Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Duy Nhiên
Bài Viết Của
Gs. Trần Duy Nhiên
Nguyễn Viết Chung và Tiếng Gọi của Chân Thiện Mỹ
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI QUẢNG NAM NĂM 1623 VÀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ - BỨC THƯ CỦA FRANCISCO DE PINA
BẢNG CHỮ CÁI
Slideshow => Vài suy tư nhân dịp Năm Mới 2009
Năm mới nói chuyện cũ: Tòa Thánh cổ võ cho một ngày lễ có mục đích thương mại?
Hiển Linh đối với giáo dân.
KHAI BÚT ĐẦU NĂM
CHÂN PHƯỚC ROSALIE RENDU, MỘT NỮ TỬ BÁC ÁI.
THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHẬN LÃNH TÁC VỤ LINH MỤC.
Nữ Tử Bác Ái: Chứng từ của sự im lặng Giáng Sinh.
Nữ Tử Bác Ái: Diễn tiến liên quan đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu
FATIMA VÀ NHỮNG LỜI CẢNH BÁO RÙNG RỢN.
LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG
CÔNG BÌNH XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO.
Hai gương mặt mục tử.
CÔNG BÌNH XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
CÓ THỂ CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI.
MẸ VIỆT NAM ÔI, CÁM ƠN MẸ!
ĐỪNG SẬP BẪY SATAN!
KHAI BÚT ĐẦU NĂM

Khai bút đầu năm!!! Viết gì nhỉ?

Những chuyện to tác về đất nước, về tương lai dân tộc, thì tôi không có khả năng bàn luận. Vả lại nhiều người đã làm rồi! Khen cũng nhiều, mà chê cũng nhiều!

Thôi, tôi chỉ nói về chuyện nhỏ dính dấp đến bản thân mình, rồi suy tư về thực tại. Tuần vừa qua, một đứa 'con đỡ đầu’ ở Paris về Việt Nam nghỉ cuối năm, và gặp hai chuyện khó chịu khiến tôi cũng bực mình theo.

Chuyện khó chịu thứ nhất:

Tối 26-12, lúc hơn 10 giờ đêm, tôi chở cháu về Tân Bình sau một buổi họp mặt. Trên một đoạn đường vắng, một anh chạy xe song song hỏi đường ‘Tân Kỳ Tân Quý’. Tôi giảm tốc độ, để cháu đưa tay chỉ đường cho người kia! Thế là từ đàng sau, một ‘đồng đội’ phóng xe lên bên phải tôi, giật túi xách mà cháu chỉ còn cầm hờ hững trên một tay. May mắn là tôi chạy sát lề khi đi chậm lại, nên người giật xách vừa phải tăng tốc, vừa giật xách, vừa lách tìm đường, nên cháu giật ngược lại và xách văng ra rơi xuống đất. May cho cháu và cũng may cho hai anh chàng! Trong xách không có bao nhiêu tiền, nhưng lại có passport. Nếu bị đánh cắp thì hai chàng sẽ thất vọng, còn cháu thì phiền phức vì không có passport để trở về Pháp vài ngày sau. (Một kinh nghiệm cho các bạn, nhất là nữ: Khi đi đêm trên một đoạn đường trống trải mà có người chạy theo hỏi đường, thì hãy để ý đến cái túi xách đang được đồng bọn nhắm!)

Chuyện khó chịu thứ hai:

Công an gửi ‘giấy mời’ cháu lên ‘làm việc’ và hỏi về đời sống cũng như các mối quan hệ ở Pháp trong hai năm vừa qua, đặc biệt là việc quen biết với một người thuộc một đảng phái chính trị chống nhà nước Việt Nam. Cháu thấy bực mình vì cháu không quan tâm gì đến chính trị, bởi lẽ toàn thì giờ ở Pháp là lo đi làm việc kiếm sống và tra cứu tài liệu, gặp gỡ các tổ chức và nhân vật có thẩm quyền, để hoàn tất luận án tiến sĩ của mình. Thế nhưng người công an tự cho phép hỏi rất nhiều về ‘đời tư’ trong vị thế của một người hỏi cung tội phạm. Sau buổi ‘làm việc’ cháu buộc phải viết một bản tường trình! Là một người tha thiết với quê hương, cháu đã viết lại nội dung buổi ‘làm việc’. Nhưng trong bản tường trình này, cháu cũng khẳng định mình rất ít thì giờ nên sẽ từ chối ‘lời mời’ một cơ quan chính quyền nếu họ gửi ‘giấy mời’. Còn nếu xét thấy cháu vi phạm pháp luật thì xin cứ tiến hành các trình tự tố tụng và xét xử theo đúng luật pháp. Vài ngày sau, người công an ấy gọi điện thoại và bắt viết lại tường trình. Cháu từ chối vì lý do không có thì giờ. Thế là người công an nói lên những lời ‘phẫn nộ’ và ‘hăm dọa’. Một trong lời hăm dọa là có thể giữ lại phi trường chứ không cho đi Pháp. Thực sự, tôi ủng hộ quyết định của cháu, nhưng vẫn hồi hộp cho đến khi cháu đã trình xong passport cho công an phi trường và vào ngồi trong phòng đợi, nghĩa là lúc 6g10 tối 31-12.

