Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
NGÀI ĐỘNG LÒNG THƯƠNG

“Ngài thấy họ và động lòng thương” (Mt 14:14). 

Trước những thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch tễ, bệnh tật, cũng như trước những đau khổ mà con người gây ra cho nhau như chiến tranh, bạo lạo, khủng bố, trộm cướp, chém giết, tù tội... nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về sự hiện diện của Thiên Chúa: “Chúa ở đâu? Nếu có Chúa thì sao Ngài lại để những sự dữ ấy xẩy ra cho tôi cũng như cho những người khác?”. 

Tuần trước, tôi đã dự thánh lễ an táng mà người chết chỉ mới 30 tuổi. Một thanh niên vừa tốt nghiệp bác sĩ nha khoa, và cùng một lúc khám phá ra rằng căn bệnh ung thư xương của anh đã đến thời kỳ trầm trọng. Nhiều người quen thân với gia đình, bạn bè anh trong khi than khóc anh, cũng đã có những lời than trách cho rằng Chúa bất công và đã quá lạnh lùng trước những tiếng than khóc, cầu xin của gia đình anh, của người mẹ góa của anh. Tại sao Ngài lại đối xử với anh như thế. Cái làm cho nhiều người thấy khó hiểu là ở chỗ anh là một người trẻ rất năng động, giầu lòng quảng đại, hy sinh, và hoạt động tích cực trong những công tác xã hội và tông đồ. 

Những trường hợp như trên còn nhiều và những thắc mắc cũng còn nhiều mỗi khi chúng ta nhìn vào thế giới chung quanh.  Nhưng nếu cần một câu trả lời cho câu hỏi: “Có Chúa không?”, và “Ngài còn động lòng thương con người như Ngài đã làm đối với đồng hương Ngài hơn 2000 năm trước?” thì câu trả lời là “Có”. Chúa có đó và Ngài vẫn còn thổn thức, xót thương cho thân phận con người thời nay hơn cả những gì Ngài đã làm cho đồng hương Ngài trước kia. Lý do, Ngài đã chấp nhận mang lấy tất cả những đau khổ, yếu hèn, và cả sự chết của chúng ta trên mình Ngài, và đã vùi chôn tất cả trong mồ sau cái chết cực kỳ đau đớn và nhuốc khổ của Ngài trên thập giá.  Ngài đã ném tất cả những thứ đó vào lò lửa của tình yêu vô biên của Ngài sau khi người lính lấy lưỡi đòng đâm thấu trái tim Ngài. 

Thật vậy, nhân loại ngày nay hằng ngày vẫn phải hít thở một bầu khí của “nền văn hóa sự chết” theo như Đức Gioan Phaolô II, và phải chọn lựa, đối đầu với triết lý sống “tương đối” như Đức Bênêđíctô XVI đã cảnh giác, thì việc con người còn tồn tại và đạt đến tột đỉnh văn minh như hiện nay đã chứng tỏ rằng Thiên Chúa có mặt.  Và vì yêu thương nên Ngài đã làm ngơ trước những tội lỗi của nhân loại. 

Không những Thiên Chúa yêu thương con người, mà Ngài còn khơi dậy tình yêu ấy nơi nhiều tâm hồn thiện chí, ngày đêm âm thầm nhưng lại rất nhiệt thành, tha thiết với việc chữa lành và canh tân bộ mặt trái đất này. Năm 1950, Mervill Flood và Melvin đã dựa vào thuyết song đoạn luận (dilemma) để nhận định và phân tích về tình hình chính trị, xã hội của thế giới; đặc biệt, sức đối đầu và lựa chọn giữa hai thế lực thù nghịch Nga và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sau đó, Martin Nowalk đã ứng dụng tư tưởng này để dùng trong việc phân tích tâm lý xã hội của con người qua trò chơi Prisoner’s Dilemma. Cuộc thí nghiệm dựa trên sự chọn lựa tự do của con người trước việc thực hành thiện và ác. Hai người tù hay hai người bạn có thể phản nhau, hại nhau vì quyền lợi của riêng mình, hoặc có thể làm tốt cho nhau vì hy sinh quyền lợi riêng tư của mình. Kết quả cuộc khảo cứu đã cho thấy, những người bạn tốt, những người làm việc thiện bao giờ cũng lợi hơn, cũng thoải mái hơn kẻ làm ác, những kẻ ích kỷ và chỉ muốn lợi dụng, làm hại anh chị em mình.

