Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
PHỤC HỒI SỰ THIÊNG THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH – CỘNG ĐOÀN DÒNG TU

  

I. PHỤC HỒI SỰ THIÊNG THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH


 

Năm 2017, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề xướng chương trình ba năm về Đời Sống Gia Đình.

Có thể nói đây là chương trình khá độc đáo do sáng kiến phát xuất từ tình yêu của Chúa Thánh Thần, đối với giáo dân Việt Nam.

Độc đáo bởi tính thời sự của vấn đề

Độc đáo bởi tính căn cốt của cuộc nhân sinh

Độc đáo bởi tính trách nhiệm cứu rỗi của Hội Thánh Chúa.

 

1. Độc đáo bởi tính thời sự của vấn đề

 

Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện một câu nói trên miệng, câu viết trên các trang mạng thời sự, câu châm biếm chua chát rằng: “Chỉ có tại Việt Nam”. “Chỉ có tại Việt Nam nhiều điều tiêu cực không giống ai, tiêu cực về luật pháp, tiêu cực về cách hành xử của những người có quyền, về cách giáo dục, về nếp nhân văn, về cách suy nghĩ đến cách sống, về chuẩn mực của thẩm mỹ, đạo đức, và cả chân lý nữa…

Cách riêng, trong cuộc sống gia đình, cũng có những điều thay đổi kỳ quặc, và những điều kỳ quặc ấy, cũng chỉ có tại Việt Nam.

Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình sau những năm dài làm việc với nhau, đã có những nghiên cứu cân nhắc kỹ lưỡng, đã cho thấy rằng những giá trị chuẩn mực về đời sống gia đình đang trên đà xuống cấp trầm trọng.

Tại sao? Nguyên do nào?

Đừng đỗ thừa hay đổ lỗi cho ai, nhưng ai cũng phải tự đấm ngực mình về tội bỏ Chúa mà chạy theo trào lưu không tin có Thiên Chúa, chạy theo cách sống của những con người chủ trương duy vật, chủ trương sống và hưởng thụ ở đời này vì không có đời sau…

Một vấn đề thời sự trải dài hơn 40 năm, đó là cách sống vô thần, duy vật. Cách sống ấy đã từ từ thẩm thấu vào trong lòng con người Việt Nam, thẩm thấu vào trong lòng người có đạo, người tin có Thiên Chúa, lúc nào không hay không biết. Tư tưởng vô thần, duy vật được giới thiệu, trình bày cách hấp dẫn, lấn chiếm tư tưởng, thay đổi não trạng, hình thành tư duy, hình thành nhân cách mới, nơi mọi người, không loại trừ ai, không loại trừ thành phần nào, không kể bậc sống nào, không kể đời sống tu sĩ hay gia đình…Ai không cảnh giác, không tỉnh thức, và cầu nguyện, không hãm mình hy sinh, ai không muốn thuộc trọn về Thiên Chúa, thì sớm muộn cũng phải đầu hàng quy phục hệ tư tưởng mới này.

Cách riêng, những gia đình công giáo, gia đình nào bị cuốn hút, bị nhấn chìm vào cơn mê hoặc của duy vật, đều dẫn tới hậu quả là thảm họa: bất bình, bất trung, bất tín, bất an, bất hạnh, giả dối, lừa gạt, đổ vỡ, tan tác,


 

2. Độc đáo bởi tính căn cốt của cuộc nhân sinh
 

Tôi gọi việc phục hồi đời sống theo đúng chuẩn mực thánh thiện của gia đình công giáo là độc đáo vì đây là “Căn cốt của cuộc nhân sinh”. Phàm ai trên trần gian này mà không được sinh ra, được làm người từ cha mẹ, không được dưỡng nuối và lớn lên từ gia đình.

Gia đình là cái nôi của sự sống. Vợ chồng là những người cộng tác với Thiên Chúa nối dài công cuộc sáng tạo con người.

