Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN


CHÚA NHẬT 20 C THƯỜNG NIÊN

Gr 38:4-6, 8-10; Dt 12:1-4;Lc 12:49-53

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 Những bài Tin Mừng hôm nay làm nổi bật sự phấn đấu của những người chọn cách sống theo Lời Chúa, không phải theo thói quen tập tục truyền thống của con người.

 

Tiên tri Geremia bị ngục tù và được cứu sống (Gr 38:4-6, 8-10)

Đây là hình ảnh một cảm nghiệm của Geremia về sự sống lại. Ông bị chôn vùi trong giếng bùn lầy nhưng rồi đã được cứu sống.

Bài đọc 1 này trình bày nỗi đau khổ của Geremia khi nhắc lại một thông điệp không mấy thích thú của Chúa cho dân chúng lúc đó ở Jerusalem. Ông đã nói với họ là phải buông khí giới đầu hàng quân Babylon (Gr 38:1-3) là quân đã chiếm được thành mà chưa phá hủy, Jerusalem chỉ bị bao vây, không có thức ăn nước uống.

Zedekia là ông vua yếu hèn không nhất quyết giữa việc đầu hàng hoặc đánh lại quân Babylone. Ông chỉ nghe theo ý kiến của các cận thần. Những ông này than phiền là Geremia giảng đầu hàng người Babylone khiến quân lính nản lòng “buông súng” và dân chúng “mất tinh thần”. Nào Geremia là tay không có tinh thần quốc gia, là phản quốc (Gr 38:13-15). Vua đã đặt số phận của tiên tri trong tay những cận thần và cố vấn.

Họ đã bắt Geremia và ném xuống giếng. Giếng ở đây là một “nhà giam, nhà tù” theo nghĩa Kinh Thánh. Thánh sử đã diễn tả tình trạng thảm thương của Geremia thật tượng hình rất rõ ràng. Giếng sâu, không có nước nhưng ngập đầy bùn lầy. Kẻ thù của ông trói ông, cột ông bằng dây thừng rồi thả ông xuống giếng cạn nhưng đáy giếng lại đầy bùn, lầy lội nhơ nhớp vào cuối mùa khô. Rõ ràng cảnh tượng tiên tri đang từ từ chìm ngập vào trong bùn dơ.

Chúa đã đến cứu Geremia qua một người Phi Châu Cushite lúc đó đang phục vụ trong triều vua Zedekia. Người ngoại quốc này bá cáo với vua là các cố vấn của vua đang tính giết Geremia, vua bèn đổi ngược lại lệnh của các ông cố vấn. Người kể chuyện ghi lại cho chúng ta một hình ảnh cứu Geremia rất cảm động. Bốn người đàn ông đã kéo vị tiên tri của Chúa ra khỏi hố tối tăm dơ bẩn ẩm ướt ấy.

 

Hãy can đảm theo gương Chúa Kito. Hãy nghĩ đến phần thưởng đời đời

Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái (Dt 12:1-4) nhắc nhở những người đã chịu phép rửa là thề hứa hiến cuộc sống mình cho chúa Giesu thì sẽ phải đau khổ, nhưng chẳng có ai lại đau  khổ một mình đâu. Hãy nhớ là mây trời lồng lộng bao la luôn luôn hiện diện quanh ta để chứng kiến và thúc dục chúng ta “vất bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi hàng ngày vẫn luôn luôn bám sát ta.” Chúng ta phải kiên trì với một chủ đích duy nhất mà Thiên Chúa đả chỉ định cho chúng ta. Phải thực sự chiến đấu hết sức mình cả thể xác lẫn tinh thần. Đó là một cuộc chạy đua để tranh giải mà con người cần phải có hơn hết mọi sự. Khi ngước mắt nhìn lên Chúa Giesu Kito vào giờ phút cuối cùng, chúng ta thấy Chúa Kito là đấng kiên trì và chịu đựng ngay cả cực hình Thánh Giá -một thứ mà người đời khinh khi phỉ nhổ- vì niềm vui đang hiển hiện trước mắt Ngài.

