Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Ban Biên Tập CGVN
Bài Viết Của
Ban Biên Tập CGVN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2024; Mừng 500 Năm; 20 Năm; 10 Năm… xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2024: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Xin giúp đỡ việc in sách Quà Tặng Tin Mừng
TRI ÂN CHA ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, BÚT HIỆU LM. ĐAN VINH, HHTM (HIỆP HỘI THÁNH MẪU)
Giới thiệu Mái Ấm Lâm Bích
Truyền Giáo bằng Quà Tặng Tin Mừng
Món quà quý của Lm Giuse Vũ Thái Hòa, người con xa quê của Giáo Hội Việt Nam.
Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?
MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:
Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.
Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?
Đừng ai đánh mẹ tôi!
MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:
Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2022: Đại dịch xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
XIN GIÚP PHỔ BIẾN CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH 100 TUẦN
Giới thiệu kênh Youtube của BBT CGVN
CÁO PHÓ: Cha Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.- Nguyên Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang
Hãy nói sự thật trong đức ái (x. Ep 4,15).
"ĐỂ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NÊN LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG CHÚA VÀ GIÁO HỘI MONG ƯỚC"
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: “Cơn cám dỗ làm điều thiện”.
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2021: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Cáo Phó Linh mục Luca PHẠM QUỐC SỬ
“Tiếng Nói Sự Thật” của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc có thật không?
Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không?
Quảng Bá Thách Đố Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Tín Hữu Công Dân
Thông tin về Lớp Học Kinh Thánh (Lớp Ngôn Sứ)
Lời Tạ Ơn Nhân Dịp MƯỜI SÁU NĂM Truyền Thông của Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Giới Thiệu sách mới: Làm sao tha thứ - Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục
Quà Tặng Tin Mừng - Quà Tặng của Lòng Thương Xót
Mùa Chay 2020 – Mùa của Cơm Yêu Thương
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa, Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng
Tin vui cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
GIÁNG SINH 2019: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Giới thiệu sách quý
Quà Tặng Tin Mừng 2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 3/2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 2/2019
MÙA CHAY – MÙA CỦA CƠM YÊU THƯƠNG
Cầu nguyện cá nhân, bí quyết tình yêu và vui sống
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TƯ THỤC ĐÔNG THUẬN

 

LTS. Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị.

Những khó khăn trong Sứ Mạng Giáo Dục của Giáo Hội tại Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua thì ai cũng đã rõ; Nhưng có một thực tế khác như ngược lại và ít ai chú ý, đó là dù hoàn cảnh nào thì Thiên Chúa vẫn quan phòng cho những ai muốn thực thi Ý Ngài  luôn có được những phương tiện hữu hiệu để phục vụ những nhu cầu chính đáng.

Khởi đi từ một “tu sĩ nông dân” của cánh đồng Thánh Tâm (bên cạnh Núi Cúi), Lm Tôma Vũ Kim Long, SDB (Salesien Don-Bosco) đã chấp nhận thân phận “Linh Mục hạng hai” (chịu chức chui) luôn bị theo dõi và gặp muôn vàn khó khăn từ nhiều phía. Một Linh Mục trong túi chỉ có kẹo chứ không có tiền… Nhờ niềm tin và lòng nhiệt thành không ngơi nghỉ, Cha đã hoàn tất rất nhiều trách nhiệm trong vất vả: Chánh Xứ (chui), Giám Đốc Học Viện SDB, Phó Giám Tỉnh SDB. Chính Cha đã là người khởi xướng và duy trì  hàng chục “Nhà Trọ Sinh Viên”, công việc hoàn toàn mới nhưng rất ích lợi để nâng đỡ việc ăn ở và học tập cho hàng ngàn các bạn trẻ từ quê lên thành phố học tập trong suốt hàng chục năm qua. Nay, chính lúc Chúa gởi đến cho Cha căn bệnh ung thư quái ác thì cũng là thời điểm Cha đang gặt hái nhiều thành quả tại miền Tây sông nước với trách nhiệm là Giám Đốc Cộng Thể SDB Vĩnh Long, cùng với Trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục Đông Thuận (tên gọi Đông Thuận được ghép lại từ tên Don-Bosco và tên Mỹ Thuận).

