Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Ban Biên Tập CGVN
Bài Viết Của
Ban Biên Tập CGVN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2024; Mừng 500 Năm; 20 Năm; 10 Năm… xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2024: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Xin giúp đỡ việc in sách Quà Tặng Tin Mừng
TRI ÂN CHA ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, BÚT HIỆU LM. ĐAN VINH, HHTM (HIỆP HỘI THÁNH MẪU)
Giới thiệu Mái Ấm Lâm Bích
Truyền Giáo bằng Quà Tặng Tin Mừng
Món quà quý của Lm Giuse Vũ Thái Hòa, người con xa quê của Giáo Hội Việt Nam.
Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?
MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:
Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.
Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?
Đừng ai đánh mẹ tôi!
MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:
Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2022: Đại dịch xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
XIN GIÚP PHỔ BIẾN CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH 100 TUẦN
Giới thiệu kênh Youtube của BBT CGVN
CÁO PHÓ: Cha Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.- Nguyên Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang
Hãy nói sự thật trong đức ái (x. Ep 4,15).
"ĐỂ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NÊN LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG CHÚA VÀ GIÁO HỘI MONG ƯỚC"
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: “Cơn cám dỗ làm điều thiện”.
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2021: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Cáo Phó Linh mục Luca PHẠM QUỐC SỬ
“Tiếng Nói Sự Thật” của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc có thật không?
Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không?
Quảng Bá Thách Đố Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Tín Hữu Công Dân
Thông tin về Lớp Học Kinh Thánh (Lớp Ngôn Sứ)
Lời Tạ Ơn Nhân Dịp MƯỜI SÁU NĂM Truyền Thông của Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Giới Thiệu sách mới: Làm sao tha thứ - Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục
Quà Tặng Tin Mừng - Quà Tặng của Lòng Thương Xót
Mùa Chay 2020 – Mùa của Cơm Yêu Thương
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa, Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng
Tin vui cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
GIÁNG SINH 2019: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Giới thiệu sách quý
Quà Tặng Tin Mừng 2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 3/2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 2/2019
MÙA CHAY – MÙA CỦA CƠM YÊU THƯƠNG
Cầu nguyện cá nhân, bí quyết tình yêu và vui sống
GIÁO HỘI ĐỒNG TRÁCH NHIỆM

 

Trọng kính Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Độc giả CGVN.

Ngày 22.07.2007, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn có phổ biến một thư ngỏ nguyên văn như sau:

Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/45841.htm

 

Giáo đức và Giáo dục

Kính gởi

LM Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình - paulthaihop@yahoo.com 

Cha Hợp thân mến,

Đọc bài “Xin chỉ cho” của Luật sư Bích, tôi thấy thoáng qua có một kinh nghiệm cần phải học hỏi. Nhờ Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình (CLB.NVB) nghiên cứu và đề xuất bài học chính xác và toàn vẹn.

 

1. Năm 1954, trước Vatican II, Giáo Hội Công Giáo phía Bắc có thái độ cứng rắn, bất hợp tác với Nhà Nước Cộng sản, gia đình công giáo không gửi con em đến trường Nhà Nước.

2. Năm 1975, sau Vatican II, Giáo Hội Công Giáo phía Nam có thái độ hợp tác, nhường quyền sử dụng trường, cô nhi viện, dưỡng lão viện và bệnh viện công giáo cho Nhà Nước đó, gia đình công giáo gửi con em đến trường Nhà Nước, mọi người đến bệnh viện Nhà Nước chữa bệnh...

3. Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế thì còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay tỷ lệ ăn gian, nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu?

4. Trong tinh thần hợp tác, 16 dòng tu theo lời tôi kêu gọi gửi gần 100 thành viên tình nguyện đi phục vụ bệnh nhân SIDA tại Trung Tâm Trọng điểm mấy năm nay. Các vị lãnh đạo TP cho tôi biết lúc đầu chỉ có lối 20% trong số hơn 30.000 bạn trẻ cai nghiện trong lối 20 Trung Tâm là nhiễm HIV, sau những năm cai nghiện thì tỷ lệ nhiễm HIV là trên 60%, có vị nói là trên 80%.

