Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
CHUYỆN BÉ ĐẶNG MAI SƯƠNG ĐÌNH
"NHƯ GÀ MẸ Ủ ẤP CON DƯỚI CÁNH…"
700 SỐ BÁO – 700 HẠT MẦM NỞ HOA
CỨU TRỢ BÀ CON MIỀN TRUNG ĐANG CHỊU THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
DỌN NHÀ, DỌN LÒNG…
KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG"
ĐẦU NĂM MỪNG TUỔI… “NHÓM TOBIA”
THÔNG BÁO GHI DANH KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÂN AGAPE 26 CỦA TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỜI GỌI GHI DANH THEO KHÓA KỂ CHUYỆN GIÁO LÝ TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ DCCT
MỤC TỬ NHƯ LÒNG… DÂN MONG ƯỚC !
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI... ?
MẸ HẰNG CỨU GIÚP, XIN CỨU GIÚP CHÚNG CON
LỜI TUYÊN TÍN VÀO CHÚA GIÊSU CỨU THẾ
LỄ CHÚA CỨU THẾ - TIN HOẶC KHÔNG TIN
“TRÁNH QUA BÊN KIA MÀ ĐI...”
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG ( Kỳ 12 ): Tờ lịch Tin Mừng
“TRỜI HÀNH CƠN LỤT MỖI NĂM…”
CẦU SIÊU, CẦU AN, VÀ CẦU NGUYỆN NỮA !
“HỠI ÔI, BÀ LÀ CHÚA BÀU CHÚNG CON…”
PHÉP LẠ “BÌNH AN HÓA NHIỀU” CHO TAM TÒA, CHO CẢ HỘI THÁNH VIỆT NAM
ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC !”
VÌ TÔI LÀ LINH MỤC…
MÓN NỢ KHỔNG LỒ VÀ KINH KHỦNG VỚI CÁC THAI NHI
NGÀY GHI ƠN BỐ – FATHER’S DAY
CUỘC “TRƯỜNG CHINH” BẢO VỆ SỰ SỐNG
“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”
“CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG VỚI...”
“YÊU NHƯ THẦY YÊU...”
CHÚA LÀ CÂY - CON LÀ CÀNH - CHÚA LÀ BIỂN XANH - CON LÀ DÒNG SUỐI NHỎ
“TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI, VÀ CHIÊN CỦA TÔI BIẾT TÔI”
“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”
DÒNG SÔNG DÀI, BÊN LỞ BÊN BỒI...
“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”
“XIN CHO CHÚNG CON HẰNG NGÀY... THẤT NGHIỆP !”
NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON
ĐỔ MỒ HÔI – SÔI NƯỚC MĂT
“LÌ XÌ CHO... CHÚA GIÊSU”
MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ RẤT NHIỀU ĐÊM THẮP NẾN NGUYỆN CẦU
BUỒN VUI LỄ GIÁNG SINH
“NGÀI ĐÃ ĐẾN NƠI NHÀ MÌNH, NHƯNG NGƯỜI NHÀ...”
NHỮNG NGƯỜI SẴN SÀNG CHỊU CHẾT !

 

Quý độc giả Ephata Và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau biến cố 30 tháng 4, cha Jean Marie Trần Văn Phán Dòng Phanxicô trao cho thân phụ chúng tôi, ông Antôn Lê Văn Lộc, một bộ gồm 6 tập nhỏ ghi lại 6 bài giảng liên tiếp của cha Bernard Bro tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào Mùa Chay 1975. Bộ bài giảng mang tên chung là Contre Toute Espérance. Cha Phán có ý nhờ ba tôi là người giỏi Pháp Văn thế hệ cựu trào, từng học trường Bưởi ngày xưa, dịch bản văn sang tiếng Việt.

Dạo ấy ba chúng tôi đang buồn nản đến bi quan yếm thế trước thời cuộc, lại thêm nằm trong diện “Công Giáo, Bắc Kỳ di cư, công chức ngụy quyền, tiểu tư sản trí thức” hội đủ điều kiện để sau khi đi cải tạo sẽ đi tiếp vùng Kinh Tế mới. Cả ngày, ngoài việc đi Lễ buổi chiều ở Nhà Thờ Phanxicô Đakao, ba chúng tôi ngồi một chỗ bất động và bất lực vì không giúp được vợ con chuyện cơm áo gạo tiền, tối khuya và sáng sớm lén đeo écouteur nhỏ bằng hạt đậu phọng để nghe đài BBC. Khá lắm thì ba chúng tôi xung phong ra phố đứng xếp hàng chờ mua dầu hôi hoặc lôi xềnh xệch về nhà bao khoai lang bị sùng mua được ở hợp tác xã lương thực của phường.

Tưởng là cứ thế rồi ba chúng tôi sẽ từ từ lịm dần đi cái khí phách sống, cái tinh thần và nghị lực sống lâu nay của một người tự cho mình từng là “sĩ phu Bắc Hà”. Đúng lúc ấy ông được giao cho bộ sách Contre Toute Espérance. Trước khi bắt tay vào dịch, ông hăm hở đọc, ngấu nghiến từng ý tưởng, từng suy tư Thần Học của cha Bernard Bro ( Ảnh chân dung kèm theo ) gắn liền với từng biến cố cuộc sống, của lịch sử hiện đại. Đọc đến đâu ông cảm thấy như tìm lại được một niềm hy vọng đã mất. Sau này khi dịch xong, cha Phán đề nghị dịch tựa đề là “Tuyệt Vọng mà vẫn một niềm Cậy Trông”, nhưng ba chúng tôi cứ muốn dịch là “Cậy Trông bất chấp Tuyệt Vọng”, gọn từ hơn, sát nghĩa hơn, lại mạnh ý hơn.

