Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Bài Viết Của
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Văn hóa và văn hóa dân tộc
Kỷ niệm 25 năm ngày Thành Lập Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường -Tộ, Pháp quốc
Vài nét về Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam - Tư Tưởng Nguyễn Du
Tác Phẩm VĂN HIẾN NỀN TẢNG CỦA MINH TRIẾT
Tác Phẩm Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học
Tác Phẩm NHỚ NGUỒN
Tác Phẩm Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA - ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Trực giác về hữu thể con người và hiện sinh - Minh Giải Truyện Bánh Chưng Và Truyện Dưa Hấu Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Các tương quan của Đạo Người - Minh Giải Truyện Trầu Cau và Đầm Nhất Dạ Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chiều kích Trời - Minh Giải Truyện Đổng-Thiên-Vương Trong Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Chúa Giêsu Kitô, con người thương xót
Kiều của NGUYỄN DU (1766-1820) Một gia sản văn hóa nhân loại
Đạm Tiên và « lời mới đến từ bờ bên kia, lời làm đứt ruột » trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam - Giải minh Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh (1492)
Tình yêu trong văn hóa
Thực hiện Nước Trời thuộc về những người nghèo
Phúc của Kitô-hữu và sứ mệnh truyền bá Tin Mừng (Trong Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Mathêu)
Văn hóa Việt Nam và vấn đề triết học
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa
Đối Chiếu Sứ Điệp Truyện Hồng Bàng Thị Với Sứ Điệp Các Nền Văn Hóa Khác
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
Văn hóa là học làm người
Vĩnh biệt anh, F.X. Phan-Đức-Thông, người nói thẳng
Khổ và cứu khổ
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển ba)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển hai Các Tài Liệu ở Malines)
Hồng Y  L.J. Suenens: THÁNH THẦN, HƠI THỞ SỐNG ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI (Quyển một)
Đạo vào đời
Các giá trị tinh thần trước những thách đố của kỷ nguyên mới
Trong Chúa Kitô, Giáo hội cầu nguyện: Lạy cha chúng con
Chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1632 dến nay : tiến trình  của Kinh Lạy Cha
Thiên Chúa là Cha
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Biên soạn tại Áo Môn (Macao) năm 1632
Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?
ĐÓN NHẬN MARIA LÀ MỞ CỬA ĐÓN CHÚA THÁNH THẦN

  

+ Hồng-y L. J. Suenens

Người dịch   Nguyễn đăng Trúc

 

“Giáo-hội phải tìm lại tuổi xanh, bằng cách tìm lại Người Mẹ của mình” (Hồng y Decourtray)

  

1- Mầu-nhiệm Nhập-thể làm cho chúng ta thành thần thánh 

Chúng ta chưa nắm bắt được chiều kích của tiếng “Xin vâng” của Mẹ Maria trong mầu nhiệm Nhập thể vì chúng ta nhìn sự kiện nầy dưới nhãn quan quá trần tục. Chúng ta quên hoặc không nhấn mạnh đến khía cạnh siêu nhiên: Con Thiên Chúa đã làm người để con người trở thành con Thiên Chúa trong Ngài. Có hai chiều luân chuyển: một chiều đi xuống và một chiều đi lên. 

Chúng ta đã cố thấm nhập khía cạnh “Ngài đến giữa chúng ta” trong khung cảnh huy hoàng của đêm Giáng-sinh; chúng ta thờ lạy Chúa Hài đồng với các mục đồng và các nhà chiêm tinh, nhìn ngắm khuôn mặt rạng rỡ của Maria và Giuse.

 Nhưng có một chiều kích khác: trời cao đã đến với chúng ta để đưa chúng ta về trời. Mầu nhiệm Nhập thể là khởi nguyên làm cho chúng ta thành thần thánh. Trong Đức Giêsu, Con một của Thiên Chúa, chúng ta trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa.

