Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Lê Công Đức
Bài Viết Của
Lm. Giuse Lê Công Đức
NGÀY LINH MỤC, TÔI NHỚ MỘT LINH MỤC
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng - NIỀM VUI YÊU THƯƠNG - (AMORIS LAETITIA)
MỘT MẢU “QUẢNG CÁO” DỄ THƯƠNG!
MÙA CHAY, TUẦN THÁNH – NHỮNG TẬP TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG
MẸ VÀ CON
LỄ PHỤC SINH Ở CAM-PU-CHIA
XIN ĐỪNG XA NHAU NỮA
THẦN KHÍ CHÚA ĐÃ SAI TÔI ĐI?
Câu chuyện Lễ Hiển Linh: ĐỪNG TƯỞNG BỞ!
SUY NIỆM ĐẦU NĂM
ĐÔI NÉT VỀ MÙA GIÁNG SINH
Một Trẻ Sơ Sinh Bọc Tã, Nằm Trong Máng Cỏ
NGÀI ĐẾN ĐÂY LÀM GÌ?
Lan Man Từ Chuyện Tấm Thiệp
HÒA GIẢI VÀ HY VỌNG
TRUYỀN GIÁO ?
MỘT TẦM NHÌN SỨ MẠNG
VÌ TÔI LÀ MỘT LINH MỤC…
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN... (Ga 20,19-23)
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (Lc 9,23)
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (Lc 9,23)
Bài phụ trương: AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT? (Lc 9, 46-48)
AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI? (Lc 10, 29-37)
THẦN KHÍ CỦA ĐỨC CHÚA NGỰ TRÊN TÔI...
THẦY Ở ĐÂU? (Ga 1,38)
NGƯƠI Ở ĐÂU?
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (LC 9,23)

Điểm nhắm: ... Không thể nhìn ngắm và khám phá Đức Giêsu mà không thấy thập giá. Thập giá gắn liền với sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu – và do đó cũng gắn liền với sứ mạng và số phận của người môn đệ. Nhưng nếu thập giá đã là hòn đá vấp phạm cho người Do Thái, thì nó vẫn có thể còn là hòn đá vấp phạm cho con người hôm nay, kể cả cho các Kitô hữu. Vì thế, không bao giờ là thừa những cố gắng thâm nhập sâu hơn vào ý nghĩa của thập giá – để gạn đục khơi trong...             

1. Thái độ của Đức Giêsu trước sự đau khổ và sự chết 

Đau khổ là cái mà không ai có thể thực sự yêu được. Thập giá, nếu hiểu như là biểu tượng của đau khổ nói chung, thì sao? Jurgen Moltmann đã bắt đầu khảo luận nổi tiếng của mình về thần học thập giá, quyển The Crucified God, bằng những dòng này:

“Người ta không yêu và không thể yêu thập giá. Song chỉ có Đấng chịu đóng đinh mới có thể đem lại thứ  tự do có sức thay đổi thế giới – vì nó không còn sợ hãi cái chết nữa. Vào thời của Ngài, Đức Kitô chịu đóng đinh được coi như một xì-căng-đan và một sự điên rồ. Ngày nay cũng vậy, người ta cho rằng thật lỗi thời việc đặt Ngài vào vị trí trung tâm của đức tin Kitô giáo và của thần học.”

Đức Giêsu nghĩ gì về ‘số phận’ của Ngài? Như mọi người công chính, Đức Giêsu cùng các môn đệ đều chắc rằng nỗi đau khổ sẽ đến với mình. Cũng như tất cả các ngôn sứ trước kia, ngài phải tính đến trường hợp bị giết chết. Và chỉ mới đây, trong thời của Ngài, hàng ngàn người Zêlốt đã bị đóng đinh vào thập giá – nên thập giá là một cái gì khá rõ trong viễn tượng của Đức Giêsu về chính mình.