BBT CGVN xin chân thành cám ơn Cha Tôma đã vui lòng chấp thuận cho chúng con được chia sẻ rộng rãi với Độc Giả khắp nơi về những thông tin có tính cách nội bộ của Tư Thục Đông Thuận. Trong cái riêng sẽ có cái chung, vì thế chắc chắn sẽ ích lợi ít nhiều cho những ai đang tha thiết với Sứ Mạng Giáo Dục của Hội Thánh Việt Nam. Xin tạm gác lại những kêu ca phàn nàn hay phiền trách lên án nhau hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội “không cho phép”, và hãy cùng nhau trăn trở, tìm cho ra một hướng đi cho Giáo Xứ, Giáo Hạt hay Giáo Phận. Mơ ước của chúng con thật đơn giản là ước gì mỗi Giáo Phận hay Giáo Hạt, hoặc kể cả Giáo Xứ đều có những Tư Thục như Đông Thuận.

Những dòng lược ghi dưới đây được trích ra từ Thư Gởi Quý Phụ Huynh, Quý Ân Nhân của Đông Thuận và một ít kinh nghiệm giáo dục từ hoàn cảnh thực tế trong tinh thần Salesien Don-Bosco. Chúng con cũng gởi kèm đường link dưới đây để mọi người có thể tận mắt chứng kiến những Thanh Thiếu Niên trước kia đã từng đấm đá, đâm chém, trộm cắp, hút chích… nay bước vào không gian của giáo dục và nghệ thuật, với những vũ điệu thật hùng tráng ca ngợi tình quê hương, cũng như 90 em cầm nhạc khí để tấu lên những giai điệu thánh thót diễn tả tâm tình tri ân dành cho các bậc sinh thành. Quần áo múa do chính các em ngành may của trường thực hiện.

 

Ngày Gia Đình Don-Bosco Mỹ Thuận (tức Đông-Thuận)

http://youtu.be/vqojrICmg_U

Chúng con xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN

 

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TƯ THỤC ĐÔNG THUẬN

CỘNG THỂ SALEDIENG DON BOSCO – VĨNH LONG

 QL 80 – TÂN PHÚ – TÂN HÒA – TP VĨNH LONG

  

       Kính thưa quí Phụ huynh,

 

Thay mặt cho quí Cha, quí Thày và quí Sơ, tôi xin gửi lời chào thân ái và Phép lành Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu đến quí Phụ Huynh và mọi thành viên trong gia đình.

Tôi muốn gửi lá thư này về gia đình cho quí phụ huynh đọc và suy nghĩ trước, để biết chúng tôi đang dạy dỗ con em quí vị những gì và  giáo dục các em bằng phương pháp nào, đồng thời vào ngày gặp gỡ, quí vị góp ý cho chúng tôi trong việc thăng tiến con em quí vị.

  1. Gặp gỡ phụ huynh: Thứ năm 24/11/2016, con em quí phụ huynh sẽ được về thăm gia đình. Nhân dịp này, tôi muốn gặp gỡ tất cả Cha Mẹ các học sinh lưu xá.

a.      Giáo dục con cái là trách nhiệm chính yếu của cha mẹ, được Thiên Chúa trao phó. Tu sĩ chúng tôi đóng vai trò phụ, chỉ là người cộng tác với quí vị mà thôi. Còn quí phụ huynh mới là người đảm nhận trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái.

b.      Vì thế, trong ngày gặp gỡ phụ huynh, chúng tôi chỉ tiếp cha mẹ, hoặc một trong hai, chứ không tiếp ông bà, cô bác, chú dì, ngay cả tu sĩ hay linh mục, vì trách nhiệm giáo dục con cái không thuộc về họ. (Trừ trường hợp có lý do thật chính đáng)

c.      Vì đóng vai trò phụ, nên chúng tôi buộc phải cho quí phụ huynh biết rõ con em quí vị sống ở đây ra sao, chúng tôi giáo dục các em thế nào và rất muốn lắng nghe những góp ý của quí vị.

d.      Vì thông cảm với quí phụ huynh nhà xa và bận bịu công việc làm ăn, nên mỗi năm, chúng tôi chỉ tổ chức gặp gỡ phụ huynh một lần.