5. Báo chí cũng thông tin những ngành liên hệ với y tế thì toa rập nhau trấn lột bệnh nhân…Hình như các ngành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đầy tớ phục vụ nhân dân theo như lời Bác dạy, thì thực tế cho thấy là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản, và tự biến mình thành một giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người gọi là tư sản đỏ. Ngày nay khi mà một viên chức Nhà Nước phải chia 1.000 tỷ đồng cho người vợ ly dị, thì không còn là tư sản nữa, mà phải gọi là tư bản hay đại gia đỏ. Lâu lâu rồi, tôi thấy báo chí tường thuật lời ông Tổng Bí Thư tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Có lẽ là quốc nạn cho người dân, chớ còn đối với nhiều đày tớ của nhân dân, đó là cơ hội tốt để trở thành đại gia đỏ.

6. Hợp tác với cách quản lý giáo dục và y tế xem là bệnh hoạn như thế thì được gì, mất gì? Sự hợp tác đó có góp phần lành mạnh hoá nền giáo dục và y tế? Hay tạo điều kiện cho cơn bệnh thêm trầm trọng?

7. CLB.NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo Hội trong lịch sử 50 năm qua, mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ, và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xã hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước vừa lành mạnh hoá đời sống dân tộc. Có được thế thì sự phát triển đất nước và con người mới vững bền.

 

Chân thành cám ơn cha Hợp và các thành viên Câu Lạc Bộ NVB.

TP.HCM, 22.7.2007

+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn - Hồng Y Tổng Giám mục

 

 

*****

 

Ngay sau khi được biết ý muốn trên đây của ĐHY, chúng con trộm nghĩ: có lẽ không phải chỉ có ĐHY mới cảm thấy nhu cầu muốn được "xin chỉ cho", cũng không phải chỉ có cha Hợp và CLB Nguyễn Văn Bình mới có đủ khả năng và nhiệt tình để nghiên cứu góp ý cho lãnh đạo, và phạm vi cần suy xét cũng không chỉ nằm ở một vài khía cạnh của cuộc sống.

 

Việc lắng nghe và góp ý xây dựng là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mọi người trong bất cứ cộng đoàn lớn nhỏ nào, dù là xã hội hay giáo hội. Đó là lý do vào ngày 08.08.2007 chúng con đã quyết định mở thêm một trang mục mới trên CGVN mang tên "Tiếng Vọng Gioan Baotixita", để lưu trữ lâu dài mọi bài viết đóng góp ý kiến xây dựng từ khắp nơi gởi về, nhằm phục vụ cho Hội Thành Việt Nam.

 

Điều này đã được minh định rất rõ trong:

LỜI GIỚI THIỆU "TIẾNG VỌNG GIOAN BAOTIXITA" 

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=348

[ …] 

"Tiếng vọng" có nghĩa không phải là tiếng nói trực tiếp, chính thức, mà chỉ là sự dội lại, nhẹ nhàng, kín đáo và cũng có thể rất yếu ớt, không được mấy ai chú ý.

 

"Gioan Baotixita" có vai trò mời gọi, nhắn gởi và chia sẻ với cộng đoàn... những gì cần thiết và cấp bách. GB. là Vị Ngôn Sứ tiên khởi của thời Tân Ước. Và hơn bao giờ hết, GHVN cũng đang rất cần những "Môn đệ của GB. trong thời hiện tại"

[…]

 

Đến nay, đã có rất nhiều bài viết tiếp tục được lưu trữ tại trang mục này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thời gian càng đi xa thì lại càng có nhiều hiểu lầm của Độc giả về cái tên "Tiếng Vọng Gioan Baotixita" (có lẽ do không còn biết hoặc nhớ xuất xứ). Vậy để giúp chúng con có thể phục vụ Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam khắp nơi được hiệu quả và thực tiễn hơn, chúng con quyết định huỷ bỏ tên gọi này và chọn cho nó một tên mới: 

"Giáo Hội Đồng Trách Nhiệm"  

Lm. GB. Trần Hữu Hạnh, fsf. Một tác giả của BBT chúng con có bài viết quan trọng: "Giáo hội tham gia"  http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=43&ia=7665
dưới đây là vài nét lược ghi:

Ðức Kitô xây dựng Hội Thánh Ngài với một thể chế và hai cơ cấu: cơ cấu phẩm trật và cơ cấu Thần khí. Cả hai cơ cấu đều phát nguồn từ Ðức Kitô qua Chúa Thánh Thần.

 

Tuy nhiên, vì Giáo hội học thường nhấn mạnh đến cơ cấu phẩm trật, nên đa số người giáo dân thường tỏ ra thụ động, mọi việc đều trông chờ vào các đấng, các bậc. Các ngài bảo gì thì cứ làm theo. Bởi đó, Giáo hội học như vướng phải óc duy giáo sĩ và nệ lề luật. Ngày nay, Giáo hội học không thể không bàn đến cơ cấu Thần khí trong Giáo hội. 

