Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gm. JB. Bùi Tuần
Bài Viết Của
Gm. JB. Bùi Tuần
Đức Mẹ Khiêm Nhường
TÂM SỰ CỦA MỘT GIÁM MỤC HƯU
CẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ
NHÌN SANG NĂM MỚI
ĐÓN NHẬN TRÁI TIM CHÚA GIÊSU NHƯ THÁNH CHARLES DE FOUCAULD
SỐNG VỚI ƠN LO LIỆU CỦA CHÚA THÁNH THẦN
HẠNH PHÚC VÌ CÓ MẸ Ở BÊN
CẦU NGUYỆN VỚI CHUỖI TRÀNG HẠT MÂN CÔI
LỬA MẾN THƯƠNG
HÃY LÀ MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ
YÊU THƯƠNG LÀ MỘT CHUYẾN ĐI
CHÚT TÂM TÌNH
TUẦN THÁNH CỦA TÔI
ĐỨC TỔNG RA ĐI VÀ ĐỨC TỔNG TRỞ VỀ
CÁI CHẾT CỦA ĐỨC CỐ TGM PHAOLÔ LÀ MỘT BỨC TÂM THƯ CHÚA GỬI CHO TÔI
THÁNH GIUSE SỐNG ƠN GỌI BẢO VỆ CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ
NGÀY TẾT SỐNG VỚI TIN MỪNG
TẠ ƠN CHÚA, VÌ BIẾT KÍNH SỢ CHÚA
CẦU CHÚC ĐƯỢC LÀ NGƯỜI BÉ MỌN TRONG NĂM MỚI NÀY
YÊU THƯƠNG NHAU LÀ DẤU CHỈ NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA GIÊSU
ƠN GỌI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI
CẦU XIN CHÚA CHO ĐƯỢC BÌNH AN
Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU CHÚA
ĐƯỢC GỌI VÀO CON ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA TÔI
DÂNG MÌNH VÀ PHÓ THÁC MÌNH CHO ĐỨC MẸ
SỐNG MÙA VỌNG
Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay
CẦU XIN BÌNH AN CHO QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU
NHÌN LÊN TRỜI, ĐỂ BIẾT SỐNG CUỘC ĐỜI TRẦN THẾ
SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI
CHÚA GIÊSU PHỤC SINH VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG THƯƠNG TÍCH
Hành trình của những thao thức (Bài chia sẻ trong dịp kỷ niệm thụ phong Giám mục 30.4.1975-30.4.2016)
CHÚA GIÊSU PHỤC SINH VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG THƯƠNG TÍCH
Đem tình yêu thánh tâm Chúa Giêsu ĐẾN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAU KHỔ
XIN CẢM TẠ, XIN THA THỨ và XIN CẦU NGUYỆN (Đôi lời trong thánh lễ kỷ niệm 40 năm Giám mục)
CHÚA PHỤC SINH ĐẾN VỚI TÔI
Đổi mới bản thân
TRƯỚC NHỮNG NGUY HIỂM ĐANG ĐE DOẠ HỘI THÁNH VIỆT NAM
GƯƠNG YÊU NGƯỜI (NÓI VỚI CHÍNH MÌNH)
GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI NHỮNG TÌNH YÊU KHIÊM NHƯỜNG

 

 

"Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8).

Đó là lời Chúa. Tôi tin Lời ấy. Lời ấy đã ứng nghiệm nơi tôi. Nên tôi xin nói thêm: Không những tôi tin, mà tôi đã cảm nghiệm được niềm tin ấy một cách sâu sắc. Một thứ cảm nghiệm giống như một gặp gỡ sống động.

Xin phép được chia sẻ vài loại gặp gỡ như thế. Ở đây tôi sẽ không nói về những gặp gỡ trong các bí tích, trong cầu nguyện và suy gẫm. Nhưng sẽ chỉ nhấn mạnh đến những gặp gỡ qua những con người giàu tình yêu khiêm tốn.

1/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai rung động trước cảnh khổ đau của con người

Đọc Phúc Âm, tôi thấy Chúa Giêsu gần gũi những người bệnh tật. Người cảm động trước cảnh bà goá thành Naim khóc thương con mình (x. Lc 7,11-17). Người nghiêng mình xuống gọi người đàn bà còng lưng nghèo khó để chữa lành cho bà (x. Lc 13-10-13). Người lắng nghe người mù ngồi ăn xin ở vệ đường và đã cho mắt anh được sáng (x. Lc 18-35-43). Người cúi mình xuống nói chuyện với người bại liệt nằm trên bờ hồ Bếtdatha đã 38 năm, và đã chữa anh khỏi tật bệnh (x. Ga 5,1-9).

Những cử chỉ như thế đã được Chúa Giêsu thực hiện  thường xuyên. Tất cả đều nói lên tình yêu. Tình yêu đó rất khiêm nhường. Chính tình yêu khiêm nhường đã mạc khải về Chúa.

Nhìn thấy tình yêu khiêm nhường, người ta dễ nhận ra Chúa là tình yêu. Yêu thương mà khiêm nhường, thế mới là tình yêu đạo đức. Càng khiêm nhường trong yêu thương, càng chứng tỏ một sức thiêng đến từ Thiên Chúa.

