Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
LÒNG THƯƠNG XÓT KHÔNG BỎ RƠI NHỮNG AI BỊ LÃNG QUÊN! (BÀI GIẢNG LỄ CHÚA TÌNH THƯƠNG CỦA ĐTC PHANXICÔ)



Church of Santo Spirito in Sassia
  19 April 2020

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

 

Chúa Nhật tuần qua, chúng ta đã cử hành cuộc phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ của Ngài. Đã qua một tuần, một tuần từ khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Sống Lại, nhưng thay vào đó, họ vẫn sợ hãi, khép nép sau “những cánh cửa đóng kín” (Jn 20:26), ngay cả đến không có thể chinh phục được Thomas, người duy nhất vắng mặt, về sự phục sinh. Chúa Giêsu đã làm gì trong khi đối diện với sự rụt rè yếu kém niềm tin này? Người trở lại, và đứng cũng tại một chỗ, “ở giữa” các môn đệ, Người lập lại lời chào: “Bình an cho anh em” (Jn 20:19,26). Người bắt đầu lại tất cả. Và sự phục sinh của các môn đệ bắt đầu từ đây, từ sự lòng thương xót trung tín và nhẫn nại này. từ việc khám phá ra rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt trong việc đưa tay ra để nâng chúng ta lên khi chúng ta sa ngã. Ngài muốn chúng ta nhìn Ngài, không phải như một người phân phối những vai trò mà chúng ta được chỉ định, nhưng như một người Cha luôn luôn nâng chúng ta lên. Trong cuộc sống chúng ta đang đi tới một cách không chắc chắn, ngờ vực, giống như một đứa trẻ bắt đầu những bước chập chững và những vấp ngã, vừa bước đi một bước lại ngã, và mỗi lần như vậy cha em lại nâng em đứng lên. Bàn tay luôn nâng đỡ sau lưng chúng ta trên những bước chân chúng ta là lòng thương xót: Thiên Chúa biết rằng ngoài tình thương, chúng ta sẽ nằm bẹp dưới đất, và để tiếp tục bước, chúng ta cần được nâng dậy.    

Anh chị em có thể phản đối: “Nhưng tôi vẫn ngã mà!”. Chúa biết điều này và Ngài luôn sẵn sàng nâng chúng ta lên. Ngài không muốn chúng ta nghĩ đến những lần chúng ta ngã; hơn thế, Ngài muốn chúng ta nhìn lên Ngài. Vì khi chúng ta ngã, Ngài nhìn thấy nhu cầu những người con cần phải được nâng dậy trên đôi chân. Trong những lần chúng ta ngã, Ngài nhìn thấy những người con đang cần đến tình yêu thương xót của Ngài. Ngày hôm nay, trong ngôi thánh đường này, ngôi thánh đường đã trở thành đền thánh của lòng thương xót ở Rôma, và vào Chúa Nhật này, Thánh Gioan Phaolô II đã dâng hiến cho Chúa Tình Thương hai chục năm trước, chúng ta đón nhận thông điệp này một cách đầy tin tưởng. Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina: “Cha là tình yêu và lòng thương xót, không có nỗi thống khổ nào của nhân loại có thể đo lường lòng thương xót của Cha” (Nhật Ký, 11 tháng Chín 1937). Vào một lần thánh nữ với lòng sốt sắng đã thưa với Chúa Giêsu rằng chị đã dâng hiến trọn đời mình và tất cả những gì thuộc về mình cho Ngài. Nhưng câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho chị sửng sốt: “Con vẫn chưa dâng hết cho Cha những gì thuộc về con.”  Vậy cái gì vị nữ tu thánh thiện này còn giữ lại cho mình? Chúa Giêsu đã nhẹ nhàng bảo chị: “Con gái của Cha, hãy dâng cho Cha những tội lỗi của con” (10 tháng Mười 1937). Cả chúng ta nữa hãy tự hỏi: “Tôi đã dâng cho Chúa những tội lỗi của mình chưa? Chúng ta có để Ngài nhìn thấy mình sa ngã để Ngài nâng chúng ta dậy không?” Hoặc có điều gì đó mà ta vẫn giữ kín trong mình? Một tội đã phạm, một hối hận của quá khứ, một vết thương tâm hồn, một mối thù với người nào đó, một ý nghĩ về một người… Chúa chờ đợi chúng ta dâng cho Ngài những yếu đuối của chúng ta để Ngài có thể giúp chúng ta cảm nhận được lòng thương xót của Ngài.   

