Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
THÁNH LỄ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Suy niệm Tin Mừng CN 3 PS (Lc 24, 13-35) 

Nối tiếp trình thuật việc Chúa Giêsu sống lại và hiện ra với các Tông đồ - những người được truyền chức linh mục trong đêm trước ngày chịu nạn, hôm nay, Thánh Luca gửi đến trình thuật Chúa Giêsu sống lại và hiện ra cùng hai giáo dân đầu tiên của Giáo Hội.  

Hai người nầy từ Giêrusalem đi ra để về làng Emmaus cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Không thấy Thánh Luca nói đến chi tiết họ bỏ Giêrusalem, để đi tìm một chỗ an thân hơn giữa cơn bức bách điêu tàn, nhưng chỉ cho biết lòng họ buồn rầu vì cuộc thương khó kinh hoàng của Chúa Giêsu vừa xảy ra. Tai họ vẫn còn nghe tiếng búa đinh chát chúa. Mắt họ vẫn còn hình dung ra một thân xác con người Giêsu mê mếch máu từ mão gai trên đầu cho đến bàn chân.  

Tôi đồng cảm với hai giáo dân nầy khi nhớ lại biến cố Lm. JM Nguyễn Thế Thoại bị mời đi cải tạo ngày 15-6-1977. Giáo xứ Hòa Yên như rắn mất đầu. Các thầy ở trung tâm thần học Hòa Yên và cả ông Chủ Tịch Nghiêm không làm sao giải thích nỗi cho bà con giáo dân, vì chính các thầy, và hội đồng giáo xứ cũng không hiểu điều gì đang xảy ra. Chỉ biết Bố ra đi, rồi bặt vô âm tín, chỉ có ngày đi mà không biết ngày về. Hoang mang khiếp sợ từ Hòa Yên lan ra tới Hòa Nghĩa rồi khắp vùng Cam Ranh. Đâu đâu cũng bàn tán chuyện Bố Thoại bị bắt. Rồi sẽ đến Bố nào nữa đây? Nhớ lại tâm trạng của tôi và của giáo dân ngày ấy, giúp tôi hiểu ra phần nào nỗi buồn của hai giáo dân trên đường Emmaus. Họ còn đau thương hơn chúng tôi, vì họ không chỉ chứng kiến thầy mình bị bắt, bị tra tấn … mà còn mục kích tận mắt cái chết bi thương của Thầy trên Thánh Giá, và niềm tin vào việc Thầy mình sẽ sống lại quả là một thách đố lớn lao cho họ, vì họ là những người có thể nói là chưa thân thiết lắm với Chúa Giêsu, như các tông đồ.   

Chúa Giêsu hiểu tâm trạng của họ và Ngài đã hiện ra với họ trong tư cách là một người đồng hành – không chỉ đồng hành trên quảng đường đi, mà đồng hành với họ trong từng suy tư, trong mỗi xúc cảm, và cả trong sự chao đảo của niềm tin ban đầu. Ngài đã hỏi han họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" (Lc 24,16). Rồi Ngài nhận lời trách cứ của họ: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." (Lc 24,18).  Và Ngài lắng nghe họ chia sẻ: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn còn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy”.  (Lc 24, 20-24) 

Nghe hai giáo dân trình bày những thổn thức, những dao động trong hành trình đức tin, Linh Mục Giêsu Phục Sinh cũng cố niềm tin của họ ngay lập tức bằng một thánh lễ trên đường đi. Mở đầu là lời mời gọi họ nhìn nhận họ kém tin vào lời các ngôn sứ, nhìn nhận trí khôn giới hạn của mình trước chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô. Phần Phụng Vụ Lời Chúa cử hành ngay trong lúc đi, Linh mục Giêsu đã trích dẫn lời Thánh Kinh qui chiếu về nhân vật Giêsu, Ngài đã giảng giải cặn kẻ cho họ và đã làm cho lòng họ bừng cháy lên niềm tin yêu vững vàng. Vì trời đã chiều, nên họ mời Chúa Giêsu ở lại với họ, và chính lúc nầy, Linh Mục Giêsu cử hành phần Phụng Vụ Thánh Thể, bằng việc “cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng” và khi “tấm bánh được bẻ ra, trao cho họ” thì mắt họ mở ra, và họ nhận ra Người nhưng Người đã biến đi. Vâng, Ngài đã biến đi theo lời kể của Thánh Luca, nhưng thật ra, Ngài đang ở lại với họ, đang sống động trong lòng họ vì họ đã ăn Tấm Bánh Thân Xác Tử Nạn và Phục Sinh của Người.  

Chính tấm bánh ấy, chính Thánh Thể Người đã phục sinh cõi lòng họ, phục sinh niềm tin, phục sinh niềm vui, niềm hy vọng và phục sinh đời sống Giáo Hội trong họ, đời sống chứng nhân phục sinh cho mọi người.  