Và trước tình hình thực tế là đang có những con người vô thần, duy vật muốn sống đời vợ chồng một cách ích kỷ, nghĩa là chỉ để thỏa mãn một đời sống tính dục, mà không nhận lấy trách nhiệm sinh ra và nuôi dưỡng thêm một con người.

Việc giảm sinh để chu toàn bổn phận với số con cái đã có, là điều có thể chấp nhận được. Nhưng cũng qua việc giảm sinh bằng muôn vàn phương cách đã bị lạm dụng tới mức tối đa, để chính con người hạ thấp giá trị nhân linh của mình xuống thành một loại người còn tệ hơn một con vật. Tội phá thai, hay tội giết người từ trong trứng nước đã chứng minh điều đó. Việc sống thử, việc quan hệ tự do ngoài hôn hôn nhân liệu có ý nghĩa tốt đẹp gì, nếu không nói đó là cách sống tự nhiên, mà một vài loài vật kia còn kiêng tránh. Hậu quả là một thảm họa cho các gia đình, ly dị, tái hôn, con cái mất cha mất mẹ, nếu cứ tiếp tục làm mất đi sự thiêng thánh của hôn nhân.

Phục hồi đời sống gia đình thực là một việc cần thiết và cần kíp ngay trong lúc này, lúc mà sau hơn 40 năm, ý thức con người đã lạc lối vào cái gọi là tư tưởng và cách sống duy vật.


 

3. Độc đáo bởi tính trách nhiệm cứu rỗi của Hội Thánh Chúa.

 

Vâng, đúng là cần thiết và cần kíp phục hồi sự thánh thiện của hôn nhân và những giá trị chuẩn mực của gia đình, vì đó là tính trách nhiệm cứu rỗi của Hội Thánh.

Hội thánh không thể làm ngơ khi con cái mình đi vào con đường của ma quỷ vạch ra, con đường gấm, con đường hoa, con đường chóng vánh phôi pha nhưng đầy hấp dẫn, đầy cuốn hút, con đường thực dụng.

Hội thánh không thể dửng dưng vô tình khi thấy và biết con cái mình đang càng ngày càng xa rời niềm tin vào Thiên Chúa, ngày càng liều lĩnh dấn mình vào cuộc sống không mong đợi một đời sau.

Hội thánh cũng không thể đồng lõa với tư tưởng vô thân, và duy vật vì chính tư tưởng này tự thân nó là đã phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, phủ nhận cuộc sống mai hậu trong Thiên Chúa.

Hội thánh có trách nhiệm cứu rỗi các linh hồn.

Hội thánh ấy, là Giáo Hội Toàn cầu, Giáo Hội Địa Phương, và cụ thể nhất, Giáo Hội tại các gia đình, mà chúng ta gọi là cộng đoàn cơ bản của Hội Thánh hay Hội Thánh thu nhỏ.


 

II. PHỤC HỒI SỰ THIÊNG THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN CÁC DÒNG TU

 

Là những tu sĩ trong Hội Thánh Chúa, cũng không thể dửng dưng hay vô tình trước một chương trình mang tính trách nhiệm của Hội Thánh. Và tính trách nhiệm ấy, không ai trong Hội Thánh có thể thối thác, hay khước từ.

Đừng nói rằng, việc ấy là việc của các gia đình, chúng tôi không liên can, vì chúng tôi không lập gia đình.

Xin thưa rằng: không lập gia đình, chứ không phải là không có gia đình.

Một gia đình huyết nhục ruột thịt của chúng ta đang còn ở giữa trần gian kia, với biết bao thách đố trước những cơn lũ duy vật, vô thần.

Một gia đình trong cùng bửu huyết Chúa Ki-tô cũng đang chòng chành chao đảo trước sóng đời duy vật.

