Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Xuân Thái
Bài Viết Của
Xuân Thái
Tản mạn về Mùa Chay và nhịn ăn trị bệnh.
Đại lễ Giáng sinh – từ giã “tương tư thảo”
Cha đẻ của dối trá
Từ “Cỏ tương tư”, nghĩ về một câu Lời Chúa.
Cô lái đò và sự tỉnh thức về CÁI TÔI.
Từ bỏ mình hay từ bỏ người ?!
Đã có một nơi cai nghiện như thế
Tết - sám hối và xin lỗi để hưởng trọn ơn lành.
Giáng sinh và những bất ngờ kỳ diệu từ một ca khúc.
Năm thánh hóa Linh mục, đi nghe Cha Piô Hậu nói về những kinh nghiệm truyền giáo của Linh mục.
Bạn đã làm gì cho linh mục ?
Lễ Bà Bầu.
Điều ước cuối cùng.
Có một nơi Chúa không thể đến
XÉT ĐOÁN - ĐOÁN XÉT.
Học làm Người và học làm Con Chúa.
Hội thảo truyền giáo.
Bí tích Thánh thể, niềm vui và nỗi lo của một vị Giám Mục.
Tản mạn vui về hút thuốc lá.
Nước mắt chảy xuôi.
Dấu Thánh giá và cô Hoa hậu.
Kể chuyện xưa: Không bằng .
Quỷ ám, quỷ nhập và quyền lực của Satan.
Người môn đệ Hai lúa, và một lần gặp mặt, rất ngắn.
Từ Vatican II, nghĩ về quà tặng và Gánh nặng .
CÓ MỘT NƠI CHÚA KHÔNG THỂ ĐẾN

Mùa chay đã qua đi, nhưng sứ điệp “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng vì Nước trời đang đến” vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi người. Khi được rắc tro trên đầu, người tín hữu đã được nhắc nhớ về thân phận bụi đất của mình, một thứ bụi đất vừa là hư vô những cũng vừa là vi diệu thánh thiêng, vì sẽ được sống lại hiển vinh trong ngày cánh chung sau hết.

Tất cả những điều ấy đều chỉ là những nghi thức, nhưng có ích hay sẽ trôi đi vô ích như bao nhiêu nghi thức khác đều tùy thuộc mỗi người, và từ đó, mùa Phục sinh đang đến hôm nay sẽ có ý nghĩa hay không, đều tùy thuộc vào nhận thức và hành động của mỗi chúng ta.

Chúa sống lại có ích gì cho tôi ?

Thánh Phaolô viết rằng : “Nếu Đức Kitô không phục sinh, thì niềm tin và lời rao giảng của chúng ta là vô ích (1 Cor 15, 14) ”. Thật vậy, nếu Đức Kitô không sống lại, thì dù có thật một Giêsu lịch sử, nhưng sẽ không có một Đức Giêsu là con Thiên Chúa, sẽ không có cứu độ, tất nhiên cũng chẳng có Kitô giáo nên cũng chẳng có chúng ta là những Kitô hữu như bây giờ. Nếu Đức Giêsu không sống lại, thì sẽ không có sự siêu việt duy nhất của Kitô giáo. Khi ấy Đức Giêsu cũng chỉ là một vị Đạo sư hoặc một Giáo chủ như Đức Phật, Khổng tử hoặc Lão tử …. và bao nhiêu vị khác nữa mà thôi.

Nhưng nếu Đức Giêsu đã thật sự sống lại và tôi đang là một Kitô hữu, thì sự sống lại của Ngài có chút nào ảnh hưởng đến tôi, đến lối sống gia đình tôi và cộng đoàn của tôi không ? Lễ Phục sinh luôn có rất đông người tham dự, nhiều nơi đã biến thành các sinh hoạt văn hóa hấp dẫn thu hút vô số người với đủ mọi thành phần. Đây quả là một tín hiệu đáng phấn khởi vì tin mừng Chúa sống lại đang mỗi ngày một lan rộng và phổ cập, nhưng bên cạnh đó, những điều đáng lo lắng và cần phải suy nghĩ vẫn luôn không thiếu. Thực tế đã nói lên điều ấy.

Tôi đã dự biết bao Đại lễ phục sinh long trọng hoành tráng với đủ các loại nghi thức đẹp mắt và trang nghiêm, nhưng tôi vẫn là tôi không có gì thay đổi, tôi vẫn đầy rãy những thói hư tật xấu như trước, đôi khi còn tệ hại hơn. Điều đáng tiếc này vẫn luôn không hiếm.

