Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
NĂM ĐỨC TIN : HỌC HỎI TÀI LIỆU CỦA CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II : GIÁO DÂN CÓ BỔN PHẬN & TRÁCH NHIỆM GÌ TRONG GIÁO HỘI ? (BÀI TIẾP PHẦN II)

  

 Giáo Hội của Chúa Kitô, xây trên nền tảng các Tông Đồ, bao gồm những thành phần sau đây :

       1- Hàng Giáo Phẩm ( Hỉerachy) đứng đầu là Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Rôma với trách nhiệm lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ với sự hiệp thông, vâng phục  của hàng Giám Mục ( College of Bishops) là những vị kế nghiệp các Tông Đồ trong sứ mang rao giảng, dạy dỗ và cai quản.

      2- Hàng Giáo sĩ ( Clergy) tức những người được tuyển chọn để lãnh các chức thánh như Phó tế Linh mục và Giám mục để phục vụ cho Dân Chúa được trao phó cho các ngài  coi sóc về mặt thiêng liêng.

      3 -Tu Sĩ ( Religious, men and women consecrated ) là những người được chọn để sống ba lời khuyên của Phúc Âm là khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh ( chastity).Nam tu sĩ có thể học và lãnh nhận các chức thánh  như hàng giáo sĩ.

      4- Giáo dân (laity) là thành phẩn Dân Chúa được hiểu là " tất cả những Kitô hữu không có chức thánh hoặc bậc tu trì được Giáo Hội  công nhận. " ( LG. số 31). Đây là thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội. Do đó, giáo dân có vai trò rất quan trọng trong Hội Thánh do Chúa Giêsu thiết lập  để tiếp tục Sứ Vụ của Người trên trần thế cho đến thời sau hết.

    Công Đồng đã dành trọn Chương IV của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium để nhấn mạnh về vai trò và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội ngày nay. Theo đó, giáo dân, nhờ Bí Tích Rửa Tội, đuợc tham dự  vào các sứ vụ tư tế, ngôn sứ  và vương đế của Chúa Kitô, nhưng với “cách thức riêng của họ”. Nghĩa là, họ được tham dự và thi hành theo cách thức sau đây:

 

 1- Sứ vụ tư tế (priestly ministry) :

Công Đồng nói rõ: Chức tư tế chung của giáo dân (Common priesthood of the

Faithful) và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật (ministerial or hierachical priesthood) của hàng giaó sĩ “khác nhau không chỉ về cấp bậc và còn về yếu tính” nữa, mặc dù cùng tham dự vào Chức Tư Tế duy nhất của Chúa Kitô. ( x LG số 10)

Linh mục, Giám mục là những người lãnh Chức Thánh (Holy Orders) để thay mặt  Chúa Kitô cử hành  các bí tích, đặc biệt là dâng Thánh lễ  Tạ ơn (Eucharist) hàng ngày  dâng lên Chúa Cha để cảm tạ và xin ơn tha thứ cho kẻ có tội , xin ơn lành cho người còn sống và giải thoát cho các linh hồn còn đang ở nơi Luyện tội. Giáo dân, ngược lại, được mời gọi dâng chính đời sống chứng tá của mình trong các môi trường sống và làm việc cùng mọi niềm vui, nỗi buồn, việc bác ái, hy sinh, cầu nguyện  lên Thiên Chúa trong tinh thần hiệp thông với khổ nạn của Chúa Kitô một lần dâng hy tế lên Chúa Cha trên thập giá năm xưa và còn đang tiếp tục dâng hy tế này cách bí nhiệm  qua thừa tác vụ  của Giáo Hội, cụ thể là qua thừa tác vụ của những vị được tấn phong làm tư tế thừa tác như linh mục và Giám mục. Như vậy, tuy cùng tham dự  vào  Chức Tư Tế của Chúa Kitô, nhưng cách thức và bản chất hoàn toàn khác với vai trò tư tế của Linh Mục và Giám Mục.

