Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Bài Viết Của
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Hy sinh mạng sống cho đoàn chiên
Nhờ đâu biết được Chúa Giê-su thật sự sống lại?
Tình Chúa bao la như đại dương (Suy niệm Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa)
Sống lại với Chúa phục sinh (Suy niệm lễ Phục Sinh)
Yêu cho đến cùng (Suy niệm thứ Sáu tuần Thánh)
Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, hôm xưa và hôm nay (Suy niệm Chúa nhật lễ Lá)
Bí quyết đạt được sự sống đời đời
Trao ban tất cả cho mọi người
Thanh tẩy tâm hồn
Nhận ra điều tốt nơi tha nhân
Canh phòng tử huyệt
Những bông hoa của tâm hồn (Suy niệm đầu xuân)
Sống vì mọi người
Để cho Lời Chúa biến đổi cuộc đời
Sám hối ngay từ hôm nay
Sống gần gũi, thân mật với Chúa Giê-su
Thắp lên một ngọn nến (Suy niệm lễ Hiển linh)
Nhìn ngắm gia đình Chúa Giê-su (suy niệm lễ Thánh Gia)
Chúa đến xây dựng hòa bình (Suy niệm lễ Giáng sinh)
Đáp lời Chúa mời gọi
Để được Thiên Chúa đong đầy
Dọn đường cho Chúa đến
Tỉnh thức để tự cứu mình
THI TUYỂN VÀO THIÊN ĐÀNG
Cuộc bách hại hôm nay
Đong đầy dầu yêu thương
Đôi cánh để bay lên
Đáp lời Chúa mời gọi (Suy niệm truyền giáo)
Mặc lấy Chúa Ki-tô
Nhờ lời Chúa soi đường
Nhìn vào nội tâm
Bằng lòng với khả năng Chúa ban
Phúc cho người biết thứ tha
Giúp nhau sửa chữa lỗi lầm
Đầu tư cho cuộc sống mai sau
Đối với tôi, Chúa Giê-su là ai?
Bí quyết thành công trên đường đời.
Bàn tay cứu vớt của Chúa Giê-su
Khám phá kho báu Tin mừng
Hai đạo quân
XÂY DỰNG PHÚC LỢI CỘNG ĐỒNG

 

(Suy niệm Tin Mừng Gioan (6, 1-15) trích đọc vào Chúa nhật 17 thường niên năm B)

 

Thói vô cảm đang lan tràn

 

Chủ nghĩa Makeno (có nghĩa là mặc-kệ-nó, một cách nói khôi hài chỉ thái độ vô cảm, thờ ơ trước những đau thương khốn khổ của người khác, không quan tâm đến lợi ích chung) là một thói xấu tai hại đang lan rộng trên quê hương đất nước chúng ta.

 

Báo chí gần đây nhiều lần đề cập đến lối sống ích kỷ và vô cảm của nhiều người: “Một thanh niên bị xe tải đâm nát nửa thân, nhiều người xúm lại xem rồi bỏ đi mặc nạn nhân rên la kêu cứu; khi thấy xe khách gặp nạn, người đi đường thay vì cứu giúp nạn nhân thì lại xông vào hôi của; một số nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu thì bị bỏ cho chết vì bác sĩ yêu cầu phải có tiền mới cấp cứu… Sự thờ ơ với những nỗi đau của người khác dường như là chuyện thường ngày trong xã hội chúng ta .” (trích: vnexpress.net ngày 27/1/2011)

 

Châm ngôn của những người vô cảm là: “Đèn nhà ai nấy sáng”, “Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, “Sống chết mặc bây”, “Mạnh ai nấy sống” ….

 

Thói vô cảm vô cùng tai hại vì nó hủy diệt tình nghĩa đồng bào, phá vỡ nền móng đạo đức của xã hội, làm đất nước suy yếu và tụt hậu, làm cho con người cảm thấy bất hạnh vì thiếu vắng tình thương. Thói xấu tai hại nầy hoàn toàn trái ngược với chủ trương sống yêu thương bác ái của Chúa Giê-su.

 

Chúa Giê-su hiến thân xây dựng phúc lợi cộng đồng

 

Mang lại phúc lợi cho cộng đồng nhân loại là ưu tiên hàng đầu của Chúa Giê-su. Vì thế, Người đã hạ mình xuống thế để phục vụ nhân loại và hiến ban cả mạng sống để cứu rỗi muôn người.

 

Trong ba năm bôn ba rao giảng Nước Trời, Chúa Giê-su luôn sống vì mọi người: “cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kể điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7, 22)

 

Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan giới thiệu Chúa Giê-su là Đấng đặc biệt quan tâm đến hạnh phúc người khác. Người không dừng lại ở việc rao giảng Tin Mừng mà còn chăm lo cho cả cái bao tử trống không của họ nữa.

 

Chúa Giê-su mời gọi chúng ta quan tâm giúp ích cho người khác

 

Xây dựng phúc lợi cộng đồng là sự nghiệp chung của mọi người, thế nên Chúa Giê-su không thực hiện một mình mà còn kêu mời các môn đệ cùng tham gia vào việc nuôi ăn đoàn dân đông đảo đang theo Người ngày hôm ấy.

 

Trước hết Chúa hỏi Phi-líp-phê, để mời gọi ông cùng chung lo với Người: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”

 

Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."

 

Bấy giờ môn đệ thứ hai là An-rê tham gia: “Thưa Thầy, ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "

 

Thế là em bé nầy được đưa đến với Chúa Giê-su. Người đã thuyết phục em chịu hy sinh phần ăn quý hóa của mình cho tập thể. Thế là ngay cả trẻ con cũng được Chúa Giê-su mời gọi góp phần cho phúc lợi của cộng đồng.

 

Khi bụng đói cồn cào thì chẳng có gì cần hơn cơm bánh. Vậy mà em bé nầy đã quảng đại trao năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ vào tay Chúa Giê-su.

 

Nhờ có sự tham gia của các môn đệ và đứa bé, “Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy”

 

Thế là phép lạ xảy ra: bánh và cá liên tiếp được trao tay từ người nầy qua người khác, mọi người được ăn no nê, “ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.”

 

Xây dựng xã hội lành mạnh và phát triển là điều kiện để mỗi người được hạnh phúc

 

Số phận của mỗi tế bào trong cơ thể tùy thuộc vào số phận của toàn thân. Khi thân thể lâm trọng bệnh thì các tế bào cũng bị ảnh hưởng nặng nề và khi thân thể chết đi thì các tế bào không thể nào tồn tại. Trái lại, khi toàn thân khỏe mạnh an lành, thì mỗi một tế bào trong cơ thể cũng được hưởng nhờ. Vì thế, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển, hòa bình là điều kiện cần thiết để từng cá nhân trong xã hội được an bình hạnh phúc.

 

Lạy Chúa Giê-su,

 

Chúa đến trần gian hiến trọn đời mình để mưu cầu lợi ích cho toàn thể nhân loại. Chúa không chỉ cứu rỗi linh hồn con người mà thôi, nhưng còn nỗ lực xây dựng một thế giới lành mạnh, hạnh phúc ngay trên mặt đất bằng cách cổ võ mọi người dấn thân sống phục vụ, yêu thương.

 

Xin dạy chúng con xa lánh chủ nghĩa “Makeno” đang dần dần tàn phá xã hội; trái lại, biết noi gương Chúa, học với Chúa để trở nên người hiến thân đem lại phúc lợi cho anh chị em chung quanh mình.

 

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà

Tác giả: Lm. Inhaxio Trần Ngà

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!