Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
CHUYỆN BÉ ĐẶNG MAI SƯƠNG ĐÌNH
"NHƯ GÀ MẸ Ủ ẤP CON DƯỚI CÁNH…"
700 SỐ BÁO – 700 HẠT MẦM NỞ HOA
CỨU TRỢ BÀ CON MIỀN TRUNG ĐANG CHỊU THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
DỌN NHÀ, DỌN LÒNG…
KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG"
ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”
THÔNG BÁO GHI DANH KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÂN AGAPE 26 CỦA TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỜI GỌI GHI DANH THEO KHÓA KỂ CHUYỆN GIÁO LÝ TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỤC TỬ NHƯ LÒNG… DÂN MONG ƯỚC !
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI... ?
MẸ HẰNG CỨU GIÚP, XIN CỨU GIÚP CHÚNG CON
LỜI TUYÊN TÍN VÀO CHÚA GIÊSU CỨU THẾ
LỄ CHÚA CỨU THẾ - TIN HOẶC KHÔNG TIN
“TRÁNH QUA BÊN KIA MÀ ĐI...”
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG ( Kỳ 12 ): Tờ lịch Tin Mừng
“TRỜI HÀNH CƠN LỤT MỖI NĂM…”
CẦU SIÊU, CẦU AN, VÀ CẦU NGUYỆN NỮA !
“HỠI ÔI, BÀ LÀ CHÚA BÀU CHÚNG CON…”
PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA, CHO CẢ HỘI THÁNH VIỆT NAM
ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC !”
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC…
MÓN NỢ KHỔNG LỒ VÀ KINH KHỦNG VỚI CÁC THAI NHI
NGÀY GHI ƠN BỐ – FATHER’S DAY
CUỘC “TRƯỜNG CHINH” BẢO VỆ SỰ SỐNG
“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”
“CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG VỚI...”
“YÊU NHƯ THẦY YÊU...”
CHÚA LÀ CÂY - CON LÀ CÀNH - CHÚA LÀ BIỂN XANH - CON LÀ DÒNG SUỐI NHỎ
“TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI, VÀ CHIÊN CỦA TÔI BIẾT TÔI”
“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”
DÒNG SÔNG DÀI, BÊN LỞ BÊN BỒI...
“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”
“XIN CHO CHÚNG CON HẰNG NGÀY... THẤT NGHIỆP !”
NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON
ĐỔ MỒ HÔI – SÔI NƯỚC MĂT
“LÌ XÌ CHO... CHÚA GIÊSU”
MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ RẤT NHIỀU ĐÊM THẮP NẾN NGUYỆN CẦU
BUỒN VUI LỄ GIÁNG SINH
“NGÀI ĐÃ ĐẾN NƠI NHÀ MÌNH, NHƯNG NGƯỜI NHÀ...”
“MẸ QUÊ VẤT VẢ TRĂM CHIỀU NUÔI MỘT ĐÀN CON CHẮT CHIU...”

Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Ở các lớp Giáo Lý Hôn Nhân, tôi thường đề cập thẳng thắn đến vấn đề các gia đình bạn trẻ Công Giáo ngày nay dứt khoát không được ngừa thai theo các phương pháp nhân tạo, đừng sợ phải sinh nhiều con, đừng để lý lẽ vô thần duy vật của xã hội nó gây ảnh hưởng theo cái kiểu nói vần vè hay ho, rằng thì là: “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”.

Nghe đến chuyện gia đình có thể có đến 4, 5 con, cả lớp cười ồ một cái. Tôi hiểu cái cười ấy – như nhiều lần, như mọi lần, khi anh em chúng tôi nói chuyện về sinh sản có trách nhiệm tại các nơi – hàm ý rằng: “Thời buổi này chỉ có... điên thì mới đẻ nhiều con !”

Có lần bị mọi người cười giễu, cho là nói chuyện tếu, tôi cũng hơi bực, sực nhớ, liền chạy sang văn phòng bên cạnh lớp, lục ra được một tấm ảnh khá lớn, khổ 20 x 15cm, mang trở lại lớp cho mọi người cùng xem. Ảnh chụp một đại gia đình có đến... 15 người con đẹp như tranh ! Nói có sách, mách có chứng. Cả lớp chuyền tay nhau xem ảnh, ai cũng ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình.