Tại sao vậy ? Vì tôi chỉ coi chuyện Đức Kitô sống lại như một điều gì đó xảy ra ở bên ngoài tôi, nhưng rất cần làm lễ kỷ niệm để nhớ về, hoặc cao hơn, như một lễ giỗ tổ tiên, để tỏ lòng biết ơn, lễ càng lớn thì càng vui vẻ và càng an tâm hãnh diện, như thế đã là quá đủ. Những suy nghĩ lệch lạc kiểu như thế vẫn luôn không thiếu ở mọi nơi mọi thời. Về điều này, một nhà tu đức đã viết :

Nếu Đức Giêsu chỉ sinh ra tại Bêlem, chỉ sống tạị đất nước Do Thái, chỉ chịu chết trên đồi Calvê, và chỉ phục sinh trong lịch sử cách đây hơn 2000 năm, mà không sinh ra, sống, chịu chết và phục sinh ngay trong tâm hồn ta, tại đây và lúc này, thì tất cả những biến cố ấy của Ngài đều hoàn toàn vô ích đối với ta”.

Nghe biết về điều này, tôi chợt giật mình và nhận ra rằng, điều cốt lõi để sự sống lại của Ngài mang ích lợi cho tôi, là Ngài phải được phục sinh ngay trong cung lòng tôi, trong tâm thức tôi trước hết.

Theo niềm tin và sự tuyên xưng nơi môi miệng tôi thì Ngài vẫn đang sống và đang làm Vua hiển trị, nhưng các điều ấy dường như đều chỉ xảy ra ở bên ngoài. Còn bên trong, Ngài vẫn luôn vắng bóng hoặc ngủ quên hoặc đã được an táng từ lâu. Thỉnh thoảng tôi cũng nhớ đến Ngài, nhưng như một người đã sống trước tôi 2000 năm, tương tự như nhớ đến các bậc tiền nhân hay đến một Đức vua Lê Lợi hoặc Quang Trung nào đó của lịch sử. Trong tâm thức tôi, Ngài được coi như một người quá cố. Một người đã chết như thế tất nhiên sẽ không mấy ảnh hưởng, nói gì đến chuyện làm tôi thay đổi.

Vậy, để được biến đổi trở nên một con người mới, mạnh mẽ, tốt đẹp tràn đầy thần linh Chúa, tôi cần ý thức rõ ràng, phải có những cố gắng và thao thức về sự phục sinh của Ngài trong tôi, Ngài có thật sự sống và hoạt động trong tôi thì tôi mới được biến đổi để trở nên giống Ngài.

Cuộc đời tôi nhiều lần ảm đạm, tâm hồn tôi nhiều khi bất an và buồn tẻ chẳng có gì hứng thú hoặc khởi sắc về mặt tâm linh, chính vì tôi đã để Chúa ngủ quên hoặc đang nằm chết  trong ngôi mộ tâm thức của tôi. Khi nào Ngài có mặt trong tôi, đầy quyền năng của một vị Thiên Chúa, Ngài sẵn sàng làm mọi sự để biến tôi nên hoàn thiện, mạnh mẽ và giúp đỡ cứu nguy khi tôi bị khốn cùng.

Có một nơi Chúa không thể đến:

Thiên Chúa hoàn toàn tự do. Là hình ảnh của Ngài, tôi cũng hoàn toàn tự do. Phẩm giá đó của Thiên Chúa đòi buộc Ngài phải tôn trọng tự do của tôi. Ngài không muốn đơn phương làm mọi việc một mình, dù Ngài dư sức làm các điều ấy, chỉ vì muốn tôn trọng tôi.

Như vậy, tuy Chúa đang có mặt ở mọi nơi và hoạt động cùng khắp, nhưng có một nơi Ngài không thể tự do hiện diện và hoạt động theo ý Ngài, đó chính là tâm hồn tôi. Cõi lòng tôi là một không gian bất khả xâm phạm đối với chính Ngài, nghĩa là chính Ngài cũng không thể bước vào. Ngài chỉ vào đó để hiện diện và hoạt động khi tôi cho phép, bằng cách mời gọi và hướng về Ngài rồi hết mình sống với sự hiện diện ấy. Sự hiện diện ấy chỉ đạt tới tuyệt đỉnh và trở nên tích cực hoạt động khi nào tôi có được những trải nghiệm mà Thánh Phaolô đã nói : “ Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô đang sống trong tôi” ( Gl, 2, 20 )

Để được như vậy, không cách nào khác hơn là phải hy sinh “CÁI TÔI” đang thống lĩnh tâm hồn tôi. Bình thường, tôi chỉ nghĩ về tôi, với những quyền lợi của tôi, hạnh phúc hoặc đau khổ của tôi. Mọi suy nghĩ và hoạt động của tôi đều bị CÁI TÔI ích kỷ ấy chi phối, điều khiển và huy động, khiến tôi lúc nào cũng chỉ muốn lo cho bản thân mình. Nhưng càng lo cho bản thân bao nhiêu, tôi càng cảm thấy thiếu thốn, trống rỗng và đau khổ bấy nhiêu, vì nhu cầu và đòi hỏi của tôi thì đổi thay vô hạn còn sức mạnh và năng lực của tôi thì lại rất có hạn. Trong bầu trời tâm thức ấy, tôi chỉ dành một chỗ rất nhỏ cho Chúa và tha nhân, thay vì Ngài phải là một ưu tư nhất, lo lắng lớn lao nhất. Như thế, tôi đang sống bình thường theo tự nhiên nhưng lại rất ngược với tinh thần Tin mừng.

