Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Ban Biên Tập CGVN
Bài Viết Của
Ban Biên Tập CGVN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2024; Mừng 500 Năm; 20 Năm; 10 Năm… xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2024: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Xin giúp đỡ việc in sách Quà Tặng Tin Mừng
TRI ÂN CHA ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, BÚT HIỆU LM. ĐAN VINH, HHTM (HIỆP HỘI THÁNH MẪU)
Giới thiệu Mái Ấm Lâm Bích
Truyền Giáo bằng Quà Tặng Tin Mừng
Món quà quý của Lm Giuse Vũ Thái Hòa, người con xa quê của Giáo Hội Việt Nam.
Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?
MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:
Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.
Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?
Đừng ai đánh mẹ tôi!
MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:
Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2022: Đại dịch xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
XIN GIÚP PHỔ BIẾN CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH 100 TUẦN
Giới thiệu kênh Youtube của BBT CGVN
CÁO PHÓ: Cha Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.- Nguyên Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang
Hãy nói sự thật trong đức ái (x. Ep 4,15).
"ĐỂ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NÊN LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG CHÚA VÀ GIÁO HỘI MONG ƯỚC"
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: “Cơn cám dỗ làm điều thiện”.
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2021: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Cáo Phó Linh mục Luca PHẠM QUỐC SỬ
“Tiếng Nói Sự Thật” của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc có thật không?
Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không?
Quảng Bá Thách Đố Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Tín Hữu Công Dân
Thông tin về Lớp Học Kinh Thánh (Lớp Ngôn Sứ)
Lời Tạ Ơn Nhân Dịp MƯỜI SÁU NĂM Truyền Thông của Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Giới Thiệu sách mới: Làm sao tha thứ - Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục
Quà Tặng Tin Mừng - Quà Tặng của Lòng Thương Xót
Mùa Chay 2020 – Mùa của Cơm Yêu Thương
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa, Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng
Tin vui cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
GIÁNG SINH 2019: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Giới thiệu sách quý
Quà Tặng Tin Mừng 2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 3/2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 2/2019
MÙA CHAY – MÙA CỦA CƠM YÊU THƯƠNG
Cầu nguyện cá nhân, bí quyết tình yêu và vui sống
MỘT VÀI TƯ LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ NƯỚC VÀ GIÁO HỘI

Lm Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh DCCT trả lời phỏng vấn RFI

Nguồn: http://www.dcctvn.net/news.php?id=6103   

1. Cha nhận định như thế nào về quan hệ Vatican Việt Nam trong những năm gần đây? Còn những vấn đề gì gây cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao?  

Trả lời :

Phải công tâm mà nói, những năm gần đây, tình hình tôn giáo nói chung có phần cởi mở hơn, chuyến đi Roma của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua đã chấm dứt một chuỗi dài những chuyến viếng thăm đơn phương của Vatican, các sinh họat của Giáo hội Công giáo trong nước có nhiều khởi sắc và phong phú hơn.

Không kể có thể có các yếu tố từ các nơi khác ngoài Vatican và Việt Nam, tôi nghĩ rằng vấn đề có thể gây cản trở cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam là những vấn đề thuộc về công lý và sự thật có liên quan đến Giáo hội Công giáo tại VN

2. Với tư cách Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, Cha chờ đợi những gì từ chuyến viếng thăm Vatican của chủ tịch Nguyễn Minh Triết, đặc biệt là về quan hệ giữa Giáo hội với Nhà nước ?

Trả lời :

Tôi luôn hy vọng về một thành quả tốt đẹp trong mọi nỗ lực của cả hai phía, như thế dĩ nhiên tôi kỳ vọng rất nhiều về chuyến viếng thăm này, tôi cầu nguyện cho mọi sự được tốt đẹp, tôi ước ao cuộc đối thoại được thành công trong sự tôn trọng chân lý và tôn trọng lẫn nhau

3. Về vấn đề nhà đất, theo Cha nên giải quyết như thế nào để tránh tái diễn những vụ Thái Hà, Tam Tòa?

Trả lời :

Tôi hoàn toàn đồng ý và tôn trọng những đề nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ( ba đề nghị) trong phần Quan điểm được công bố tại Xuân Lộc ngày 25 tháng 9 năm 2008, trước hết là phải sửa đổi luật đất đai, tôn trọng quyền tư hữu, thứ đến truyền thông phải tôn trọng sự thật, cuối cùng là cách ứng xử phải dựa trên lòng nhân ái, không bạo lực.