 

Cơ cấu Thần khí hay còn gọi là cơ cấu Thần thiêng, cơ cấu Đặc sủng. Một trong những phục hồi vĩ đại nhất của công đồng Vatican II đối với vai trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội là vai trò của Đặc sủng. Thời đại của Giáo hội ngày nay, trong cuộc hành trình về cánh chung và sự quang lâm của Chúa Kitô, là thời đại của Chúa Thánh Thần. Chỉ với công đồng Vatican II, sự tìm hiểu ý nghĩa đầy đủ và rõ ràng của đặc sủng mới bắt đầu được quan tâm đặc biệt. 

 

Có thể nói dựa vào cơ cấu Thần khí này mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói: “Cần phải thay đổi não trạng, trước hết là cái nhìn về người giáo dân, từ chỗ coi họ là cộng tác viên của hàng giáo sĩ đến chỗ chấp nhận họ là những người đồng trách nhiệm thật sự trong việc thể hiện và trong hoạt động của Giáo hội, thúc đẩy một hàng ngũ giáo dân trưởng thành và nhiệt thành theo chiều hướng này.” (Huấn từ của ĐTC vào ngày 7/3/2010, www.hdgmvietnam.org)

 

Điều này cũng đã được các Giám mục tại Á châu khẳng định: Giáo hội tại Á Châu phải là Giáo hội tham gia mà trong đó không ai cảm thấy bị loại trừ (x. EA 45). Trong Châu Á ngày nay, Chúa Thánh Thần đang thúc giục những môn đệ của Chúa Kitô sống và làm chứng về sự hiệp nhất trong Giáo hội địa phương, đặc biệt là tại lãnh vực giáo xứ, xây dựng một Giáo hội tham gia mà trong đó các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cùng hiệp thông, chia sẻ, hợp tác và đồng trách nhiệm trong sứ vụ loan báo Tin mừng.

 

Trong Giáo Hội, mọi người đều có phẩm giá ngang nhau, dù chức năng có khác nhau: “Chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một Phép Rửa, một dân riêng của Thiên Chúa, cùng chung một phẩm giá của những chi thể đã được tái sinh trong Đức Kitô, cùng có một ân huệ làm con cái Thiên Chúa, một ơn gọi nên trọn lành , một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia. Vì thế trong Đức Kitô và trong Giáo hội không có sự hơn kém về nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ.” (LG 32).

 

Giáo hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Ki-tô giữa loài người nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng Giáo phẩm.” (AG 21).

 

Tóm lại, mỗi Kitô hữu nhận được một ân sủng của Thánh Thần vì lợi ích chung (x. 1Cr 12, 7). Những đặc sủng này cần được khơi dậy, cần được khuyến khích để xây dựng Giáo hội. Khi giảng dạy hoặc dạy giáo lý, chúng ta thường chú trọng đến Giáo hội như là một tổ chức, nhưng Giáo hội cũng là Giáo hội của Thần khí. Chính Thần khí làm cho Giáo hội sinh động. Giáo hội như một toàn khối liên kết với nhau và sống động nhờ các đặc sủng.

 

 

****

 

 

Một chia sẻ khác cũng vừa được gởi qua email cho chúng con, tuy rất vắn tắt nhưng đầy trăn trở: "Ngày lễ Ngũ Tuần, lửa Thánh Thần tán ra đậu trên mỗi người, không ai không có, không ai có nhiều hơn ai. Anh em chúng tôi không gọi giáo dân là cộng tác viên nữa, nhưng buộc anh em trong dòng phải hiểu là mình cộng tác với người ta, chúng tôi luôn nhắc anh em mình, hãy để cho người nghèo loan báo Tin mừng cho mình, đừng nghĩ mình loan báo Tin mừng cho người nghèo"

 

 

Vâng, Đồng Trách Nhiệm chính là đồng sinh, đồng tử, đồng cảm, đồng thuận, đồng hành... trong mọi sự! Mọi sự kiện đang và sẽ xẩy đến cho GHVN, đều có trách nhiệm của mỗi người mang danh Công Giáo Việt Nam. Hãy can đảm nhận lấy trách nhiệm về phía mình. Hãy can đảm lắng nghe và điều chỉnh mọi sự. Khi chúng ta nghĩ mình chắc chắn đúng lại là lúc chúng ta có thể đang sai lầm một cách nguy hiểm nhất.