Không phải chỉ có sự kiện trời hé mở để Con Thiên Chúa đi vào trần thế, nhưng cuộc giáng trần kỳ diệu ấy cũng đang mở cửa để chúng ta đi vào gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi, mặc dù bước đường đi lên của chúng ta còn ẩn kín, nhưng nó hiện thực.

Nhìn từ trên cao xuống, chúng ta chiêm ngắm Chúa Cha, Đấng ban Thánh Thần cho chúng ta trong Chúa Con và nhờ Chúa Con. Đó là then chốt của mầu nhiệm mà thiên thần truyền báo cho Maria: “Thánh Thần bao phủ bà bằng bóng dọi của Ngài” (Lc. 1, 35). Nhưng đó cũng là chìa khóa đưa chúng ta vào mầu nhiệm thần-hóa chúng ta. Công cuộc thần-hóa nầy cũng do Thánh Thần ấy, là Đấng mà Chúa Cha và Chúa Con gửi đến cho chúng ta vào ngày Hiện Xuống. Anh em sẽ được rửa trong Thánh Thần. Đó là lời “đối xứng” với lời của thiên thần trong lần truyền tin đầu tiên cho Maria.

Cuộc gặp gỡ đất-trời nhờ Thánh Thần và lời “xin vâng” của Maria trong buổi truyền tin, bao trùm mầu nhiệm Nhập thể. Tiếng xin vâng nói với con Thiên Chúa, Đấng Cứu độ nhân trần, đến để thần-hóa con người bằng cách thông ban Thánh Thần của Chúa Cha và Chúa Con; công cuộc thần-hóa ấy đúng là hoa trái của ơn cứu độ. Tiếng xin vâng nầy là trần thế xin vâng theo “chương trình của Thiên Chúa” được thực hiện trên Maria; Maria nói “xin vâng” nhân danh toàn nhân loại. 

Theo cái nhìn của Thiên Chúa, mầu nhiệm Nhập thể của Đức Giêsu không tách rời khỏi việc khai sinh ra Giáo-hội, vì Giáo hội là thân thể Chúa Giêsu Kitô, được Thánh Thần thông truyền và quảng bá cho nhân loại. Vào ngày Hiện Xuống, mầu nhiệm Nhập thể mở ra cho trần thế nhìn thấy; đây là thời mới của Thiên Chúa, là kỷ nguyên mới bắt đầu thời của Thánh Thần.

Tiếng xin vâng đầu tiên của Maria đã hàm ngụ tiếng xin vâng trong ngày Hiện Xuống; Maria lần nầy nói tiếng xin vâng để khai sinh công cuộc rao truyền Tin Mừng, vì từ nay Chúa Kitô hành động nhờ Thánh Thần. Maria Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ trở thành Mẹ của Giáo-hội. Mẹ thân xác tiếp nối làm Mẹ tinh thần, nghĩa là Mẹ trong Thánh Thần.  Không bao giờ được phân rẽ điều mà Chúa đã kết buộc: “Maria và Thánh Thần”.

Chúng ta có thói quen chỉ đặt Đức Maria trong khung cảnh của mầu nhiệm Nhập thể “từ trên xuống”. Chúng ta cũng cần phải định vị vai trò của Mẹ ở tiến trình “đi lên” trong kỷ nguyên mới bắt đầu từ ngày Hiện Xuống của Thánh Thần.

Thánh Phaolô gọi Đức Kitô là Thần ban sự sống để nhấn mạnh rằng chúng ta đã đi vào kỷ nguyên của Thánh Thần. Và Maria là người đầu tiên đi vào thời đại ấy, thời đại của Giáo-hội.  Chúng ta gọi Giáo-hội là “Hội-thánh Mẹ chúng ta”. Và chúng ta gọi Maria là Mẹ của Giáo-hội.

 Chúng ta chưa ý thức rõ rằng, không phải là hai chức làm mẹ ở gần nhau, nhưng kỳ thực chỉ là một thân phận làm mẹ chúng ta nơi Maria, nối dài đến Giáo-hội hữu hình đang sinh ra những người con qua nước của bí tích Rửa tội. Chúng ta phải đón nhận Maria vì Đấng sinh ra cho chúng ta trong Mẹ là do Chúa Thánh Thần. Chúng ta đón nhận Mẹ Maria, là chúng ta mở lòng tiếp nhận Thánh Thần.