 

2.                  Trung tâm Dạy nghề Tư thục Đông Thuận 

a.                  Với sứ mạng phục vụ giới trẻ, Dòng Saledieng Don Bosco muốn hiện diện tại vùng Sông nước này để giáo dục các thanh thiếu niên miền Tây Nam Bộ trở nên những công dân lương thiện và hữu ích cho xã hội, qua việc trang bị cho các em một số nghề nghiệp tại Trung tâm Dạy nghề Tư thục Đông Thuận, như: Sửa xe gắn máy -  Công nghệ ôtô -  Cơ khí chế tạo -  Kỹ nghệ sắt -   Điện công nghiệp và gia dụng -  May công nghiệp và thời trang -  Kế toán doanh nghiệp -  Tin học văn phòng. Chúng tôi đã liên kết với Trường Dạy nghề Trung cấp Don Bosco Bảo Lộc để khi tốt nghiêp, các em có văn bằng Trung cấp Nghề.     

b.                  Song song với  những ngành nghề nói trên, chúng tôi cũng liên kết với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của Tp Vĩnh long, mở các lớp văn hóa, từ lớp 9 đến lớp 12, để khi tốt nghiệp, các em có văn bằng tốt nghiệp phổ thông, tạo điều kiện cho những ai muốn lên đại học. Dịp cuối niên khóa 2015-2016 vừa qua, Trung tâm Đông thuận của chúng tôi có 21 em học nghề lớp 12, tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của Tp Vĩnh long, với kết quả đậu 100% và có những em đậu đại học. Nói tóm lại, khi tốt nghiệp lớp 12, các em vừa có bằng trung cấp nghề vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.

 

3.                  Hệ thống Giáo dục Dự phòng: tạo một môi trường tốt

a.                  Don Bosco được Giáo hội tuyên phong là nhà giáo dục giới trẻ, nên ngài có một phương pháp giáo dục riêng, được gọi là Hệ-thống-Giáo-dục-Dự-phòng. Với phương pháp này, Don Bosco muốn giáo dục các thanh thiếu niên trở nên những công dân lương thiện và kito hữu tốt.

b.                  Nội dung từ ngữ Dự phòng có thể hiểu nôm na là tạo cho thanh thiếu niên một môi trường tốt, để các em sống vui tươi, không thể làm xấu được, vì môi trường ấy đã được dự phòng cả rồi. Thật ra, trẻ em chỉ là nạn nhân của người lớn và môi trường xã hội mà thôi. Phúc cho em nào sống trong môi trường tốt, chúng sẽ nên người tốt; trái lại, thật là đáng thương, nếu trẻ em sống trong môi trường xấu, tất yếu chúng sẽ trở nên xấu. Vì thế, tạo một môi trường tốt cho giới trẻ là tuyệt đối cần thiết.

c.                  Để có một môi trường tốt, chúng tôi, các nam nữ tu sĩ Saledieng (SDB và FMA) phải hộ trực, đồng hành với các em 24/24. Chúng tôi phải thức trước các em, ngủ sau các em, khảo bài để chuẩn bị cho các em đến lớp. Không bao giờ được phép để các em ở một mình, đó là một trọng tội đối với người Saledieng. Việc hộ trực này đòi hỏi chúng tôi, các SDB và FMA một sự hy sinh đầy mệt nhọc và sự từ bỏ mình thật gắt gao. Đây là nét độc đáo của Hệ thống Giáo dục Dự phòng.

d.                  Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco dựa trên 3 yếu tố: Ái – Trí – Đạo.

                                                                        i.                    ÁI: yêu thương, đứng hàng đầu: các em sẽ cảm thấy hạnh phúc được sống trong bầu khí vui tươi, huynh đệ. Khi thấy mình được các bề trên quí mến thương yêu, các em sẽ đáp lại tình thương ấy bằng cách nỗ lực sống tốt.

                                                                      ii.                    TRÍ: lý trí là điều rất cần thiết. Làm gì cũng phải có lý do và hợp lý. Lời nói của nhà giáo dục chỉ có sức thuyết phục khi có lý và hợp lý mà thôi.

                                                                    iii.                    ĐẠO: tôn giáo là yếu tố bất khả thế. Tại sao? vì Don Bosco nói: Thiên Chúa nắm giữ chìa khóa tâm hồn thanh thiếu niên. Nhà giáo dục chỉ là người gieo hạt mà thôi, còn Thiên Chúa mới là tác nhân cho lớn lên và kết trái.

