Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
ĐẤU NÀO TA ĐANG ĐONG CHO CHÚA VÀ CHO THA NHÂN?

 

Chúa Nhật 32 TN - B

 

Lịch sử Hoa Kỳ có ghi lại một câu chuyện rất đặc biệt liên quan đến nữ tỉ phú có tên là Hetty Robinson. Bà có khả năng kiếm tiền dễ đến nỗi người ta gọi bà là “phù thủy phố Wall”. Nhờ vào tài kiếm tiền thiên phú, bà đã trở thành một trong những nữ tỉ phú giàu có nhất nước Mỹ hồi đầu thế kỷ 20, khi tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, bà cũng là một người keo kiệt nhất được biết đến thời bấy giờ. Bà đếm từng xu một và dường như không bao giờ cho ai hay giúp đỡ ai một đồng nào. Bà cũng không muốn tiêu tiền. Bà không mua nhà riêng mà chỉ ở nhà cho thuê bình dân, vì không muốn trả tiền thuế nhà đất. Bà hầu như không mua sắm quần áo, và lúc nào cũng chỉ mặc mỗi cái váy đầm dài màu đen. Bà tự tay giặt lấy, nhưng để tiết kiệm xà bông, bà chỉ giặt phần gấu váy, tức phần tiếp xúc với nền đất. Các doanh nhân khác thì có văn phòng riêng, còn bà thì không. Bà thường sử dụng cái bàn ở nhà bank, nơi bà gởi tiền, để làm việc và ăn uống tại đó luôn. Thức ăn thường là bánh mì săng-đúyt, đỡ mất công nấu nướng tốn kém 

Khi con trai bà bị thương ở đầu gối, bà không muốn trả tiền cho bác sĩ, nên bà đã đưa đến một bệnh viện từ thiện dành cho người nghèo. Không may bác sĩ biết bà là một người giàu và đòi lấy tiền. Bà từ chối trả tiền và đưa con bà về. Sau đó vết thương nơi đầu gối con trai bà bị nhiễm trùng và rồi các bác sĩ phải cưa chân. Chưa hết, một lần kia, khi đến cửa hàng mua một chai sữa, bà đã cãi nhau với nhân viên về giá cả. Và bà tức giận đến nỗi lên cơn và đột quỵ. Bà chết lãng xẹt: chết vì một chai sữa, hay nói đúng hơn là chính tính keo kiệt đã giết hại bà.

Khi được thừa kế gia tài bà ta để lại, cậu con trai đã trả thù đời bằng cách phung phí hết vào việc ăn chơi tiệc tùng và mua sắm xa hoa, thậm chí cái bô tiểu cũng được cậu ta nạm kim cương. Đó cũng là một hình thức trả thù cho sự tật nguyền mà mình phải chịu vì sự keo kiệt của bà mẹ. (x. Giáo trình "Life Lines", Tom Hutchinson, trang 26).

Nếu trên cõi đời này, có những con người keo kiệt và bần tiện như bà tỉ phú Hetty Robinson, thì cũng có những con người có tấm lòng hào hiệp và quảng đại như tấm lòng hai bà góa được nhắc đến trong Phụng vụ Lời Chúa, Chúa Nhật 32 Thường Niên hôm nay.

Bà goá thứ nhất quê ở Sarepta, sống vào thời ngôn sứ Êlia. Bà goá thứ hai mà Tin Mừng nói đến quê ở Palestina, sống vào thời Chúa Giêsu. Cả hai có điểm nào giống nhau? Cả hai đều là bà góa nghèo, nghèo của cải vật chất, nhưng lại giàu tấm lòng.

Bà goá quê ở Sarepta thì quảng đại cho đi cái bánh cuối cùng, giúp ngôn sứ Êlia thoát khỏi cơn đói, dù mẹ con bà đang đối mặt với nạn đói lớn trong vùng và cái chết đang kề cận. Còn bà goá trong Tin Mừng thì có lòng quảng đại dâng hiến tất cả những gì bà có với niềm tín thác tuyệt đối. Dù số tiền của bà bỏ vào thùng tiền Đền Thờ chỉ là 2 đồng tiền kẽm, trị giá bằng ¼ xu của người Rôma thời bấy giờ, tương đương với ¼ giá trị một ngày công. Nếu tính một ngày công bây giờ là 200 ngàn đồng, thì ¼ ngày công là 50 ngàn đồng. Năm mươi ngàn chẳng là bao, nhưng đó là tất cả những gì bà có để nuôi sống mình. Chúa Giêsu đã khen ngợi bà và đưa bà ra làm gương cho các môn đệ của Ngài.

- Thứ nhất là gương về lòng quảng đại hiến dâng. Bà bỏ tiền dâng hiến vào Đền thờ không phải để khoe khoang hay phô trương như nhiều người do thái giàu có khác. Thực sự bà nghèo, nên không buộc phải dâng tiền bạc vào Đền Thờ. Nhưng vì bà có một lòng quảng đại lớn lao. Bà vẫn thích sống cho đi. Bà không đợi đến lúc có dư ra năm, bảy đồng mới dâng cúng một đồng. Bà dâng ngay tất cả những gì mình có trong lúc cùng cực nhất, bế tắc nhất. Vì bà ý thức cuộc sống là nhận lãnh thì cũng phải biết cho đi, nên bà sẵn sàng cho đi cả sự sống của mình.