Hai biến cố nhỏ này làm tôi suy nghĩ đến thực trạng Việt Nam nói riêng, và nếp sống trong xã hội nói chung.

Người Việt Nam chúng ta có cái dễ thương là ai hỏi đường thì giúp đỡ ngay, thậm chí đưa đến tận nơi, nếu có thì giờ. Mình được mọi người giúp, nên khi ai hỏi đuờng mình thì cũng vui vẻ chỉ dẫn. Và bọn xấu lợi dụng ngay cái lòng tốt đó để ‘bóc lột’ mình. Thật đáng buồn, khi một số tên chẳng ra gì gieo cái xấu vào suy nghĩ của mình, thế là mình phải nghi ngờ bao nhiêu người khác. Dù sao, nếu nhìn ngược lại thì vẫn thấy rằng xã hội này tốt đấy chứ. Suốt 20 năm ở Saigon, đây là lần đầu tiên tôi bị giật xách (mà giật hụt). Điều này cũng cho thấy rằng tuyệt đại đa số người Sàigon là tốt! Đấy là điều tôi thường quên: tôi dễ trở thành kẻ nghi ngờ mọi người vì có hai tên (trong số 8 triệu dân Saigon) đã lợi dụng lòng tốt để cướp xách con tôi.

Từ việc ‘cướp đêm’ này, tôi cũng nghĩ đến bao việc ‘cướp ngày’ khác. Người ta kêu gọi cái thiện trong lòng người dân, rồi khi người dân sẵn sàng hành động theo cái thiện thì người ta thực thi cái ác, chỉ vì bản thân họ và bất cần đến hệ quả cho người mình ‘ăn cướp’. Hai tay cướp đêm kia, có thể cướp vì thiếu tiền (ăn nhậu, hút chích), nhưng những tên cướp ngày thì không hề thiếu tiền. Vậy thì thiếu gì? Chắc là thiếu lương tâm, hoặc thiếu tự do (bị một cái nghiện khác hành hạ). Tuy nhiên, có lẽ cũng không sao. Số cướp ngày chỉ là một thiểu số. Đại đa số người Việt Nam vẫn là con người thiện. Vì thế, năm 2009 này, nếu xuất hiện thêm vài tên ‘cướp ngày’ thì hẳn cũng sẽ xuất hiện thêm vài lực lượng ‘săn bắt cướp’.

Thái độ của anh công an cũng làm tôi suy nghĩ. Tôi thấy rằng con tôi sử dụng đúng quyền hợp pháp của mình, chứ không làm gì quá đáng, nhưng anh công an cảm thấy tức giận. Sao thế nhỉ? Phải chăng anh quá quen với thái độ khúm núm, sợ sệt, cung kính của những người anh từng ‘làm việc’, nên khi gặp một người đối xử với anh một cách tự tin và tự trọng, thì anh cho đó là một thái độ ‘thất kính’, đáng trừng phạt? Phải chăng tất cả dân tộc này quá sợ hãi trước người công an vì ‘ông’ ấy có quyền chụp lên đầu mình bất cứ tội gì ông muốn. Một người ra trước công an thì kể là đã có tội. Vì thế, thái độ tử tế của bất cứ của một anh công an nào cũng là thái độ ‘hạ mình’ của quan tòa đối với tội phạm, chứ không phải là người đại diện cho luật pháp, bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của người dân.

