Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Bài Viết Của
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
TẠI SAO THIÊN CHÚA CHỈ PHÁN XÉT RIÊNG CON NGƯỜI VỀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI TA LÀM TRONG CUỘC SỐNG NÀY?
PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA ĐỂ MƯU PHẦN RỖI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC?
ĐÂU LÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ HIỂM NGUY CHO NIỀM TIN CÓ THIÊN CHÚA NGÀY NAY?
TÌNH THƯƠNG Và THA THỨ CỦA CHÚA CÓ TỰ ĐỘNG ĐẾN VỚI CON NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN AI MUỐN ĐÓN NHẬN HAY KHÔNG?
KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ Ý MUỐN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THƯỞNG PHẠT CỦA THIÊN CHÚA?
TRONG GIÁO HỌI CÔNG GIÁO, TRUYỀN THỐNG KẾ VỊ TÔNG ĐỒ LÀ GÌ?
TẠI SAO PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?
LINH MỤC: ĐỨC KITÔ THỨ HAI (ALTER CHRISTUS), PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY và ƠN CỨU ĐỘ
NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI SỐNG ĐỨC TIN CÁCH NÀO ĐỂ MƯU ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI KHÁC NHẬN BIẾT CHÚA NHỜ GƯƠNG SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA MÌNH?
TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
NGUY CƠ CỦA TIỀN BẠC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN và ƠN CƯU ĐỘ
CÔNG ĐỒNG ĐẠI KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO?
BÍ TÍCH THÁNH TẨY (RỬA TỘI) QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO CHO HY VỌNG ĐƯỢC CỨU RỖI ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI MAI SAU?
TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TÔN KINH THÁNH GIÁ CÓ HÌNH CHÚA KITÔ BỊ ĐÓNG ĐANH (Crucifix) TRONG KHI CÁC PHÁI TIN LÀNH CHỈ TRƯNG THÁNH GIÁ KHÔNG CÓ HÌNH CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH?
CÔNG NGHIỆP CỨU CHUỘC CỦẢ CHÚA KITÔ ĐÃ ĐỦ CHO TA ĐƯỢC CỨU RỖI CHƯA?
GIÁO HỘI CÓ CHẤP NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
MỌI BỔ NHIỆM CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO HỘI CÓ THEO Ý CHÚA HAY THEO Ý CON NGƯỜI?
TAI SAO ĐỨC TIN PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ TƯƠNG XỨNG ĐI KÈM THÌ MỚI CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI?
NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
ĐỨC TIN LÀ GÌ và PHẢI SỐNG ĐỨC TIN THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNG ĐƯỢC CỨU RỖI?
CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH LÀ NHỮNG AI?
GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC
SỐNG ĐỨC TIN và CHU TOÀN MỌI GIỚI RĂN CỦA CHÚA QUAN TRỌNG RA SAO CHO PHẦN RỖI CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CHÚNG TA?
TẠI SAO PHẢI TRÁNH GƯƠNG XẤU, DỊP TỘI?
XIN NÓI LẠI NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH
TẠI SAO PHẢI CÓ VÀ THỰC THI ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH?
PHẢI SỐNG ĐỨC ÁI CÁCH NÀO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA VÀ MƯU ÍCH THỰC SỰ CHO NGƯỜI KHÁC?
CÁC BÍ TÍCH THÀNH SỰ HAY HỮU HIỆU VÌ YẾU TỐ NÀO?
CÁC BÍ TÍCH của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ NGUỒN GỐC KINH THÁNH KHÔNG?
LINH MỤC PHẢI SỐNG VÀ GIẢNG DẠY CÁCH NÀO CHO XỨNG ĐIA VỊ VÀ SỨ VỤ CỦA MÌNH?
PHẢI DÙNG TIỀN CỦA THẾ NÀO ĐỂ VỪA THỎA MÃN NHỮNG NHU CẦU CHÁNH ĐÁNG CỦA THÂN XÁC MÀ VẪN KHÔNG QUYÊN MỤC ĐÍCH ĐI TÌM SỰ GIẦU SANG PHÚ QUÍ CỦA NƯỚC TRỜI?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
GIUĐA CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY PHẢI PHẠT ĐỜI ĐỜI?
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH LÀ GÌ? VÀ TÍN HỮU CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP THAM DỰ NGHI LỄ VÀ TIỆC CƯỚI CỦA CÁC CẶP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH KHÔNG?
THIÊN ĐÀNG, LUYỆN NGỤC và HỎA NGỤC LÀ GÌ, ở đâu và dành cho ai?
ĐỨC MẸ CÓ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH KHÔNG?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI và SỐNG HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI VƠI CHÚA TRÊN NƯỚC TRƠI MAI SAU.
CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐỐT PHÁO VÀ MÚA LÂN TRONG NHÀ THỜ ĐỂ MỪNG TẾT VN KHÔNG?
CÓ NGHI THỨC NÀO GỌI LÀ “TRAO TÁC VỤ LINH MỤC” KHÔNG ?