Đó là gia đình ông Trần Viết An, 55 tuổi, và bà Đinh Thị Yến, 53 tuổi, gốc Giáo Xứ Đại Đồng ngoài Giáo Phận Phát Diệm, dân 54 vào Nam định cư tại Kênh 3, xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, cố gắng làm ăn chân chất lương thiện bằng nghề nông thuần túy. Theo lời ông An – còn có tên là Bình – nhờ ơn Chúa, ông bà đã lần lượt sinh được 15 người con, tất cả đều sinh thường chứ không hề sinh mổ. Con gái cả sinh năm 1976 ( 32 tuổi ) và con trai út sinh năm 2001 ( 7 tuổi ). Một người con trai lớn đã ra trường làm kỹ sư, các con khác ăn học đàng hoàng tử tế. Đến nay ông bà đã có được 3 chàng rể với 5 đứa cháu ngoại kháu khỉnh.

Cái độc đáo ở đây là gia đình ông bà vừa nuôi ăn vừa giáo dục đàn con cái đông hơn một tiểu đội ấy, ai cũng khỏe mạnh, giỏi giang, ngoan ngoãn, hiếu với cha mẹ, thảo với anh chị em và nhất là đạo hạnh với Chúa, dễ thương với mọi người chung quanh, không chê vào đâu được. Tôi điện thoại về nhà ông An theo mã số 0773 của tỉnh Kiên Giang, ông vui vẻ trả lời các câu phỏng vấn, lộ rõ một niềm hãnh diện mà lại vẫn khiêm tốn nhìn nhận tất cả là do ơn Chúa. Ông cho biết, trong vùng này, các gia đình có 5 – 7 con là thường tình, kinh tế vẫn tươm tất.

Nghe vậy, tôi tiên cảm là vợ chồng ông có lẽ sẽ chưa dừng lại ở con số 15 người con mặc dù cả hai đã quá 50 ! Ông An còn có tên gọi là Bình, nên tôi đã chúc cho ông và cả gia đình luôn được An Bình trong sự Quan Phòng của Chúa...

Và rồi giữa lúc đang viết bài này, biết ý định của tôi, một người quen ở Cam Ranh cung cấp thêm một thông tin bất ngờ khác. Máu me nghề báo lại đẩy tôi theo manh mối số mã vùng 058 mà tìm được một chứng tá khác về chuyện con đông mà gia đình vẫn hạnh phúc. Đó là gia đình ông Phaolô Nguyễn Văn Nhung, 78 tuổi, và bà Catarina Lê Thị Dầy, 74 tuổi ( mất năm 2000 ), ngụ tại phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Con số kỷ lục: 24 lần sinh, nuôi được đến nay là 20 người con, 9 nam 11 nữ.

Mà tại sao lại đông con đến vậy ? Thập niên 50 – 60, ở miền Nam, nhà nào có 6 con thì không phải đi lính. Gia đình ông Nhung vượt qua con số 6 an toàn, không thấy đèn đỏ, cứ đèn xanh mà chạy, sinh năm một đều đặn. Đến lúc gần 20 con rồi, cán bộ Ban Kế Hoạch Hóa Gia Đình có đến làm “công tác tư tưởng” rồi ra lệnh “ngưng đẻ”, ông bà Nhung trả lời nguyên văn như sau: “Tôi là người Công Giáo, con cái là do Chúa ban. Chúa cho bao nhiêu tôi nhận và nuôi bấy nhiêu". Chẳng mấy chốc, gia đình 24 con, vô địch, được “long trọng” nêu tên trên báo CA Thành Phố số 245 ra ngày 23.12.2006 !

Ông Nhung tâm sự với bác cộng tác viên của Ephata tại Cam Ranh: "Tôi rất hạnh phúc, dĩ nhiên có khó khăn và luôn lo lắng, Tôi đông con nhưng đời tôi chưa thấy khổ, trừ thời gian bao cấp, có lẽ lúc ấy mọi người đều khổ chứ không phải riêng tôi. Chúa luôn ban cho tôi điều kiện làm ăn để nuôi con tử tế".