 Cụ thể, khi tham dự Thánh Lễ  tạ ơn ( Eucharist), giáo dân không được phép đọc chung kinh nguyện nào, đặc biệt là Kinh Nguyện Thánh Thể (Eucharistic prayers) cùng với chủ tế, (celebrant) hoặc giơ tay trên lễ vật cùng với Chủ tế và các vị đồng tế (concelebrant), dù được mời đứng vây quanh Bàn thánh. Ngay cả Phó tế cũng không được phép làm việc này hoặc đọc chung các kinh Tiền tụng và Kinh nguyện Thánh Thể cùng với Chủ tế, và phải quì gối khi Chủ tế bắt đầu đọc Kinh nguyện Thánh thể( Tạ Ơn) để phân biệt rõ vai trò tư tế của chủ tế (và đồng tế nếu có) với nhiệm vụ phụ giúp Bàn Thánh của Phó tế.

Về việc tôn kính Phép Thánh thể, giáo dân không được phép tự ý lấy Mình Thánh Chúa trong Nhà tạm (Tabernacle), hoặc trên Bàn Thờ để rước lấy, hay mang cho người khác, trừ trường hợp được Giám Mục trao cho nhiệm vụ  làm thừa tác  viên thánh thể (Extraordinary minister of Holy communion) để phụ giúp trao Mình Thánh trong Thánh Lễ hay mang cho người đau ốm ở tư gia hoặc bệnh viện.Trong nhiệm vụ đặc biệt này, giáo dân phải hết sức tỏ  lòng tôn kính đối với Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong  Phép Thánh Thể. Cụ thể, phải mặc y phục xứng đáng và mang Mình Thánh trong hộp đứng riêng (Pix) và đeo quanh cổ khi đi ra ngoài. Không được bỏ hộp đựng Mình Thánh này chung với các vật dụng khác trong ví sách tay, giỏ đi chợ hoặc hộp để đồ trong xe. Cũng phải mang Mình Thánh đến ngay cho người muốn lãnh nhận, không thể mang về nhà hoặc đi đây đó làm việc riêng trước khi trao cho bệnh nhân.Mình Thánh còn dư, phải đem về đặt lại trong Nhà Tạm, không được phép cất giữ ở nhà hay trong xe qua đêm, trừ trường hợp bất khả kháng không thể đến nhà thờ để trả lại trong ngày.

 

2- Sứ vụ ngôn sứ  và chứng nhân(prophetic ministry) 

Nhờ Bí Tích Rửa Tội, người giáo dân tham dự cùng với hàng tư tế phẩm trật vào Sứ Vụ ngôn sứ của Chúa Kitô, nhưng với cách thế khác nhau vì địa vị của họ trong Giáo Hội. Thật vậy, Hàng giáo sĩ phẩm trật (Giáo Hoàng, Giám mục, Linh muc) rao giảng lời Chúa, dạy dỗ và cử hành các Bí tích trong phạm vi thánh đường (Phó tế được công bố và giảng Phúc âm, được chứng hôn, rửa tội cho trẻ em, chủ sự nghi thức an táng nhưng không được cử hành các bí tích khác). Giáo dân, ngược lại, được mời gọi rao giảng lời Chúa và giáo lý của Chúa bằng chính đời sống chứng nhân của mình ở giữa những người khác trong các môi trường sống. Nghĩa là được mời gọi và có bổn phận làm tông đồ cho Chúa bằng cách chu toàn các bổn phận ở gia đình trong vai trò làm cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị, em. Bên ngoài xã hội, người giáo dân làm tông đồ cho Chúa qua đời sống chứng tá, bằng cách nêu cao  những giá trị của Phúc âm trong khi sống và làm việc  chung với những người không cùng tín ngưỡng với mình để giúp họ nhận ra Chúa và tin yêu Người như Chúa Giêsu đã dạy:

 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian… ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ,để họ nhìn thấy những công việc tốt đẹp anh  em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:16).

Đây là sứ vụ ngôn sứ của người tín hữu Chúa Kitô, tức sứ mạng góp phần phúc âm hóa thế giới cùng với hàng giáo sĩ. Vì sống giữa đời nên người giáo dân có nhiều cơ hội thuận tiện để rao giảng lời Chúa bằng chính đời sống của mình. Nếu họ can đảm sống trung thực với những giáo huấn của Chúa về công bằng, bác ái, yêu thương, tha thứ, tôn trọng danh dự, tính mạng và quyền lợi của người khác cách phải lẽ thì chắc chắn họ sẽ phúc âm hóa hữu hiệu trong những môi trường có mặt họ sống chung với người khác tín ngưởng với mình. Trong viễn ảnh này, đời sống chứng tá của họ có giá trị thuyết phục người khác mạnh hơn cả những lời giảng thuyết hùng hồn trong nhà thờ của hàng giáo sĩ. Vì thế, Thánh Công Đồng Vaticanô II đã nói Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian..” (cf. LG, IV,33).