 

Trước đây tôi đã có dịp nói qua về các nghi thức ( Rites) trong Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt về cái gọi là “trao tác vụ linh mục” như người ta đã gọi ở một vài nơi bên ViệtNam. Nay tôi lại thấy xuất hiên trên một trang mạng điện tử  cụm từ trên đây , nên tôi thấy cần phải nói rõ lại một lần nữa như sau:

Trước Công Đồng Vaticanô II ( 1962-65), liên quan đến các chức Thánh ( Ordo= Holy Orders)) được trao trong Giáo Hội Công Giáo thời đó,  có các chức thánh sau đây:

  1. Bốn chức  thánh  nhỏ ( minor Orders) gồm có

  1. Chức giữ  và mở cửa nhà  thờ ( Porter)

  2. Chức đọc Sách Thánh ( Reader)

  3. Chức trừ quỷ ( Exorcist)

  4. Chức Giúp Lễ ( Acolyte)

Nhưng trước khi được trao các chức nhỏ nói trên, đại chủng sinh phải  được lãnh nghi thức cắt tóc ( Tonsure)

  1. Các chức thánh lớn ( major Orders ) gồm có:


 
  1. Chức  Phụ Phó Tế ( Subdiaconate)

  2. Chức Phó Tế    ( diaconate)

  3. Chức linh mục  ( Presbyterate)

  4. Chức Giám mục ( Episcopate)

 Sau Công Đồng Vaticanô II, các chức thánh nhỏ nói trên đã được sửa đổi  để chỉ còn lại hai thừa tác vụ ( ministry) đọc sách và giúp lễ  như sau:

  1. Bãi bỏ nghi thức cắt tóc

  2. Bải bỏ hai chức giữ và mở cửa nhà thờ ( Porter) và chức trừ quỷ

( Exorcist)

Hai chức thánh nhỏ  đọc  sách và giúp lễ    được thay đổi thành hai thừa tác vụ   đọc sách và giúp lễ :

  1. Ministry of Reader

  2. Ministry of  Acolyte

Bãi bỏ luôn chức Phụ Phó Tế ( Subdiaconate) để chỉ còn hai chức thánh lớn  (Major Orders) là Chức Phó Tế và Chức Linh mục .Nghĩa là,  từ sau Công Đồng Vaticanô II cho đến này , Giáo Hội chỉ còn  ba chức Thánh sau đây:

            1- Chức  Phó Tế ( Diaconate)

            2-Chức Linh mục ( Presbyterate)

             3-Chức Giám mục ( Episcopate ) ( x Giáo luật số 1009&1)

Vì không còn là các chức thánh nhỏ nữa, nên chỉ có nghi thức trao tác vụ đọc sách và giúp lễ. ( Ínstallation of ministries of  Reader and Acolyte). Và vì không còn là chức thánh nữa, nên các đại chủng sinh đã lãnh hai tác vụ nói trên vào cuối năm thần I và II, sẽ không bị ràng buộc phải xin tháo gỡ ( dispensation) nếu không muốn tiến lên lãnh nhận chức thánh Phó Tế và Linh mục. Và hiện nay, vì nhu cần cho rước lễ và phụ giúp bàn thánh,  giáo dân cũng được phép lãnh tác vụ giúp lễ để   phụ cho rước lễ và lau chùi ( purify) chén thánh sau khi cho rước lễ.

