Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
CHUYỆN BÉ ĐẶNG MAI SƯƠNG ĐÌNH
"NHƯ GÀ MẸ Ủ ẤP CON DƯỚI CÁNH…"
700 SỐ BÁO – 700 HẠT MẦM NỞ HOA
CỨU TRỢ BÀ CON MIỀN TRUNG ĐANG CHỊU THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
DỌN NHÀ, DỌN LÒNG…
KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG"
ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”
THÔNG BÁO GHI DANH KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÂN AGAPE 26 CỦA TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỜI GỌI GHI DANH THEO KHÓA KỂ CHUYỆN GIÁO LÝ TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỤC TỬ NHƯ LÒNG… DÂN MONG ƯỚC !
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI... ?
MẸ HẰNG CỨU GIÚP, XIN CỨU GIÚP CHÚNG CON
LỜI TUYÊN TÍN VÀO CHÚA GIÊSU CỨU THẾ
LỄ CHÚA CỨU THẾ - TIN HOẶC KHÔNG TIN
“TRÁNH QUA BÊN KIA MÀ ĐI...”
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG ( Kỳ 12 ): Tờ lịch Tin Mừng
“TRỜI HÀNH CƠN LỤT MỖI NĂM…”
CẦU SIÊU, CẦU AN, VÀ CẦU NGUYỆN NỮA !
“HỠI ÔI, BÀ LÀ CHÚA BÀU CHÚNG CON…”
PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA, CHO CẢ HỘI THÁNH VIỆT NAM
ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC !”
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC…
MÓN NỢ KHỔNG LỒ VÀ KINH KHỦNG VỚI CÁC THAI NHI
NGÀY GHI ƠN BỐ – FATHER’S DAY
CUỘC “TRƯỜNG CHINH” BẢO VỆ SỰ SỐNG
“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”
“CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG VỚI...”
“YÊU NHƯ THẦY YÊU...”
CHÚA LÀ CÂY - CON LÀ CÀNH - CHÚA LÀ BIỂN XANH - CON LÀ DÒNG SUỐI NHỎ
“TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI, VÀ CHIÊN CỦA TÔI BIẾT TÔI”
“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”
DÒNG SÔNG DÀI, BÊN LỞ BÊN BỒI...
“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”
“XIN CHO CHÚNG CON HẰNG NGÀY... THẤT NGHIỆP !”
NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON
ĐỔ MỒ HÔI – SÔI NƯỚC MĂT
“LÌ XÌ CHO... CHÚA GIÊSU”
MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ RẤT NHIỀU ĐÊM THẮP NẾN NGUYỆN CẦU
BUỒN VUI LỄ GIÁNG SINH
“NGÀI ĐÃ ĐẾN NƠI NHÀ MÌNH, NHƯNG NGƯỜI NHÀ...”
CỎ VÀ LÚA – MEN VÀ BỘT

Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Những năm gần đây, có hai mặt xã hội nổi cộm hẳn lên, càng ngày càng lộ rõ những suy thoái từ bản chất, lung lay từ nền tảng, ai quan tâm đến lẽ tồn vong của cả một đất nước và dân tộc đều phải lo âu và cảm thấy xót xa, đó là ngành Giáo Dục và ngành Y Tế. Quốc Hội họp hành rồi liên tiếp đưa ra những quyết sách, nhưng hình như càng cố gắng sửa sai thì lại càng sai, càng nỗ lực cải cách thì lại cứ phải cải cách hoài, lần sau tệ hơn lần trước. Báo chí nhảy vào cuộc, không nương tay, cứ khui hết bê bối này đến tệ lậu kia. Mấy ông bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng của các ngành này tuyên bố nghe cũng mạnh lắm nhưng cuối cùng, nói theo ngôn ngữ giới trẻ hiện đại là...  “botay.com”, thậm chí, xin lỗi, đánh trống bỏ dùi !

Các ngành khác nói chung, không phải là không có tệ nạn, còn choe choét hơn nhiều cơ, tuy nhiên dẫu sao chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến con người như hai ngành Giáo Dục và Y Tế, một cái lo chuyện tinh-thần-người nơi một thể xác, một cái lo chuyện thể-xác-người của một tinh thần.

Của đáng tội, hai ngành này lại hô khẩu hiệu to nhất, trương biểu ngữ lớn nhất, nhưng cũng ngốn ngân sách Nhà Nước nhiều nhất, đồng thời cũng vét hầu bao của người dân bộn nhất, đặc biệt là dân nghèo khốn khổ. Ngành Giáo Dục yết bảng “Tôn sư trọng đạo” nhưng tôn mãi chẳng thấy sư nào đáng mặt sư, trọng mãi chẳng thấy đạo nào cho ra đạo ! Bên ngành Y Tế thì hô hào “Lương y như từ mẫu” nhưng mãi không trưng ra được thế nào là một y có lương, một mẫu có từ !

Xin anh chị em tha thứ cho chúng tôi nếu như đã có lời nào đấy quá nghiệt ngã mỉa mai đối với hai ngành nghề cao quý này. Mãi mãi chúng tôi chẳng bao giờ quên công ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình  nên người, còn các y sĩ thì đã cứu sống và chữa lành bao tật bệnh cho mình. Chính ở chỗ càng trân trọng các thầy giáo và thầy thuốc thì chúng ta lại càng thấy phẫn nộ khi va phải những hiện tượng tồi tệ, biết được những vụ án kinh hoàng đã và vẫn đang xảy ra ngay nơi nhà trường và nhà thương. Mà đáng sợ hơn nữa là người ta lại thấy đó là chuyện bình thường, cho đó là lẽ tự nhiên, là “ắt phải như thế thôi”.