Không đâu xa, một gia đình thiêng liêng, trong tình huynh đệ thiêng liêng cùng bửu huyết Chúa Ki-tô, cùng bước theo con đường Chúa Ki-tô trong ơn gọi tu dòng, một gia đình hội dòng, một gia đình cộng đoàn của Hội Dòng, cũng không tránh khỏi những cuốn hút của trào lưu vô thần duy vật, mà chúng ta nếu không tỉnh thức, thì hãy coi chừng phải đầu hàng mang thảm họa.

Cùng với việc phục hồi ý nghĩa thiêng thánh của các gia đình công giáo, thiết tưởng cũng cần phải phục hồi lại giá trị thiêng thánh của các gia đình, Hội Dòng, Cộng đoàn các hội dòng, dòng tu. Thiết tưởng, đây là một việc cần thiết và cần kíp hơn lúc nào hết.

 

Nhưng,

Làm thế nào để phục hồi lại những giá trị thánh thiêng trong các cộng doàn dòng tu ngày hôm nay.


 

1. Thiên Chúa là ai?

Hẳn là chúng ta đã có nhiều đáp án từ các cuộc họp Liên Dòng, từ các nỗ lực nghiên cứu của các Bề Trên Dòng, làm thành những hướng dẫn cụ thể để các tu sĩ sống đời sống cộng đoàn trong tình huynh đệ gia đình.

Phần tôi hôm nay, muốn gửi đến mọi người một ý tưởng có thể là rất riêng, và tùy ý quí tu sĩ suy tư. Chấp nhận hay không chấp nhận thì đây vẫn là một sẻ chia rút ruột của tôi.

Trước tiên xin được kể câu chuyện này:

Có một Giáo Sư giáo dân nọ, được mời đến nhà dòng kia, để chia sẻ đôi điều về cuộc sống tâm linh. Tham dự buổi chia sẻ ấy, có cả quí cha, quí thầy quí sơ của các Hội Dòng. Mở đầu buổi chia sẻ, giáo sư ấy nói: Xin hỏi quí Cha, quí thầy, quí sơ: Thiên Chúa là ai?

Rồi ông lặng thinh nhìn vơ vẫn ra ngoài, có vẻ như để chờ đợi cử tọa suy nghĩ là trả lời.

Phía dưới hội trường đã bắt đầu có tiếng xì xào, và tỏ lộ nhiều vẻ khó chịu với giáo sư.

Có vài lời bàn tán xôn xao rồi to tiếng rằng: Các cha, các thầy các sơ toàn là những hạt gạo trên sàng, tu hành đắc đạo đã thành chánh quả cả rồi, vậy mà ông giáo sư kia còn đặt câu hỏi với hạng vip ấy rằng: các cha có biết Chúa là ai không, các sơ các thầy có biết Chúa là ai không! Thật là ông giáo sư ngớ ngẫn. Đặt câu hỏi Chúa là ai cho chính những người đã từng và thường xuyên giảng dạy cho thiên hạ biết Chúa là ai. Đúng là ông giáo sư điên.

 

Vâng, hôm nay tôi cũng giống ông giáo sư kia rồi, cũng ngớ ngẫn, và tôi cũng điên rồi đây. Bởi, tôi muốn hỏi câu này: Chúa là ai.

Và còn hơn thế nữa, xin mọi người hãy tự đặt câu hỏi cho mình: Tôi là ai, và người bên tôi là ai.

Hãy tự mình trả lời đi.

 

Vâng, là một tu sĩ đã được tu luyện, đã được học, và đôi khi có cả nhiều học vị, nhiều tấm bằng về thần học về giáo lý. Và hẳn nhiên là ai cũng có thể trả lời câu hỏi Chúa là ai. Trả lời rằng: Chúa là Đấng Vô Hình, Chúa là Đấng quyền năng, tự hữu, hằng có, Chúa là Tình Yêu, Chúa là Đấng Giàu lòng xót Thương…

Xin hãy nhớ rằng đó mới chỉ là một định nghĩa.

Điều quan trọng không phải là tin hay biết về Thiên Chúa. Quỷ nó còn biết nhiều hơn ta. Quỷ nó biết về Thiên Chúa nhiều hơn ta. Những người tự cho mình là vô thần kia cũng tin, cũng biết như ta. Nhưng quỷ và những kẻ vô thần kia không sống điều mình tin, điều mình biết.

