Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
NGHE CD HỢP TUYỂN THÁNH CA “CHÚA ĐẾN! CHÚA ĐẾN!”

(QUÀ GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI CỦA NHẠC ĐOÀN LÊ BẢO TỊNH)

  

I. Suy nghĩ gì khi nghe một bài hát trong một CD Thánh Ca?

+Một số người trả lời không có thời gian để nghe. Một số khác không thích âm nhạc. Một số rất ít, nghe qua, rồi dành thời gian cho những bận tâm khác.

+Có vài nhạc sĩ trả lời vô tình lắm, chua chát lắm, và cũng lộ liễu lắm – lộ liễu cái “tôi” tự cho mình là ngôi sao, hay ảo tưởng mình là ngôi sao trong giới nhạc sĩ công giáo:

-“Cái nào cũng vậy, bài nào cũng thế. Ai có tiền cứ làm”.

-“Tớ nghe qua một lần, rồi vất vào tủ”.

-“Tặng mình nhiều quá, có cái mình chưa nghe. Còn cả đống ở nhà”.

+Có vài nhạc sĩ “tự cho mình là bác học” hơn người, nghe và tìm những chỗ sai hơn là tìm những chỗ hay, tìm những chỗ để chê bai hơn là để có một lời công nhận những nỗ lực của anh em.

+Có vài ca trưởng trả lời có tình cảm hơn, vì có khát khao và có đón nhận, vì có nhu cầu để làm tốt ơn gọi đặc biệt là phục vụ cộng đoàn phụng vụ:

-“Em chọn được vài bài cho ca đoàn hát trong thánh lễ. Một số bài để hát trong những nhu cầu khác”

-“Mấy bài hợp xướng ca đoàn em chơi không nỗi. Tiếc lắm”

  -“Có bài A, bài B ca sĩ hát nghe quá đã mà mấy em ca lẻ nhà em hát chẳng ra, hay là tại âm thanh nhà em quá tệ!”

+Câu trả lời dễ thương nhất là của các ca viên, những giáo dân là hiền mẫu, gia trưởng…

-“bài nào cũng hay, có bài hay lúc này, có bài hay lúc khác”.

 

+ Còn bạn, còn tôi, suy nghĩ gì khi nghe một CD Thánh Ca? 

Không ép bạn, nhưng tôi tha thiết mong bạn có tâm tình này khi nghe một CD Thánh Ca: “tôi thấy đang hòa mình vào một mầu nhiệm: mầu nhiệm Giáo Hội”.

Một bài thánh ca trong CD, tôi không nói là một bài thánh ca mới viết, nhưng xin nói lại là một bài thánh ca trong một CD là kết tinh của một tập thể công giáo, một dây chuyền thánh thiện.

Một bài thơ thật hay, hay một bài thơ có tâm tình cầu nguyện sốt sắng của một thi sĩ nào đó, nếu không có sự đồng cảm của nhạc sĩ để phổ nhạc, bài thơ ấy chưa thăng hoa, chưa gửi đến bạn với những giai điệu mượt mà… quyến rủ, bay bổng…

bài thơ để đọc, để ngâm

phổ thành bài hát hát thầm cũng hay!

Chỉ với Thi sĩ và Nhạc sĩ, với thơ và với nhạc là đã có ít là “hai người tụ họp vì danh Thầy”.

Khi một câu Kinh Thánh, một đoạn Lời Chúa, một Thánh Thi, một lời nguyện của cả và Giáo Hội, được các nhạc sĩ dệt thành các ca khúc, mỗi nốt thăng trầm là một tâm tình sâu lắng, thì lúc ấy, nhạc sĩ đã và đang kết hợp với cả Thiên Chúa và Giáo Hội.

Ca khúc còn để mãi ở trên bàn! Tâm tình yêu mến phụng thờ còn cất trong tủ! Vâng, có thể, như thế, nếu không chuyển được cho người khác sử dụng cách này hay cách khác. Nhưng khi bài hát ấy đã là một bài trong CD gửi đến quí thính giả, có thể thấy, ngoài người nhạc sĩ, thi sĩ kia ra, còn có biết bao nhiêu người trong công trình chung này: người biên tập, người phối âm phối khí, ca đoàn, ca sĩ, phòng thu âm, mixer, người dập đĩa, người designe bìa, người vào hộp…. và cuối cùng là người nghe.