Yêu thương và cầu nguyện cho các em là 2 yếu tố trọng yếu giúp các em nên tốt và nên thánh. Vì thế, hàng ngày chúng tôi không quên các em trong kinh nguyện của mình. Đó là những con người mà Thiên Chúa trao phó cho chúng tôi coi sóc. Chúng tôi quyết tâm yêu thương các em như con cái của mình và luôn  dành điều tốt nhất cho các em.

 

4.                  Lưu xá Đông Thuận

a.                  Vì là trường nghề, nên phần đa các em Lưu xá thuộc 2 dạng: hoặc đã bỏ học, hoặc cha mẹ không quản lý được. Đây chính là thành phần thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi thực sự. Chúng tôi ý thức rất rõ điều ấy và đón nhận tất cả các em, không phân biệt tôn giáo, kể cả những em Đồng bào sắc tộc, những em mồ côi, và nhất là những em đã bị đuổi khỏi môi trường khác, miễn là các em chịu ở lại Lưu xá và chấp nhận kỷ luật của chúng tôi.

b.                  Các em đã từng là nhóm trẻ bỏ học, quậy phá, nay vào trường nghề, lại phải học gấp đôi: vừa học nghề, vừa học văn hóa, và nhất là phải giữ kỷ luật. Thật là một gánh nặng quá khó đối với các em. Chính vì thế, chúng tôi phải tạo ra 1 thời khóa biểu và 1 chương trình thật sinh động và hấp dẫn, để lấy lại thế quân bình cho các em, chẳng hạn, mỗi tháng đều có ít là một ngày tạm gọi là xả stress:

tháng 09/2016: picnic Cồn An bình; tết Trung thu  

tháng 10/2016: hành hương Fatima, ăn cơm tối bên ngoài

tháng 11/2016: viếng nghĩa trang; giải thể thao 20/11; về thăm gia đình

tháng 12/2016: chụp hình nghệ thuật; phát quà noel cho người nghèo

tháng 01/2017: tết tây; lễ Don Bosco; gói bánh chưng tết

tháng 02/2017: về nghỉ tết

tháng 03/2017: đi picnic tham quan lò gốm

tháng 04/2017: về thăm gia đình

tháng 05/2017: dã ngoại Dalat và Nha trang

tháng 06/2017: lễ bế giảng; nghỉ hè

tháng 07/2017: đi diễn văn nghệ miền tây

Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đặc biệt đến việc ăn uống và ngủ nghỉ của các em. Cám ơn Chúa, nhờ có nhiều ân nhân giúp đỡ, việc ăn uống của các em cũng khá tốt. Có những em chỉ trong vòng 2 tháng đã tăng trọng: lên 2kg, 5kg; có em lên tới 7kg. Còn việc ngủ nghỉ, chúng tôi đã lắp đặt 1 hệ thống máy quạt lớn (182 triệu) ngay cả ban trưa, các em vẫn cảm thấy mát mẻ để có giấc ngủ ngon.

    1. Về thăm gia đình, rút kinh nghiệm các năm trước, về gia đình là cơ hội gặp lại bạn xấu, đồng thời gây tốn kém tiền bạc của cha mẹ.

Do đó, năm nay chúng tôi chỉ cho các em về thăm gia đình 4 lần:

- tháng 11  -  tết Nguyên đán  -  tháng 4  -  nghỉ hè

    1. Sự bình đẳng: để đạt được hiệu năng giáo dục, các học sinh phải được đối xử bình đẳng,  không em nào cảm thấy mặc cảm vì gia đình mình nghèo, hoặc mình mồ côi không ai thương. Chẳng thế mà trong các trường học, dù gia đình giàu hay nghèo, các học sinh đều phải mặc đồng phục. Cũng vậy, mỗi lần lên thăm con em, quí phụ huynh nên mang vừa đủ đồ ăn cho một buổi thăm hỏi; vì sau đó, các em sẽ không được giữ đồ ăn riêng. Quí phụ huynh yên tâm về sức khỏe của con cái mình; chúng tôi bảo đảm các em được ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi thoáng mát. Ngay cả khi xem phim hàng tuần, hoặc các dịp lễ, con em quí vị chắc chắn sẽ có bánh trái để ăn, bằng chứng là chúng tôi đã sắm sẵn 1 lò nướng để làm bánh, máy xay sữa đậu nành, máy ép nước mía…