- Thứ hai là gương về lòng tín thác vào Thiên Chúa. Không biết bà có con cháu hay không. Thánh sử Maccô chỉ nói rằng bà là một góa phụ nghèo. Tức là bà đã mất chồng và nghèo túng. Góa mà nghèo nữa, nên nếu có con cháu thì có lẽ bà cũng không được nhờ cậy gì. Tuy nhiên, bà là người rất giàu về niềm tín thác. Bà tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa là người cha tốt lành của bà. Thiên Chúa là điểm tựa của bà, và bà tin tưởng rằng Ngài sẽ không bỏ mặc bà. Vì thế bà sẵn sàng dâng hiến cho Thiên Chúa một cách quảng đại.

Phần chúng ta, những người xưng mình là Kitô hữu thì sao? Thực tế ta thấy có những người giáo dân không bao giờ dâng cúng cho công việc chung một đồng nào. Lấy lý do: người ta dâng tiền triệu này triệu kia, còn tôi dâng tiền trăm, tiền chục, khó coi quá! Thiên Chúa không đo không lường số lượng của dâng, ít hay nhiều, mà Ngài nhìn chỉ nhìn vào tấm lòng của người dâng. Quảng đại hay keo kiệt.

Rồi cũng có những người không hề mở hầu bao để giúp đỡ cho những kẻ hoạn nạn một cắc nào, viện cớ: tôi còn chưa lo được cho tôi, gia đình tôi, nói gì đến chuyện lo cho người khác. 

Và rồi cũng có những người né tránh để khỏi giúp đỡ tha nhân bằng câu nói: “Hãy chờ khi nào làm ăn khá hơn, tôi sẽ chia sẻ cho ông cho bà, cho anh cho chị…”. Và sự chờ đợi ấy sẽ kéo dài mỏi mòn không biết đến bao giờ làm ăn khá hơn để giúp đỡ, để sẻ chia. Nói chung, người ta có thể nêu ra cả ngàn lý do để biện minh cho thái độ dửng dưng, vô cảm, vô tâm, không muốn giúp đỡ anh chị em đồng loại.

Thực tế, không ai nghèo đến độ không có gì để dâng hay để cho. Và những ai tự ti là mình không có gì để dâng hiến, hay để cho đi là những người có tội với mình và có tội với Chúa. Nếu không có của cải tiền bạc để cho thì cho đi tấm lòng. Cho đi tấm lòng được thể hiện qua một ánh mắt cảm thông, một nụ cười khích lệ, hay một lời nói ủi an. Cho đi tấm lòng còn được thể hiện qua sự hy sinh một phần thời giờ, sức khoẻ và khả năng để hiện diện, để phục vụ tha nhân, v.v…

Cái cho lớn hơn cả vẫn là cho đi tấm lòng, cho đi chính mình. Chỉ với hai đồng tiền kẽm vốn chẳng có giá trị gì đối với những người giàu, nhưng lại là lớn lao trước mặt Thiên Chúa vì đồng tiền đó được gói trong một “tấm lòng vàng”. Bởi đó người ta thường nói rằng cho tiền cho bạc là cho ít, cho đi tấm lòng mới là cho nhiều; hay “của ít mà lòng nhiều” vẫn có giá trị hơn là “của nhiều mà lòng ít, hoặc là không có tí lòng nào”.

Nếu chúng ta biết quảng đại dâng hiến, quảng đại cho đi thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Thiên Chúa cho lại có khi gấp trăm gấp ngàn lần. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định điều này: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ dùng đấu hảo hạng đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy. (Lc 6,38). Ta đang đong cho Chúa và cho anh em bằng đấu nào: đấu hẹp hòi keo kiệt hay đấu rộng lượng bao la?

Thực tế cũng cho ta thấy có những người chỉ biết nhận mà không bao giờ biết cho. Hoặc giả như có cho đi nữa thì cho kiểu bố thí, hoặc cho kiểu bất đắc dĩ. Chúa ban cho ta 10 đồng, ta dâng lại cho Chúa 1 đồng, hay cho anh chị em vài đồng mà thấy xót xa vô cùng. Thế đấy! Chúa đã quảng đại với ta, vậy mà ta vẫn thường tính toán chi li với Chúa.

Ta “quảng đại với Chúa” bằng cách nào? Bằng cách sẵn sàng đóng góp một cách hào phóng cho những công việc chung của Giáo hội, của giáo phận, hay của giáo xứ. Nhất là luôn sẵn lòng giúp đỡ cho anh chị em của mình, đặc biệt là những người nghèo khổ túng thiếu, hay những người đang gặp hoạn nạn tai ương.

Ước gì trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, chúng ta luôn có thái độ sống quảng đại để hiến dâng, biết cho đi với tất cả lòng yêu mến và tín thác trọn vẹn như bà goá nghèo trong Tin Mừng hôm nay. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!