Có phải một mình bạn, một mình tôi, đang nghe? Không, chúng ta đang làm nên một Giáo Hội sống thiết thực với tâm tình của bài hát ấy. Thiết tưởng, bài hát ấy, không còn là tài sản riêng của nhạc sĩ này, nhạc sĩ kia, nhưng là tài sản của tất cả những người có lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội. Tôi đang nghe một bài thánh ca hay tôi đang sống trong một mầu nhiệm? Tôi là người nghe, là thành phần trong mầu nhiệm ấy hay tôi là khách bàng quan?

Vì sự thiêng thánh của bài thánh ca, vì mầu nhiệm Giáo Hội, tôi cũng nghĩ đến chuyện lầm lỗi trong một dây chuyền hình thành một CD. Có lầm lỗi không? Có chứ, vì thế, nếu hiểu được tính mầu nhiệm thiêng thánh này, mỗi thành phần trong dây chuyền hẳn phải làm hoàn hảo đến mức có thể, để có một tác phẩm chung hoàn hảo. Chỉ cần có một phần trong dây chuyền thánh thiện này ở trong tình trạng chưa hoàn hảo, có thể làm cho giảm đi sự thánh thiện của mầu nhiệm.

Bởi thế, mỗi một người trong dây chuyền hình thành một CD thánh ca, đều phải thể hiện hết các công việc vì lòng yêu mến của mình đến mức hoàn hảo nhất.           

Tôi chỉ đơn giản từ một lỗi nhỏ của người vào hộp, không cẩn thận để đĩa trầy sướt…đến lỗi lớn hơn của người biên tập, hoặc của chính nhạc sĩ biên tập bài chưa hoàn hảo của mình. Hoặc, người phối âm phối khí không làm cho bài hát thăng hoa hơn, thánh thiện hơn, còn sử dụng nghệ thuật phối kém tính thánh thiện lại giàu chất trần tục…Có lỗi với cả một Mầu Nhiệm.

 

II. Suy nghĩ gì khi nghe CD “CHÚA ĐẾN! CHÚA ĐẾN!” 

Đọc trên hộp CD với dòng chữ Hợp Tuyển Thánh Ca Chúa Đến Chúa Đến, và dòng chữ dưới: Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh, cảm nghĩ đầu tiên của tôi là nhớ NS Hùng Lân, Tâm Bảo, Lm. Hoài Đức, Duy Tân... nhớ Cung Thánh, Cung Thánh Tổng Hợp, Cung Thánh 15… nhớ biết bao bài thánh ca thưở tôi mới lớn, mới học đồ rê mi… Sau một thoáng hồi tưởng là  phút tưởng niệm những Nhạc Sĩ tiên phong trong Thánh ca Thánh Nhạc Việt Nam, những người đã cống hiến cho giáo dân Việt Nam không chỉ là những bài thánh ca bất hủ, mà là những tâm tình yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, và đời sống đạo đức qua những dòng ca thánh thiện từ những năm 1945.

Thế là, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh đã vượt qua bao thăng trầm để tồn tại và không chỉ khẳng định sự tồn tại mà còn chứng minh một sức sống mới, một nhiệt huyết mới, một lực lượng kế thừa đáng kể, một lời tri ân sống động đến các bậc tiền nhân. Được biết anh em đã tiếp tục âm thầm cống hiến 9 tuyển tập Cung Thánh (Bộ Mới), in ấn công phu, bài vở được imprimatur đàng hoàng, và đã phát hành ít là hai CD hợp tuyển của nhiều tác giả.

Nay, CD “Chúa đến! Chúa đến!” được phát hành trung tuần tháng 11, như một Quà tặng Giáng Sinh 2011 và Năm Mới 2012, cũng lại là một nỗ lực mang tính “nhạc đoàn” rất cao.  

- Điều đầu tiên phải kể đến ngay là ban biên tập đã chọn bài của 11 tác giả, và  mỗi tác giả có một đến không hơn hai bài hát trong CD. Quan tâm điểm này, cho thấy, BBT đã không vì chất lượng, số lượng hay tên tuổi của anh em nhạc đoàn nhưng nhằm đến một sinh hoạt chung rất đoàn kết nội bộ và rất đáng trân trọng. Mỗi thành viên tôn trọng nhau đúng mức, tôn trọng tác phẩm của nhau, không vì bài người này hay hơn hay bài người kia kém hơn, nhưng chỉ vì “để tất cả mọi sự làm của chung” mà phục vụ. Có thể xem đây là mẫu gương cho những tuyển tập thánh ca, những hợp tuyển thánh ca đúng nghĩa nhất. 