Chúng ta hãy trở lại với các môn đệ. Các ông đã bỏ rơi Chúa trong cuộc Thương Khó của Ngài và cảm thấy tội lỗi. Nhưng khi gặp các ông, Chúa Giêsu đã không giảng cho các ông một bài giảng dài. Đối với các ông, những người đang mang vết thương trong lòng, Ngài cho các ông xem dấu thương tích của mình. Thomas giờ đây có thể chạm đến những dấu tích ấy và hiểu được tình yêu Chúa Giêsu và Chúa Giêsu đã đau khổ vì ông như thế nào, ngay cả khi ông bỏ rơi Người. Trong những vết thương ấy, ông đã chạm tới sự gần gũi dịu dàng của bàn tay Thiên Chúa.  Thomas đã đến trễ, nhưng một khi ông đã đón nhận lòng thương xót, ông đã bắt kịp các môn đệ khác: ông không tin chỉ duy việc phục sinh, nhưng còn một tình yêu vô giới hạn của Thiên Chúa. Và ông đã nói lên lời tuyên xưng đẹp đẽ và cũng chân thành: “Lạy Chúa con. Lạy Thiên Chúa của con!” (v.28). Ở đây là sự phục sinh của người môn đệ; nó được hoàn tất khi sự yếu đuối và con người bị thương tích của ông đi vào trong những dấu tích ấy của Chúa Giêsu. Ở đó, mọi nghi ngờ được xóa tan; ở đó, Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa của con, ở đó, chúng ta bắt đầu chấp nhận chúng ta và yêu mến cuộc sống này như nó hiện hữu.     

Anh chị em thân mến, trong thời điểm thử thách mà chúng ta đang trải quả hiện nay, cả chúng ta nữa, giống như Thomas, đã đang trải nghiệm tình trạng yếu đuối của chúng ta với tất cả sự sợ hãi, và nghi ngờ. Chúng ta cần Chúa, Đấng nhìn thấu tội lỗi này bằng một vẻ đẹp không gì thắng nổi. Với Ngài, chúng ta tái khám phá ra chúng ta quí giá biết bao ngay cả trong những mỏng dòn của chúng ta. Chúng ta khám phá ra rằng chúng ta giống như những chiếc bình pha lê tuyệt đẹp, dễ vỡ nhưng cùng lúc rất giá trị. Và nếu, giống như những bình pha lê, chúng ta trở nên trong suốt trước Ngài, ánh sáng Ngài – ánh sáng của lòng thương xót – sẽ chiếu dọi trong chúng ta và qua chúng ta đến toàn thế giới. Như Thư của Thánh Phêrô đã viết, đó là lý do để được “ tràn ngập niềm vui”, mặc dù giờ đây chỉ trong giây phút nữa chúng ta có thể gặp đau khổ từ nhiều thử thách” (1 Pt 1:6)  

Trong ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, thông điệp đẹp nhất đến từ Thomas, người môn đệ đến trễ; là người duy nhất không có mặt. Nhưng Chúa đã đợi Thomas. Lòng thương xót không bỏ rơi những ai ở lại phía sau.