Các  thừa tác viên bất thường cho rước lễ, hay còn gọi thông thường là các thừa tác viên  Thánh thể ( Extraordinay ministers for Holy Communion), nếu không có  tác vụ giúp lễ ( Ministry of Acolyte) thì  chỉ được phép phụ giúp cho rước lễ, chứ không được phép lau chùi chén thánh sau khi cho rước lễ.

Cũng cần nói thêm ở đây là các thừa tác viên Thánh Thể này chỉ được cần đến khi không có đủ linh mục hay phó tế cho rước Lễ mà thôi. Nghĩa là khi có đông linh muc đồng tế và phó tế phụ giúp Bàn Thánh,  thì không cần đến các thừa tác viên bất thường kia cho rước lễ nữa. Một điểm quan trọng nữa là các thừa tác viên bất thường này không được phép tự ý  lấy Mình Thánh từ trong Nhà Tạm ( Tabernacle) hay trên Bàn Thờ để bỏ vào các đĩa đựng Mình Thánh, hay lấy chai đựng Máu Thánh để đổ ra các chén đựng Máu Thánh như  nhiều  nơi ở Mỹ đang làm sai. Lại nữa, Thừa Thác viên Thánh Thể không có tác vụ giúp lễ thì không được phép lau chùi các chén thánh sau khi cho rước lễ.Việc lau chùi ( purification) này phải do chính linh mục, phó tế hay thừa tác viên giúp lễ  được làm mà thôi.

Liên quan đến các Nghi Thức trao tác vụ đọc sách và giúp lễ , nhất là Lễ truyền Chức thánh PhóTế , linh muc và Giám mục, Sách Nghi Lễ ( Rites) của Giáo Hội Công Giáo do Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI ký ban hành ngày 15 tháng 8 năm 1972 thì chí có các Nghi Thức và Lễ Truyền Chức  sau đây:

    1-Nghi Thức trao tác vụ đọc sách ( Ínstitution of  readers)

    2-Nghi Thức trao tác vụ giúp lễ  ( Institution of Acolytes)

  1. Nghi Thức chấp nhận tư cách ứng viên để lãnh nhận Chức  Thánh

Phó Tế và Linh mục ( Admission to Candidacy for Ordination as

Deacons  and Priests)

  1. Lễ truyền chức Phó Tế (Ordination of a deacon)

  2. Lễ truyền chức linh mục ( Ordination of a Priest)

  3. Lễ thánh hiến hay truyền chức Giám mục ( Consecration or Ordination of a Bíshop)

  Ngoài các Nghi Thức và Lễ truyền chức nói trên ra, tuyệt đối không có nghi thức nào gọi là “ trao tác vụ linh muc” cả. Do đó, ai tự ý tung ra cái gọi là “Nghi thức trao tác vụ linh mục”  này là đã không hiểu gì về truyền thống Giáo Hội liên quan đến các Nghi Thức ( Rites) và các Lễ truyền chức thánh.Hơn thế nữa, còn lẵn lộn giữa thừa tác vụ ( ministerium=ministry) và chức thánh (Ordo=holy Order).

Nói rõ hơn, phải có chức thánh cấp Phó Tế, thì mới được thi hành các tác vụ -hay thừa tác vụ- Phó tế ( diaconal ministries) có chức thánh linh mục thì mới được thi hành tác vụ linh mục ( priestly ministries) có chức thánh Giám mục thì mới được thi hành các tác vụ Giám mục ( Episcopal ministries).

Cho nên, phải nói là lễ truyền chức Phó tế, Linh mục hay Giám mục  trước khi được thi hành các thừa tác vụ liên hệ.Các chức thánh này phải được trao trong Thánh lễ truyền chức , nên phải nói là Lễ Truyền Chức Phó Tế, linh mục hay Giám mục, chứ không được nói là Nghi Thức trao tác vụ Phó tế hay Linh mục như người ta đã tự ý “phăng ra”  một cách sai lầm. Phăng ra như vậy trước hết  là không hiểu sự khác biết giữa chức thánh và thừa tác vụ.Chức  thánh thì được lãnh nhận trong Thánh Lễ Truyền Chức ( Mass of Ordination), còn tác vụ thì được Giám mục liên hệ trao cho Phó tế hay Linh mục sau khi  đã được truyền chức.

