Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Bài Viết Của
Lm. Trần Việt Hùng
MỤC TỬ TỐT (CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH)
DANH CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH)
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÀY THỨ NHẤT
THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGƯỜI TÔI TỚ
TAM NHẬT THÁNH - THỨ NĂM TUẦN THÁNH - HIỆN DIỆN
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
BIẾN ĐỔI
ƠN CỨU RỖI
DẤU CHỈ (CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY)
HY SINH (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY)
TĨNH LẶNG
PHONG CÙI (CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
NƯỚC TRỜI
NHÂN CHỨNG
THEO THẦY
MỜI GỌI
NGƯỚC NHÌN LÊN (LỄ HIỂN LINH)
THÁNH GIA
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
SỰ SÁNG (CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG)
DỌN ĐƯỜNG
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
CHÚA CHIÊN
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
TỈNH THỨC
THỰC HÀNH
LỄ CÁC LINH HỒN (2 tháng 11).
SỐNG ĐẠO (CÁC THÁNH NAM NỮ).
ĐỨC ÁI
THIÊN CHÚA
TIỆC MỪNG
THẤT TRUNG
HỐI LỖI
AN BÀI
THA THỨ
TRÁCH NHIỆM
TỪ BỎ
LÒNG THƯƠNG XÓT

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH

 

(Tđcv 5, 12-16; Kh 1, 9-11a. 12-13. 17-19; Ga 20, 19-31) 

Truyện kể: Một võ sĩ đã trở lại đạo. Ngày kia, người bạn của anh gặp mặt và hỏi: Tôi nghe anh mới tòng giáo, thật tức cười. Võ sĩ nói: Sao lại tức cười, đó là điều tốt mà anh. Người bạn nói thêm: Nếu vậy, liệu anh xóa nổi chân tướng du côn cao bồi trước chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo tung tích của anh. Võ sĩ trả lời: Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo kia, nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào hồn tôi. Cũng vậy những tội của chúng ta đã được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết của tình thương Chúa vậy. 

Đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa Giêsu còn giữ những vết sẹo trên lòng bàn tay, bàn chân và cạnh sườn từ khi bị đóng đinh thập giá? Vì khi Chúa Phục Sinh, Chúa có thể chọn bất cứ hình hài và thân xác hoàn hảo như các thiên thần. Khi xuất hiện, Chúa đã giữ nguyên những vết sẹo để các môn đệ có thể thấy và có thể sờ chạm. Sự kiện Chúa Kitô phục sinh sẽ không hoàn toàn thuyết phục, nếu không có những vết sẹo trên tay, chân và cạnh sườn của Chúa. Chúng ta biết khi con người mơ ước, ai trong chúng ta cũng ước mong có khuôn mặt tươi tắn, hàm răng đẹp, da nốt mịn màng và khung hình thon đẹp. Chúng ta mong ước một thân xác hoàn hảo không vết nhăn. Nhưng Chúa Kitô phục sinh đã xuất hiện một cách ngoại thường, trên thân mình vẫn mang những vết sẹo hằn sâu để nhắc nhớ chúng ta sự hy sinh đau khổ để cứu chuộc nhân loại. 

Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện với các tông đồ qua quyền năng của Ngài. Chúa trao cho các ngài uy quyền chữa lành tất cả các bệnh hoạn tật nguyền và xua trừ ma quỷ. Rất nhiều người đã tuôn đến xin ơn lạ và lãnh nhận ơn cải đổi tâm hồn. Hạt giống đức tin được gieo vào lòng người. Từng tâm hồn hối cải trở về với Chúa. Họ đã được lãnh nhận ơn sủng chữa lành phần xác và tô điểm tâm hồn. Họ là những tín hữu nồng cốt xây dựng Hội Thánh sơ khai trên trần thế. Giáo Hội bắt đầu nẩy mầm và phát triển sinh hoa kết trái. 

Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia. Điều vô cùng quan trọng là Chúa Giêsu trao ban quyền tháo cởi và cầm giữ cho các tông đồ. Các tông đồ nhận lãnh ơn chữa lành và thực hành các phép lạ để đặt nền móng cho Giáo Hội sơ khai. Nhưng chìa khóa của sự tháo cởi và cầm buộc tinh thần được lưu truyền qua ngàn muôn thế hệ. Chúa Giêsu thấu tỏ sự ương ngạnh cứng cỏi cũng như sự yếu đuối thấp hèn và tội lỗi của con người. Chúa đã lập Bí tích Hòa Giải để mọi người có cơ hội hối lỗi trở về với lòng nhân từ của Chúa. Chúa tin tưởng vào quyền tài phán của các tông đồ và những người kế vị. Chúa đã trao quyền cho Giáo Hội qua biểu tượng của chiếc chìa khóa thánh Phêrô. Biết rằng trao chìa khóa cho ai là đặt niềm tin tưởng nơi người đó.

Chúa Giêsu nhắc nhở các tông đồ: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "(Ga 20, 29). Các tông đồ đã được diễm phúc nhìn thấy Chúa Phục Sinh nhãn tiền. Các ngài được gặp gỡ, ngồi chung bàn bẻ bánh, đàm thoại, ăn uống và được Chúa ban bình an chúc lành. Các Tông Đồ sẵn sàng ra đi làm nhân chứng. Làm nhân chứng là phải đối diện với sự sống sự chết. Tất cả mười một vị Tông đồ đã đổ máu đào chứng minh niềm tin sắt son vào Chúa Kitô Phục Sinh. Thánh Gioan là nhân chứng sống động cho tình yêu Chúa. Mọi lời rao giảng dạy dỗ của thánh Gioan đều qui về tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Các tông đồ đã can đảm sống cho tình yêu và chết cho tình yêu.

Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai không thấy mà tin. Mỗi ngày chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô qua việc ghi dấu thánh giá trên mình. Chúng ta tuyên xưng Chúa là Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, là Thầy và là Chúa. Tin vào Chúa là lắng nghe và thực hành lời Chúa. Nước Chúa rộng mở đón nhận mọi thành phần, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần tin tưởng vào tình yêu của Chúa và tuân giữ lời Ngài. Vì đức tin không có thực hành thì đức tin chỉ là những triết thuyết viển vông và trống rỗng.

Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta cử hành mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa Kitô. Chúng ta sẽ loan truyền ơn cứu độ cho tới khi Chúa lại đến. Lạy Chúa, những vết sẹo nơi thân mình đã nhắc nhở chúng con về lòng thương xót vô bờ của Chúa. Xin nguồn bình an và ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh tràn đổ trên tâm hồn mỗi người chúng con. Amen.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.

 

Tác giả: Lm. Trần Việt Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!