Ngược lại, nếu người tín hữu Chúa Kitô “thỏa hiệp”với thế gian, chấp nhận những lối sống đi ngược với mọi giá trị của  Phúc Âm, thì họ đã chối Chúa Kitô cách hữu hiệu trước mặt người đời. Nói khác đi, nếu người công giáo cũng ăn gian, nói dối, cờ bạc, ly dị, dâm đãng, phá thai, nói hành, lăng mạ người khác, hay mê tín  dị đoan tôn thờ của cải vật chất hơn những giá trị tinh thần và chấp nhận những lối sống vô luân, phi nhân bản thì chắc chắn  không thể rao giảng  hữu hiệu  Phúc Âm công bình, bác ái, thánh thiện, yêu thương  và tha thứ của Chúa Giêsu-Kitô  cho ai được vì không ai có thể cho người khác cái chính mình không có.Cũng vậy, không ai có thể thuyết phục người khác tin và làm những điều chính mình không tin và không thực hành trong đời sống. Nhiệm vụ ngôn sứ của người giáo dân đuợc mong đợi cụ thể trong hai lãnh vực chính sau đây:

 

 a- Trong lãnh vực xã hội trần thế: 

 Những môi trường hoạt động chính của người giáo dân là các môi truờng xã hội, chính trị, kinh tế, thương mại, công nghiệp, văn học, nghệ thuật, giáo dục, truyền thông. v.v  Như mọi công dân sống trong cộng đồng xã hội, người giáo dân tham gia các môi trường trên vì nhu cầu sinh sống, vì  nghề nghiệp chọn lựa hay  chuyên môn đòi hỏi sự dấn thân hoạt động cuả họ. Chính ở những môi trường này, họ có cơ hội tốt để thi hành sứ vụ ngôn sứ và chứng nhân của mình truớc tha nhân. Trong mục đích này, người giáo dân   đặc biệt được mời gọi và mong đơị dùng hiểu biết và khả năng chuyên môn của mình để cải tạo thế giới, lành mạnh hoá xã hội, chống lại mọi khuynh hướng tha hoá, lối sống phi luân, suy tôn vật chất làm băng hoaị  tinh thần con người trong mọi môi trường  xã hội ngày nay. Cụ thể,  họ  có bổn phận phải   tận  dụng những phương tiện truyền thông hữu hiệu như sách  báo, truyền thanh truyền hình để chống lại những  ảnh  hưởng khốc  haị của “văn hóa sự chết” (culture of death) đang xâm nhập mọi  lãnh vực sống hiện nay ở khắp mọi  nơi. Họ phải có can đảm lên tiếng chống laị nhửng tệ trạng xã hội, chủ nghiã  hưởng thụ và tôn thờ vật chất (consumerism &materialism) vô luân như phim ảnh, sách báo khiêu dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho những kẻ luân,vô đạo hành nghề mãi dâm. Phải  chống laị mọi hình thức khuyến khích bạo động, ly dị và hôn nhân đồng tính (gay or lesbian marriage), một suy thoái  nghiêm trọng về giá trị và mục đích của hôn nhân đang đuợc cổ võ và hợp thức hoá ở nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ này.

 Mặt khác, để góp  phần tích cực cải taọ xã hội, với tư cách công dân, người  giáo dân có quyền và có bổn phận phải  tham gia các sinh hoạt chính trị để ủng hộ các chính trị gia hay chánh  đảng có lập trường công chính , bênh vực cho chân lý ,cho những giá trị tinh thần phù hợp với Phúc Âm và  quyền căn bẳn cuả con người . Nhưng giáo dân không được phép thành lập bất cứ tổ chức chính trị nào với danh xưng Công giáo, nghiã là không được nhân danh Giáo Hôị Công giáo để làm chính trị. Ngay cả các  đoàn thể Hiệp hội và Phong trào, “ không một sáng  kiến nào đuợc lấy  danh nghĩa công giáo nếu không có sự ưng thuận của giáo quyền hợp pháp”    ( x.Sắc Lệnh Tông Đồ Giaó dân Apostolicam actuositatem V, 24).