Khi nói đến trao tác vụ là nói đến hai tác vụ  đọc sách và giúp lễ. Vì đây không còn là chức thánh mà chỉ là tác vụ, nên  có thể đươc cử hành ngoài Thánh Lễ và người trao tác vụ không buộc phải là Giám mục, mà có thể là Bề Trên Chủng viện  hay  Bề  Trên Dòng hay Tu Hội, trong khi chỉ có Giám  mục mới được truyền các chức thánh cấp Phó Tế, Linh muc hay Giám mục.

Lại nữa, một Phó tế hay Linh mục, sau khi được chịu chức thánh và muốn thi hành thừa tác vụ của mình, thì  phải được Giám mục mà mình trực thuộc trao cho năng quyền ( Faculty) để thi hành tác vụ Phó Tế như phụ giúp Bàn Thánh, đọc và chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ ( với sự cho phép của cha Xứ nơi mình phục vụ) , chứng hôn phối, rửa tội cho trẻ em ( nếu cha xứ yêu cầu) cử hành nghi thức an táng. Phó tế không được rửa tội cho người lớn ( Adults) vì người lớn khi lãnh nhận bí tích Rửa tội thì cũng được lãnh bí tích Thêm sức và Thánh Thể  luôn, nên chỉ có linh mục hay Giám mục rửa tội và thêm sức mà thôi, Tuy nhiên,  nhiên trong trường hợp khẩn cấp nguy tử, thì Phó tế hay bất cứ ai, kể cả người chưa được rửa tội, đều được phép rửa tội cho người lớn và trẻ em, với điều kiện dùng nước và công thức Chúa Ba Ngôi và làm theo ý Giáo Hội ( x SGLGHCG số 1256)

Muốn thi hành các tác vụ linh muc như cử hành Thánh Lễ ,giảng lời Chúa, Rửa tội, Thêm sức, hòa giải, sức dầu bệnh nhân, chứng hôn… thì linh mục phải được giám mục của mình trao cho các năng quyền tương ứng thì mới thi hành được các thừa tác vụ này. Nghĩa là phải có chức linh muc trước, rồi Giám  mục mà linh muc trực thuộc mới  trao cho năng quyền trong  thư bổ nhiệm hay  bài sai-. Sau đó  linh muc mới có thể thi hành hợp pháp các thừa tác vụ nói trên.  Bài sai này không được trao trước  lễ Truyền Chức  mà chỉ được trao cho linh mục sau khi đã được truyền chức. Nếu không có bài sai với năng quyền này của Giám mục, thì không linh mục nào được thi hành tác vụ của mình, dù cho có chức thánh linh muc.

Nếu vì lý do gì mà năng quyền trên  bị rút ( hay còn gọi nôm na là bị treo chén) thì linh mục tạm  thời hay vĩnh viễn không được thi hành các  tác vụ linh mục của mình cho đến khi năng quyền trên được trao lại. Như thế càng chứng tỏ sự sai lầm khi nói “lễ trao tác vụ linh muc”, vì không hề có loại nghi thức này trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa đến  nay.

Tóm lại, danh xưng phải chính xác khi nói đến các Nghi Thức và Thánh Lễ trong Giáo Hội để giúp giáo dân hiểu rõ và đúng khi họ tham dự  việc cử hành một Nghi thức hay Thánh Lễ của Giáo Hội

Nhân tiện cũng xin nói thêm ở đây  là khi một Giám mục được sai đến cai quản ở một  Địa Phận khác , thì chỉ có Lễ nhậm  chức ( Installation Mass) chứ không có lễ truyền chức hay tấn phong  cho giám mục đó, vì ngài đã có chức giám mục ở địa phận khác trước khi được Đức Thánh Cha  bổ nhiêm đến  một địa phận mới. Chỉ khi nào tân giám mục chưa có  chức giám mục, thì mới có lế truyền chức và nhậm chức ( Mass of Ordination and Installation) cho tân giám mục đó. Lễ Nhậm chức không phải là Lễ tấn phong của giám mục nào. Vậy xin đừng lầm lẫn hai việc  này.

Lm.Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Tác giả: Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!