Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Bài Viết Của
Lm. Trần Việt Hùng
MỤC TỬ TỐT (CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH)
DANH CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH)
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÀY THỨ NHẤT
THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGƯỜI TÔI TỚ
TAM NHẬT THÁNH - THỨ NĂM TUẦN THÁNH - HIỆN DIỆN
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
BIẾN ĐỔI
ƠN CỨU RỖI
DẤU CHỈ (CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY)
HY SINH (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY)
TĨNH LẶNG
PHONG CÙI (CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
NƯỚC TRỜI
NHÂN CHỨNG
THEO THẦY
MỜI GỌI
NGƯỚC NHÌN LÊN (LỄ HIỂN LINH)
THÁNH GIA
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
SỰ SÁNG (CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG)
DỌN ĐƯỜNG
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
CHÚA CHIÊN
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
TỈNH THỨC
THỰC HÀNH
LỄ CÁC LINH HỒN (2 tháng 11).
SỐNG ĐẠO (CÁC THÁNH NAM NỮ).
ĐỨC ÁI
THIÊN CHÚA
TIỆC MỪNG
THẤT TRUNG
HỐI LỖI
AN BÀI
THA THỨ
TRÁCH NHIỆM
TỪ BỎ
NGŨ TUẦN

 

 

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

(Tđcv 2, 1-13; 1Cor 12, 3b-7. 12-13; Ga 20, 19-23) 

Hơi thở là nguồn sự sống. Thiên Chúa ban sự sống cho tất cả mọi loài thụ tạo. Riêng con người, Thiên Chúa trực tiếp thổi sinh khí ban cho sự sống. Bao lâu còn hơi thở, bấy lâu chúng ta còn đang sống. Tắt thở là chết. Mọi loài sinh vật cùng chung một nguyên lý sự sống. Tạo hóa đã an bài một không gian bầu khí vô tận để mọi sinh vật cùng được hưởng nguồn sự sống. Chúa Thánh Thần chính là nguồn ban sự sống. Hôm nay, Giáo Hội mừng Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sự hiện diện của Thần Linh qua làn gió mạnh bao phủ tất cả khoảng không gian mang lại nguồn sinh lực dồi dào cho các Tông đồ. 

Chúng ta tuyên xưng: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Sách Giáo Lý Đạo Công Giáo dạy rằng: Tin vào Chúa Thánh Thần là tuyên xưng Ngài là Ngôi Thứ Ba của Ba Ngôi Cực Thánh. Ngài xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con. Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Trong Ba Ngôi, không thể phân chia. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần phân biệt với nhau, nhưng không tách rời. Chúa Thánh Thần là Đấng Vô Hình, nhưng chúng ta nhận ra Ngài qua tác động của Ngài. Ngài mạc khải Ngôi Lời cho chúng ta và Ngài hoạt động trong Hội Thánh. Chúa Thánh Thần xây dựng, linh hoạt và thánh hóa Hội Thánh. Là Thánh Thần tình yêu, Ngài làm cho những người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội nhận lại được ơn giống hình ảnh Thiên Chúa đã bị đánh mất vì tội lỗi. 

Chúng ta phải rất cẩn thận trong vấn đề tín lý và sống đức tin. Bảy nguồn ơn sủng của Chúa Thánh Thần, đặc biệt là các ơn Khôn Ngoan và ơn Hiểu Biết giúp chúng ta nhận ra chân lý. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúng ta không nên cụ thể hóa tác động ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đôi khi chúng ta bị chìm đắm mải mê tin tưởng qua một số hành động và nghi thức bên ngoài do con người tạo nên. Chúng ta nguyện xin Chúa Thánh Thần phải đến và phải hành động theo cách thế và ước muốn của chúng ta. Một số hiện tượng xảy ra hàng loạt đã được gắn kết cho tác động của Chúa Thánh Thần. 

Trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ lãnh nhận ơn sủng của Chúa Thánh Thần tràn đổ xuống tâm hồn qua hình lưỡi lửa. Ân sủng của Chúa Thánh Thần tác động sâu thẳm và đổi mới tâm hồn một cách toàn diện. Ơn Chúa Thánh Thần là một ân sủng cao siêu tuyệt vời thấu tận tâm can. Chính Chúa Giêsu thổi hơi ban Thánh Thần cho các tông đồ cùng với sứ mệnh: Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22).

Trong Giáo Hội hiện nay, có nhiều khuynh hướng hay phong trào muốn lôi kéo thị hiếu của người nhẹ tin vào những hiện tượng cảm tính và xúc động tâm linh như những cảnh người té ngã nằm đó ca hát, nói các thứ tiếng lạ và ngủ lịm được nhiều người ưa thích. Chúng ta không dừng lại nơi những cảm tính nhất thời đó. Ơn sủng của Chúa giúp chúng ta đổi đời, canh tân và sống đạo thực sự. Chúa mời gọi chúng ta ra đi làm nhân chứng cho sự thật. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Đức Chúa Thánh Thần đã ban ơn soi sáng trí khôn, thêm sức mạnh và thánh hóa các Tông Đồ để các Ngài đi rao giảng Phúc Âm và làm chứng về Chúa Kitô. Dấu chỉ hoa trái của Chúa Thánh Thần chính là sự đổi đời, canh tân cuộc sống và làm nhân chứng cho tình yêu Chúa Kitô.

Niềm tin của tất cả các Kitô hữu đều qui về một mối là Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đã chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại. Ngài là trung tâm điểm của mọi lời rao giảng. Chúa Kitô Phục Sinh là cốt lõi của mọi niềm tin và niềm hy vọng. Tuy dù khác biệt về các mối tương quan và cách thế duy trì niềm tin. Các tín hữu đều chung kết trong một Chúa Thánh Thần: Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung (1Cor 12, 7). Mọi Kitô hữu cùng quay về một hướng và cùng chung một đích điểm.

Chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội, đảng phái chính trị hay kinh tế thương mại luôn trong tư thế tranh đua và lập thành tích. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng nếu nhiều người qui họp lại trong cùng một băng nhóm hay một đoàn thể chính trị mà xoay lưng lại với nhau để mỗi người nhìn về một hướng thì dễ bề phân rẽ. Khi sự liên đới ràng buộc không còn, thì mỗi người sẽ bung ra chạy theo những khuynh hướng khác nhau. Những chính sách, luật lệ và nguyên tắc của mỗi chế độ chính trị và tổ chức xã hội có thể thay đổi theo tâm thức và thị hiếu của con người từng thời đại. Nhưng đối với các Kitô hữu, xưa cũng như nay, niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh không thay đổi. Chúng ta có thể thay đổi cách thế thực hành đạo, các phương tiện và cơ cấu tổ chức. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi luôn hiện hữu.

Khi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các tông đồ, Chúa nói: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em."(Ga 20, 21). Lạy Chúa, xin ban sự bình an đích thực cho tâm hồn chúng con, để chúng con sẵn sàng ra đi làm nhân chứng cho Chúa trên mọi nẻo đường.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.

Tác giả: Lm. Trần Việt Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!