 Kết quả của cuộc khảo cứu trên đã cho thấy, sỡ dĩ con người ngày nay văn minh, tiến bộ thì phải hiểu rằng nó đang được bao bọc bởi tình thương vô biên của Thượng Đế, và nó cũng đang được nuôi dưỡng, phát triển bằng những hành động bác ái, yêu thương của những tâm hồn thiện chí chứ không phải bằng những hành động dã man, ích kỷ, và vô đạo đức của một số ít cá nhân. Chân Phước Têrêsa Calcutta, Đức Gioan Phaolô II, và hằng triệu triệu những bàn tay, những trái tim nhân ái vẫn đang hồi hộp, rung động hướng về những đau khổ của anh chị em quanh mình hay tại một góc xó nào trên thế giới. Những cuộc lạc quyên và sự đóng góp rộng rãi qua những thiên tại gần đây là một thí dụ về lòng nhân ái đó.     

Chúa Giêsu đã hé mở cho nhân loại biết về hạnh phúc mà họ đang được qua quan phòng yêu thương của Thiên Chúa: “Thế gian cần phải có gương xấu, nhưng khốn cho những kẻ gây ra gương xấu (Mt.18:7). Một cách đầy âu yếm Ngài đã đề cập đến tình yêu quan phòng này qua việc so sánh con người với loài chim trời, và huệ ngoài đồng. Ngài nói, “hai con chim sẻ mới trị giá 1 xu vậy mà không một con nào rơi xuống ngoài tôn ý Cha các ngươi” (Mt.10:29). Và Ngài còn cho biết cẩm bào của Salomôn không đẹp bằng một bông huệ. Những hình ảnh so sánh ấy là để làm nổi bật vai trò con người trước mắt Thiên Chúa, cũng như sự yêu thương quan phòng mà Ngài dành cho con người. 

Không chỉ thổn thức suông. Tình thương hành động, và vì thế, Ngài đã cho họ ăn. Việc Ngài nuôi dân chúng sau khi họ đã theo Ngài và nghe Ngài giảng là hình ảnh cho biết Ngài đã, đang và còn nuôi sống nhân loại không chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng Lời và Mình Máu Thánh Ngài. Để ý thêm, chúng ta còn thấy rằng, qua dụ ngôn lúa miến và cỏ lùng, Chúa cho chúng ta biết rằng không phải Ngài không biết kẻ lành, người ác, nhưng chỉ vì Ngài không nỡ tiêu diệt người ác, càng không nỡ tiêu diệt nhầm một người lành. Khi các gia nhân yêu cầu ông chủ cho phép họ nhổ cỏ lùng, nhưng ông đã nói với họ: “Hãy cứ để lúa miến và cỏ lùng mọc lên với nhau đợi cho đến ngày thu hoặch, bởi lẽ nếu không “khi nhổ cỏ, các anh lỡ tay nhổ luôn cả lúa” (Mt 13:29).  Đây là một mầu nhiệm của cuộc sống. 

“Thiên Chúa là tình yêu” (I Jn 4:8). Vì thấu hiểu cái hoang mang lo lắng, và trận chiến giằng co giữa thiện và ác, nên Đức Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ Chúa Tình Thương để cho nhân loại biết rằng, trên tất cả tình yêu của Thiên Chúa vẫn là điều đáng chúng ta tôn thờ. Tin nhận tình yêu này sẽ giúp chúng ta sống và sống hạnh phúc với Chúa và với anh chị em mình qua đức ái trọn hảo. Đừng để điều ác và những kẻ làm điều ác khiến chúng ta thất vọng và sợ hãi. Vì như vậy chỉ có lợi cho thế lực tội lỗi và những hành động gian ác của Satan và bè lũ của bóng tối. Hãy để cho tình yêu Thiên Chúa ngự trị và hướng dẫn đời sống chúng ta. Và hãy vững tin nơi tình yêu ấy, mặc dù chúng ta có gặp thử thách.

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!