Chúng ta còn chập chững lần mò tiến đến kho tàng “bí nhiệm của Ngày Hiện Xuống”.  Maria có mặt ở Phòng-hội lúc ấy, ở giữa một trăm hai mươi môn đệ. Đây không phải là sự trùng hợp bất chừng, nhưng là để Mẹ khai nguyên một đàn con mới vào lúc mà Người Con duy nhất của Mẹ khai nguyên “một mùa rao giảng Tin-mừng mới” trong Thánh Thần và do Thánh Thần.                 

Kỳ thực, sự kiện đó đã qua. Sứ mệnh của Chúa Giêsu nay là sứ mệnh của Đức Kitô phục sinh và hằng sống, thực hiện nhờ Chúa Thánh Thần.

Chính Thánh Thần sẽ dần dần mặc khải cho chúng ta những gì chúng ta chưa từng hiểu thấu; chính Ngài sẽ thực hiện nơi chúng ta những việc trọng đại, còn hơn cả những gì Chúa Giêsu đã làm lúc còn tại thế. Chính Thánh Thần - là thần trí của Ngài - ban sự sống cho Giáo-hội và dấy lên các vị thánh.

Tôi tin Thánh Thần “ban sự sống”. Và Maria kết hợp với Thánh Thần luôn mãi. Mẹ tiếp nhận mọi sự từ Chúa Thánh Thần. Maria làm mẹ nhằm giúp chúng ta biết rằng cần phải để Chúa Thánh Thần làm mọi sự trong chúng ta. Mẹ được đưa về trời là việc làm của Thánh Thần, Đấng chu toàn công trình tạo dựng của Thiên Chúa, “đây là sứ mạng hoàn thành”.

Giao ước “Thánh Thần - Maria” nầy giúp chúng ta hiểu chương trình tạo dựng theo hình ảnh và giống Chúa; và để trung thực với hình ảnh của mình, Ngài đã dựng nên con người là đàn ông và phụ nữ. Đã có một truyền thống nhìn Chúa Giêsu là Ađam mới và Maria là Evà mới. Truyền thống ấy cho thấy có sự bổ sung phong phú.

Đây không phải là hai thành phần bình đẳng: Giêsu - Maria. Nhưng có một sự bổ sung về vai trò và chức năng, có một khía cạnh “nữ” nơi Maria, đóng vai trò đặc biệt của mình, mà Phúcâm đã ghi, chẳng hạn ở tiệc cưới Cana. Có môt khía cạnh “nữ” trong Giáo-hội.

Linh mục Da Haes đã từng nói: “Maria, đó là Giáo-hội toàn hảo”. Nhưng đừng nên nhân đôi vai trò của Chúa Giêsu, rồi vai trò Đức Maria. Không phải như thế, vai trò của Maria không nằm trong khung cứu độ. Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng trung gian, là Đấng Cứu-độ. Nhưng Maria tiếp nhận ơn cứu độ duy nhất ấy và giúp mọi người mở rộng lòng đón nhận ơn ấy.

Kết hợp Giáo-hội khải hoàn và các thánh với Maria, công trình đặc biệt của Chúa, là ca tụng vinh quang Chúa. Maria là Nữ-vương Thiên đàng và các thiên thần. Mọi hành động của Mẹ là Thánh Thần ở trong Mẹ và nhờ Mẹ. Đó là Thánh Thần của Chúa Con. Đó là Thánh Thần của Chúa Cha. Toàn thể con người Maria là trong Chúa Thánh Thần và trong Chúa Kitô.