 

     b- Trong phạm vi Giáo Hội

Giáo dân  được mời gọi và có bổn phận xây dựng Giáo  Hội bằng những đóng góp tích cực và thích  đáng để làm cho Giáo Hội ngày  thêm vững mạnh về lượng nhất là về phẩm chất thánh thiện theo gương Chúa Kitô.

Cụ thể, giáo dân hãy can đảm sống đức tin Công Giáo không những trong lãnh vực tinh thần bằng việc chu toàn mọi  bổn phận thiêng liêng như cầu nguyện, tham dự  Thánh Lễ (Eucharist) là đỉnh cao (climax) của phụng vụ thánh (sacred liturgy) và đời sống của Giáo Hội. Việc siêng năng tham dự Thánh lễ và rước Mình, Máu Chúa Kitô là phương thế hửu hiệu nhất để được trở nên giống Chúa Kitô là khuôn mẫu tuyệt vời của mọi  sự  thánh thiện, hoàn hảo.

Nhưng bổn phận và trách nhiệm của ngươì giáo dân không chỉ giới hạn vào việc chu toàn những bổn phận thiêng liêng này  mà còn đòi  hỏi tích  cực tham gia vào việc xây dựng và phục vụ tích cực cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như Giáo Hội địa phương trong những công việc thích hợp với vai trò và khả năng chuyên môn của mình.

Cụ thể , giáo dân phải cộng tác chặt chẽ với hàng giáo phẩm trong moị công việc cần sự tiếp tay góp sức của họ như giúp việc quản trị và điều hành giáo xứ  trong vai trò và trách nhiệm của các Hội  Đồng Mục Vụ  (Pastoral Councils)  Hội đồng tài chánh (Finance Councils). Nhưng cần nói rõ là theo Giáo luật ( số 511-14 & 37) giáo dân phục vụ trong những Hội Đồng này chỉ đảm trách  vai trò tư vấn (consultation) mà thôi. Nghiã là, họ chỉ dùng  hiểu biết và khả năng chuyên môn của mình để đưa ra những khuyến cáo, đề nghị cho Linh mục Chánh Xứ (pastor) hay Quản nhiệm (Administrator) những phương thức tốt đẹp nhằm  xây dựng, quản lý và phát triển giáo xứ, mưu ích lơị chung cho cộng đồng dân Chúa ở địa phương, nhưng họ  không có quyền quyết định hay ra lệnh cho ai thi hành.

Hiện nay, giáo dân đang có mặt trong nhiều lãnh vực hoạt động của Giaó Hội .Thí dụ trong lãnh vực giáo dục, có nhiều giáo dân đang đảm trách giảng dạy ở các Đại Học, Chủng viện Công giáo  từ Roma cho đến địa phương như  Đại Học Công giaó ở thủ đô Washington , Đại Học St. Thomas ở Houston .v.v.Nhiều giáo dân cũng đang làm việc trong các Cơ quan trung ương của Tòa thánh và các Giáo phận trên toàn thế giới, góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo, giáo dục, hành chánh, quản trị, và truyền thông của Giáo Hội.

Trong lãnh vực phụng vụ, giáo dân được phép đọc sách thánh và làm thừa tác viên Thánh thể, tức những thừa tác vụ (ministries) mà họ không được giao phó trước Công Đồng Vaticanô II. Đây là vinh dự đặc biệt của giáo dân  tham gia vào đời sống của Giáo Hội ngày nay.

 

    c -Địa vị vương giả hay sứ vụ vương đế của giáo dân [FFHTN1]               

 Bí Tích Rửa Tội không những cho người tín hữu được tham dự vào sứ vụ ngôn sứ, tư tế và còn cả địa vị vương đế của Chúa Kitô nữa.

Thật vậy, Chúa Giêsu đến để cứu chuộc và dẫn đưa nhân loại vào Nước Thiên Chúa là Vương Quốc của bình an, thánh thiên, công bình, yêu thương và tha thứ.Nghĩa là phải  tích cực hoạt động để đẩy lui bóng tối của sự dữ, sự tội bằng ánh sáng Chúa Kitô.Với tinh thần làm men, làm muối và ánh sáng, người giáo dân, khi tham  gia sinh hoạt và làm việc với người khác, phải cố gắng nêu cao những giá trị và đặc  tính của Nước Thiên Chúa trước những thách đố của thời đại, của xã hội hưởng thụ vật chất,của chủ nghã vô thần và tục hóa ( Atheism & secularism) của  “văn hoá sự chết” nhằm  chối bỏ Thiên Chúa để tôn thờ tiền bạc và vui thú bất chính, dửng dưng trứớc sự đau khổ, nghèo đói của đồng loại, đánh mất  mọi  ý thức đúng đắn về tội lỗi và tội ác (sins & crimes) khiến coi nhẹ  việc giết người, dâm ô, trộm cướp và bóc lột người dân cách vô nhân vô đạo...

