Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Phạm Vinh Sơn
Bài Viết Của
Lm. Phạm Vinh Sơn
LM Bành Giám Đạo : Ảnh hưởng của lá thư mục tử của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI gửi Giáo hội Trung Quốc
Đức Giám Mục Lâm Tích Lê (giáo phận Ôn Châu, Trung Quốc) qua đời đúng dịp kỷ niệm ngày được tấn phong Giám Mục.
ĐỨC GIÁM MỤC LÂM TÍCH LÊ (GIÁO PHẬN ÔN CHÂU, TRUNG QUỐC) QUA ĐỜI ĐÚNG DỊP KỶ NIỆM NGÀY ĐƯỢC TẤN PHONG GIÁM MỤC.

 

(UCAN, tin từ Ôn Châu, Trung Quốc) Đức Giám Mục Lâm Tích Lê, Giám mục Ôn Châu (tỉnh Triết Giang, Trung Quốc) đã an nghỉ trong Chúa, hưởng thọ 91 tuổi. Ngày vị giám mục “hầm trú” (không được chính phủ Trung quốc công nhận) qua đời cũng chính là ngày ngài kỷ niệm 17 năm được tấn phong Giám mục. 

Đức Giám mục Lâm Tích Lê, vị Giám mục hiệp thông với Đức Thánh Cha, được đưa từ bệnh viện về nhà thờ Thất Lý Cảng (thành phố Nhạc Thanh, giáo phận Ôn Châu) vào lúc giữa khuya ngày 4 tháng 10, và vào lúc chiều tối cùng ngày thì ngài qua đời. Thành phố Nhạc Thanh cách thành phố Ôn Châu 45 km về phía Đông Bắc. 

Theo những người thạo tin của Giáo hội nói với UCAN, lễ tang của Đức Cha Lâm Tích Lê sẽ được cử hành vào ngày 10 tháng 10 tại nhà thờ Thất Lý Cảng, địa điểm cử hành tang lễ “do nhà nước chọn”. 

Họ nói, từ lúc tin tức Đức Cha lâm bệnh nặng vào cuối tháng 9 được lan truyền ra bên ngoài, tình hình của giáo phận Ôn Châu rất căng thẳng. Một trang web tên là “Thiên Nhân sắc hồng kiều” (Cầu vồng bảy sắc Thiên Nhân) thuộc giáo phận Ôn Châu, vào lúc Đức Cha vừa qua đời đã đăng tải cáo phó, tiểu sử của Đức Cha, một số tấm hình của ngài trước lúc lâm chung vài ngày, cho đến các bài phúng điếu của tín hữu từ các tỉnh gửi về, ngay sau đó đã bị nhà nước đóng cửa. 

Cũng theo lời của những người thạo tin này, chính quyền địa phương rất lo lắng, nếu như Đức Cha Lâm qua đời trước hoặc đúng ngày 1 tháng 10, tức ngày quốc khánh lần thứ 60 của CHND Trung Quốc, thì có thể dẫn đến một số bất ổn trong xã hội, bởi vì sẽ có một số lớn tín hữu, nhất là các tín hữu “hầm trú” nhất định sẽ đến viếng linh cữu của Đức Cha. 

Giáo phận Ôn Châu có khoảng 120.000 tín hữu, trong đó có không ít người đang làm việc ở khắp nơi trong nước. Có tin cho biết, một số tín hữu đang làm việc ở các tỉnh ngoài Ôn Châu bày tỏ ý muốn sẽ trở về quê để tham dự tang lễ của Đức Cha. 

Những người thạo tin lại cho biết thêm, người thân và giáo dân của Đức cha Lâm đều mong muốn tang lễ của Đức Cha được cử hành theo đúng lễ nghi dành cho Giám mục, nhưng đều bị chính phủ không chấp nhận. 

Từ sau khi Đức Giáo hoàng Biển Đức 16 gửi lá thư mục tử cho Giáo hội Trung Quốc, 19 giáo sĩ thuộc Giáo hội công khai và 18 giáo sĩ thuộc Giáo hội hầm trú đã có những nỗ lực thúc đẩy các quan hệ hòa giải. 