 

Đây là lời kêu van thống thiết nhất và cũng là lời cuối cùng của "Tiếng Vọng Gioan Baotixita": Hỡi những người Công Giáo Việt Nam, hãy can đảm nhận lấy phần Trách Nhiệm của chính mình, Giáo hội chúng ta là một Giáo Hội Đồng Trách Nhiệm, không ai không có, không ai nặng nề hơn ai, không ai có thể chạy tội, chối tội được đâu!

 

Làm một người công giáo tốt đã là khó, nhưng làm một người công giáo tốt trong xã hội Việt Nam lại càng khó hơn nhiều. Xin đừng cứ mãi mơ hồ với những khẩu hiệu “tốt đời, đẹp đạo!”, “công giáo tốt, công dân tốt!” Việc đạo việc đời sao lại cứ lẫn lộn, cứ muốn áp đặt lên nhau? Chúng ta là ngôn sứ của Chúa hay Chúa đang phải trở thành ngôn sứ cho chúng ta?

 

Điều cốt lõi không hề nằm ở chỗ - tuy đã quá cũ - nhưng lại đang là nguyên nhân gây ồn ào, chia rẽ và loại trừ lẫn nhau, đó là:

 

Hợp tác hay không hợp tác?

 

Đặt vấn đề như trên thì cũng giống như nêu câu hỏi: "đối thoại hay đối đầu?" Đây là một cách đặt vấn đề phiến diện hời hợt, dễ gây hiểu lầm nghiêm trọng và thậm chí có thể coi như một cách để "gài bẫy" lẫn nhau. Vì theo "phe" nào cũng chết, chọn giải pháp nào cũng bị phản đối và bị kết án! Hợp tác thì bị cho là thân cộng, là quốc doanh! Đối thoại mà không “đúng ý lãnh đạo” thì cũng thành đối đầu! Khi người ta chỉ vào mặt nhau mà nhắc nhở "đối thoại chứ đừng đối đầu" cũng có nghĩa là người ta đang có ý tố cáo anh em là phản động, là thế lực thù địch! Thật ghê gớm!

 

 

Hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam chúng ta thì ai có thể bất hợp tác? Khi "người có quyền lực" đã muốn là coi như trời muốn, chẳng hợp tác thì moi sự cũng sẽ phải đến. Bảo người này là không hợp tác, bảo người kia là đối đầu thì cũng có nghĩa đang đẩy họ đến chỗ chết, sớm muộn gì cũng bị quyền lực xã hội loại trừ. Trong khi trên thực tế, ai chẳng biết giáo huấn của Giáo hội là đối thoại, là hợp tác! Ai dại gì mà cãi lại Giáo hội? Ai dại gì lại đi đối đầu với dùi cui roi điện?

 

 

Rất tiếc vấn đề tuy đã khá rõ, nhưng dường như có người vẫn cố tình đánh lạc hướng, để bảo vệ ý kiến riêng của mình? Điều quan trọng là cần phải trả lời một cách chi tiết những câu hỏi như: Hợp tác với Ai? Cái gì? Thế nào? Bao nhiêu? Khi nào? Bằng cách nào? Có luật trừ không? v.v.../ Và còn một điều thật phiền toái nữa là chúng ta phải làm gì khi mà chính chúng ta lại không có quyền được hợp tác ngay cả trong những lãnh vực rất chính đáng? Hợp tác không phải chỉ là bổn phận mà còn là một quyền hạn! Chúng ta phải làm gì khi bị tước mất quyền được hợp tác?

 

 

"Anh sai, tôi đúng" đang là một căn bệnh truyền nhiễm nằm sâu trong tư tưởng của nhiều người trong xã hội và cả giáo hội. Vẫn biết rằng đáp số đúng thì chỉ có một, đáp số sai thì nhiều vô kể; nhưng điều ấy thật ra cũng chỉ đúng trong trường hợp bài toán số học hoặc phương trình bậc nhất. Với phương trình bậc hai, bậc ba, ..., bậc "n", thì có thể có đến "n" đáp số đúng! Tuy vậy, cũng không nên ảo tưởng rằng mình nói cái gì cũng sẽ được nhiều người hoan hô, hoặc chỉ cần một vài bài giảng, vài lời phát biểu "phóng" lên mạng là cả thế giới sẽ thay đổi theo ý mình! Xin đừng quên rằng mọi người chỉ công nhận một đáp số là đúng khi nó phải được chứng minh rạch ròi, và nó còn phải chịu sự nghi ngờ, thắc mắc, kiểm chứng của tất cả mọi người.