Trước thực trạng đó, người giáo dân phải có can đảm chống lại  những nếp sống vô luân, những bất công xã hội, những vi phạm quyền sống của con người, những guơng xấu xô đẩy ngườì lớn và thanh thiếu niên vào con đường trụy lac,  làm băng hoại gia đình và xã  hội từ gốc dễ.

Tóm lại, trong một thế giới gian tà và tội ác, sống xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu    là sống xứng đáng với địa vị vương giả của mình, tức là góp sức đem Nước Thiên Chúa đến những nơi có bất công, tranh chấp, hận thù, gian ác, và nhơ uế.

Với  địa vị vương giả này, người tín hữu được mời gọi và có bổn phận mở mang Vương Quốc của Chúa Kitô Vua trên trần thế này trong mọi môi trường sống và hoạt động, vì “Chúa  cũng muốn nhờ cả giáo dân để mở mang nước Người, nước của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hoà bình.” (LG. n. 36)

 

  d- Tương quan vói hàng Giáo Phẩm 

Trong tương quan với  Hàng Giaó Phẩm và để thi hành  bổn phận góp sức xây dựng, bảo vệ  và phát triển Giáo Hội từ trung ương đến điạ phương,  người giáo dân cần lưu ý lời dạy sau đây cuả Giaó Hội : “…như con cái Thiên Chúa và như anh  em trong Chúa Kitô, họ (giáo dân) cũng sẽ trình bày với các vị ấy (hàng giáo phẩm) những nhu cầu và khát vọng của mình một cách tự do và tín cẩn. Nhờ sự hiểu biết, khả năng chuyên môn và uy tín của họ, họ có thể và đôi khi còn có bổn phận phải bày tỏ cảm nghĩ cuả mình về những việc liên quan đến lợi  ích cuả Giáo Hội.Họ nên thực hiện điều đó, nếu cần, nhờ các cơ quan đã được Giaó Hội thiết lập nhằm mục đích ấy, nhưng luôn luôn với lòng chân thành, can đảm, khôn ngoan, kính trọng và yêu mến những ngươì thay mặt Chúa Kitô vì nhiệm vụ thánh của các ngài” (cf.LG.IV, n.37).  

Nhưng mọi người trong Giáo Hội phải hiểu rõ là Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ không phải là một cơ chế chính trị, xã hội hay văn hoá mà là một Bí Tích Cứú Độ, có mặt và hoạt động trong trần gian với sứ mạng hoàn toàn siêu nhiên, dù có  phương tiện nhân sự là Hàng Giáo Phẩm, giáo sĩ,  phương tiên vật chất là các cơ sở thờ phượng, giáo dục, nhà thương , trường học và có sở từ thiện ( Caritas, St Vincent  de Paul Societies) ở khắp nơi trên thế giới cũng như cần đến nhiều khoản  tài chánh để chi phí cho những nhu cầu chính đáng và cần thiết nói trên..

Vì không phải là một cơ chế chính trị hay xã hội nên không thể  áp dụng bất cứ  đường lối, phương thức nào  của  các đoàn thể chính trị, xã hội vào các sinh hoạt của Giáo Hội. Mọi sinh hoạt trong Giáo Hội được chỉ đạo bằng tinh thần vâng phục các Đấng Bề Trên thay mặt và nhân danh Chúa Kitô (in persona christi),  dưới sự hướng dẫn, soi sáng, nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Cụ thể, các giám mục hiệp thông và vâng phục Đức Thánh Cha, người kế vị Thánh Phêrô trong sứ mạng “chăn dắt chiên con, chiên mẹ của Thầy”. Các linh mục hiệp thông, vâng phục và cộng tác với các giám mục trực thuộc để  thi hành thừa tác vụ (ministry) đuợc trao phó. Phó tế phụ giúp cho linh mục và giám mục. Tu sĩ nam nữ vâng phục các Bề trên liên hệ của mình.