Ủy ban Tang lễ do Cha Tổng Đại diện Chu Duy Phương (thuộc Giáo hội công khai) làm chủ tịch, và Cha Tổng đại diện Thiệu Chúc Mẫn (thuộc Giáo hội hầm trú) làm phó chủ tịch.

Cha Thiệu Chúc Mẫn (46 tuổi) nói với UCAN, Đức cha Lâm Tích Lê là “một vị mục tử ôn hòa và thánh thiện”, cách làm việc của ngài thì ung dung mà không vội vã. Cha nhớ lại khi một linh mục hay giáo dân góp ý kiến với Đức cha về vấn đề gì đó, nếu ngài không đồng ý thì ngài thường mỉm cười mà không nói gì, lúc ấy “chúng tôi liền biết rằng tự mình có vấn đề, liền đó xin ý kiến chỉ giáo của ngài”.

 

Các linh mục thuộc giáo phận Ôn Châu dâng lễ cầu nguyện cho Đức Cố Giám Mục Lâm Tích Lê 

Đức cha Lâm Tích Lê sinh năm 1918 tại Nhạc Thanh, 31 tuổi gia nhập chủng viện giáo phận Ninh Ba; thụ phong Linh mục năm 1944, cùng năm đó, ngài nhập học tại Trường Đại học Công giáo Phụ Nhân tại Bắc Kinh. 

Năm 1948, sau khi tốt nghiệp đại học, ngài trở về giáo phận Ninh Ba đảm nhận công tác mục vụ, đồng thời làm hiệu trưởng Trường trung học của Giáo phận, cho đến năm 1950 khi tình hình chính trị diễn biến phức tạp, ngài được Đức Giám mục Ninh Ba là Đới An Đức (Andre Jean Francois Defebvre) đặt làm Đại diện Giám Mục. Năm 1949, Tòa Thánh thiết lập giáo phận Vĩnh Gia (tên cũ của giáo phận Ôn Châu), nhưng đặt dưới quyền giám quản của Giám mục giáo phận Ninh Ba. 

Nhưng lúc bấy giờ cha Lâm Tích Lê, vào năm 1955, do bị ghép tội danh “phản cách mạng” nên bị tuyên án 16 năm tù và lao động cải tạo. Từ lúc được phóng thích, từ năm 1971 đến 1978, cha hành nghề sửa giày để kiếm kế sinh nhai, đồng thời phát triển công việc mục vụ tại Nhạc Thanh; từ năm 1978, ngài đảm nhận công việc quản trị giáo xứ Nhạc Thanh, đồng thời hiệp lực hồi phục lại ngôi nhà thờ cũ nát và sau này thì xây dựng ngôi nhà thờ mới như hiện nay. 

Ngày 4 tháng 10 năm 1992, ngài được tấn phong trong vòng bí mật làm giám mục tiên khởi của giáo phận Ôn Châu. Giáo hội địa phương dưới sự lãnh đạo của ngài đã nhanh chóng phát triển. Năm 1998, ngài phải lẩn tránh khắp nơi vì bị chính quyền lùng bắt, nhưng một năm sau đó ngài bị nhà nước phát hiện và bắt giam trong một “nhà khách”. 

Từ năm 2000 đến nay, Đức cha Lâm Tích Lê trước sau bị giam lỏng tại hai ngôi nhà thờ ở Ôn Châu, trong thời gian này ngài phải nhiều lần nhập viện để điều trị chứng bệnh Alzheimer. Đức cha Lâm trong năm năm cuối đời do bệnh tình càng ngày càng trở nặng nên luôn phải nằm viện. Theo tin của các tín hữu, trong suốt thời gian dài vừa qua, công an luôn giám sát ngài rất cẩn mật, “thậm chí cho đến lúc ngài đã qua đời họ vẫn giữ thái độ như thế”. 

Dịch từ bản tiếng Hoa

http://www.ucanews.com:80/trad/2009/10/05/75859/  

LM. Phạm Vinh Sơn 

Tác giả: Lm. Phạm Vinh Sơn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!