Giờ đây, trong khi chúng ta nhìn về phía trước với một sự phục hồi chậm chạp và khó khăn của cơn dịch bệnh, một điều nguy hiểm đó là chúng ta có thể quên những người bị bỏ lại phía sau. Điều rủi ro là chúng ta có thể bị tấn công bằng một thứ còn độc hại hơn siêu vi trùng, đó là cái tôi vô cảm. Một virus phát tán với ý tưởng rằng đời sống này sẽ tốt hơn nếu nó tốt hơn đối với tôi, và rằng mọi sự sẽ đẹp nếu nó đẹp đối với tôi. Nó bắt nguồn từ đó và kết thúc bằng việc chọn lựa người này giữa người khác, loại bỏ người nghèo khó, và hy sinh những ai bị bỏ lại phía sau trên bàn thờ của tiến bộ. Tuy nhiên, cơn dịch bệnh hiện nay, nhắc nhở chúng ta rằng không có sự khác biệt hoặc biên giới giữa những người đau khổ. Chúng ta đều cùng chung cảnh ngộ, cùng như nhau, và cùng có giá trị. Ước gì chúng ta có thể bị lay động một cách mạnh mẽ bởi những gì đang xảy ra chung quanh chúng ta: thời điểm đã tới để ngăn chặn những bất quân bình, để chữa lành sự bất công mà nó đang phá hủy sức khỏe của toàn thể gia đình nhân loại! Chúng ta hãy học từ cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi được diễn tả trong Tông Đồ Công Vụ. Nó đã đón nhận tình thương và sống bằng tình thương: “Tất cả những tín hữu hội họp nhau và để mọi sự làm của chung; và họ bán của cải, những gì mình sở hữu và phân phát cho mọi người, tùy theo nhu cầu” (Acts 2:44-45). Đây không phải là điều gì lý tưởng: Nó là Kitô Giáo.    

Trong cộng đoàn này, sau cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, chỉ có người bị bỏ lại phía sau và những người khác đã chờ đợi Ngài. Ngày nay, xem như tương phản: một phần nhỏ của gia đình nhân loại đã tiến về phía trước, trong khi phần lớn vẫn bị lùi lại phía sau. Mỗi người chúng ta có thể nói: “Đây là những vấn đề nan giải, nó không phải việc của tôi lo chuyện này, những người khác cũng phải quan tâm đến nó nữa!” Thánh Faustina, sau khi gặp Chúa Giêsu đã viết: “Trong linh hồn đang đau khổ, chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Giêsu trên thánh giá, không phải là một người ăn xin hay một gánh nặng…[Chúa] Ngài cho chúng ta một cơ hội để thực hành những công việc của tình thương, mà chúng ta thực hiện những hành động phán xét” (Nhật Ký, 6 tháng Chín 1937). Vâng, có lần nữ tu này đã phàn nàn với Chúa Giêsu rằng, để thương xót, một người phải nghĩ mình là ngây thơ. Chị đã nói: “Chúa ơi, người ta thường lợi dụng lòng tốt của con”. Và Chúa Giêsu đã đáp lại: “Đừng quan tâm đến điều này, đừng để nó làm phiền con, hãy luôn luôn xót thương bất cứ ai.” (24 tháng Mười Hai 1937). Đối với mọi người, chúng ta đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, những phúc lợi cho mình. Chúng ta hãy đón nhận thời điểm thử thách này như một cơ hội để chuẩn bị cho tương lai chung của chúng ta, một tương lai cho tất cả mà không ai bị bỏ rơi. Bởi vì không có một cái nhìn viễn kiến ôm choàng tất cả, sẽ không có tương lai cho bất cứ ai.  

Hôm nay, tình yêu đơn sơ và tha thiết của Chúa Giêsu đón nhận trái tim người môn đệ của mình. Giống như vị tông đồ Thomas, chúng ta hãy đón nhận tình yêu, ơn cứu độ thế giới. Và chúng ta hãy cho những ai đang yếu đuối nhất thấy tình yêu của chúng ta; vì chỉ có cách này, chúng ta mới xây dựng một thế giới mới. 

 Nguồn: Vaticant.net. Homilies

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!