Giáo dân vâng phục hàng giáo phẩm theo lời dạy sau đây của Thánh Công Đồng Vaticnô II : “ Như mọi tín hữu khác,với  tinh thần vâng lời của ngươì Kitô hữu , giáo dân cũng hãy mau mắn chấp nhận những điều các chủ chăn có nhiệm vụ thánh đại diện Chúa Kitô đã quyết định với tư cách những thầy dạy và những nhà lãnh đaọ trong Giáo Hội. Làm thế, họ đã theo gương Chuá Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết để mở đường hạnh phúc của sự tự do con cái Thiên Chúa cho tất cả mọi người.Giáo dân đừng quên dùng lời cầu nguyện phó dâng các vị lảnh đạo của mình cho Thiên Chúa, để các ngài hoan hỉ mà không than phiền thi hành nhiệm vụ chăm sóc chúng ta như những người sẽ phải trả lẽ." (x.Dth 13,17) ( LG.IV.n.37) .

Vâng phục theo tinh thần trên không có nghiã giáo dân không được quyền phát biểu đóng góp điều gì cho Giáo Hội, và chỉ biết cúi đầu vâng nghe. Nhưng truớc khi nói đến phạm vi và giới hạn của quyền phát biêủ đó, thì cần nhấn mạnh điều quan trọng này: Trong Giáo Hội Công Giáo, mọi tín hữu phải vâng nghe Quyền Giáo Huấn (Magisterium) của Giáo Hội. Không có vấn đề dân chủ để cho phép một thành phần nào trong Giáo Hội được quyền thách đố (challenge), đặt vấn đề hay bác bỏ điều gì được dạy dỗ bởi quyền này, đặc biệt trong hai lãnh vực tín lý (dogma) và luân lý (morals) vì  Đức Giaó Hoàng và các giám mục  hiệp thông với ngài được ơn bất khả ngộ (không thể sai lầm= infallibility) của Chúa Thánh Thần khi dạy dỗ tín hữu đặc biệt trong hai lãnh vực này. Vậy khi các linh mục và giám mục hiệp thông với  Đức Thánh Cha để giảng dạy  những gì về đức tin, về giáo lý, luân lý, Kinh Thánh, phụng vụ  thì các tín hưũ phải  vâng phục thi hành. Không có vấn đề không đồng ý kiến (disagreement) ở đây. Cũng không ai đuợc phép từ chối  tuân theo hay phê bình những gì liên quan đến kỷ  Luật  bí tích, Thư qui (canon) Kinh Thánh, Giáo luật (canon law), phụng vụ thánh(sacred liturgy). Không thể đòi chia sẻ  quyền giảng dạy chân lý của Giáo Hôi để đưa ra những lý thuyết, những tư tưởng canh tân không phù hợp với Giáo lý của Giáo Hội. Cụ thể không thể lâý cớ  góp ý xây dựng Giaó Hội bằng  những lý thuyết về tâm sinh lý và y học  để đòi cho phép phá thai (abortion) ly dị (divorce) và hôn nhân đồng tính (same sex marriage).Không thể bất đồng với Giaó Hội về luật độc thân (celibacy) của hàng giaó sĩ, tu sĩ  hay đòi cho nữ giơí được làm Linh

  

Vậy giáo dân có thể  đóng  góp gì để xây dựng Giáo Hội ngoài những điều nên tránh trên đây ? 

 Ta hãy đọc lại lời dạy của Thánh Công Đông Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium về việc này: “Họ (giáo dân) cũng sẽ trình bày với các vị ấy (Hàng Giaó phẩm) những nhu cầu và khát vọng  cuả mình một cách tự do và tín cẩn. Nhờ khả năng chuyên môn và uy tín cuả họ, họ có thể và đôi khi còn có bổn phận phải bày tỏ cảm nghĩ cuả mình về những việc liên quan đến lơị ích của Giaó Hội… nhưng luôn vơí lòng chân thành, can đảm, khôn ngoan, kính trọng và yêu mến những người thay mặt Chúa Kitô vì nhiệm vụ thánh cuả các ngài” (LG. n.37).