Kết thúc thánh lễ trên đường Emmaus là cuộc trở về Giêrusalem với Giáo Hội, với các Tông Đồ, để nghe các Linh Mục của Chúa loan tin Chúa đã sống lại, và họ, là giáo dân, cũng mạnh dạn trình bày chứng từ phục sinh mà họ đã nhận được từ Chúa Giêsu Phục sinh. Thánh Luca kết thúc đoạn trình thuật sống lại và hiện ra với giáo dân bằng một cuộc sum họp duy nhất thánh thiện trong cùng một Đức Tin của cả Linh Mục và Giáo dân, của cả cộng đoàn dân Chúa. “Các tông đồ bảo hai ông: "Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon." Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Lc 24, 34-35).   

Là những Kitô hữu giáo dân trong giáo hội, qua trang tin mừng hôm nay, thiết tưởng chúng ta được phép vui mừng , có thể theo cách vui mừng của trần thế, vì giáo dân cũng được vinh dự mục kích tận mắt Chúa Giêsu Phục Sinh: ít là một bà Madalena, hai người trên đường về Emmaus.

Chúng ta được vui mừng, vì chính Chúa Giêsu Phục Sinh qua các linh mục, đang đồng hành với chúng ta trong mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời, trong lúc bình an, cả lúc sóng gió, trong khi tin tưởng, cả hồi thất vọng đau thương. Các linh mục, hiện thân của Chúa Ki tô phục sinh, sẽ thăm hỏi chúng ta, hiểu chúng ta, nhận lời trách cứ của chúng ta khi ta chưa hiểu về mầu nhiệm sống lại. Các Ngài luôn lắng nghe nỗi niềm của chúng ta, kêu gọi chúng ta nhìn nhận sự hèn kém của mình trước mầu nhiệm Thiên Chúa, để chấp nhận lắng nghe lời các ngài ân cần giải thích cho chúng ta. Chính các Ngài cử hành cho chúng ta hy tế Thánh Thể Chúa Giê-su để niềm tin phục sinh của chúng ta thêm vững chắc.

Chúa Giêsu đã chu toàn sứ vụ Linh Mục bằng chính sự phục sinh của mình để các linh hồn được phục sinh. Cũng vậy, các linh mục giảng giải sống động và có sức làm cho lòng con người bừng cháy lên vì các ngài đã giảng giải bằng chính sự phục sinh của mình….

Vì vậy, chúng ta có quyền tin tưởng rằng: Chúa không lầm khi ban tác vụ linh mục để các Linh Mục của Chúa sống-trước-đời-sống-phục-sinh ngay trong đời sống trần thế, để chính các Ngài là hiện thân của Chúa Giêsu Phục sinh từ việc mục vụ đến việc tế lễ, để chính các ngài thực là tấm gương tấm bánh bẻ ra cho nhiều người được sống. Chúng ta có quyền tin tưởng - không phải là ước ao hay khát vọng. Và nếu chúng ta có thấy bóng dáng của sự chưa-phục-sinh trong đời sống một vài linh mục, thì thiết tưởng, cũng không phải là cái cớ vô duyên dẫn chúng ta đến chỗ mất niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh.   

Tôi được đọc bài “Nghĩ gì về cao trào Giáo dân” của Linh Mục Anre Đỗ Xuân Quế, tôi bỗng dưng dị ứng với hai từ “cao trào”, vì thoạt đầu nghe như giáo dân đòi “nỗi dậy”; nhưng rồi tôi hiểu được ý ngài muốn trân trọng đóng góp của giáo dân cho Giáo Hội thời đại hôm nay trong mọi lĩnh vực, dưới mọi hình thức, để Tin Mừng Phục Sinh lan xa tới tận cùng bờ cõi trái đất. “Sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân là cần thiết và bổ ích..Giáo dân đón nhận sự tín nhiệm và lời mời gọi của linh mục một cách chân thành và khiêm tốn. Linh mục coi trọng khả năng chuyên môn và lòng tận tâm của giáo dân. Cả hai cùng đồng lao cộng tác trong việc phụng thờ Chúa và muu ích cho các linh hồn” (Lm. Anre Đỗ Xuân Quế)  

Vâng, đến muôn đời, đến muôn muôn đời, giáo dân cần có các linh mục là chừng nào, càng cần có những linh mục phục sinh là chừng nào… để họ được Chúa Giêsu phục sinh đồng hành, hỏi han, giảng giải, để họ có Thánh Thể như của ăn đàng trên đường về quê hương phục sinh vĩnh cữu, và để họ được hợp tác, như hai giáo dân Emmaus ngày ấy, trở về Giêrusalem hợp tác với các linh mục của mình, làm chứng cho Chúa Giêsu Phục sinh đến mọi hang cùng ngõ hẻm trần gian.   

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cử hành thánh lễ trên đường Emmaus để đức tin của các tín hữu được củng cố. Xin cho đức tin phục sinh của chúng con cũng được bồi dưỡng qua việc sốt sắng lắng nghe Lời Chúa và Dự Tiệc Thánh Thể trong thánh lễ hàng ngày, và để nhờ đó, chúng con trở nên nhân chứng phục sinh sống động giữa cuộc đời. A men.   

PM. Cao Huy Hoàng

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!