Ai dám chắc rằng các tu sĩ nam nữ ở đây đã sống điều mình tin, đã thực hiện điều mình dạy?

Vậy chẳng qua, đối với chúng ta: Chúa là …Chúa là… Chúa là… tất cả chỉ là một mớ hiểu biết cất trong hộc tủ, ghi trên văn bằng…đôi khi còn mượn Chúa làm bức bình phong cho một cuộc sống vô thần.

Xin đừng nói ông giáo sư kia điên khùng, hay ngớ ngẫn, khi ông ta đang muốn nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng rằng: hãy sống điều mình đã tin. Hãy biến sự hiểu biết về Thiên Chúa của chúng ta thành một cuộc sống luôn luôn có Thiên Chúa trong tâm trí, trong linh hồn và trong cả thân xác của chúng ta nữa. Để con người của mỗi chúng ta đích thực xứng đáng là dền thờ Thiên Chúa ngự trị.

 

Vâng, xin cảm ơn ông giáo sư kia, vì chúng tôi đã Tin và biết về Thiên Chúa một cách rất vô thần, rất duy vật mà chúng tôi không hề hay biết.

Đó không phải là đời sống đạo của chúng ta hôm nay đó sao.

Đừng nghĩ rằng mình là Tu Sĩ, đã được đào tạo để hiểu biết về Thiên Chúa, là chúng ta chắc chắn không có thái độ vô thần.

Tin có Thiên Chúa quyền năng, hiểu biết về Thiên Chúa quyền năng mà không chấp nhận để cho Thiên Chúa can thiệp vào đời mình, lại trông chờ vào một thế lực vật chất khác, trông chờ vào một cứu cánh khác. Đó không phải là cách tin, cách biết một cách vô thần đó sao?

Vẫn tin, vẫn nói về Thiên Chúa là Đấng Khiêm Nhường, giàu lòng xót thương, giàu khoan dung tha thứ, thế nhưng lỡ có ai làm mất lòng mình, thì mình lại điên tiết lên, lỡ có ai làm điều chi mất danh dự cha, thầy sơ… thì cấp tốc trả đủa bằng cách oang oang trên tòa giảng, nơi công cộng về sự phạm thánh của người ta, rồi xếp hạng loại trừ…đến nổi, không có chỗ trong đất thánh dành cho những người xem thường các Đấng, Bậc. Đó không phải là cách sống vô thần sao?

Nói rằng con muốn thuộc trọn về Chúa, thì dễ òm, nhưng làm sao cho tâm trí, linh hồn, thân xác ta thật sự thuộc trọn về Chúa, thì không dễ chút nào. Bởi cuộc sống không chỉ cần có cái ăn, mà còn cái khao khát ăn sao cho sung sướng cái miệng. Bởi cuộc sống không chỉ có cái tên, mà còn khát khao cho tên mình sáng láng. Cuộc sống không chỉ cần tiền mà còn khao khát vơ vét sao cho giàu sang phú quí, để có kẻ hầu người hạ… Đó không phải là cách sống vô thần của những người tin và biết Thiên Chúa là ai đấy sao?

Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp vì danh Thầy thì có Thầy ở giữa. Nghe vậy, và cũng đã từng nói vậy, thế nhưng có sống được như vậy không, thì còn phải xét lại tự tâm mỗi người. Có chắc tụ họp vì danh Thầy, hay đang tụ họp vì danh mình…Thế thì, cộng đoàn nào đang tụ họp vì danh mình, vì danh mỗi người, vì dah phe nhó mình, thì rõ ràng là chúng ta đang xua đuổi Thiên Chúa đi nơi khác… Không phải vô thần sao!

Còn nhiều nhiều nữa những điển hình. Chúng ta hãy tự xét lấy.

