hôm nay (3:1-8a, 13-15) làm tôi nhớ lại dịp viếng Núi Sinai và Đan Viện Catherine trong một chuyến hành hương Jerusalem trước đây. Tôi còn nhớ rõ ràng kỷ niệm kỳ thú được đứng trên đất thánh ở núi Sinai, ngay chính chỗ mà Thiên Chúa đã cho nhân loại bộ luật 10 điều răn của Giao Ước. 

Tôi cũng nhớ lại những lời vàng ngọc của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói tại Đan viện Catherine nằm trên đồi Sinai ngày 26 tháng 2 năm 2000, trong cuộc hành hương năm thánh lịch sử tại phần đất đã cứu chuộc chúng ta:

“Đã có biết bao nhiêu người tới đây trước chúng ta. Nơi đây, dân Chúa đã dựng lều cắm trại (Xh 19: 2); nơi đây tiên tri Elijah đã trú ngụ trong hang (1V 19:9); nơi đây, thánh Catherine tử đạo đã an nghỉ giấc ngàn thu; nơi đây biết bao nhiêu khách hành hương qua các thời đại đã leo lên chỗ mà thánh Gregory thành Nyssa gọi là “Núi Ước Vọng/ the mountain of desire” (The Life of Moses, II, 232); nơi đây có biết bao nhiêu thầy dòng qua nhiều thế hệ đã chiêm niệm và cầu nguyện.

“Chúng ta hãy khiêm tốn bước theo vết chân các ngài để đi tới ‘đất thánh’, nơi Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Jacob đã ủy thác cho ông Maisen giải thoát

dân người (Xh 3:5-8). 

Chương 3 sách Xuất Hành là hình ảnh rất sống động của đất thánh có lẽ ai cũng biết. Qua nhiều thế kỷ, nhiều văn sĩ đã mô tả và chiêm niệm ý nghĩa thâm sâu của đất thánh và những địa danh thánh. Toàn vùng Sinai với vẻ đẹp thiên nhiên, núi đồi xanh tươi nhấp nhô và những tu viện cổ kính rêu phong vẫn còn hiện diện dưới chân núi, như đang âm thầm chứng dám rằng đây là đường mà Thiên Chúa đã đi qua để bước vào hành trình lịch sử nhân loại. 


MAI SEN! ĐỪNG LẠI GẦN, HÃY CỞI DÉP KHỎI CHÂN

Phải chăng nhiệm vụ của Mai sen đã rõ ràng khi ông tới núi Horeb là núi của Thiên Chúa lúc ông đang chăn giữ đàn chiên của nhạc phụ ông là Jethro, một tư tế xứ Midian (Xh 3:1ff). Núi Horeb có một ý nghĩa đặc biệt vì Thiên Chúa đã hiện ra ở đó và là nơi dân Israel dừng chân nghỉ mệt sau khi được giải thoát khỏi Ai Cập. 

Thiên thần Chúa hiện ra với Maisen dưới hình thức ngọn lửa trong bụi cây. Bấy giờ Maisen thầm nghĩ: “Phải tránh qua một bên để nhìn cho rõ xem có gì ở trong bụi và tại sao lửa bốc lên trong bụi cây mà bụi cây lại không bị cháy.” Thấy ông ta né qua một bên để nhìn thì từ trong bụi cây Chúa lên tiếng gọi: “Maisen! Maisen!” Maisen sợ quá, biết là có người thấy mình và người đó phải biết mình và muốn mình cái gì đây. Ông bèn trả lời: “Thưa ngài, tôi đây”. Bấy giờ Chúa mới nói “Đừng đến gần, hãy cởi dép khỏi chân, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3:2-5). 

Maisen nghe thấy tên mình được gọi hai lần “Maisen! Maisen!”. Trong Kinh Thánh ít khi thấy có tên người nào được gọi hai lần, ngoài sách Sáng Thế (St 22:1), Abraham được gọi để hiến tế con trai đầu lòng: “Abraham! Abraham!” Đó là bước ngoặt chính và quan trọng trong đời ông. Chúa đã thử lòng chân thành của ông. Một dịp khác tên được gọi hai lần là Samuel (1Sm 3: 10): “Samuel! Samuel!” Samuel bèn lên tiếng: “Xin hãy nói, tôi tớ Chúa đang nghe.” Thời kỳ nghi hoặc của các Thẩm Phán đã gần kết thúc và thời kỳ Các Vua đang bắt đầu. Đó là dấu chỉ thời đại mới của Thiên Chúa đến với dân Người đã gần. 