 Như vậy, khi phải bày tỏ điều  gì  với hàng Giáo phẩm,  giáo dân nên làm với lòng  yêu mến Giáo Hội và chỉ vì thiện chí muốn xây dựng cho Giáo Hội ngày một thêm trở nên giống Chuá Kitô là Đầu của Thân thể Nhiệm mầu  là chính Giáo Hội mà mọi tín hữu là những chi thể lớn nhỏ.Cụ thể, giáo dân có thể và còn có bổn phận trình bày cho các vị lảnh đạo Giáo hội địa phương  những thao thức về mục vụ, những khao khát được học hỏi về Kinh Thánh,  tín  lý, giáo lý, luân lý và phụng vụ để biết sống và hành Đạo cách tốt đẹp và hữu hiệu hơn trong hoàn cảnh thế giới  ngày nay. Cũng trong mục đích ấy , giáo dân  có quyền nêu ra những thắc mắc của  mình trong các lãnh vực này hầu mong được hiểu rõ và hiểu  đúng  để thực hành trong đời sống  đức tin.Ngoài ra, giáo dân cũng có thể góp ý hoặc đề nghị những phương pháp  sư phạm giúp giảng daỵ giáo lý cách  hiệu quả và cập nhật hơn cũng như  góp ý về việc kiến thiết, xây dựng Giáo Xứ  kể cả phương thức gây qũy (fundraising) để giúp tài trợ cho những nhu cầu cần thiết.Nhưng cần phân biệt rõ là góp ý xây dựng (suggest constructively) thì khác với chỉ trích (criticize), bôi nhọ (smear) và tạo gương xâú (scandalize) có hại cho uy tín của Giáo hội.  Khi muốn sửa sai điều gì liên quan đến cá nhân, tập thể thì chúng ta cần nhớ laị lời Chúa sau đây về cách sửa lỗi anh em (fraternal correction): “Nếu người anh em của anh trót phạm tội ,thì anh hãy đi sửa lỗi nó ,một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình.Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai ngươì nữa để mọi công việc được giải quyết căn cứ vào lời hai hay ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng  nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một kẻ thu thuế (Mt 18:15-18)

Như vậy, khi thâý có sự sai trái nào trong Giáo Hội, trong cách hành xử của một  hay nhiều giáo sĩ, hoặc  tai tiếng về đời tư  của  ai, mà đã vội  rỉ tai loan truyền cho người khác biết  rồi viết thư nặc danh,  viết báo , lên  internet công khai đả kích hay nói xiên xéo, bóng gió về sự sai trái đó cho công chúng  biết thì có phù hợp với lời dạy của Chúa trên đây không?

Chúng ta nên hiểu rằng Giáo Hội của Chúa trên trần gian này  không phải  là nơi qui tụ toàn các Thánh nam, nữ, tức những người không còn tì vết nào đáng chê trách nữa. Trái lại, phải thành thật nhìn nhận rằng Giáo Hội chỉ là công đoàn những người muốn được nên thánh và được cứu rỗi và  còn đang trên tiến trình hoàn thiện để đạt mục đích ấy. Do đó, chúng ta không nên hoảng hốt hay bất mãn khi thấy một số hay  nhiều phần tử trong Giáo Hội chưa tốt lành như ta mong muốn. Vậy ta hãy nên khoan dung nhìn nhận sự kiện này như Chúa đã và đang khoan dung, nhân từ , nhẫn naị với những khiếm khuyết, lầm lỗi và cả tội lỗi  của mỗi người trong chúng ta. Chắc chắn Chúa không muốn chúng ta ném đá bất cứ ai còn  khuyết điểm và tội lỗi. Chúa mong muốn chúng ta luôn cố gắng thăng tiến và giúp người khác nhận ra lầm lôĩ và sửa đổi để được tha thứ và nên thánh.

Vả lại, trong chúng ta có ai dám tự  nhận mình là người hoàn hảo chưa ? Nêú chưa, thì chúng ta nên khoan dung, nhẫn nại với những ai đang còn khuyết điểm và bị tai tiếng, thay vì vô tình “ném đá” họ bằng những phản ứng nông nổi, thiếu suy nghĩ núp dưới danh nghĩa  muốn “lành mạnh hoá Giáo Hội”