- Vì 14 bài hát của 11 tác giả, nên các tác phẩm đã thể hiện tâm tình của 11 con người, mỗi người một vẻ, mỗi người một tấm lòng, mỗi người một sẻ chia làm thành một CD phong phú. Người nghe không bị nhàm chán bởi một giai điệu hay bởi một tâm tình quen thuộc trùng lắp của một tác giả, cũng như khi chọn bài hát trong một tuyển tập thánh ca… hay khi vào khu vườn hoa nhà ai đang nở rộ…  

- Tôi ngộ ra điều này là người biên tập, Lm NS Vương Diệu, Nhạc Đoàn Trưởng hiện nay, đã có cố ý cho người nghe một trình tự suy niệm qua thứ tự các bài thánh ca để cách sắp xếp các bài thánh ca, dẫn chúng ta vào một giờ cầu nguyện rất hợp lý hợp tình từ nội dung bài ca, đến tiết tấu, đến phối âm phối khí, đến cả việc thể hiện của các ca sĩ, của ca đoàn.  

Này nhé,

Mở đầu là đoàn “Mục Đồng” của Nguyễn Đức Kỳ “Ra Đi” “hối hả tìm đến Belem”, đi trong điệu nhạc tưng bừng của niềm khát khao cháy bỏng đến gặp Đấng Cứu Thế Giáng Sinh theo lời mời ngọt mịn của sứ thần Kim Thúy. Hình như theo sau đoàn mục đồng ấy có anh nông dân Hải Nguyễn,  nhạc sĩ, thưở còn lao động dưới miệt ruộng miệt vườn, nên khi đến gặp Hài Nhi,  là “Dâng Về Ngài”  ngay những lế dâng đơn sơ của con nhà nông chân chất. Bài thánh ca dâng bỗng sốt sắng  thánh thiện làm người nghe như tôi nghĩ là đến Belem mà không dâng gì thì kỳ cục quá. Ai làm vậy, phải không anh Hải Nguyễn!

Vừa dâng với Hải Nguyễn xong, chưa kịp nghe Hài Nhi Giêsu nói gì, bỗng nghe Mai Nguyên Vũ báo tin: khúc “Rộn Ràng Noel” vang vọng từ xa xa đâu đó rồi rõ dần mồn một là tiếng của Xuân Trường: “Hãy loan truyền Tin Vui cho người toàn thế giới”. Phút loan tin vui rộn ràng dừng lại, chợt thấy bóng Song Kiều đã đến tự lúc nào, nấp bên hang đá nhỏ. Hình như Song Kiều anh không nói gì, chỉ chắp đôi tay lặng quì nghe “Chúa Nói Với Con” qua giọng tình ca mượt mịn, dịu ngọt, êm ả. Không biết anh Song Kiều quì đó lòng dạ có nao nao, chứ thực tình lòng tôi ái ngại trước tình yêu quá vĩ đại quá vô biên.

Tâm tình vừa lắng xuống bỗng Hải Triều xuất hiện bên cạnh Ca Đoàn Sao Mai đang hùng hồn tuyên xưng “Chúa Là Vua”. Tôi không ngờ Hải Triều gầy còm mà mạnh mẽ thế, liễu yếu đào tơ mà hùng dũng vậy. Bài thánh ca như khúc biến tấu những tâm tình  “Chúa Nói Với Con” thành lời tuyên tín vững chắc của “con nói với Chúa” rằng “Chúa là Vua”.

Sau phút hùng hồn tuyên tín, lòng tôi dịu lại, thiếp đi với Trần Thế để suy gẫm mầu nhiệm “Noel Mùa Tình Yêu” cao sang như nhung vàng, gọi là Kim Nhung mà nhẹ nhàng, tình tứ, đằm thắm từng câu chữ như từng nhịp tim yêu dịu dàng nhưng mãnh liệt. Bài ca “Noel Mùa Tình Yêu” dịu dàng kia lại dắt tôi đi vào một minh họa cụ thể nơi “Máng Cỏ Giấc Nồng” thưở tình còn trong cổ tích của William Kirkpatrick (1895) cùng với Nguyễn Đức Kỳ và đoàn thiếu nhi Seraphim, Tustin, CA. trong ngần tiếng hát của mối tình tinh khôi, thơ ngây, thánh thiện.

