Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Lê Công Đức
Bài Viết Của
Lm. Giuse Lê Công Đức
NGÀY LINH MỤC, TÔI NHỚ MỘT LINH MỤC
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng - NIỀM VUI YÊU THƯƠNG - (AMORIS LAETITIA)
MỘT MẢU “QUẢNG CÁO” DỄ THƯƠNG!
MÙA CHAY, TUẦN THÁNH – NHỮNG TẬP TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG
MẸ VÀ CON
LỄ PHỤC SINH Ở CAM-PU-CHIA
XIN ĐỪNG XA NHAU NỮA
THẦN KHÍ CHÚA ĐÃ SAI TÔI ĐI?
Câu chuyện Lễ Hiển Linh: ĐỪNG TƯỞNG BỞ!
SUY NIỆM ĐẦU NĂM
ĐÔI NÉT VỀ MÙA GIÁNG SINH
Một Trẻ Sơ Sinh Bọc Tã, Nằm Trong Máng Cỏ
NGÀI ĐẾN ĐÂY LÀM GÌ?
Lan Man Từ Chuyện Tấm Thiệp
HÒA GIẢI VÀ HY VỌNG
TRUYỀN GIÁO ?
MỘT TẦM NHÌN SỨ MẠNG
VÌ TÔI LÀ MỘT LINH MỤC…
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN... (Ga 20,19-23)
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (Lc 9,23)
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (Lc 9,23)
Bài phụ trương: AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT? (Lc 9, 46-48)
AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI? (Lc 10, 29-37)
THẦN KHÍ CỦA ĐỨC CHÚA NGỰ TRÊN TÔI...
THẦY Ở ĐÂU? (Ga 1,38)
NGƯƠI Ở ĐÂU?
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN... (GA 20,19-23)

Điểm nhắm: -Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ta nên  MỪNG đến mức nào?  

Thập giá là điểm đến của sứ mạng Đức Giêsu, và cũng là điểm đến của sứ mạng người môn đệ. Nhưng các môn đệ Đức Giêsu không đi vào với sứ mạng có một mình. Đức Giêsu trao sứ mạng, và Ngài cũng trao ban luôn Thánh Thần. Tin Mừng Gioan ghi lại:

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em!... Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.’ Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần’.”

 

1. Chúa Thánh Thần - Ngài là ai? Ngài làm gì?  

- Chúa Thánh Thần là hoa quả của sứ mạng Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần là chìa khoá để hiểu Chúa Giêsu Kitô. Chúa Thánh Thần chính là ‘Thánh Thần của Đức Giêsu’! Có người nói rằng ngoài 4 sách Tin Mừng kia, còn có Tin Mừng thứ năm, Tin Mừng Chúa Thánh Thần, vẫn đang được tiếp tục viết, với mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay đang là những nhân vật trong đó...  Chúa Thánh Thần là nhà thừa sai của Chúa Cha và Chúa Con, để – cùng với Giáo Hội – nối tiếp sứ mạng của Đức Giêsu, cũng chính là sứ mạng của Thiên Chúa (missio Dei).  

- Nhưng xem ra Chúa Thánh Thần bị đối xử không công bằng. Ngài thường bị quên. Ngài thường bị lấn át (ta nghe nói: ông này, bà kia rất có lòng yêu mến thánh này, thánh nọ, nhưng chẳng mấy khi nghe nói ai đó có lòng yêu mến Chúa Thánh Thần!)  Chúa Thánh Thần cũng bị né tránh (dường như các nhà giảng thuyết hay ngại giảng về Chúa Thánh Thần!)  Và Chúa Thánh Thần có vẻ bị đối xử không đúng mức (lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống dường như chưa được mừng cho đúng tầm của lễ này, ít là xét về niềm vui bên trong!) 

- Dù sao đi nữa, thì Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục không ngừng hoạt động, trong Giáo Hội và cả bên ngoài Giáo Hội – như chính Đức Giêsu xác nhận: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu.” (Ga 3,8).   