Và quả thật, ông bà Nhung đã nuôi dạy con thật xuất sắc. Trong nhà, đứa lớn “quản lý” đứa bé hơn, cứ thế tăm tắp giống như phương pháp Hàng Đội Tự Trị của Hướng Đạo. Không chủ đích lo cho các con đeo đuổi đại học, của đáng tội, có muốn đi nữa cũng chẳng đủ sức, ông bà tìm cho các con học nghề phù hợp, đến khi lập gia đình riêng thì đã “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Hiện nay nhà chung, nhà riêng dòng họ nhà ông, dân thị xã đều phải công nhận là khang trang, tiện nghi đầy đủ, và nhất là bầu khí gia đình thật sự đầm ấm thuận hòa ( Ảnh chụp đám cưới con trai, ông Nhung đứng ngay cạnh chú rể ).

Chúng tôi không hề có tham vọng làm một bảng điều tra xã hội, thống kê, so sánh tỷ lệ sinh nhiều hay sinh ít, giàu hay nghèo, hạnh phúc hay khốn khổ, thành đạt hay thất bại. Đương nhiên chuyện sinh đẻ ở một vài làng quê hay thị trấn không thể khái quát thành chuyện cả tỉnh, cả miền, cả nước.

Chúng tôi viết bài này lại cũng không hề có ý cổ võ ủng hộ người ta sinh nhiều đẻ mắn, ồ ạt, lũ lượt, rồi cứ phủ dụ trấn an là “trời sinh voi – trời sinh cỏ”. Nhưng ngược lại, cũng không thể để cho lý thuyết vô thần tiêm nhiễm, tuyên truyền và cả khống chế người ta bằng các biện pháp kinh tế và hành chánh, ru ngủ lương tâm, làm sai lệch tri thức về Sự Sống con người, hậu quả là tình trạng ngừa thai triệt sản như đối với con vật và phá thai phát triển như một ngành dịch vụ béo bở.

Thật ra cái lý thuyết “dừng lại ở hai con để gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh” đã phá sản từ lâu, nó rỗng tuếch, mỵ dân. Tại các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là Châu Á, thực tế cho thấy nhiều gia đình đã ngậm đắng nuốt cay vì một hai quý tử lại là những đứa kiêu căng, ích kỷ, dễ hư hỏng, bố mẹ ít con thì mau giàu nhưng tiền bạc lại hủy hoại hạnh phúc của họ và biến ngôi nhà đang sống trở thành... mái lạnh thay vì là một mái ấm đùm bọc yêu thương.

Tôi còn nhớ, trong một lần tổ chức Đại Phúc DCCT tại Ngô Khê, một làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, khi đi thăm Giáo Dân, ngồi trong một ngôi nhà tuyềnh toàng nhưng bình dị sạch sẽ, đôi vợ chồng chắp tay mắt hướng về phía bàn thờ, nửa muốn tâm sự với tôi, nửa như cầu nguyện với Chúa: “Cám ơn Chúa, nhà chúng con đến gần chục miệng ăn, giàu thì chẳng thể giàu được, nhưng nghèo mà lại không hề khổ chút nào, cha ơi !”

Ờ ngôi làng ấy, tỷ lệ sinh có lẽ cao nhất nhì Việt Nam, nhà nào ít cũng 5 con, nhiều thì cả 11, 12. Lần ấy xong việc trở về Sài-gòn, chúng tôi đọc được tin bên Hàn Quốc, chính phủ khuyến cáo: cứ cái đà ngừa thai tối đa, không chịu sinh con như bây giờ thì chẳng bao lâu nữa, đất nước giàu có hào nhoáng này, con rồng Châu Á này sẽ... chết vì không còn nghe thấy tiếng khóc trẻ thơ !

Hội Thánh Mẹ của chúng ta luôn luôn chủ trương sinh sản có trách nhiệm, hay nói rõ hơn, sinh sản theo Thánh Ý Yêu Thương của Thiên Chúa, bởi Sự Sống chính là quà tặng vô giá của Thiên Chúa ( Donum Vitae ). Do vậy, ngay cả khái niệm “tránh thai”, “ngừa thai”, cho dẫu là ngừa tránh thai theo đường lối tự nhiên đi nữa, cũng xúc phạm đến Thiên Chúa là cội nguồn Sự Sống. Dần dần rồi chúng ta phải chuyển sang một cách nói khác trân trọng hơn, tránh dị nghĩa hàm hồ, không chỉ đối với Thiên Chúa, mà cả đối với nhau, con người với con người, vợ với chồng, cha mẹ với con cái...

Lm. QUANG UY, DCCT, Chúa Nhật 3.8.2008

Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!