Có anh em trong Dòng đã khuyên chúng tôi: “Ông bức xúc quá đấy, có thay đổi được gì đâu ! Cứ chĩa mũi dùi phê phán cái xấu mãi không khéo... phản tác dụng, người ta nghe mãi quen tai, thành nhàm, rồi in vào đầu một thái độ cam chịu “ắt phải như thế thôi” thì nguy to !” Người anh em quân bình và khôn ngoan ấy chỉ cho chúng tôi cách thế ngược lại: “Ông viết báo, làm báo, cứ chịu khó tìm càng nhiều càng tốt nhưng bậc thầy đáng mặt thầy mà tôn vinh, cả thầy giáo lẫn thầy thuốc. Người ta đọc được thấy lòng được khích lệ, thấy cuộc đời còn nhiều nét đẹp, nhiều người đẹp, việc đẹp. Nhờ vậy mà dần dần cái đẹp sẽ đẹp thêm nữa mà đẩy lui cái xấu đi...”

Thú thật, nghe như thế, chúng tôi cũng thấy sáng ra nhiều, nhưng chưa xác tín lắm, phải chờ đến khi chúng tôi soạn bài cho buổi Suy Tôn Lời Chúa tối thứ tư vừa rồi tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng Sài-gòn. Tin Mừng Chúa Giêsu Chúa Nhật tuần này cho chúng tôi được vỡ lẽ: Ở đời, cỏ xấu nó giống y như lúa tốt, cả lúa lẫn cỏ đan xen nhau nơi mảnh ruộng đời ta. Ta cố sức diệt trừ cỏ xấu, coi chừng hư mất lúa tốt, lúa tốt chết oan mà cỏ xấu càng hoành hành. Chính chủ ruộng là Thiên Chúa còn nhẫn nại để cho cỏ xấu cùng tồn tại với lúa tốt, hà cớ gì ta nóng nẩy bộp chộp đòi tiêu diệt cỏ xấu cho bằng được ?

Đến tối thứ sáu, trong một buổi họp mặt thân tình những anh chị em làm công tác bác ái từ thiện trong nhóm của cha Tiến Lộc, không ngờ đa số lại là các thầy giáo và thầy thuốc. Chúng tôi vô tình ngồi giữa một bạn trẻ từ Mỹ về từng làm nghề dạy học và một chị bác sĩ trung niên của bệnh viện Chợ Rẫy. Mới làm quen một tý đã thành thân, có lẽ nhiều phần vì có chung một thao thức, một trăn trở về hai ngành Giáo Dục và Y Tế.

Chợt nhớ lời khuyên chí lý của anh em trong Dòng như đã nói, lại được thúc đẩy bởi Tin Mừng về cỏ và lúa, về men và bột, chúng tôi mạnh dạn ngỏ lời ngay với chị bác sĩ Tân Tòng, xin chị chịu khó viết cho Ephata mỗi tuần một bài kiểu như “Những mẩu chuyện từ nhà thương” hoặc “Nhật Ký áo blouse trắng”, kể về những tình huống mà người thầy thuốc buộc phải đặt mình trước lương tâm, nỗ lực giúp người và cứu người. Lại cũng có thể chia sẻ bộc bạch một quan điểm riêng của một thầy thuốc về vấn đề Sự Sống con người... Như vậy bài viết sẽ trở thành một lời chứng sống động, có khả năng thổi một luồng sinh khí nhè nhẹ thôi, nhưng kiên trì, góp gió thành bão, bão lay động lòng người, xô ngã những bức tường vô cảm và bất lương nơi các em sinh viên Y Nha Dược, nơi những áo blouse trắng đã lỡ để vấy bẩn...

Nghe chúng tôi thuyết một hồi, tưởng chị thầy thuốc và anh thầy giáo chỉ gật đầu cho qua chuyện, cho lịch sự phải phép nơi bàn ăn đối với một thầy tu, không ngờ tối về đến nhà, rồi sang hôm sau nữa, chúng tôi liên tiếp nhận được 7 bài viết qua E-Mail. Chị bác sĩ khả ái, nghề đã giỏi, lòng đã rộng mà ngòi bút lại sâu sắc mặn mà. Chị lại có lập trường Bảo Vệ Sự Sống nữa chứ ! Chúng tôi xin với chị cho được đăng tải dần các bài, các truyện của chị trên Website, trên Blog. Riêng với Ephata, bắt đầu từ kỳ báo sau, sẽ có chuyên mục mới với một bài chị nhận định về tác động của thuốc ngừa thai đối với phụ nữ.

Chúng tôi còn nẩy thêm sáng kiến: một buổi tối dễ thương nào đấy, xin ông bà cụ thân sinh ra chị cũng là các thầy thuốc lão thành nổi tiếng và đáng kính, cho phép chúng tôi được kéo đến khu vườn nhà, toàn là dân ngành Y cả, để ăn miếng bánh ngọt, uống chén chè sen, nghe nhạc tiền chiến và trò chuyện với nhau, vừa để dịu những căng thẳng sau một ngày... họp chợ trong nhà thương, vừa để khích lệ nhau sống cái Y Đức theo mẫu của vị Lương Y Giêsu. Chị trả lời E-Mail ngay chiều nay: “Cha ơi, bố mẹ con duyệt !”

Ấy là cánh cửa mở ra với các thầy thuốc. Còn phải mở thêm một cánh cửa với các thầy cô giáo nữa. Xin tạ ơn Chúa, chúng con biết chắc Chúa sẽ giúp chúng con thực hiện điều đó, bởi rõ ràng Chúa đã bảo: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men” ( Mt 13, 33 ). Nắm men bé xíu Chúa đã cung cấp, bột thế gian thì ê hề, phần còn lại, chúng con phải lo mà đem vùi men vào bột thôi !

Lm. QUANG UY, DCCT, Chúa Nhật 20.7.2008

Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!