Maisen coi hiện tượng bụi cây bốc cháy như một biểu tượng về Thiên Chúa, về lịch sử và sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử. Nhưng lời Chúa phán cho Maisen từ trong bụi cây là một lệnh truyền Maisen không thể từ chối: “Maisen! Ngươi sẽ không thể đến với ta bằng cách lôi kéo ta đi theo đường của ngươi. Ngươi cũng không được liên hệ ta với những kế hoạch của ngươi. Ta muốn ngươi thi hành kế hoạch của ta. Không ai có thể mê hoặc để hòa nhập vào màu nhiệm của Thiên Chúa được. Ở đây, chính Thiên Chúa đã chọn và tìm kiếm Maisen ….. ở một nơi thích hợp. Chúa cũng sẽ làm như vậy đối với mỗi người chúng ta. 


THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA 

Đối với Thiên Chúa, không gian và thời gian là một và luôn luôn là hiện tại. Thiên Chúa biểu lộ Người cho ông Maisen ở một nơi đặc biệt bằng một phương cách cũng đặc biệt không có nghĩa là Thiên Chúa phải thi hành ý định của Người tại địa danh đó và bằng những phương cách đó. Chúng ta thường có khuynh hướng giới hạn Thiên Chúa theo không gian và thời gian nhất định, vì vậy sự hiểu biết của con người về quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúc cũng bị giới hạn. 

Sự hiện diện của Thiên Chúa và quyền năng của Chúa Giêsu không bị giới hạn vào không gian và thời gian. Khả năng tuyệt vời và vô hạn của Thiên Chúa vượt qua mọi khoảng cách, biên giới, cấu trúc, và cả luật lệ của chúng ta cho thấy ý Chúa muốn chúng ta bất kỳ chúng ta ở đâu và khi nào, như Chúa đã nói với Maisen: “Đừng đến gần! Hãy cởi dép ra khỏi chân, vì ngươi đang đứng trên đất thánh.”


ĐÁ, NƯỚC, SUỐI, SA MẠC…

Trong Cựu Ước, chúng ta thường thấy nói đến Đá, Nước, Suối, Sa Mạc, Đồng Cỏ…như những biểu tượng, mà thánh Phao lô cũng viết trong thư gửi tín hữu Corinto (1Cr 10:1-6, 10-12): “....Tất cả đều ăn cùng một loại thức ăn thiêng liêng, cùng uống loại nước thiêng liêng, là nước chảy ra từ một tảng đá thiêng liêng đã đi theo họ; tảng đá đó chính là Đức Kitô. Nhưng không phải tất cả họ đều làm đẹp lòng Thiên Chúa, bởi vì có những người đã ngã gục nơi sa mạc.” 

Thánh Phaolo ám chỉ Thiên Chúa là đá thiêng liêng đi theo dân và cho họ nước hằng sống. Luật Torah chỉ nói hòn đá là chỗ nước chảy ra. Trong chuyện truyền khẩu của các thầy cả rabbi Do Thái giáo thì lại phóng đại thành suối, đã theo dân Israel trong suốt cuộc di hành của họ. Thánh Phaolo dùng hình thức câu chuyện cho có vẻ văn chương: Ngài nói hòn đá này đã đi theo dân Israel và hướng dẫn họ trong sa mạc. Hòn đá này chính là chúa Kito, là nước hằng sống.


SỐ PHẬN DÂN CHÚA: GIỚI RĂN CHÚA VÀ CON NGƯỜI TỰ DO 

Chúng ta hãy suy niệm lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói tại tu viện Thánh Catherine ở Sinai trong cuộc hành hương Năm Thánh vào tháng 2 năm 2000:

 “Nơi đây trên núi Sinai này, sự thật của “Đấng là Thiên Chúa” đã trở thành nền tảng và bảo đảm cho Giao Ước. Ông Maisen đã đi vào ‘bóng tối có chiếu sáng’ (The Life of Moses, II 164), và đã được Thiên Chúa ban cho những giới luật do chính tay Người viết ra (Xh 31:18). Đó là luật gì? luật sống và luật tự do! Tại biển đỏ, dân chúng đã thấy rõ cuộc giải phóng quả là vĩ đại và phi thường. Họ đã thấy quyền lực và chữ tín của Thiên Chúa; họ đã khám phá ra Người là Thiên Chúa, là đấng đã thực sự giải phóng dân Người như đã hứa. Nhưng bây giờ, trên đỉnh cao của núi Sinai, cũng cùng một Thiên Chúa ấy đã niêm chặt tình yêu của Người bằng Giao Ước mà Người không bao giờ có thể bỏ được. Nếu dân chúng vâng theo lề luật của Người thì đời đời họ sẽ được tự do. Sách Xuất Hành và Giao Ước không chỉ là những biến cố ở quá khứ, nhưng đời đời sẽ là số phận của tất cả mọi dân Chúa!

“Mười điều răn không phải là những luật tiêu chuẩn có tính áp đặt của một bạo chúa. Nó đã được viết trên đá, nhưng trước đó nó cũng đã được ghi tạc trong tâm khảm con người như là luật phổ quát, có giá trị ở mọi không gian và thời gian mà con người khi sinh ra là đã có ý thức về nó rồi. Hôm nay cũng như mãi mãi, mười điều răn đó chỉ đưa ra những căn bản cho cuộc sống của mọi cá nhân, mọi xã hội và mọi quốc gia. Hôm nay cũng như mãi mãi về sau, nó là tương lai duy nhất của mọi gia đình. Nó sẽ cứu con người khỏi bị hủy giệt bởi chủ nghĩa vị kỷ, hận thù, ghen ghét và sai lạc. Nó lột mặt nạ những thần giả đã làm con người trở thành nô lệ: Yêu mình là loại trừ Thiên Chúa, ham mê quyền lực và lạc thú trần gian sẽ phá bỏ trật tự công lý và làm giảm giá trị nhân phẩm và tư cách của những người anh chị em láng giềng. Nếu chúng ta quay lưng chối bỏ những thần tượng giả dối đó và bước theo Thiên Chúa là đấng giải thoát dân Người và luôn luôn ở lại với họ, thì lúc đó chúng ta sẽ giống như Maisen, sau 40 ngày ở trên núi, ‘chiếu sáng vinh quang’ và ‘tỏa ánh sáng Thiên Chúa’. (Saint Gregory of Nyssa, The Life of Moses, II, 230).

“Giữ giới răn Chúa là trung thành với Thiên Chúa, cũng là trung thành với chính mình, với bản tính và những ước nguyện thâm sâu nhất của mình. Chừng nào gió còn thổi trên đồi Sinai thì còn nhắc nhở chúng ta là Thiên Chúa muốn được vinh danh trong sự lớn mạnh của muôn loài thụ tạo: ‘Gloria Dei, homo vivens.’ Với ý nghĩa đó, gió liên tục kêu gọi những người theo tôn giáo độc thần phụng sự gia đình nhân loại hãy cùng nhau đối thoại. Lúc đó trong Thiên Chúa, chúng ta có thể tìm thấy điểm hội ngộ, vì Thiên Chúa, -đấng tạo dựng vũ trụ và là Chúa lịch sử đầy quyền năng và lòng nhân ái- đến ngày tận thế, sẽ xét sử chúng ta bằng luật rất công bằng.” 


ĐÔI LỜI KẾT: VÂNG LỜI TRONG TỰ DO 


Những bài học ở núi Sinai này quả đã rõ ràng. Chúng ta hoàn toàn tự do để vâng theo những luật lệ của Thiên Chúa giống như Chúa Giê su đã vâng lời Đức Chúa Cha. Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa của ông Maisen trên núi Horeb ở Sinai nói lên điểm đặc thù và cũng là trung tâm điểm của đạo chúng ta là mầu nhiệm “vâng lời trong tự do”. Nó được Chúa Kito hoàn thành bằng sự vâng lời trọn vẹn, từ lúc Người hóa thân bắt đầu hiện diện trong bụng Đức Maria đến lúc sinh ra tại Bethlehem rồi kết thúc bằng cái chết trên thập giá ở đồi Golgotha. Nhưng chúng ta có noi gương Nguời hay không lại là một chuyện.

To be or not to be…That is the question!

Luật Chúa có tính cưỡng hành, nhưng cũng hoàn toàn tự do

 

Fleming Island, Florida

Mar. 16, 2022

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!