Nhưng ở nơi Đức Giêsu, còn có một cái gì khác hẳn: Ngài đưa vào lời huấn dụ của Ngài một nguyên tố mới, theo đó sự đau khổ và sự chết đều gắn chặt với việc Nước Chúa đến: “Phúc cho những kẻ bị ngược đãi vì sự công chính. Nước Trời là của họ. Phúc cho các ngươi khi bị nhục mạ, khi bị ngược đãi và bị người ta vu cáo mọi sự dữ vì ta... Trước các ngươi, các tiên tri cũng đã bị ngược đãi như thế.”

Những lời chúc phúc trên đây được tuyên bố trước tiên cho những người nghèo và những người bị áp bức, lại tuần tự ứng dụng cho bản thân Đức Giêsu và các môn đệ – do bởi Ngài và các vị ấy có lòng thương xót những người bị đè nén và liên đới với họ. Các ngài đã trở nên những kẻ bị ngược đãi và bị ruồng rẫy, là điều không thể tránh được. Muốn vào nước của những người nghèo khổ, các ngài phải từ bỏ của cải, nhà cửa, gia đình, phải từ bỏ mọi kỳ vọng về danh dự, vị thế, về sự tôn kính trong xã hội. Nói cách khác, đó là chối bỏ chính mình và chuẩn bị sẵn sàng để chịu đau khổ.

Đây là điều nghịch lý của lòng thương xót. Sự đau khổ là điều duy nhất mà Đức Giêsu quết tâm muốn trừ diệt: sự đau khổ của người nghèo và người bị áp bức, sự đau khổ của những người bệnh tật, sự đau khổ do các tai ương... Phương thức duy nhất để có thể trừ diệt mọi đau khổ này là từ bỏ mọi giá trị của thế gian và chấp nhận các hậu quả của việc từ bỏ ấy. Chỉ có chấp nhận sự đau khổ mới thắng được sự đau khổ trên trần gian này.

Lòng thương xót tiêu diệt sự đau khổ bằng cách chia sẻ nỗi đau khổ của những người đang đau khổ, và nhân danh họ mà chia sẻ. Có thiện cảm với người nghèo mà không chịu chia sẻ nỗi đau khổ của họ, thì đó chỉ là một sự cảm động suông. Chúng ta không thể nào chia sẻ ân phúc Chúa ban cho người nghèo nếu không sẵn sàng chia sẻ nỗi đau khổ của họ.

Đức Giêsu còn đi xa hơn nữa. Tính nghịch lý liên quan tới đau khổ nói trên còn được Ngài nới rộng cho đến cả sự chết. Một câu cách ngôn xuất phát từ lời rao giảng của Đức Giêsu và đã trở thành nổi tiếng trong nhiều truyền thuyết: “Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình thì sẽ cứu được nó.” 

Câu ấy có thể mang ý nghĩa gì? Cứu lấy mạng sống mình tức là bám vào mạng sống mình, yêu mạng sống mình, giữ lấy mạng sống mình và do đó sợ chết. Liều mất mạng sống mình là để cho nó ra đi, để cho nó rời khỏi ta để ta sẵn sàng chết. Điều nghịch lý là con người sợ chết tức là đã chết. Còn ai không sợ chết thì, ngay lúc đó, bắt đầu sống. Một cuộc sống chỉ có thể đích thực và có giá trị khi người ta chấp nhận chết. 

2. Nhưng chết để làm gì?  

Những vị tuẫn đạo như Macabê đã chết để bảo vệ lề luật, những người Zêlốt đã chết để bảo vệ quyền tối thượng của Thiên Chúa Ít-ra-en, và bao nhiêu người khác xưa nay đã chết vì mọi thứ lý do. Còn Đức Giêsu, Ngài đã không chết cho một chủ nghĩa nào. Đối với Ngài, lý do duy nhất có thể đưa chúng ta đến chỗ hiến mạng sống mình, chính là lý do đã đưa chúng ta đến chỗ khinh thường của cải, uy danh, gia đình, quyền hành – nghĩa là: chết cho kẻ khác. Lòng trắc ẩn và tình yêu thương thúc đẩy con người dám làm mọi sự vì kẻ khác. Ai tự xưng là sống cho kẻ khác mà không nghĩ đến đau khổ, chịu chết vì họ, thì kẻ ấy là kẻ nói dối, một kẻ đã chết rồi. Đức Giêsu là một con người sống viên mãn vì Ngài sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết – không phải cho một chủ nghĩa nào nhưng là cho con người, cho mọi người.