- Đặc biệt, Chúa Thánh Thần là Đấng canh tân, đổi mới (cf. “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất!) Chúa Thánh Thần không chấp nhận dừng lại với hiện trạng (status quo). Vì thế, nếu người ta hài lòng với hiện trạng thì có nghĩa rằng người ta không cần đến Chúa Thánh Thần. Chẳng hạn, phải chăng Giáo Hội tại Á Châu này không cần một cách thức mới, thích hợp hơn, để loan báo Tin Mừng cho con người ở đây hôm nay? Phải chăng sinh hoạt của Giáo Hội chỉ cần loanh quanh với những ‘kỷ niệm’của quá khứ, kỷ niệm bách chu niên biến cố này, kỷ niệm ngũ thập chu niên sự kiện kia, vv. và vv....’? 

- Có lẽ chúng ta nên nhìn lại và tự hỏi: nửa thế kỷ trở lại đây, Chúa Thánh Thần đã làm những gì? Sẽ không ai phủ nhận trước hết phải kể biến cố Công Đồng Vatican II, một luồng gió mới thổi rất mạnh vào Giáo Hội. Rồi ở Á Châu, các giám mục đã miệt mài làm việc suốt gần 4 thập niên để đi đến xác nhận cuộc đối thoại 3 mặt (với người nghèo, với các nền văn hoá, và với các tôn giáo) như là phương thức loan báo Tin Mừng!  

- Hoạt động của Chúa Thánh Thần được đo lường bằng chính hoa quả mà Ngài đem lại. Hoa quả của Chúa Thánh Thần là: yêu thương, niềm vui, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (như Thánh Phaolô xác nhận trong Gl 5,22-23). Muốn biết Thánh Thần đang hiện diện và hoạt động mức nào trong đời tôi, trong cộng đoàn tôi, thì cứ lấy những hoa quả ấy làm thước đo. 

 

2. Một lời ngỏ  (về Chúa Thánh Thần và sứ mạng của Giáo Hội tại Việt Nam - trích từ  bản dịch Lễ Hiện Xuống Ở Á Châu của tác phẩm Pentecost in Asia của Thomas C. Fox): 

Những vết chân trên cát cho ta biết có người đã đi qua.

Nhìn hàng cây xa lay động ta biết có gió.

Đức Giêsu ví Thánh Thần như cơn gió:

Gió muốn thổi đâu thì thổi,

chẳng ai biết gió từ đâu đến và sẽ đi đâu” (Ga 3,8).

Chúng ta chỉ thấy dấu vết hoạt động của Thánh Thần, 

nhưng chẳng thấy được chính Ngài,

cũng không nắm được đường đi nước bước của Ngài.

Đôi khi chúng ta cảm thấy xa lạ với Thánh Thần,

dù thực sự Ngài là Người Bạn, Người Thầy

quá ư gần gũi và cần như hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của sự sống.

Thiên Chúa thở hơi vào Ađam và cho ông sống.

Đức Giêsu Phục Sinh thở hơi trên các Tông Đồ

để các ông nhận được sự sống mới hoàn toàn.

 

Lễ Hiện Xuống gần hai ngàn năm trước

đã khai sinh một Hội Thánh thừa sai.

Và đời Kitô hữu là đời thừa sai trong Thánh Thần.

Bên Đông hay bên Tây, hôm qua hay hôm nay,

Vẫn một sứ điệp Tin Mừng, phải trao;

một câu chuyện Giêsu, phải kể

cho con người đang nhức óc vì ồn ào xao động...

... nhưng nhiều khi, câu chuyện kể sao nghe ngọng nghịu, sứ điệp trao sao thấy vụng về! Có gì đó trầy trật, bế tắc; có gì đó làm Tin Mừng hoá thành tin ‘không vui’...!

 

Ai đó nói rằng hơn ba chục năm nay

có một Lễ Hiện Xuống mới tại Á Châu –

một Luồng Gió mới, một Hơi Thở mới

thổi rất mạnh trên Hội Thánh tại lục địa này,

cuốn phăng những rào cản,

mở một tầm nhìn, vạch những nẻo đi.

 

Lắng nghe Thánh Thần, chúng ta sẽ biết cách

làm sao để bà con quanh ta hiểu và đón nhận Tin Mừng;

làm sao để ta có thể loan báo những kỳ công của Thiên Chúa bằng một thứ tiếng nói không còn xa lạ với họ (x. Cv 2,11).