Chỉ có Chúa Thánh Thần mới cho chúng ta biết về Maria. Chính Chúa Thánh Thần dạy Maria gọi tên “Giêsu”. Chính Chúa Thánh Thần chuẩn bị Maria để chu toàn sứ mệnh của mình, khi Ngài tạo dựng nên Mẹ toàn thánh, hoàn toàn vô nhiễm ( làm nhà tạm của Chúa). Maria là sự vinh quang của Thánh Thần, toàn thắng tội lỗi và sự chết, vì Thánh Thần đã phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết.

 

1-  Một giao ước có hai chiều kích 

Hồng y Mercier đã viết rằng: “Kitô giáo là một giao ước của hai mối tình trong Chúa Giêsu Kitô”. Tình yêu Thiên Chúa đến từ trời cao để thực hiện giao ước thần thánh, tình yêu ấy gọi là Thánh Thần. Tình yêu con người từ đất vươn lên gặp gỡ Chúa, được gọi là Maria.

Hẳn nhiên, tình yêu nơi Maria vươn lên gặp gỡ Thánh Thần, thì đã có sự can thiệp của chính tình yêu đi trước của Chúa rồi. Maria đã đón nhận Thánh Thần vào cuộc sống mình, còn Chúa Thánh Thần linh hoạt việc làm của Mẹ.

Đất đã cho hoa trái và trời đổ mưa Đấng Cứu-độ nơi Maria: lời hứa làm nên toàn giao ước cũ nay thực hiện nơi Maria. Mầu nhiệm Nhập thể và tất cả những sự việc phát sinh từ sự kiện nầy lại nằm nơi mối giao thoa gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại, nơi Israel, dân Chúa. 

Chúng ta dừng lại nơi điểm được xem là tâm điểm của mầu nhiệm nầy: sự gặp gỡ giữa Thánh Thần và Maria. “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ phủ trên bà...” (Lc. 1,35).

Đây có phải là một sự kiện lịch sử xa xưa, đã qua đi rồi không? Hay những lời nầy hé mở cho mọi thời đại trong tương lai một qui luật bất biến về hành động của Thiên Chúa trên trần gian? 

Vấn đề nêu lên rất quan trọng. Thu hẹp giao ước của Thánh Thần và Maria vào sự kiện sinh Chúa Giêsu, là giản lược giao ước nầy ở cấp độ một thời điểm lịch sử; dù có lớn lao cũng chỉ là một giây lát, rồi mọi sự đi vào dĩ vãng. Đó là định vị Đức Maria trong lịch sử, chứ không phải trong hiện tại hay trong tương lai.

Phải chăng đó là điều Chúa muốn? Hay là cần phải hiểu rằng Thánh Thần luôn luôn đến bao phủ Mẹ bằng sức mạnh của Ngài? 

Cùng với toàn thể Giáo-hội Công-giáo, chúng ta tin rằng sự kết hợp giữa Thánh Thần và Maria được thực hiện cho muôn thế hệ, giao ước nầy từ đấy không bao giờ hủy bỏ, và đến nay Chúa Giêsu vẫn tiếp tục sinh ra một cách kín đáo trong tâm hồn mọi người, nhờ Thánh Thần và nhờ Mẹ Maria.

Chúng ta tin vào mầu nhiệm nầy, mầu nhiệm nằm sâu trong công trình cứu chuộc của Chúa, vì, như chúng ta sẽ thấy sau nầy, Maria và Giáo-hội làm nên một. Đến độ sinh ra từ “Thánh Thần và Mẹ Maria” có nghĩa là sinh ra từ “Thánh Thần và từ Giáo-hội “; và Phép rửa đem lại cho chúng ta sự sống là kết quả của người mẹ, vừa là hai và vừa duy nhất nầy, dù bằng phương thức khác nhau.