Tôi muốn đặt vấn đề quan trọng tiên quyết trong khi phục hồi sự thiêng thánh và đời sống cộng đoàn, đó là chính mỗi người trong cộng đoàn dòng tu, phải xem lại tương quan của mình với Thiên Chúa. Tương quan ấy phải là một tương quan chân thành trong niềm tin và lòng kính mến và tất cả cho vinh danh Chúa.


 

2. Tôi là ai?

Sau vấn đề Chúa là ai, để xây dựng tương quan tốt với Thiên Chúa, mỗi chúng ta cần phải trả lời cho bằng được câu hỏi “tôi là ai và người bên tôi là ai” trong gia đình này, trong cộng đoàn này.

Ai cũng nói hay lắm: tôi là hư không, tôi là cát bụi, tôi là kẻ hèn mọn thấp kém.

Có tự xét thấy trong lòng mình đang có những nghich lý kỳ quặc không:

Tôi là kẻ hèn mọn thấp kém, nhưng trong lòng ẩn chứa những khát khao trèo lên cao, thèm thuống làm lớn, không muốn làm nhỏ, ước gì có quyền sai bảo người khác mà không muốn ai sai bảo mình, hoặc có ai đó xem thường tôi thì tôi lại đùng đùng nỗi giận.

Tôi vẫn nói tôi chỉ là hạt bụi, nhưng hạt bụi vẫn muốn trang điểm cho mình, muốn tự đánh bóng cho mình bằng những lời khen tặng, bằng những hào nhoáng phù du, bằng sự thể hiện của viên kim cương quí giá…nên không thể chấp nhận góp ý, sửa sai, không muốn ai hơn mình, chẳng muốn ai dạy bảo…

Tôi vẫn biết mình là hư không, tất cả là của Chúa, nhưng tôi vẫn tự nhận là của mình những gì Chúa ban tặng; vốn học biết, khả năng, biệt tài… kể cả lòng yêu mến Chúa.

Vâng,

Việc nhận ra mình là ai trong đời sống cộng đoàn phải là một sự tự nhận phát xuất từ lòng khiêm nhượng thẳm sâu, nếu không nói là việc tự nhận thẳm sâu như Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Khiêm Nhường Tự Hạ.

Bao lâu còn giữ lại cái chút tôi của tôi, cái tôi của mỗi người, thì ý nghĩa thiêng thánh của từ “chúng ta” trong đời sống cộng đoàn khó lòng mà thực hiện được.

Bởi vì, lúc ấy, không ai có thể mở lòng ra mà đón nhận người bên cạnh mình, người chị em mình, người anh em mình như là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa.


 

3. Người bên cạnh tôi là ai?

 

Người anh em, chị em bên cạnh ta đây, trong cộng đoàn này, là quà tặng của Thiên Chúa, hay đúng hơn là một hiện thân của Thiên Chúa.

Không ai nên thánh một mình.

Cuộc sống chung là cuộc sống để chúng ta giúp nhau nên thánh.

Người bên cạnh ta, là người anh em quí giá, vì cũng được dưỡng nuôi bằng chính Máu Thịt Chúa Giê-su, bằng Lời Thần Lương của Chúa Giê-su, là huynh đệ trong cùng một Đức Ái của Thiên Chúa, của Chúa Giê-su….

Người anh em, người chị em trong gia đình cộng đoàn ta, là người được Thiên Chúa sai đến để giúp ta nên thánh. Họ đang tặng cho chúng ta những cây thập giá để chúng ta biến thập giá ấy thành thánh giá mà nên thánh.

Thế nhưng, cũng vì ảnh hưởng của một lối sống không Thiên Chúa, mà chúng ta nhìn nhau như một món nợ đời, như cái gai trong mắt, như một chướng ngại làm cản trở cái tôi của chúng ta phát triển. Hoặc còn hơn thế nữa, như một đối thủ phải loại trừ để mình được vinh danh.