5.                  Phát huy tiềm năng

a.                  Thế thao: Ngoài việc học nghề và văn hóa, các học sinh Lưu xá còn được huấn luyện về thể thao và âm nhạc. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Thể dục Thể thao Tỉnh để mời các HLV bóng đábóng chuyền đến dạy các em chơi một cách bài bản; còn HLV bóng rổ, chúng tôi thuê từ Cai lậy xuống dạy cách chơi hàng tuần.

b.                  Âm nhạc: các Cha các Thày và các Sơ dạy nhạc cho các em. Năm nay chúng tôi thành lập 1 ban kèn đồng với 40 nhạc công; 1 ban hòa tấu gồm các nhạc cụ: sáo ricorder, guitar, harmonica, xylophone,  trống cajon và các bộ gõ. Ngoài ra chúng tôi cũng dạy organ, guitar và trống jazz cho các em. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thuê biên đạo múa của Trường Văn hóa nghệ thuật Tỉnh Vĩnh long đến dạy các em một số bài múa nghệ thuật. Chúng tôi cũng muốn các em được học múa lân, những bộ môn như aerobic, hiphop, võ... cũng sẽ được hình thành trong tương lai.  Như vậy, các em được trang bị không những về tri thức và tay nghề, mà còn các kỹ năng mềm về âm nhạc và thể thao nữa.

c.                  Don Bosco mong muốn các thanh thiếu niên của ngài được giáo dục toàn diện, không chỉ về trí dục, đức dục, mà kể cả thể dục và nghệ thuật thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu nói trên, chúng tôi phải nhờ đến các ân nhân xa gần tài trợ, vì với số tiền của quí phụ huynh đóng hàng tháng, không đủ để trang trải hết các sinh hoạt kể trên. Nếu con em quí phụ huynh đã nhận nhiều như thế, chúng tôi phải dạy các em biết mở rộng lòng mình để quảng đại cho đi, để tập nghĩ đến người khác, để biết giúp đỡ tha nhân, cụ thể và thực tế nhất là  các em được mời gọi mỗi năm hiến máu nhân đạo một lần, đồng thời vào dịp Noel, các em sẽ đi thăm và phát quà cho những người cô đơn và nghèo khổ tại địa phương.

 

6.                  Học bổng và đóng góp:

a.                  Học bổng: Chúng tôi hứa với lòng mình rằng, sẽ không một em học sinh nào phải bỏ học chỉ vì gia đình không có đủ tiền bạc. Chúng tôi rất sẵn lòng cấp học bổng cho những em nghèo, mồ côi, đồng bào sắc tộc, với điều kiện học sinh đó phải chăm chỉ học hành, hạnh kiểm tốtbiết sống nghèo...

b.                  Đóng góp: Nếu không có các ân nhân tiếp tay hỗ trợ, chúng tôi không thể nào trang bị cho con em quí vị những kỹ năng phong phú như thế. Các ân nhân của chúng tôi không hề có con em gửi tại lưu xá này, thế mà họ lại rất sẵn lòng và quảng đại giúp đỡ chúng tôi, thì thiết tưởng những gia đình phụ huynh khá giả và giàu có, lẽ nào lại dửng dưng đứng ngoài cuộc!...

 

Trước khi dừng bút, tôi mời quí phụ huynh cùng chúng tôi tri ân Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa đã yêu thương và trao phó con cái quí vị cho chúng tôi coi sóc; chúng tôi luôn tin như thế! Đồng thời chúng ta cám ơn nhau và quyết tâm cộng tác trong việc giáo dục con em chúng ta trở nên những công dân lương thiện và kito hữu tốt. Đó là điều Don Bosco hằng mong ước.

 

      Kính thư,

Lm Toma Vũ kim Long sdb

Giám đốc Trung tâm Đông Thuận

 

 

 

Kính thưa quí Phụ Huynh và các Ân Nhân,

 

 

Thay mặt cho quí Cha, quí Thày và quí Sơ, tôi xin gửi lời chào thân ái và Phép lành Mẹ Phù Hộ đến quí Phụ huynh và quí Ân nhân. Với lá thư này, tôi muốn đề cập đến vấn đề đóng góp, như chúng ta đã  trao đổi trong phiên họp.