 

 

Một trong những tác giả kỳ cựu của CGVN chúng con là Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss. Từ năm 2005 cha đã có một tác phẩm được viết bằng Anh ngữ, do Học Viện Đời Sống Thánh Hiến tại Á Châu (ICLA) xuất bản và giữ bản quyền; được chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề: "ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO  THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM NGÀY NAY". Trong chương VII, cha đã dành một phần quan trọng để bàn về nội dung: Đối Thoại với Người Cộng Sản 

 

(Quí vị có thể tham khảo đầy đủ tại:  http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=7960  từ trang 153 đến trang 169. Hoặc yêu cầu chúng con gởi qua email trọn cuốn sách này trên file word.)

 

Dưới đây chúng con xin lược ghi vài ý tưởng nằm rải rác trong phần tài liệu vừa nêu:

 

Công Đồng Vaticanô II đề nghị rằng các chủng sinh “cần học để tìm Chúa Kitô nơi … đặc biệt là người nghèo, các trẻ em, người bệnh tật, người tội lỗi và người không tin.” Chúng ta không được quên sự hiện diện của người Cộng Sản Việt Nam và chúng ta có thể tiếp cận họ qua con đường đối thoại, trong nhãn quan về sứ vụ cứu độ của Hội Thánh. (Optatam Totius…, số 8)

 

 Thực thế, “hầu hết mọi quan chức chính quyền và các nhà lãnh đạo trong xã hội đều chính thức đi theo ý thức hệ Mác-xít. Vì thế, Hội Thánh tại Việt Nam cũng được kêu gọi đối thoại với những người vô thần.” Vấn đề chính là phải theo kiểu đối thoại nào?

 

“Thế giới này của chúng ta có thể biến đổi: hoà bình là có thể, thậm chí ở nơi đã có giao chiến và chết chóc kéo dài.” Lịch sử chứng minh rằng thế giới có thể thay đổi (và phải thay đổi) những cách suy nghĩ và hành động, để hướng tới mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, với chính mình, với người khác và với tạo thành, trong tình liên đới và yêu thương.

 

Chúng ta phải sống bài học quá khứ của lịch sử với niềm hy vọng: đó là sự biến chuyển nhận thức và mối liên hệ giữa Giáo Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản, biến chuyển của mối quan tâm và liên hệ trong chính mỗi cơ cấu. Chẳng hạn, sự biến chuyển này diễn ra từ quan điểm đối đầu và loại trừ của Thông Điệp Divini Redemptoris về Chủ Nghiã Cộng Sản Vô Thần, của Thư Mục Vụ 1951 của các Giám Mục Đông Dương coi chủ nghĩa cộng sản như là mối nguy hiểm lớn nhất của thời đại, hoàn toàn mâu thuẫn với Công giáo, xấu xa tự bản chất, những người Công giáo tham gia chủ nghĩa cộng sản sẽ bị vạ tuyệt thông; và điều này được lặp lại trong Thư Mục Vụ 1960 do các Giám Mục Miền Nam Việt Nam, đến tinh thần đối thoại và cộng tác của Công Đồng Vaticanô II và sự cộng tác lành mạnh của Đức Gioan Phaolô II.

 

 

Dựa trên Tuyên Ngôn Dignitatis Humanae, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II miêu tả chi tiết những quyền tự do tôn giáo đối với các cá nhân cũng như cộng đồng tôn giáo: “Hội Thánh chờ đợi sự tôn trọng hoàn toàn quyền Tự Quản của mình…, “Đối với con người, tự do tôn giáo bảo đảm quyền tuyên xưng và thực hành tôn giáo của mình mà không bị cưỡng ép, quyền đón nhận một nền giáo dục như là điểm khởi đầu các nguyên tắc đức tin của mình, quyền đi theo ơn gọi tôn giáo và quyền đưa ra những hành vi riêng tư và công khai nhằm diễn tả mối liên hệ nội tâm nối kết họ với Thiên Chúa và anh em mình. Đối với các cộng đoàn tôn giáo, tự do tôn giáo bảo đảm những quyền căn bản như quyền tự điều hành theo lối tự trị; quyền cử hành mà không bị giới hạn việc thờ phượng công khai; quyền công khai dạy dỗ đức tin của mình và biểu lộ bằng lời và bằng chữ viết; quyền nâng đỡ các thành viên trong việc thực hành đời sống tôn giáo; quyền lựa chọn, giáo dục, bổ nhiệm và thuyên chuyển các chức sắc của mình; quyền bày tỏ sức mạnh đặc biệt về học thuyết xã hội của mình; quyền xúc tiến những sáng kiến trong các lãnh vực giáo dục, văn hoá, bác ái xã hội.”

