Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
"VỚI TRÍ NGÂY THƠ, TẦM VÔNG GIỮ NHÀ THỜ…"
"XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…"
"LANG THANG KHẮP XỨ MÀ CHẲNG HIỂU BIẾT GÌ…" (Gr 14, 17-21)
"LÒNG TÔI SAO VẪN CÒN BIÊN GIỚI?"
"CÒN GÌ NỮA ĐÂU MÀ BẢO NHAU ĐỢI CHỜ?"
"ÔI, NHỮNG ĐÊM DÀI HỒN VẪN MƠ HOÀI MỘT KIẾP XA XÔI…"
TÔI LÀ AI MÀ CÒN TRẦN GIAN THẾ?
"CON DIỀU RƠI CHO VỰC THẲM BUỔN THÊM"
"CHÚA ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI…"
"BUỒN GỤC ĐẦU NGHẸN NGÀO, NGHE NON NƯỚC TÔI TRĂM NGÀN U SẦU…"
VÀ CON TIM ĐÃ THÔI NGUỘI LẠNH…
"CÓ NGẦN ẤY THÔI…"
"AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG…"
"TRONG ĐÔI MẮT EM, ANH LÀ TẤT CẢ"
"TÔI ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!"
SỎI ĐÁ CŨNG...
DIỆT HAY CỨU?
CỦ HÀNH CỦ TỎI
HẠT BỤI NÀO?
GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ (Lấy lại tên một cuốn sách của Nhã Ca – 1968)
PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN
SẼ CHẲNG QUÊN BAO GIỜ
QUYỀN LỰC
RỪNG LÀ NHÀ
MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
LẠI MỘT NOEL NỮA…
GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"
TRỜI HÀNH HAY NGƯỜI HÀNH?
"XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"
CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CÁC ĐẲNG LINH HỒN
MÙA HỘI TÌNH THƯƠNG
PHÚC ĐỨC NƠI NÀO MÀ ĐỂ CẦU AO RÁCH NÁT?
"THÔI! ĐỪNG LỪA DỐI NHAU LÀM GÌ!"
HỌ DẠY THÌ LÀM, HỌ HÀNH ĐỘNG THÌ ĐỪNG LÀM THEO !
"HÃY CỨ ĐỂ MẶC CHÚNG TÔI LÀM NÔ LỆ…"
"BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?" (Lc 1, 43)
"NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI…" (Tựa đề một tình ca của Phạm Đình Chương)
UNG THƯ
"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"

Năm 2018, Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam được tuyên phong hiển thánh. Một biến cố quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, những ai đã sống qua thời kỳ ấy (1998), dù hệ thống thông tin lúc đó không mở như bây giờ nhưng bầu khí căng thẳng trong Giáo Hội hẳn vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người, đó là trí nhớ. Nhưng lịch sử không phải là trí nhớ, mà lịch sự thì khách quan, ghi chép đầy đủ và phơi bày sự thật của nó. Chúng ta đã thấy lịch sử trả lại sự thật cho con người, chẳng có gì bưng bít hoặc bóp méo bằng sự xảo trá mà lại không bị lộ diện.

Từ những dè dặt có phần khiếp sợ bởi sự cấm cách và đe dọa của nhà cầm quyền, 30 năm qua không ai đếm được có bao nhiêu tượng đài các Thánh Tử Đạo tại Viêt Nam đã được xây dựng kể cả trong và ngoài nước, bao nhiêu những cuộc rước xách được tổ chức nói lên sự vinh quang của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, tuy nhiên hình như vẫn chỉ là những cuộc rước xách, những tượng đài tôn vinh mà thôi, chẳng có gì khác! Nhưng xét cho cùng thì biến cố “chứng nhân” không chỉ có vậy. 