Người công an chỉ là một người công bộc thi hành chính sách và luật pháp của nhà nước. Đứng về phương diện công dân thì anh chẳng có gì cao hơn tôi. Tôi có vi phạm luật pháp thì cũng là vi phạm với Nhà nước, với nhân dân, chứ không có lỗi gì với anh cả. Nếu tôi vi phạm thì anh cứ thi hành các biện pháp đối với người vi phạm, nhưng anh không quyền tỏ thái độ trịch thượng, và mạt sát tôi nếu tôi không ‘tôn kính’ anh như đấng tối cao! Đến bao giờ người công an Việt Nam mới bỏ được cái thái độ trịch thượng, và đến bao giờ người dân Việt Nam nói thẳng với người công an là ‘đừng hù tôi’ khi mình không có hành vi nào phạm pháp cả.

Mặt khác, tôi cũng tự hào về con của tôi! Cháu sẵn sàng trả giá để nói thẳng. Nếu bị giữ lại tại phi trường thì sẽ phiền phức vô cùng, vì đã nộp luận án và giáo sư hướng dẫn đã thành lập hội đồng. Nếu không được ra khỏi nước thì không thể bảo vệ luận án, và như thế thì 3 năm miệt mài bỗng trở thành mây khói. Thế nhưng cháu sẵn sàng đối diện với sự thật. Nếu bị giữ lại, cháu sẽ chấp nhận, nhưng sẽ kiện người nào ra quyết định đó, vì cháu thấy mình hoàn toàn không có một hành vi vi phạm pháp nào. Sự thật là cháu đã thông qua cửa khẩu và hôm nay cháu đã có mặt tại Paris rồi. Tuy nhiên, sự hăm dọa đó cũng làm cho cháu bực bội, nếu không nói là hoang mang.

Nếu tôi gặp trường hợp đó, có lẽ tôi đã ‘xuống nước năn nỉ’ và viết lại ‘tường trình’ để thuận buồm xuôi gió. Và như thế tôi đã mặc nhiên đi vào cái yên ổn của một thằng hèn. Từ đó lại tạo điều kiện cho một người, vốn không có quyền gì trên tôi, trở thành người có quyền sai khiến tôi. Thái độ của cô gái trẻ này khiến tôi nghĩ đến lớp trẻ hiện nay: không thiếu gì người trẻ ươn hèn, chiều ý những người ‘đe dọa’ mình, ở bất cứ môi trường nào, có cơ sở hay không, để được yên thân. Nhưng trái lại cũng đã có nhiều người trẻ sẵn sàng trả giá, không phải để làm điều gì sai trái, nhưng để bắt những người ‘tưởng bở’ không còn cơ sở để trở thành những người tự cho mình đứng trên đầu trên cổ người khác.

Không có một trường công an nào dạy người công an có thái độ như thế, nhưng nhiều anh công an trở thành ‘hống hách’ chỉ vì người dân sợ. Không có một đường lối Nhà nước nào cho phép người có quyền ‘tham nhũng, ép dân’; nhưng những người cầm quyền trở nên ‘độc tài’ chỉ vì người dân sợ. Bao giờ người dân hết sợ, bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào người 'đe dọa', chấp nhận bị đì rồi phản kháng đến nơi, lúc bấy giờ thì người công an mới thực sự là ‘bạn dân’, và người cầm quyền mới thực sự là ‘đầy tớ nhân dân’

01-01-2009

Trần Duy Nhiên

 

Ps: Cha Lê Quang Uy nối dài suy tư:

Cũng phải nghĩ thêm: mấy anh CA hành xử như thế cũng là để lộ ra một nỗi sợ. Cái gì bây giờ cũng làm cho cường quyền, bạo quyền hãi sợ. Họ buộc phải làm cho người dân sợ họ thì nỗi sợ nơi họ mới tạm được khỏa lấp. Đa số buổi tối, họ đi chơi bời, đi nhậu xỉn, cũng là một phần lớn để khỏa lấp nỗi sợ, quên cái sợ...

Trong dịp xử án ở Hà Nội, thoạt tiên em đi và đứng giữa những hàng rào toàn là CSCĐ có trang bị khủng khiếp, em cũng thấy sợ trong bụng: sợ bị đánh, sợ bị bắt, sợ chết. Nhưng rồi mấy tiếng sau, em nhìn thấy nỗi sợ ngay trong mắt những anh CA chìm, nổi và CSCĐ nữa. Họ mạnh về vũ khí hơn nhưng họ cũng sợ nhiều hơn mình. Họ càng sợ hơn nữa khi đọc được trong mắt người dân đang đối diện họ, một nỗi bình an không có sợ hãi...

Tác giả: Gs. Trần Duy Nhiên

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!