 

Chúng tôi, các nhà giáo dục, hợp với quí Phụ huynh và các em học sinh tạo thành một  Cộng đoàn Giáo dục Mục vụ. Ba thành phần này coi nhau như anh chị em một nhà và có Chúa là cha. Thiên Chúa và Don Bosco chắc chắn sẽ rất vui và hạnh phúc khi nhìn thấy chúng ta biết yêu thương và tương trợ lẫn nhau. Do đó, tôi rất tự hào và mong ước tạo nên giữa chúng ta một tương quan trao ban và đón nhận thật hài hòa và thoải mái: Quí Phụ huynh có thể đóng một gói hay nhiều gói, 1/2 gói hay bao nhiêu cũng được;  nếu gia đình có khả năng nhiều thì cộng tác nhiều, gia đình có khả năng ít thì cộng tác ít, nếu không có thì thôi; và nếu nghèo quá, chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ ngược lại, bằng cách cấp học bổng cho con em quí vị.  Thậm chí quí Phụ huynh cũng có thể đóng góp theo nhóm; chẳng hạn nhóm Kontum, Daklak, Bình Phước, BRVT, Đồng nai, Cái sắn, Cà mau v.v. Quí Phụ huynh cũng có thể mời gọi bất kỳ ai có lòng hảo tâm, chẳng hạn như người thân, họ hàng hay bạn bè của mình, cộng tác vào kế hoạch giáo dục này. Chúng tôi luôn đón nhận với lòng trân trọng và biết ơn. Rồi giả như chẳng có Phụ huynh nào đóng góp, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm ân nhân để chi trả những gói chi phí dưới đây, vì lợi ích của các học sinh, người mà chúng tôi tin là Thiên Chúa trao phó cho chúng tôi coi sóc.

 

 

Tôi xin ghi lại dưới đây những gói chi phí, để quí Phụ huynh suy nghĩ và bàn bạc với gia đình.

 

Các gói chi phí:

 

1. bóng đá: 10 triệu              6. bữa lỡ 16:30:   40tr

2. bóng chuyền: 10 triệu      7. hành hương Fatima:  20tr

3. bóng rổ: 12 triệu               8. tông đồ hè miền tây:  70tr

4. aerobic – hiphop: 10tr    9. Gói bánh chưng tết: 20tr

5. múa nghệ thuật:  40tr                   tổng cộng là 232 triệu

 

 

Vậy nếu muốn đóng góp, xin quí Phụ huynh gửi qua tài khoản của cộng đoàn, đồng thời ghi rõ tên Phụ huynh của em nào và gói chi phí mà mình muốn đóng góp. Số Tài khoản Cộng đoàn Đông thuận:

LÊ TRẦN THANH HUYNH

202873549  ACB, VĨNH LONG

 

 

Một lần nữa, đại diện Cộng đoàn Đông thuận, tôi xin chân thành tri ân quí Phụ huynh, Quí Ân Nhân xa gần vì yêu thương con cái, đã quảng đại cộng tác với chúng tôi trong sự nghiệp giáo dục. Chắc chắn Thiên Chúa, đấng giàu lòng quảng đại sẽ chúc lành và trả công bội hậu cho Quý Vị và toàn Gia quyến.

 

Thân ái trong Don Bosco,

Giám đốc Trung tâm

Lm Toma Vũ kim Long sdb

 

 

Một vài kinh nghiệm giáo dục Thanh Thiếu Niên tại Đông Thuận.

 

Dù cơ sở vật chất có thể nhận 200 em nhưng tại sao hiện nay chỉ có 130 HS nội trú?

+ mục tiêu: giáo dục Thanh Thiếu Niên trở nên công dân lương thiện và kito hữu tốt

+ đối tượng: HS nội trú Đông Thuận là những trẻ em bị bỏ rơi. Bị bỏ rơi có nghĩa là mồ côi, là đồng bào sắc tộc, là bỏ học, là quậy phá, là trẻ mà cha mẹ không quản lý được, thậm chí cả những em đã bị các nơi khác thải hồi, miễn là em chịu ở lưu xá. Các em này đã từng chửi tục, đâm chém, phá làng xóm, ăn cắp, nói dối, học dốt, lười học, quay cóp, ghiền game, hút thuốc. Đương nhiên các em này có thể cũng là cô chiêu cậu ấm trong gia đình, nên chẳng biết rửa bát, giặt đồ, quét nhà, làm cỏ, rửa nhà WC, nhưng lại rất bén nhạy và sáng kiến tìm những phương thế để qua mặt các thày hộ trực, tránh né các bề trên.