Rất đáng tiếc vì trong quá khứ và ngay cả hiện tại, những đề nghị của HĐGMVN đã không được lắng nghe.

 

 

Thư của Hội đồng giám mục Việt Nam gửi UBND thành phố Hà Nội 

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.info/index.php?m=home&v=detail&ia=5357 

 

Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 25.09.2008 

Kính gửi UBND thành phố Hà Nội 

 

Kính thưa UB 

Chúng tôi đã nhận được văn thư số 1437/UBND-NC, do Ông Nguyễn Thế Thảo. Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, ký ngày 23.09.2008, về việc “xử lý những vi phạm của một số giáo sỹ thuộc giáo phận Hà Nội“.

Trong văn thư này, quý UB có kiến nghị Hội đồng Giám Mục Việt Nam “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của Giáo Hội, đối với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong.“ 

Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo. 

Vì thế, chúng tôi xin thông báo để quý UB được rõ, đồng thời, xin gửi kèm theo đây bản Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề hiện nay, để quý UB tham khảo thêm. 

Trân trọng kính chào 

TM. HĐGM Việt Nam

Chủ tịch 

(đã ký) 

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn 

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Thủ tướng

- Văn phòng Chủ tịch nước

- Ban tôn giáo chính phủ

- Bộ Ngoại giao

- Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam – 38 Kỳ Đồng, Q. 3 Tp. HCM

- Lưu

 

QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY   

Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội.  

Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội một cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.

 

I. TÌNH HÌNH  

1. Tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và giáo hội công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Tòa Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội).  

Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân.  

Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.  

2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ.  

Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại một cách trung thực.  

Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này. 

Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường.  

Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội.  

Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.

 

II. QUAN ĐIỂM 

Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:  

1.

Trước hết nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định:  

“Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán”  (số 17).  

Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội.  

Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.  

2.

Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ.  

Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính.  

Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.  

3.

Cuối cùng, truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình thương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống.  

Vì thế, chúng tôi tha thiết mong ước mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. 

Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng tay cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. 

Làm tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25.09.2008 

TM HĐGM Việt Nam 

Chủ tịch 

GM. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

 

 

Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Vatican?

Gia Minh, phóng viên RFA

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-vatican-talk-about-diplomatic-relations-viewpoint-from-a-vatican-official-12102009133107.html   

2009-12-10 

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày mai thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.

Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"

Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức , và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.

Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:

 

Thiện chí và trở ngại

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.

Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.

Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.

Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.

Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?

Đức ông Nguyễn Văn Phương: Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.

Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?

Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.

Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.

 

Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện

Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.

Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.

Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.

Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.

Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.

Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?

Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.

Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?

Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.

Gia Minh: Chân thành cám ơn Đức Ông về những chia xẻ vừa rồi.

 

Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican: Những vấn đề đang được quan tâm

Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1184&CateID=63 

 

WHĐ (11.12.2009) – Hôm nay, 11-12-2009, tại Vatican, sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Vatican – Việt Nam được báo chí khắp nơi trên thế giới quan tâm theo dõi.

WHĐ giới thiệu bài viết sau đây của nhà báo John Ruwitch của hãng tin Reuters. Dưới hình thức Hỏi – Đáp (Q-A), bài viết của John Ruwitch giúp độc giả có một cái nhìn tổng quát về mối quan hệ Việt Nam – Vatican.

 

HÀ NỘI (Reuters) – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ gặp Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI vào tuần này, trong khuôn khổ chuyến thăm nước Ý để thảo luận về việc cải thiện quan hệ. Vatican và quốc gia Đông Nam Á theo chế độ Cộng sản này không có quan hệ ngoại giao.

Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam vào năm tới. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về các mối quan hệ Việt Nam-Vatican.

 

Giáo hội Công giáo có tầm quan trọng như thế nào tại Việt Nam?

Công giáo đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều thế kỷ. Dân số Việt Nam hiện là 86 triệu người, chủ yếu là Phật giáo, trong đó khoảng bảy phần trăm là Công giáo, thành một trong những cộng đồng Công giáo lớn nhất ở châu Á.

