Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gia Đình Lectio Divina
Bài Viết Của
Gia Đình Lectio Divina
Trả lời thắc mắc về Kinh phụng vụ
52 Tuần CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: SAI ĐI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: ĐAM MÊ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI TA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XX: MỘT VIÊN ĐÁ ĐỂ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIX: NGÀY HÔM NAY
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XVIII: NHỮNG PHỤ ÂM NẢY LỬA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVII - DƯỚI BÓNG NHỮNG PHỤ ÂM NỞ HOA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVI: VĂN CẢNH, BỐI CẢNH, TIỀN CẢNH (Texte, Contexte, Prétexte)
Tac Pham Khi Loi Bung Chay - Chuong XV: MỘT DÒNG SÔNG CUỐN TRÔI TẤT CẢ
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XIV: HAI THỬA VƯỜN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIII: “TA SẼ ĐẶT VÀO LÒNG CÁC NGƯƠI THẦN KHÍ CỦA TA”
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XII: Hãy Đào Giếng, Hãy Leo Thang
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XI: BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG (CONCORDANCE)
Lectio divina chính là phương thế để Ngôi Lời Nhập Thể nơi Mẹ Maria
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương X: Phòng Xét Nghiệm Của Con Tim
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IX: BẢN GIAO HƯỞNG CHO NGƯỜI CON ĐI HOANG TRỞ VỀ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy- Chương VIII: HÃY ĂN SÁCH NÀY ĐI !
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VII: Con Người Kinh Thánh
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VI: VỚI CON TIM RỘNG MỞ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương V: ĐỌC LÀ MỘT VIỆC LÀM
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IV: BA CỘT TRỤ CỦA THẾ GIỚI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương III: BẠN CÓ ĐÓI THẬT KHÔNG ?
Chương 2, Tác phẩm Khi Lời Bừng Cháy: SÁCH ĐƯỢC VIẾT CHO BẠN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương 1 - SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Gia Đình Lectio Divina trân trọng giới thiệu tác phẩm: KHI LỜI BỪNG CHÁY - ĐÔI LỜI VỀ LECTIO DIVINA
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho thiếu nhi.
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho người lớn
Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 18: HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 17: CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 16: BÁM RỄ TRONG LỜI 
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 15: LỜI CHÚA, NGUỒN MẠCH CỦA TỰ DO
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 14: VIỆC HÌNH THÀNH QUI ĐIỂN CỦA SÁCH THÁNH
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 13: LỜI CHÚA VÀ TRUYỀN THỐNG
Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 12: LECTIO DIVINA hay ĐỌC LỜI CHÚA TRONG TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 11: MẦU NHIỆM “LẮNG NGHE” TRONG TÂN ƯỚC
Linh hứng hay linh ứng ?
HÃY LẮNG NGHE, HỠI ÍT-RA-EN - Chương X: Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời -
Tác Phẩm một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương IX. LINH HỨNG TRONG TÂN ƯỚC
NGÀY LỄ GIÁNG SINH – HAUTERIVE, THUỴ SĨ 2011

(Is 32-7-10, Hr 1, 1-6, Ga 1, 1-18)

P. Mauro-Giuseppe Lepori O. Cist

LTS. Đây là bản dịch bài giảng Lễ Giáng Sinh (Lễ Ban Ngày) của Viện Phụ Tổng Quyền Dòng Xitô: Mauro-Giuseppe Lepori. Giảng tại đan viện Hauterive Thụyt Sĩ, nơi Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist trọ học từ 1969 đến 1975. Xin kính chúc Gia Đình Lectio Divina một năm mới 2012 bằng an và luôn trung thành với việc thực hành và cổ võ mọi người thân "Đọc Kinh Thánh trong tâm tình cầu nguyện".

 

"Đẹp thay trên đồi núi
bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an,
người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ
và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị
" (Is 52, 7).

"Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ;2 nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài" (Hr 1, 1-2).

"Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người" (Ga 1,9). 

Mỗi bài đọc trong thánh lễ ban ngày của Lễ Giáng Sinh đều nói với chúng ta về một việc loan báo, về một "tin mừng", về một Lời được làm cho nghe thấy trong thế giới. Mỗi bài đọc đều nói với chúng ta về Tin Mừng của Cứu Độ, hay đúng hơn về Cứu Độ như là Tin Mừng, như là loan báo. Một Tin Mừng, một Lời, một Ngôi Lời rất rõ ràng, diễn tả rất đúng, tất cả đều thành "xác thịt", hiện diện như con người, cụ thể, có thể đụng chạm tới được.