Mọi việc sùng kính Đức Mẹ Maria mà không biết đến hay xem nhẹ mầu nhiệm nầy, thì chỉ là một lối sùng kính nặng tình cảm, mơ hồ và thiếu sinh lực. Vì khi tách khỏi căn rễ sâu kín thật sự nầy, thì lòng sùng kính của ta chỉ như một đóa hoa trồng trong chậu chứ không phải là một cây cổ thụ đâm rễ sâu xuống lòng đất. Nó sẽ bị vùi dập bởi bất cứ ngọn gió nào lướt đến, thay vì là “cây xanh kia tươi tốt trồng gần giòng suối, nảy sinh hoa trái đúng mùa và cành lá không tàn úa” (Tv. 1, 3).

Thiên chức làm mẹ của Maria có rễ sâu trong chính mầu nhiệm Nhập thể. Phải luôn trở lại điểm then chốt nầy. Vì mầu nhiệm Nhập thể đã hàm ngụ ngay cả sự cứu độ rồi. Đấng sinh ra chỉ đến trần gian là để hiến thân làm của lễ tế. Ngài không chết như mọi con người khác vì Ngài đã sinh ra làm người: nhưng Ngài sinh ra là để chết.  Ngài sinh ra trong cương vị thầy cả và là lễ tế của ơn Cứu độ.

Những bà mẹ nhân trần sinh con, và các con một ngày kia có thể trở thành tư tế. Đối với các linh mục, phẩm giá tư tế là một ơn nhưng không, không tùy thuộc từ bản tính tự nhiên của họ. Trái lại, Maria là Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng sinh ra là tư tế do tự sự kiện Nhập thể nầy, Ngài là con chiên của Thiên Chúa. Vì vậy thiên chức làm Mẹ của Maria hoàn thành nơi mầu nhiệm Cứu-độ. 

Mầu nhiệm Cứu-độ là một mầu nhiệm có hai khía cạnh: nó vừa có nghĩa là Thiên Chúa, Đấng Tối-cao, Siêu-việt, luôn là Thiên Chúa nơi Ngài, đã xuống thế để ở giữa chúng ta. Nhưng nó cũng là một cử chỉ đưa con người lên tham dự chính bản tính của Thiên Chúa.

Chúa làm người, nhưng cứu cánh của mầu nhiệm Nhập thể là thần hóa con người, làm cho con người tham dự vào bản tính của Chúa, trở thành nghĩa tử, được chọn và yêu mến trong Người Con duy nhất của Ngài: đây là một “cuộc trao đổi kỳ diệu”, theo lối nói của phụng vụ: Con Thiên Chúa đã thành người trong Đức Maria để chúng ta thành hình ảnh của Thiên Chúa, nghĩa là được thần hóa.

Thiên Chúa làm người nhưng vẫn là Thiên Chúa, và đồng thời Ngài thần hóa chúng ta, biến đổi thân phận chúng ta, nhưng chúng ta vẫn luôn là người. Chính nhờ tiếng “xin vâng” của Đức Maria mà chúng ta đi vào “cuộc trao đổi kỳ diệu"õ nầy, để được thần hóa như Đức Kitô đã được nhân hoá. Đó là chiều sâu và rộng của Giao ước làm điểm khởi nguyên cho đời sống Kitô hữu, và làm trọng điểm cho mọi công cuộc truyền bá Phúc-âm chân thật.

 

3- Bước đầu dẫn đến Giao-ước: Đức Maria vô nhiễm sinh ra đời 

Lễ sinh nhật Đức Maria ( ngày 18 tháng 9 ) cống hiến cho chúng ta cơ hội để mừng hai giao ước:

- Giao ước đầu liên quan đến trời cao: dẫn đưa chúng ta vào chương trình cứu độ trần thế của Chúa.

- Giao ước thứ hai liên quan đến cuộc sống nhân trần: là gió mát lúc hừng đông, trong buổi sáng đầu tiên.

  

Nhìn từ trời cao 

Đây là một lễ của Ba Ngôi Thiên Chúa; giây phút đầu chuẩn bị Giao-ước sẽ nối Đất - Trời.

- Maria là người con gái mến yêu của Chúa

Cha, Đấng chuẩn bị cho Mẹ hoàn thành thân phận cao cả.