Số người yêu thương khiêm tốn đối với những kẻ khổ đau hiện nay không phải là ít.

Bản thân tôi nhiều khi giống như người bại liệt, đau đớn cả nơi thân xác lẫn trong tâm hồn. Bất ngờ có những tiếng gọi, quen và không quen. Những tiếng gọi ấy gởi tới nhiều khích lệ. Những tiếng gọi ấy đã làm tôi như được chữa lành. Đó là những tình yêu rất khiêm nhường. Trong những tình yêu ấy tôi nhận ra Chúa, tôi gặp được Chúa là tình yêu. Xin hết lòng cảm ơn những tình yêu cao quý ấy.

2/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai từ bỏ mình, dấn thân phục vụ con người

Phúc Âm cho thấy: Thiên Chúa là tình yêu rất mực khiêm nhường, được mạc khải nơi Đức Kitô từ bỏ mình.

Đức Kitô nghèo khổ trong hang đá Bêlem, trong đời lao động vất vả ở Galilêa, trong cảnh nhục nhã đau đớn tột độ trên thánh giá. Với sự từ bỏ mình như thế, Đức Kitô đã mạc khải Thiên Chúa là tình yêu.

Thánh Phaolô viết:

"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thánh giá. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:  Đức Giêsu Kitô là Chúa" (Pl 2,6-11).

Như thế, lộ trình mạc khải về tình yêu Chúa Cha là suốt cuộc đời từ bỏ mình của Chúa Giêsu. Qua lộ trình đó, Chúa Cha được giới thiệu, và chính Đức Kitô được quang vinh.

Lộ trình làm chứng như thế nay vẫn được nhìn thấy nơi nhiều cuộc đời xung quanh tôi. Họ thuộc đủ loại người. Có thể nói: Đời họ là chuỗi dài những hy sinh, chỉ vì mục đích cứu độ, phục vụ người khác theo gương Đức Kitô trên thánh giá. Trong hy sinh có từ bỏ, có đớn đau, có yêu thương và hy vọng. Chính nhờ Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường hoạt động trong họ, mà họ có thể hy sinh đến như vậy.

Những cuộc sống như vậy đã làm chứng cho tình yêu khiêm nhường của Chúa. Một thứ khiêm nhường có sức cứu độ và thánh hoá.

3/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai xót thương kẻ tội lỗi

Phúc Âm có nhiều chỗ khiến tôi xúc động. Nhưng những chỗ ghi lại tấm lòng xót thương của Chúa Giêsu đối với những kẻ tội lỗi đã khiến tôi xúc động hơn hết. Chẳng hạn những lời Chúa phán và những việc Chúa làm sau đây:

"Thầy không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13).

"Ai có một trăm con chiên, mà có một con đi lạc, lại không để 99 con kia trên núi, mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó hơn là vì 99 con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Mt 18,12-14).

Dụ ngôn người cha có hai người con đã chú ý đến người con hư đốn. Một đứa bỏ nhà ra đi sống đời phung phá. Một đứa ở lại ngoan ngoãn bên cha. Ngày nọ, đứa con phung phá nghĩ lại đã trở về. Người cha tỏ ra hết sức vui mừng, đón tiếp người con đó một cách âu yếm quảng đại. Thấy người con ngoan tỏ vẻ khó chịu, người cha đã nói: "Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy" (Lc 15,32).

Ngày nay, lòng xót thương của Chúa dành cho những kẻ tội lỗi vẫn được thực hiện , không những qua bí tích giải tội, mà cũng qua những con người nhân hậu.

Kinh nghiệm cho thấy: Nhân hậu với những kẻ tội lỗi không luôn dễ thực hiện. Nhất là khi kẻ tội lỗi thuộc loại hư hỏng, phá phách, cứng lòng, đi quá sâu vào con đường tồi tệ. Tự nhiên, người ta cảm thấy dễ bực bội, dễ xa tránh họ. Hoặc nếu gần, thì sẽ dễ mắng nhiếc họ, kết án họ, trút lên đầu họ những giận dữ, khinh khi.

Nhưng, bên cạnh những kinh nghiệm loại trừ đó cũng có những kinh nghiệm về những tấm lòng nhân hậu đầy tình xót thương. Họ cầu nguyện rất nhiều, đền tạ rất nhiều, đau khổ rất nhiều cho tội nhân, kèm với những lời khuyên tế nhị, đầy yêu thương. Chính sự khiêm nhường đó đã có sức thiêng cứu những người tội lỗi khỏi mặc cảm và thất vọng, đưa họ vào niềm vui, chứa chan hy vọng.

Riêng đối với tôi, tôi đã gặp được Chúa trong những tình yêu nhân hậu đầy khiêm tốn đó.

ù

"Lạy Chúa, nhờ Con Chúa hạ mình xuống, Chúa đã nâng đỡ loài người sa ngã lên" (Lời nguyện nhập lễ, CN XIV TN), này con đây là kẻ sa ngã, xin thương xót con. Tình yêu khiêm nhường của Chúa Giêsu luôn là sức cứu độ con, luôn là chốn con nương tựa, luôn là trường học của con, luôn là sự sống dẫn đưa con về cõi trường sinh muôn đời.

Tác giả: Gm. JB. Bùi Tuần

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!