Không giống như ở Trung Quốc, nơi mà nhà nước can thiệp vào nội bộ các tôn giáo thông qua Giáo hội “yêu nước” do Đảng Cộng sản làm hậu thuẫn, còn tại Việt Nam nhà nước không can thiệp trực tiếp và người Công giáo luôn giữ sự trung thành với Vatican.

Giáo hội Công giáo là một tổ chức lớn nhất tại Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản – là tổ chức theo dõi sát sao tình hình  tôn giáo và các hoạt động của các tín đồ khi được coi là dấu hiệu dính dáng đến chính trị.

 

Cuộc gặp Đức Giáo hoàng của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết diễn ra trong bối cảnh nào?

Năm ngoái, hàng giáo sĩ  Công Giáo hướng dẫn tín hữu canh thức cầu nguyện và biểu tình trên một số phần đất ở Hà Nội và tại các nơi khác. Giáo Hội cho rằng mấy chục năm về trước chính phủ đã tịch thu các phần đất này không đúng. Chính quyền đã bắt giữ tám người vì cho rằng họ có vai trò trong cuộc biểu tình nhưng phiên tòa sau đó đã ra bản án tương đối nhẹ.

Gần đây, người Công giáo tại Tam Tòa, ở phía nam của Hà Nội, đã cố gắng dựng một nhà thờ tạm trên phần đất của ngôi thánh đường cũ đã bị máy bay chiến đấu Mỹ ném bom và đã được quy hoạch thành di tích chiến tranh. Họ bị công an ngăn chặn, một số người bị bắt giữ và các nguồn tin Công giáo nói rằng một số đã bị thương trong cuộc xô xát.

Cuộc biểu tình lớn xảy ra sau đó, đánh dấu một thách thức chưa từng thấy cho chính quyền và có thể tạo ra sức ép đối với Đảng Cộng sản đang trong tiến trình đàm phán với Vatican - hoặc ít nhất cũng là dấu chỉ việc đó đang được tiến hành. Một số nhà phân tích suy đoán rằng chính phủ đã yêu cầu Vatican giúp ngăn chặn các cuộc biểu tình.

 

Vì sao Hà Nội và Tòa Thánh chưa thiết lập quan hệ ngoại giao?

Việt Nam là một trong những số ít các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với Vatican. Ở châu Á, những người khác cũng giống Việt Nam là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Malaysia và Myanmar.

Khi các lực lượng của Cộng sản Việt Nam lật đổ Pháp và đất nước bị chia cắt  bởi Hiệp định Genève năm 1954, hàng trăm ngàn người Công giáo chạy trốn về phía nam. Năm năm sau, Vatican bãi bỏ văn phòng tại Hà Nội và chuyển đến Sài Gòn, thuộc Việt Nam Cộng hòa, tức miền Nam Việt Nam, nơi có một đại sứ ở Hoa Kỳ, cho đến khi chính phủ ở đây sụp đổ vào năm 1975.

Những gợi ý cho quá trình tan băng trong quan hệ với Hà Nội bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1980, nhưng mọi việc lại chuyển động với tốc độ của tảng băng vì chính phủ Cộng sản cảnh giác với các tổ chức đối lập và với tôn giáo nói chung, dù ở mức độ thấp hơn.

Vatican và chính phủ Việt Nam đã có hơn một chục vòng đàm phán trong những năm qua và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng vào đầu năm 2007.

 

Việc thiết lập quan hệ ngoại giao đem lại ý nghĩa gì cho cả đôi bên?

Vì nhiều lý do, Vatican quan tâm đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao hơn là chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, trước các cuộc biểu tình và sự lên tiếng của cộng đồng Công giáo người Việt ở nước ngoài, các nhà lãnh đạo cộng sản cao cấp có lẽ đã cân nhắc cái giá phải trả và những lợi ích thu được khi bớt gây căng thẳng với Vatican.

Quả thật, nếu Vatican đã làm dịu bớt tình hình giữa lúc diễn ra các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, thì Đảng có thể thấy sự tăng cường các quan hệ như là một phương thế hữu hiệu trong việc kiểm soát giới Công giáo trong nước.

Nhìn từ phía Vatican, việc thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam có thể nhắc nhở các quốc gia khác cải thiện những mối quan hệ song phương.

 

Nguồn: http://in.reuters.com/article/worldNews/idINIndia-44553020091208?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0    

 

PV

Tác giả: Ban Biên Tập CGVN

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!