Chúng ta sẽ biết cách

làm sao sau bao năm tháng, hay bao thế kỷ ‘đi xa’,

ta có thể trở về ngụp lặn trong ‘ao nhà’ –

trong phong tục, văn hóa, tín ngưỡng,

luân lý, truyền thống, tình tự dân tộc...

....

 

Xin Thánh Thần giúp ta

học được ngôn ngữ Việt Nam hôm nay,

để nói cho người Việt và hiểu điều họ nói.

Ta cần một thứ ngôn ngữ mà ai cũng hiểu,

ngôn ngữ của Phục Vụ và Yêu Thương...

 

3. Quo vadis? / Thầy đi đâu vậy?  

Thánh Thần được sai đến để đồng hành với các môn đệ Chúa Giêsu trong sứ mạng. Như thế là được trang bị ‘tận răng’ rồi. Nhưng chưa phải hết chuyện. Người ta có thể bướng bỉnh với Thánh Thần và làm ‘rách việc’. Và nếu ‘bộ đôi’Chúa Thánh Thần và Giáo Hội không ‘làm ăn’ gì được thì không chừng Chúa Giêsu phải trở lại vác thập giá để chịu đóng đinh một lần nữa, như trong một truyền thuyết gợi hứng cho câu chuyện Quo vadis? của Henryk Sienkiewicz:

Khi cơn bách hại Kitô giáo tại Rôma dâng cao, Tông Đồ Phêrô định bỏ chạy khỏi thành phố. Khi ông vừa ra khỏi thành, ông gặp Chúa Giê-su đi vào. Phêrô dùng câu hỏi, mà ông từng hỏi Chúa trong Phúc Âm Gioan 13:36, để hỏi: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Chúa Giê-su trả lời: “Vì ngươi bỏ dân ta nên ta vào Rôma để bị đóng đinh lần thứ hai.” Nghe câu nói đó, Phêrô tỉnh ngộ, quay lại Rôma và chịu tuẫn đạo với các tín hữu tại đó.

Vì ngươi bỏ dân ta nên ta vào Rôma để bị đóng đinh lần thứ hai.” Mỗi mục tử trong Giáo Hội cần thường xuyên nhìn lại coi thử đoàn chiên của mình có bị “bỏ” hay không.

 

4. Gợi ý suy tư - cầu nguyện:

 

-Tôi có kinh nghiệm nào về sự thật rằng Chúa Thánh Thần hoạt động ngay cả bên ngoài Giáo Hội?

 

-“Buông mình cho Chúa Thánh Thần” (Cha J. J. Olier) hay “hạ khí giới xuống để cho Chúa Thánh Thần làm việc” (Thánh I-nhã) ... nghĩa là gì?

 

-Hoa quả của Chúa Thánh Thần là: yêu thương, niềm vui, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (cf. Gl 5,22-23). Lúc này, tôi đang cảm nhận các hoa quả ấy nơi mình ở mức nào?

 

23.5.2009

Lm. Lê Công Đức

  

Thư mục tham khảo:

-Nolan, Albert, OP. Jesus Before Christianity. Quezon City: Claretian Publications, 1999.

-Girzone, Joseph F., OCD. A Portrait of Jesus. New York: Image, 1999.

-Keating, Thomas. The Human Condition. New York: Paulist Press, 1999.

-Haring, Bernard, CSsR. Priesthood Imperiled. Manila: Divine Word Publications, 1989.

-Nguyễn Trọng Viễn, OP. Những Căn Bệnh Trầm Kha Trong Đời Sống Đức Tin Công Giáo tại Việt Nam. T.P. Hồ Chí Minh: Phương Đông, 2008.   

-Moltmann, Jurgen. The Crucified God. New York: Harper & Row, 1974.

-Rebello, Alex. Spiritual Formation and Religious Traditions in Asia (trong Linh Mục Thiên Niên Kỷ Mới). Đại Chủng Viện Huế, lưu hành nội bộ, 2000. 

-De Mello, Anthony, SJ. Awareness (J. Francis Stroud, ed.) New York: Doubleday, 1992.

-Hodgson, Irene B. Archbishop Oscar Romero – A Shepherd’s Diary. Cincinnati: St. Anthony Messenger Press, 1993.

Tác giả: Lm. Giuse Lê Công Đức

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!