Trong đoạn thư này, người chịu phép thanh tẩy theo gương Chúa Giesu phải chịu đựng những nghịch cảnh, những chống đối từ những kẻ luôn luôn dựa trên khôn ngoan của thế tục và những phương cách không phải như Lời Chúa dạy. Cho dù chiến đấu là khó khăn gian khổ, tác giả cũng cho biết là ít ai đã dám chống cự lại nó đến độ phải đổ máu. Như Chúa Giesu đã đổ máu.

 

Thầy đến không để ban bình an mà là gây chia rẽ.

Đúng vậy, nhiều người không thể có được bình an bởi vì họ không chấp nhận Chúa Giesu. Đối với những người này thì việc Chúa đến là căn cớ để gây chia rẽ.

Trong bài Phúc Âm hôm nay (Lc 12:49-53), Chúa Giesu không có chủ ý làm vui lòng đám đông đang nghe Chúa mà là muốn họ bỏ đi những tư lợi hời họt phù du của họ về Chúa, và sứ mệnh của Chúa là thay đổi vĩnh viễn cuộc sống của họ. Khi Chúa Giesu đến gần Jerusalem thì đây là lần thứ ba Chúa nói về cuộc khổ nạn sắp tới của Chúa. Theo ngôn ngữ Hy Lạp thì khi nói về “Lửa” và “Phép Rửa” là có ý nói đến một tiên đoán. Theo nghĩa đen, tiếng “Lửa, có nghĩa như ta đem lửa để đốt nóng thế gian...Và “Phép Rửa” là Ta chịu phép rửa bằng lửa.” Thánh sử Luca đã phối hợp Lửa với phán xét của Thiên Chúa (Lc 3:9; 3:17; 9:54) và Chúa Thánh Thần (Lc 3:16; Cv 2:3). Phép Rửa ám chỉ nỗi khổ nhục sắp tới của Chúa Giesu. Chúa nhận ra là cái chết của Chúa thì có “chủ đích và đã được định trước” mà kẻ thù của Chúa đã có kế hoạch để tiêu giệt Chúa. Chúa buồn phiền đau khổ cho đến khi chúng thi hành âm mưu của chúng, cho đến khi Chúa làm bùng cháy ngọn lửa rửa sạch để mở ra con đường đi tới đời sống nơi Vương Quốc Thiên Chúa. “Lửa”“Phép Rửa” là những hình ảnh mà Chúa Giesu dùng để đánh tan những chú ý cơ hội và chủ thuyết đa nghi của đám đông mà Chúa là người đã tuyên bố và có thể làm được những điều ngài hứa.

Chúa Giesu đến thế gian bằng xương thịt đã làm gián đoạn mọi khuôn mẫu và thực hành cổ truyền của xã hội . Nhưng đám đông không hiểu được ý đó, nên Chúa Giesu có vẻ bực tức hỏi họ “Quí vị nghĩ là Ta đến để đem hòa bình cho thế gian sao? Không  phải đâu,...Ta đem chia rẽ.” Chúa Giesu có vẻ thất vọng thấy các môn đệ hiểu là Chúa không muốn họ có được cuộc sống an bình phẳng lặng nhưng là một cuộc sống giống như Chúa. Chúa đi tìm kiếm những kẻ theo Chúa có lòng can đảm, không dập tắt lửa mà là giữ cho lửa bùng cháy lớn mãi, những kẻ không biết tránh né những xung khắc giữa các cá nhân từng gây chú ý đến sự hiện diện và công việc của Chúa, mà là tin tưởng rằng Thần Linh Thiên Chúa đang làm việc với họ.

 Những đổ vỡ trong liên hệ con người hiện đang tràn lan -nơi những người nghe, trong từng gia đình, từng cộng đồng xã hội, cộng đồng giáo dân, từng xứ đạo, từng cộng đồng tu sĩ, cộng đồng giáo sĩ- phải chăng là những hậu quả cá nhân rất đau lòng có thể đi theo cuộc sống của một người đang sống với Chúa. Các môn đệ phải nghĩ rằng cam kết với Chúa Giesu tức là phải thay đổi, ngay cả những liên hệ thân thiết nhất của mình.

 

Fleming Island, Florida

August 12, 2022

NTC


 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!