+ đứng trước đối tượng này, chúng tôi phải dùng cách thức giáo dục nào? Chắc chắn không có phép lạ, và cũng không thể đốt giai đoạn. Anh em Đông Thuận hành xử như sau:

            @ tham gia các sinh hoạt hàng ngày: (xưa kia các em là hạng quậy phá không quản lý được)

                        + vì hút thuốc, nên phải khóa cửa nhà tắm WC. Giải pháp này không ổn vì thiếu nhân bản. Chúng tôi đã kết hợp với 1 nhóm chuyên viên và bác sĩ tư vấn để tìm những phương cách tốt hơn.  

                        + vì lười học, lười lao động, nên trốn vào phòng thuốc. Do đó nhà thuốc cũng phải khóa. các em đau bệnh không phải làm gì cả, được ngủ, nhưng không được chơi, kể cả đi lại, chỉ nằm nghỉ trên giường mà thôi.

                        + vì trèo tường sang vườn bên cạnh ăn cắp, cha giám  đốc phải đi xin lỗi. Sau khi xin lỗi, chủ vườn báo là các em không còn ăn cắp nữa

                        + vì quậy phá quá, biên đạo múa không chịu dạy, cha giám đốc xin lỗi để thày tiếp tục dạy múa. Sau khi xin lỗi, giáo viên cho biết các em tập luyện đàng hoàng.

                        + ở trong lưu xá, không lúc nào không có HS bị phạt. Giám đốc có khi cùng đi lao động với các em,  có khi đến động viên và an ủi các em lúc lao động, bằng một viên kẹo chocolate. Việc làm này giúp cho bầu khí lưu xá không bị căng thẳng bởi kỷ luật và hình phạt

                        + cha Giám đốc mời gọi các em làm cho mình trở thành người có duyên bằng cách: giữ nụ cười trên môi và có tinh thần sẵn lòng. Hai yếu tố này cũng góp phần rất nhiều để tạo nên bầu khí vui tươi, thân thiện và hạnh phúc cho lưu xá.

                        + Dùng sự hấp dẫn của thể thao, âm nhạc và ca múa để thay thế những đam mê xấu nơi các em. Chúng tôi đã thuê huấn luyện viên bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ của sở thể dục thể thao tỉnh Vĩnh long đến dạy; thuê biên đạo múa của trường văn hóa nghệ thuật tỉnh VL dạy múa; còn nhạc lý và nhạc khí, chính chúng tôi dạy các em mỗi ngày 30 phút. Hiện nay chúng tôi có 1 ban hòa tấu gồm sáo ricorder, sáo trúc ngang, sáo whistle, harmonica, organ, guitar, trống cajon, bộ gõ với 90 nhạc công. Đã có hiện tượng có những em trước kia quậy phá, sau một thời gian tập bóng rổ và chơi giỏi, tự nhiên các em này trở nên dễ dạy và trưởng thành hơn. tại sao? Vì các em muốn khẳng định mình bằng khả năng chơi giỏi của mình: Một đam mê xấu trước kia, nay được thay thế bằng một say mê tốt.

                        + hộ trực 24/24 - Tất cả các cha thầy thày đều phải hộ trực, kể cả giám đốc, để bảo đảm rằng trẻ xấu không thể ảnh hưởng xấu trên trẻ tốt. Trong các giờ đạo đức, chẳng hạn giờ lần hạt, các hộ trực phải đi đi lại lại để bảo đảm các em mở miệng đọc kinh và đọc khoan thai sốt sắng. Trong các giờ lao động, các hộ trực cùng lao động với các em, để bảo đảm các em biết cách lao động, chăm  chỉ và làm việc với tinh thần trách nhiệm. Trong giờ chơi, tất cà các cha thày đều xuống sân để chơi chung với học sinh. Ngoài việc đảm bảo giữ kỷ luật giờ chơi, sự hiện diện của cha thày tạo nên sự gần gũi với các em. Trong giờ chơi, các ngài không còn là cha, hay thày nữa, mà đích thực là bạn của chúng, vì các ngài cũng thích điều chúng thích.