Thì ra Nguyễn Đức Kỳ có một tuổi thơ dài hơn mấy mươi năm cuộc đời, mãi hồn nhiên, trong trắng với “máng cỏ giấc nồng” và các em thiếu nhi. Còn Thế Thông thì có một tuổi xuân dài hơn mấy chục năm, nên định nghĩa Chúa Đến là “Tình Đã Đến”, một cuộc tình luôn luôn mới, luôn luôn trẻ trung, và luôn luôn cuốn hút kỳ diệu. “Tình đã đến” với cung nhạc căng tràn sức sống làm tôi ngây ngất say mê ở mầu nhiệm Chúa Đến vì muôn đời Chúa thương loài người, Chúa thương tôi, tình không vơi..

Giờ suy niệm chuyển từ Mầu Nhiệm Giáng Sinh đến mùa xuân Vĩnh cửu mà Chúa Cứu thế mang đến. Thật hợp lý. Với Hải Ánh, mùa Giáng Sinh cũng là Mùa “Xuân Hồng Ân”. Hồng ân cứu độ ấy phải được reo lên tưng bừng như Thanh Trúc và Sao Mai cùng ăn ý từng niềm vui bừng sáng lên, và phút tịnh lòng ngất trí. Cũng bởi phút tịnh lòng ngất trí ấy, mà Nguyên Hùng chợt nghe tiếng tha thiết của Thanh Hiền khi “Về Bên Chúa” xoa dịu ngàn nỗi đau, sưởi ấm cõi lòng lạnh giá….để cùng anh Song Kiều lại cất lên tuyên tín “Chúa Là Mùa Xuân”.

Từ ấy, Lm Vương Diệu khơi dậy cho mỗi chúng ta một niềm “Kính Nhớ Tổ Tiên” để cùng nguyện xin cho tiên tổ hưởng trọn Mùa xuân vĩnh cửu, nơi ấy, có Mẹ Maria cả hồn xác đã lên trời mà Ns.Duy Tân có thể đã đạt tới niềm vui “Một Điềm Lạ” vĩ đại đã xuất hiện trước mắt cố Nhạc Sĩ cả đời hướng tới “Trời Cao”.

Một lần nữa, có phải Thế Thông hay ý của BBT muốn kết thúc chút công trình nho nhỏ này của Nhạc đoàn bằng tâm nguyện rằng chúng con có làm gì, có hay có dở gì, thì cũng hết tâm hết lòng với mục đích là để “Ngài Phải Lớn Lên” trong chúng con và trong mọi người.

Một chi tiết không thể sót, đó là, trong khi những Studio thực hiện các CD Thánh Ca có vẻ rất e ngại thể loại Hợp Xướng, thì Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh đã thực hiện một CD gần phân nửa bài hợp xướng, xứng hợp với Thánh Ca Công Giáo. Tôi cứ như khẳng định rằng đóng góp của của người không có tên trên mặt dĩa lại là to lớn và đáng kể lắm: Nhạc Sĩ Ca Trưởng Khương Huệ. Vì nếu nơi nào có Ca Đoàn Sao Mai, thì không thể thiếu Khương Huệ, người ca trưởng và ca đoàn đã từng thực hiện nhiều bài Hợp Xướng hay và khó của những tác giả lớn. Thiết tưởng sự luyện tập công phu của Ns. Ca trưởng và Ca đoàn Sao Mai cứ như là Ban Hợp Xướng chính thức của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh vậy!

Nghe xong CD “Chúa Đến! Chúa Đến!” tôi nhận ra CD có một trình tự suy niệm sâu sắc, cùng với nỗ lực rất sốt sắng và hiệp nhất của nhiều người, từ nghệ thuật phối khí phối âm chuyển theo giai điệu từng bài thay đổi hết rộn ràng rồi trầm lắng, đến cách thể hiện điêu luyện mà thánh thiện, cứ cuốn hút người nghe và suy gẩm cho đến hết CD.  

Có thể, có người nghe không vừa ý một vài chỗ, nhưng theo tôi, hãy nhìn thấy điểm tích cực của cả CD và cả Nhạc Đoàn.

Ước gì CD Hợp Tuyển Thánh Ca Chúa Đến Chúa Đến của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh là một giờ suy niệm mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho mỗi người nghe, và chính mỗi người nghe, lại là một lời nguyện cho Nhạc Đoàn thêm lòng sốt sắng mến yêu và chân thành cống hiến, và còn là một lời nguyện cho linh hồn các Nhạc Sĩ đã qua đời được hưởng ơn Cứu Độ và Mùa Xuân Vĩnh Cứu. 

PM. Cao Huy Hoàng, 23-11-2011

 

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!