Hễ cứ dịch xong được một chương hoặc mới chỉ được một đoạn dài, nhưng đắc ý, thấm thía quá, ba chúng tôi lại gọi riêng đứa con trai út chưa đầy 20 tuổi, bắt ngồi nghe chính ông đọc, rồi bảo chúng tôi phải góp ý nếu thấy chỗ nào chưa ra văn Việt. Cứ thế hai cha con chúng tôi được dịp suy niệm từng ngày cùng với nhà hùng biện của Dòng Đaminh tận bên Pháp.

Toàn bộ 6 bài giảng thật tuyệt vời. Ba chúng tôi say mê và suýt xoa trầm trồ là phải. Nhất là những sự kiện và biến cố tại Châu Âu trước đó và ngay khi ấy được cha Bernard Bro dẫn chứng lại hết sức tương đồng am hợp với thời cuộc đang đảo lộn tại Việt Nam chúng ta. Thảm họa Phátxít đặt ngang với trào lưu Xôviết. Trại tập trung diệt chủng sánh vai với trại tù cải tạo. Nỗi hoang mang tàn tạ của các nước hậu Thế Chiến thứ hai tương tự với tâm trạng u uất kinh hoàng của dân một nước đã hòa bình rồi mà vẫn thấp thỏm tính chuyện vượt biên !

Hai cha con chúng tôi nhiều lúc giật mình, cứ ngỡ như cha Bro không nhắm giảng cho dân Paris đi dự Tĩnh Tâm Mùa Chay 1975 tại Nhà Thờ Đức Bà mà chính là đang muốn khơi lên cho chính người dân Việt Nam khốn khổ lúc ấy tia sáng của hy vọng ở cuối đường hầm, rằng bình minh rồi sẽ đến sau những giờ khắc kinh hoàng bị bóng đêm vây phủ. Và như thế, đó là một niềm cậy trông bất chấp tuyệt vọng.

Trong số rất nhiều những câu chuyện, những minh họa sống động đến rùng mình ấy, bây giờ, năm 2008, nghĩa là đã qua được 30 năm rồi, cuộc sống xã hội đã biến đổi nhiều lắm, nhưng trời ơi, chúng tôi lại vẫn thấy bao điều vẫn ứng nghiệm thật xót xa chua chát trong số phận người dân mình hôm nay.

Nhân dịp tưởng nhớ các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam ngày xưa, chúng tôi tìm được một trích dẫn cha Bro đã sử dụng trong “Contre Toute Espérance”. Đọc xong, nhắm mắt lại là hình dung ra ngay cảnh mới diễn ra gần đây tại Tòa Khâm Sứ và nhất là tại Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội.

Đoạn trích được đặt tiêu đề là “Những người sẵn sàng chịu chết” của văn hào Nga hiện đại Andrei Siniavski, sinh 8.10.1925 tại thủ đô Moscou của Liên Bang Xôviết, ( Ảnh chân dung kèm theo ). Ông đã từng phải mang án khổ sai, sau này phải sống lưu vong và dạy học tại Pháp và mới mất ngày 25.2.1997 tại Paris.

Với nhãn quan của một người không có tín ngưỡng, Andrei Siniavski đã viết về niềm tin Kitô giáo của các tín hữu xuyên qua các cuộc bách hại mọi thời và mọi nơi trên thế giới. Xin cùng suy niệm một đoạn ngắn:

“Trong các tôn giáo, Kitô giáo đã chọn lấy vai trò của một tiểu đoàn xung kích, một đại đội trừng giới bị ném vào chỗ n guy hiểm nhất của mặt trận. Các bạn hãy dõi mắt nhìn theo những người anh hùng Kitô giáo ấy.

Trong đội ngũ của họ, hạng người khôn ngoan không có là bao. Tiểu sử của họ là một chuỗi dài những cuộc tuẫn đạo và tử vong nặng nề của một đoàn quân chỉ biết noi gương Thiên Chúa của họ. Đó là những chiến sĩ phô bày trước thế gian những vết sẹo và thương tích như những dấu hiệu hiên ngang, tự hào và vinh quang.

Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, cả giới hạ lưu bần cùng, cả bọn trọng phạm. Thế nhưng, họ đều đã nhận lấy Thập Giá. Bất cứ ai cũng đều có thể gia nhập đội ngũ của họ, người dốt nát cũng như kẻ đã từng phạm tội, chỉ với một điều kiện là sẵn sàng nhảy vào lửa.

Đó là thứ tôn giáo của một niềm hy vọng lớn nhất phát sinh từ cảnh tuyệt vọng. Không một tôn giáo nào trên thế giới này lại có được sự tiếp cận mật thiết nhất với tử thần nhiều như Kitô giáo. Mà không phải là họ không biết sợ hãi đâu ! Họ không hề chiêm ngưỡng sự vĩnh cửu, nhưng họ chiếm lấy sự vĩnh cửu bằng cách phấn đầu với một thứ vũ khí duy nhất; đó là... sẵn sàng chịu chết !”

Lm. QUANG UY, DCCT, Lễ kính các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam 2008

Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!