Vì thế, ý chí tự do của Đức Giêsu chấp nhận chết cho mọi người là một sự phục vụ – cũng như bất cứ gì khác trong đời Ngài đều là để phục vụ: “Vì Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người.” (Mc 10,45).

Ở đây, ta có thể thấy rằng có những thái độ, tâm tình đạo đức nào đó duy chỉ quanh quẩn giữa mình với Chúa thôi, kiểu như “Lạy Chúa, Chúa yêu thương con biết bao, con biết Chúa yêu con nhiều lắm, con cũng muốn yêu Chúa nhiều, xin Chúa cho con yêu Chúa thật nhiều. Amen.” Nghe khá mùi mẫn, nhưng trớt quớt! Nếu chỉ loanh quanh có vậy thì sẽ thiếu một cái gì đó rất là căn bản. Những người nghèo, những người bất hạnh ở đâu rồi? 

3. Thập Giá trong linh đạo linh mục            

Một ý nghĩa được gán cho cái chết thập giá của Đức Giêsu, mà chúng ta vẫn còn nói hôm nay, đó là “để làm nguôi lòng Chúa Cha”! Cha Bernard Haring, trong quyển “Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào?” (Priesthood Imperiled), đã khẳng định rằng Ba Ngôi Vị – Đấng Sáng Tạo, Đấng Cứu Độ và Đấng Hiệp Nhất – cấm giết người và nhất là cấm giết người nhân danh Thiên Chúa. Giết người là tội ác ghê tởm nhất. Nghĩa là Thiên Chúa không bao giờ có ý muốn người Con nhập thể của Ngài bị giết như một nạn nhân để làm cho Ngài nguôi ngoai. Điều Thiên Chúa thật sự nhắm đến chính là sự hoà giải cho một nhân loại hoà bình và phi bạo lực – là thái độ sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm, thậm chí chấp nhận chết trên thập giá, nếu cần, để mạc khải tình yêu vô hạn của Thiên Chúa và để cho con người thấy con đường hoà bình, chân lý và sự sống.  

Chính trong viễn tượng ấy mà Đức Giêsu lên tiếng mời gọi: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo!” (Lc 9,23). Đời sống của mọi Kitô hữu, vì thế, được thử bằng thập giá. Bởi vì mọi Kitô hữu đều được giả thiết là muốn theo Đức Giêsu. Người linh mục và các ứng viên linh mục lại càng phải được thử bằng thập giá. Cha Alex Rebello, một chuyên viên về đào tạo linh mục, đã xếp thập giá vào vị trí số một trong 6 yếu tố của linh đạo người linh mục. Bởi vì, ngài nói, thập giá gắn không rời với Đức Giêsu – ngay cả sau khi ngài sống lại vinh quang thì các dấu vết thương tích từ cuộc khổ nạn của Ngài vẫn không bị xoá nhoà. Vị linh mục này nói tiếp: “Cám dỗ thường xuyên nơi người linh mục là kiếm tìm một Đức Giêsu không có thập giá, là hình dung một thứ Kitô giáo dễ dãi nào đó, là khao khát một thứ Tin Mừng không khổ luỵ... Song nếu cố kiếm tìm một Đức Giêsu không có thập giá, người ta sẽ chỉ gặp thập giá mà không có Đức Giêsu! Nói cho cùng, sự khôn ngoan và sức mạnh của thập giá chỉ được hiểu một khi người ta đảm nhận nó và trực tiếp kinh nghiệm nó.” 

4. Gợi ý suy tư – cầu nguyện: 

- Đức Giêsu trước đau khổ của con người. 

- Đâu là giá trị của hy sinh, khổ chế, tiết độ đối với con người ngày nay, nhất là người trẻ. Còn đối với chính tôi thì sao?

- Tôi có thể vừa vác thập giá theo Chúa (x. Lc 9,23), vừa sống dồi dào (x. Ga 10,10) được không?

Tác giả: Lm. Giuse Lê Công Đức

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!