 Nhưng nếu thấy có gương xấu (scandals) công khai trong đời sống của một hay nhiều người trong Giáo hội địa phương, nếu có sự “lạm dụng Toà giảng” (pulpit) để công kích cá nhân hay phổ biến những điêù ngoài phạm vi chia sẻ lời Chúa, hoặc   thâý những sai lệch “fantaisie” (phóng túng) trong phụng vụ (thí dụ cho giaó dân đứng quanh bàn thờ để cùng giơ tay trên lễ vật với chủ tế và cùng đọc chung Lời truyền phép!, mời đôi tân hôn lên đồng tế quanh bàn thờ sau khi chứng hôn, rửa tội hay chứng hôn tại tư gia, làm Lễ ngoài bãi biển hay nơi giải trí công cộng v,v) hoặc  trong cung cách hành xử cuả linh mục, tu sĩ  nào đó thì giaó dân có bổn phận trước tiên là phải can đảm và thẳng thắn bày tỏ quan tâm  cuả mình  cách  khôn ngoan, kính trọng và kín đáo với các đối tượng liên hệ để xin điều chỉnh, thay đổi. Nếu phương cách này tỏ ra vô hiệu quả thì bước tiếp có thể làm là trình cho Bề Trên liên hệ trong Giáo phận( Giám Mục)  biết về mối quan tâm của mình.Không ai cấm giáo dân làm việc này. Không  phải vâng phục mà câm nín, làm ngơ trước những sự kiện khách quan là “guơng xấu" , là sai trái, cần được phê bình, sửa chữa. Chỉ xin một điều là đừng bày tỏ quan tâm của mình vì bực tức, vì bất mãn cá nhân nên công khai chỉ trích, bêu xấu khiến phương hại cho uy tín chung của Giáo Hội, là điều nên tránh mà thôi.

 

Kết luận: 

Giáo dân có vai trò và trách nhiệm xây dựng Giáo Hội cùng với hàng giáo sĩ.

 Giáo dân vâng phục các vị chủ chăn nhận lãnh năng quyền dạy dỗ, thánh hóa và cai trị xuất phát từ Chúa Kitô-Giêsu qua vị Đại Diện duy nhất của Chúa trên trần thế là Đức Thánh Cha xuống các giám mục, linh mục  hiệp thông và cộng tác  với ngài trong Giáo hội. Như thế, vâng phục các chủ chăn liên hệ (linh mục, giám mục) là vâng phục chính Chúa Giêsu mà các ngài nhân danh (in persona Christi) để giảng dạy, thánh hóa và cai trị. Sự vâng phục và kính trọng này không làm mất danh dự, địa vị và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội, mà ngược lại còn chứng tỏ đức tin trưởng thành và đúng đắn của người tín hữu Chúa Kitô nữa. Vì như lời Thánh Công Đồng Vaticanô II đã dạy, người Kitô hữu khi vâng phục các chủ chăn trong Giáo Hội “đã theo gương Chúa Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết để mở đường hạnh phúc của sự tự do con cái Thiên Chúa cho tất cả mọi người.”(LG.IV, 37).

Các vị chủ chăn được kêu gọi không những “phải nhìn nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội”  mà  còn “ nên sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ” được trình bày nữa (Ibid. IV,37).

Nhưng giáo dân cũng phải kính trọng các chủ chăn của mình ngay cả khi phải trình bày với các ngài những ưu tư xây dựng của mình về một vần đề nào có liên quan đến lợi ích chung của Giáo Hội, của giáo xứ hay Cộng đoàn.

Tóm lại, phải có sự tương kính giữa mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội. Tôn trọng lẫn nhau vì vai trò và địa vị của mình cho mục đích xây dựng và phát triển Giáo Hội của Chúa là phương tiện cứu rỗi cho mọi người, mọi dân tộc ở mọi thời đại.

Hàng Giáo phẩm, Giáo sĩ, Tu sĩ  và Giáo dân đều có chung một sứ mạng là hoạt động tích cực để mở mang Nước Chúa trên trần thế hầu cho nhiều người được hưởng Ơn Cứu độ của Chúa Kitô. Tất cả đều có chung một khát vọng là được nên thánh như Cha trên trời là Đấng chí Thánh, mặc dù  khác nhau về địa  vị và phương thức thi hành sứ mạng cuả mình trong Giáo Hội.Sự khác biệt này không làm thương tổn đến địa vị của một thành phần nào trong Giáo Hội mà chỉ nói lên tính đa dạng của ơn gọi phục vụ mà thôi.Ước mong mọi người ý thức điều quan trọng này đặc biết trong Năm Đức Tin để có thái độ sống thích hợp hầu tránh gương xấu về nguy cơ tranh chấp quyền bính trong Giáo Hội.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

 

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!