Để có Chúa trong lòng, để thực sự có Chúa sống lại nơi tâm hồn, không chỉ hát hoặc đọc vài ba kinh bâng quơ vô cảm máy móc, thì Chúa liền hiện đến như phù thủy gọi âm binh bằng những câu thần chú. Nhưng phải là những tâm tình và cố gắng liên lỷ bằng những hành động thiết thực với tinh thần tỉnh thức luôn nhìn lại mình, phải xem lại mỗi lời nói hành vi của mình với mọi người xung quanh. Nghĩa là phải sám hối, nghĩa là phải điều chỉnh và muốn đổi thay để từng giờ, từng ngày sẽ hoàn thiện hơn và giống Chúa hơn. Quả thật, đó là cả một quá trình, một quá trình không hề đơn giản.

Nhà Thiền có một thuật ngữ rất thú vị : Đốn ngộ rồi tiệm tu, nghĩa là hiểu ngay, biết liền và sửa dần từng bước qua từng ngày. Lời Chúa thật dễ hiểu, nhưng để cái hiểu lý thuyết ấy có thể biến thành hành động và lối sống thực tế rất cần phải có thời gian. Và, để thanh lọc tâm hồn được nên giống Chúa chính là những nỗ lực phải thực hiện suốt cả cuộc đời, vì có ai sửa một lần là đủ, có ai tu một ngày mà đắc đạo bao giờ.

Những ai có Chúa phục sinh trong lòng, đôi khi rất dễ nhận ra, nhưng nhiều khi lại khó lòng nhận biết.

Có thể là người chẳng có gì khôn ngoan thông thái, nhưng họ luôn đoán biết nhu cầu người khác để có những quan tâm phù hợp.

Có thể là người vụng về nhiều mặt, nhưng họ luôn biết tìm đến tha nhân để làm một điều gì đó ích lợi thiết thực cho mọi người.

Có thể là người đang tối mặt vì thất bại, hoặc khốn khổ vì tai ương hoạn nạn nhưng nơi họ vẫn ánh lên sự bình an sâu thẳm.

Có thể là người lỗi phạm hoặc sai lầm, nhưng họ luôn biết lắng nghe tiếng Chúa nhắc nhở trong lòng, và nhất là, tiếng Chúa nói qua mỗi tha nhân.

Có thể là người rất nghèo, nhưng họ luôn nhạy bén mẫn cảm và biết chia sẻ với những kẻ nghèo hơn đang có mặt nhiều lắm ở xung quanh.

Có thể là người đã làm được công này việc kia, nhưng họ luôn thấy mình là những đầy tớ vô dụng chỉ đang làm việc các phải làm của bổn phận tự nhiên mà thôi.

Dù dễ hoặc khó nhận ra, nhưng nơi họ đều có một điếm giống nhau chung nhất, đó là họ biết yêu thương tha nhân và quên mình trong phục vụ. Nhờ như thế, họ luôn xứng đáng được hưởng phúc lộc bình an nơi mỗi Thánh lễ mà họ tham dự. Bình an là phước lộc cao trọng nhất mà ai cũng hằng mong ước, vì bình an chính là khởi đầu hạnh phúc Nước Trời ngay tại trần gian này.

Trong mỗi Thánh Lễ, từ Bình an được lập lại 7 lần. Con số 7 theo Thánh kinh chỉ sự viên mãn tràn đầy như khi có Chúa phục sinh trong lòng. Có Chúa trong lòng là đang ởThiên đàng, đang có Nước Trời, dù vẫn còn đang sống ở trên mặt đất này vậy.

Lạy Cha,

Chiều qua, bầu trời nhiều gió lộng và rất đẹp. Trong không gian mênh mông bao la, ở đó, con đã được dự một buổi thả diều thật thú vị. Nhìn con diều chao lượn cao vút và uyển chuyển đong đưa bên những áng mây đủ mầu, ai cũng thấy lòng mình như lắng xuống rồi lại mở ra đầy tĩnh tại thư thái. Giữa một xã hội mà nhịp sống đang hối hả và bon chen quay cuồng đến chóng mặt này, đó quả là một món quà mang thật nhiều ý nghĩa.

Xin cho con một chút mộng mơ, để thấy mình biến thành cánh diều kia và sẽ học được nhiều điều bổ ích. Con diều bay cao được chính là nhờ sợi dây nhỏ bé đang điều chỉnh ở dưới đất, để từ đó, biết kiềm chế và nương theo sợi dây mỏng manh nhỏ bé đang điều khiển, vì thiếu sợi dây con diều chẳng thể bay lên, mà  Luật yêu thương  của Cha chính là sợi dây này. Bứt khỏi sợi dây, con diều sẽ lộn nhào xuống đất.

Bay lên cao trong ân sủng Chúa, chính là lúc con đang có sự bình an, bình an ấy sẽ lan tỏa thành niềm vui và những nụ cười nơi nào Cha muốn con có mặt vậy.

Amen.

Xuân Thái .

Tác giả: Xuân Thái

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!