- Ngài sẽ là Mẹ Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng sẽ chọn Mẹ làm nơi cư ngụ.

- Ngài là người sẽ nói “xin vâng” quyết định đón Chúa Thánh Thần đến vào lúc Truyền tin.

 

Nhìn từ phía nhân trần 

Chúng ta có thể làm cách nào để mừng lễ sinh nhật Đức Maria, ngày 8 tháng 9 theo niên lịch phụng vụ của chúng ta, một cách sốt sắng và ý thức hơn chăng?, vì chúng ta đã mừng lễ ấy mỗi năm, nhưng chưa đúng mức trong khuôn khổ nếp sống của người Kitô hữu.

Trước hết, mong sao Kitô hữu cố găng tham dự Thánh-thể mà Giáo-hội cử hành trong ngày kỷ niệm sinh nhật Mẹ Thiên-đàng của mình, và lôi kéo thêm người khác cùng tham dự.

 Chúng ta giờ đây nên đi vào nội dung của lời kinh mà phụng vụ giúp chúng ta suy niệm trong ngày ấy:

“Lạy Chúa, bởi mầu nhiệm hiệp thông nầy, Chúa mang lại sức lực cho Giáo-hội Chúa; xin Chúa làm cho Giáo-hội vui mừng, hân hoan vì Đức Trinh-nữ Maria được sinh ra, đem đến niềm hy vọng và bình minh ơn Cùu độ cho trần thế”.

Trên bình diện cuộc sống gia đình, nên chuẩn bị và mừng lễ nầy ở ngay trong nhà mình; có thể dặt mẫu hình sinh nhật Đức Maria[1] trên bàn thờ trong nhà (ở xã hội Tây phương người ta hay dọn một nơi cầu nguyện ở góc nhà). 

 Ngày lễ nầy trong phụng vụ cũng có một âm hưởng đặc biệt trong những nơi đã biết đến chuỗi nhỏ FIAT; chuỗi nhỏ nầy phổ biến rộng rãi trên thế giới, khai sinh vào ngày 08.9.1984. Mầu nhiệm vui đầu tiên của chuỗi nầy là “Sinh nhật của Mẹ Maria”.

Khi mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta chuyển những tình cảm hiếu thảo của mình trong ngày lễ Các bà mẹ (thường rất phổ biến ngày nay) lên đến mức siêu nhiên.

Nhân loại có thể biết hay không biết, nhưng với con mắt đức tin, Maria là Mẹ của toàn nhân loại; Maria là Mẹ của tất cả các bà mẹ. Mẹ là Mẹ của Giáo-hội luôn mãi.

Do đó, lễ sinh nhật Đức Mẹ là một lễ hy vọng hướng đến việc canh tân Giáo-hội. Như Đức Hồng y Decourtray từng nói: “Giáo-hội phải tìm tuổi xanh của mình, bằng cách tìm cách gặp lại Mẹ mình”. Trong nỗ lực Phúc-âm hóa mới, việc làm đó đặc biệt cần thiết.

Thánh-bộ Nghi-lễ đã nêu lên một loạt những gợi ý thực tiễn và bổ ích giúp cho việc Mừng Năm Thánh Mẫu mang lại nhiều kết quả nơi các Giáohội địa phương. Trong “ Các hướng dẫn và đề nghị mừng năm Thánh Mẫu ” (Orientamenti e proposte per l’anno Mariano), thánh bộ lưu ý đến bốn lễ mừng kính Đức Maria đang được phổ biến trong việc sùng kính của dân chúng. Trong những lễ cần phải tôn vinh lại, thánh bộ liên hệ đã nêu lên lễ Sinh nhật Đức Maria.

Thật vậy, tôi nghĩ là lễ Sinh nhật Đức Maria không được Kitô hữu lưu ý đúng mức. Lễ ấy qua đi không ai hay biết, hoặc cũng vì nó được xếp vào phụng vụ của một tuần lễ thường, hoặc vì bị các lễ trọng khác che mờ.