Câu nói “máu các Thánh Tử Đạo làm trổ sinh mùa lúa mới” là một kinh nghiệm thực tiễn của Giáo Hội Công Giáo, không chỉ của Giáo Hội toàn cầu với 300 năm cấm đạo thuở khai sinh, nhưng còn cả với Giáo Hội Việt Nam cũng bằng ấy năm cấm cách. Thoát khỏi sự bắt bớ, Giao Hội viết lên trang sử của mình về lòng tri ân và hiệu quả của máu chứng nhân bằng những lằn ranh lòng người và lãnh thổ, ngày một lớn. Có một mối liên kết mật thiết giữa sự hiến mình của các chứng nhân với công cuôc loan báo Tin Mừng không thể tách rời được. Ta có thể nói, hễ có máu của các chứng nhân thì công cuộc loan báo Tin Mừng trở nên hiệu quả, công cuộc loan báo Tin Mừng hiệu quả lại sẽ càng làm nảy sinh những chứng nhân.

Vậy ta phải nói sao khi việc loan báo Tin Mừng của chúng ta hôm nay không còn thấy phát sinh nhiều hiệu quả tích cực nữa? Những nỗ lực của chúng ta trong nhiều năm không làm cho ranh giới của lòng người và lãnh thổ được rộng lớn hơn? Nếu chúng ta sống tinh thần của các Thánh Tử Đạo Việt Nam thì mùa lúa mới phải trổ sinh chứ? Nhìn vào thực tế, chung quanh các ngài (các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam) chúng ta tổ chức dày đặc các sự kiện, những lễ hội, những phô diễn bề ngoài nhiều hơn là các sinh hoạt đi vào chiều sâu. Sau những lễ hội chúng ta gần như không còn gì khác!

Bao giờ chúng ta mới có những nghiên cứu lịch sự khoa học về các Chứng Nhân Tử Đạo Việt Nam? Hay chúng ta cứ im lặng tránh né, để mặc cho những kẻ chống báng Giáo Hội có thể thoải mái vung tay bôi lọ xuyên tạc về cái chết của các ngài, họ gán ghép một cách ngu xuẩn cái chết của các ngài với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp.

Bao giờ với một lực lượng hùng hậu các nhà khoa bảng của Giáo Hội, hùng hậu bằng cấp đủ loại không kém gì xã hội, xuất thân từ những học viện danh giá của Giáo Hội, có những công trình nghiên cứu thần học về chính cha ông của mình? Những nghiên cứu với những lý luận vững chắc của những môn khoa học thánh, soi rọi ánh sáng Lời Chúa vào mọi ngõ ngách của xóm làng phố thị trong hành trình Đức Tin?

Bao giờ chúng ta mới đưa ra được một linh đạo “Tử Đạo tại Việt Nam” để vạch một con đường chứng nhân cho mọi tình huống, thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn lễ hội quanh năm, tự hào trong thái độ ăn mày quá khứ nhưng thực chất rỗng ruột hiện tại? Đáng lẽ mỗi một dịp kỷ niệm như vậy phải là một lần đào sâu thêm tinh thần của các ngài, một lần in đậm hình ảnh của các ngài trong tim lòng của người tín hữu Việt, sự nghiệp của các ngài phải được trân trọng, kế thừa bảo toàn vững chắc và ngày càng thêm phong phú cho đời sống Đức Tin. 

Ngày nay sẽ chẳng bao giờ có việc chấp nhận bước qua thập giá hay không, sẽ chẳng có việc bị bắt bớ vì trong nhà có giấu đạo trưởng, sẽ chẳng có hình ảnh “từng đoàn người anh dũng tiến ra pháp trường” (Đây bài ca ngàn trùng), nhưng vẫn còn đó những chứng nhân của Đức Tin, chứng nhân của niềm hy vọng và chứng nhân của tình yêu cứu rỗi (Đức Benedicto XVI). Đến bao giờ thì chúng ta sống và làm nổi bật được thái độ chứng nhân ấy trên quê hương đất nước chúng ta?

Ba mươi năm, "ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời"! (trích lời bài hát Tưởng Niệm của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng).

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 24.11.2017, theo Ephata 773

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!