 

            @ việc học hành: (các em này đã từng bỏ học, nay vừa phải học nghề vừa học văn hóa)

                        + các hộ trực phải khảo bài từng em vào ban tối.

                        + các hộ trực phải đồng hành trên lớp, vừa để giúp giữ kỷ luật cho giáo viên dạy học, vừa quan sát giáo viên khảo bài và giảng bài để hướng dẫn và chỉ dạy lại cho từng em.

                        + khích lệ: em nào có 3 điểm 10, được tặng 1 vòng đeo tay made in Italy

                        + chế tài: muốn vào hội tuyển thể thao, ban hòa tấu, nhóm múa, ban kèn, các em phải chăm học và hạnh kiểm tốt

                       

            @ Lưu xá phải có một chương trình thật sinh động và hấp dẫn để lấy lại thế quân bình, vì các em vừa phải giữ kỷ luật, vừa phải học cả sáng lẫn chiều. Vì thế, mỗi tháng đều có ít là một ngày tạm gọi là xả stress: (như đã chia sẻ bên trên)

Ngoài ra, mỗi tháng, có một ngày để mừng sinh nhật vào đầu tháng và một ngày mừng bổn mạng vào cuối tháng, với những tiết mục văn nghệ và món ăn đặc biệt, kèm theo một bánh sinh nhật lớn để chia vui với mọi người.

Ngoài ra, việc ăn uống và ngủ nghỉ cũng là phương tiện rất hấp dẫn đối với các em. chúng tôi xin ân nhân để có bữa lỡ lúc 16:30 sau khi đi học về. Có những em chỉ trong vòng 3 tháng đã tăng trọng: lên 2kg, 5kg; có em lên tới 13kg. Còn việc ngủ nghỉ, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống máy quạt lớn ngay cả ban trưa, các em vẫn cảm thấy mát mẻ để có giấc ngủ ngon, và tránh ngủ gật khi học ban chiều

                        + vì là trẻ bị bỏ rơi, nên giám đốc không hề muốn sa thải một em nào, miễn là đương sự muốn ở lại lưu xá. Ví dụ nhận xét của một em lớp 11: lười học, lười làm việc,  có thái độ vô ơn vô lễ,  hút thuốc, chỉ thích bóng chuyền và thích múa. Cha giám đốc chỉ khuyên nhủ: cha không đuổi con, cũng không muốn con tự rút lui. đây là môi trường tốt nhất cho con, rời môi trường này, con đánh mất một cơ hội ngàn vàng. Cha muốn con ở lại và chỉnh sửa khuyết điểm cũng như  quyết tâm vươn lên.                    

Để làm được những điều trên, các cha, thày, sơ phải làm việc thật cật lực, nếu không nói là hết công suất. Phải làm việc như thế mới có thể nói rằng: chúng tôi đã dành điều tốt nhất cho Thanh Thiếu Niên. Chẳng hạn, những dịp lễ nghỉ, nếu cho học sinh về gia đình, các cha thày được nghỉ ngơi; trong khi giữ học sinh ở lại, chúng tôi vừa tốn kém, vừa phải động não sáng kiến để các em có ngày vui chơi thoải mái... Nếu có phải thuê người cộng tác, chắc chắn không ai làm như chúng tôi đang làm, dù có thuê với giá rất cao...

Nói tóm lại, vì bảo đảm phẩm chất đào luyện, năm nay chúng tôi chỉ chăm sóc 130 em mà thôi. Dù cơ sở vật chất hiện nay có thể dung nạp tối đa là 200 em, năm tới chúng tôi chỉ dám chăm sóc 150 em mà thôi, vì điều kiện nhân sự không đáp ứng đủ... Có người hỏi xem chúng tôi có tương quan với các xí nghiệp hay công ty để tìm đầu ra cho học sinh của trường. Chúng tôi cho rằng: Điều quan trọng hàng đầu của chúng tôi  là các em học sinh phải trở nên những công dân lương thiện và kito hữu tốt, và lúc đó, tự động các xí nghiệp và công ty sẽ mở cửa đón nhận học sinh chúng tôi đến làm việc cho công ty họ.  

Kim Long

kimlongsdb@gmail.com

 

Tác giả: Ban Biên Tập CGVN

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!