 

 

 

Trong Thư Mục Vụ 1976, các Giám Mục Việt Nam nhận định rằng cuộc xung đột giữa niềm tin Kitô giáo và học thuyết Mác-xít là rõ ràng, nhưng đó không phải là lý do để nói rằng cuộc đối thoại và hợp tác giữa những người phục vụ con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội là không thể diễn ra. Và các ngài kết luận rằng đức tin Kitô giáo không phải là trở lực gây chia rẽ người có tôn giáo và người không tôn giáo, đức tin ấy cũng không phải chất ma tuý đem người Công giáo ra khỏi thực tại trần thế. Trái lại, đức tin dẫn chúng ta đến với con người và làm cho chúng ta có khả năng đánh giá đúng đắn các thực tại trần thế. (HĐGMNVN, Thư Mục Vụ 1976, số 13)

 

 

Tốt hơn là nên đối thoại với người cộng sản hơn là chủ nghĩa cộng sản, với con người hơn là với ý thức hệ, do có sự khác biệt tận căn giữa Công Giáo với ý thức hệ Cộng Sản. 

 

Hãy để thời gian và con người thử nghiệm các ý thức hệ. Bất cứ học thuyết nào không còn đáp ứng được những khát vọng của con người sẽ bị loại bỏ. Đó là lý do của sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản sau một thời gian thống trị kéo dài gần một thế kỷ. Đó cũng là lý do bỏ đạo của nhiều Kitô hữu trong thế giới phát triển, ở các nước hậu cộng sản Đông Âu, thậm chí trong các nước mới phát triển thuộc thế giới thứ ba.  

 

 

Đây là một lời cảnh báo nghiêm khắc thúc giục Giáo Hội có lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, người bị áp bức, người bị bóc lột và người bị đặt ngoài lề; tự đặt mình về phía những người đói khát sự thật, công lý, sự kính trọng, tự do, hoà bình, nhân phẩm con người, nhân phẩm của con cái Thiên Chúa, tình liên đới và tình yêu; và từ đó, hăm hở làm chứng cho Thiên Chúa và Nước Thiên Chúa, một Vương Quốc bao gồm tất cả mọi người.

 

Tại Việt Nam hôm nay, con đường thích hợp để đối thoại với người Cộng Sản là Đối Thoại bằng Cuộc Sống và Đối Thoại bằng Hành Động:

 

·                   Đối thoại bằng cuộc sống xảy ra ở nơi con người phấn đấu sống trong tinh thần cởi mở và thân thiện, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những vấn đề nhân sinh và những mối bận tâm của mình; (Gioan Phaolô II, Ecclesia in Asia số1) 

·                   Đối thoại bằng hành động được thực hiện ở nơi mà người Kitô hữu và người Cộng Sản hợp tác vì sự phát triển toàn diện con người và đất nước.

 

******   

              

Vô tình thì không có tội?

Quá giận nên đã đập bể tan tành một cái ly hoặc do vô tình làm rớt bể cái ly thuỷ tinh, hai nguyên nhân khác nhau nhưng cùng đem lại hậu quả giống nhau là cái ly đã vỡ.

Và hình như chúng ta vẫn cứ nghĩ vô tình thì không có tội?

Kẻ vì tức giận mà đập tan tành cái ly, sau đó có nhiều hy vọng anh ta sẽ ân hận; trái lại kẻ vô tình làm rớt bể cái ly ... thì lại chẳng có gì để phải áy náy? Vì chỉ là vô tình? Nếu đúng là thế thì vô tình xem ra có lúc còn nặng tội hơn cố ý!

Giáo hội hôm nay, hôm qua và cả ngày mai nữa, dường như luôn tiếp tục có quá nhiều vô tình với nhau?

 

BBT CGVN

Năm Thánh GHVN, ngày 27.09.2010. Lễ Thánh Vinh Sơn Phaolô, Tông đổ của Người Nghèo.

Tác giả: Ban Biên Tập CGVN

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!