Thật đáng trách cho một cuộc sống chung ỏ các cộng đoàn, mà nơi ấy, mỗi người loại bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa, loại bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn mình, loại bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người bên cạnh mình, thì hẳn nhiên, sẽ không ai xem ai là quà tặng quí giá.


 

III. KẾT LUẬN

 

Cách nào đó, thì hẳn là chúng ta đã thấy tư tưởng vô thần và duy vật đã ảnh hưởng không ít đến các gia đình công giáo, làm giảm đi sự thiêng thánh quí giá nguyên thủy. Và ngay cả các gia đình cộng đoàn các dòng tu, cũng không tránh khỏi cái ảnh hưởng duy vật và vô thần nguy hiểm ấy.

Bởi thế, để có một gia đình bình an hạnh phúc, để có một cộng đoàn dòng tu hiêp nhất trong tình huynh đệ thiêng thánh, thì thiết tưởng, việc tối quan trọng là hãy gìn giữ sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn mình, trong cộng đoàn mình.

 

Thế thì,

Những cách nghĩ xấu cho nhau, nói xấu nhau, bỉu môi khinh dễ nhau, bôi bác nhau, bài xích nhau, nhận chìm nhau, hạ thấp giá trị của nhau, tố cáo nhau, kể cả thanh trừng nhau để hơn thua, giành giựt chức quyền, tranh công đổ lỗi, tất cả những thứ đó là của thói đời vô thần duy vật.

Đừng đem những thứ ấy vào gia đình, vào cộng đoàn, vào nhà dòng, vào giáo hội.

Những khao khát tiền bạc dư thừa, ăn sung mặc sướng, chơi bời dâm đãng, thoải mái cuộc sống… là những thứ của thói đời duy vật vô thần.

Đừng đem những thứ ấy vào gia đình, vào cộng đoàn, vào nhà dòng, vào giáo hội.

Những kiêu căng, ích kỷ, lợi cho mình thiệt cho người, vô cảm dửng dưng, tuyên truyền tạo cách biệt, phân cấp chia rẻ, tự đánh bóng mình, tự tôn thờ mình….là cách sống của kẻ vô thần, duy vật…

Đừng đem những thứ ấy vào gia đình, vào cộng đoàn, vào nhà dòng, vào giáo hội.

Trong gia đình ta, trong cộng đoàn ta, trong giáo xứ, trong giáo hội của chúng ta không chấp nhận chứa chấp những thứ ấy, cho dẫu là chúng có ẩn nấp sâu kín trong cõi lòng, cũng phải bằng mọi cách khử trừ ngay, để tất cả mọi người, không còn dính bén chút gì là của cách sống vô thần và duy vật trong cộng đoàn chúng ta. Có như vậy mới mong kiến tạo cho chúng ta một mái ấm huynh đệ sum vầy hạnh phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Tương quan trong gia đình là tương quan giữa tôi với Chúa, giữa Chúa với tôi, giữa tôi với mọi người, và giữa mọi người với tôi.

Cái tương quan ba chiều tốt đẹp ấy sẽ bảo đảm cho chúng ta có một gia đình tốt đẹp.

Xin đừng bực bội lên án vị giáo sư kia, khi ông ta đặt câu hỏi “Chúa là ai, tôi là ai, người bên cạnh tôi là ai”, nhưng hãy tự đấm ngực mình, vì cách sống vô thần và duy vật bấy lâu nay trong chính cuộc sống của các gia đình, của những tu sĩ, vẫn ảo tưởng mình là hạt gạo trên sàng.


 

Xin cho mọi người yêu mến Chúa và thực hiện cuộc sống yêu mến Chúa ấy, bằng chính đời sống tin tưởng, phó thác và hoàn toàn thuộc về Chúa

Để mà,

Khi mỗi người đã thuộc trọn về Chúa, thì cũng chính mỗi người, là viên gạch thánh thiêng xây dựng ngôi nhà gia đình cộng đoàn thành một mái ấm của Nước Thiên Chúa.

PM. Cao Huy Hoàng, 25-3-2017

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!