Sinh nhật Đức Maria đáng được Kitô hữu mến chuộng vì lễ ấy nhắc lại ơn huệ duy nhất là ơn vô-nhiễm nguyên tội, đánh dấu Đấng sẽ làm Mẹ Đấng Cứu-độ được sinh ra.

Dân chúng sùng mộ muốn chiêm ngắm Chúa Giêsu trong máng cỏ Giáng sinh; nhưng không lưu ý đến nôi của Maria, như muốn để niềm vui nầy thành niềm vui riêng tư của Thánh Gioakim và Thánh Anna.

Tại sao chúng ta không hiệp thông vào nỗi vui mừng ấy một cách nồng nhiệt hơn? Hãy mừng vui khi Mẹ chúng ta sinh ra: trong lúc thế giới phổ biến ngày càng rộng rãi “Ngày lễ các bà mẹ”, Kitô hữu chúng ta cũng nên mừng lễ sinh nhật của Mẹ chúng ta, Đấng đã giúp chúng ta được sinh ra trong ơn Cứu-độ, đặc biệt là trong khung cảnh gia đình chúng ta.

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu-độ duy nhất, nhưng tại sao lại quên mừng mầu nhiệm dọn đường và chuẩn bị cho ơn Cứu-độ đó? Thánh Gioan Damascène hân hoan mời gọi thế nầy: 

“Tất cả anh chị em hãy đến, hãy hân hoan mừng ngày sinh nhật, hãy vui niềm vui của toàn thế giới! Hôm nay, từ bản tính phàm trần, một trời mới đã được tạo thành ở trên trần thế. Hôm nay là khởi đầu ơn Cứu-độ cho nhân trần”. 

Phụng vụ ngày nay cho chúng ta hay Đức Maria “đã mang đến nguồn hy vọng và bình minh ơn Cứu-độ cho trần thế”.

Khó mà thấy được cảnh trí nào của thiên nhiên gây xúc động hơn là giây phút đến trước lúc mặt trời mọc. Rạng đông cống hiến một luồng sáng và hơi ấm toả dần trên cảnh vật. Chào đón ngày sinh nhật Mẹ là đã nhìn nhận rạng đông của ngày Cứu độ là Chúa Giêsu. Chào đón Maria trong buổi Truyền tin là đã nhận Chúa Giêsu, mặt trời mang  sự sống cho chúng ta.

Phụng vụ của lễ chế Byzantine, rất lưu ý đến lễ Sinh nhật Đức Maria, ca hát rằng:

“Ngày nầy là bước đầu niềm vui cho mọi người. Trong ngày  nầy các luồng gió báo tin cứu-độ bắt đầu thổi”.

Chúng ta cũng đón chào ngọn gió đầu Mùa Xuân của ơn phúc trong ngày Sinh nhật Mẹ.

 Đức Giáo-hoàng Gioan-Phaolô II đã viết thư cho tôi trong ngày 8.10.1988, khích lệ nhóm FIAT trong sứ mệnh vận động mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ như sau:

“Tôi xin chân thành cám ơn bức thư đề ngày 19.8 vừa qua, và tỏ bày niềm vui của tôi đối với sáng kiến tốt đẹp của Hồng y và của nhóm FIAT nhằm giúp các gia đình Kitô hữu và tín hữu nhiều nước biết nuôi dưỡng tinh thần và ơn ích của Năm Thánh Mẫu 1987-1988, đặc biệt mừng lễ Sinh nhật Trinh nữ Maria một cách sốt sắng; “Mẹ là Đấng mang đến nguồn hy vọng và bình minh ơn cứu-độ cho nhân trần”.

Xin Mẹ Rất thánh của Chúa Kitô Đấng Cứu chuộc hỗ trợ ngài trong nỗ lực tông đồ của ngài!

Tôi thành tâm chúc lành cho ngài!


[1] Một mẫu tượng giấy có hình sinh nhật Đức Mẹ kèm theo lời chú thích và bài hát do Hội FIAT phổ biến

 

Tác giả: Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!