Để làm cho nghe được, Ngôi Lời đã thành xác phàm.

Để làm cho thấy được, Ánh Sáng đã thành xác phàm.

Phúc Âm, Tin Mừng, đến tiếp cận chúng ta trong thân xác của một Con Trẻ, trong thịt xương của một Người.

Điều đó muốn nói rằng chúng ta có thể gặp gỡ Người.

.

Ngôi Lời nói với chúng ta, chúng ta có thể nghe Người nói.

Ánh Sáng tỏ hiện, chúng ta có thể thấy Ánh Sáng.

Một Người hiện diện đó, chúng ta có thể gặp, nhìn ngắm, lắng nghe Người nói với chúng ta.

Phúc Âm, Tin Mừng Cứu Độ, chính là Ngôi Lời là Ánh Sáng chúng ta có thể nghe và nhìn ngắm nơi một Người đang nhìn chúng ta, nói với chúng ta.

Chúng ta có thể. Chúng ta không bị ép buộc. Đức Ki-tô, dù hiện diện đó, dù đã đến, vẫn không đánh mất bản tính Ngôi Lời và Ánh Sáng, bản tính Phúc Âm, Loan Báo, Tin Mừng, luôn được tái hiện. Việc loan báo Đức Ki-tô trước hết không  chất vấn trí hiểu của chúng ta, nhưng tự do của chúng ta. Tự do tiếp nhận, tự do khước từ.

"Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
Còn những ai đón nhận ... thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa" (Ga 1, 11-12).

Tự do của bóng tối tiếp nhận hay khước từ ánh sáng. Tự do của thinh lặng, hoặc của ồn ào, tiếp nhận hay khước từ Lời. Tự do của nỗi buồn tiếp nhận hay khước từ niềm vui. Tự do của những con người đã lạc mất tiếp nhận hay khước từ Cứu Độ. Tự do của bất hòa tiếp nhận hay khước từ hòa bình. Tự do của hận thù tiếp nhận hay khước từ tình yêu. Tự do của sự chết tiếp nhận hay khước từ sự sống...

Giáng Sinh đưa chúng ta đối diện với tự do của chúng ta, sự tự do thật của chúng ta, sự tự do của con người được dựng nên, của tội nhân, của những người nam, nhưng người nữ rất ít tự do, rất ít khả năng tự cứu vớt chính mình, rất ít khả năng tự cho mình niềm vui, ánh sáng, sự thật, bình an. Sự tự do thật của những con người "không là gì" cần đến tất cả, cần đến Đấng là Tất Cả.

Giáng Sinh đặt chúng ta trước một chọn lựa, một chọn lựa duy nhất mà chúng ta thực sự có thể làm: tiếp nhận hay khước từ Đấng là tất cả đến tự loan báo Mình để ban Mình cho những người không là gì cả.

"... Ngôi Lời là Thiên Chúa" (...). Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì không có gì được tạo thành" (Ga 1, 1-3).

Như thế Giáng Sinh loan báo cho chúng ta biết là có một sự tự do đích thật thuộc nhân loại, đích thật tự do: sự tự do của những người nghèo, của những người bé nhỏ, của những tội nhân, của những người đã lạc mất, của những người lầm lạc ước mong Cứu Độ, tự do của những người than khóc chờ đợi được an ủi, tự do của những đổ nát chờ đợi được tái thiết: "Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế,
hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem" (Is 52, 9)
.

Giáng Sinh loan báo cho chúng ta sự tự do của người nghèo, sự tự do của những người chẳng có gì để mà chống đối ơn Cứu Độ.

Nhưng Giáng Sinh cũng là và nhất là loan báo cho chúng ta cái nghèo của Thiên Chúa, của một Thiên Chúa đến chấp nhận lệ thuộc vào chúng ta có chấp nhận Người hay khước từ Người, của một Thiên Chúa đến tìm chúng ta như một con người đơn độc đi tìm một người bạn. Cũng là cái nghèo trong sự kiện không cứu độ chúng ta bằng những phương thế của quyền năng, nhưng bằng sự trần trụi dễ bị tổn thương của sự hiện diện của Người. Người cứu độ chúng ta bằng cách chính Người đến cứu độ chúng ta, như thể Người không có một ai, cũng như không có những phương tiện nào khác đễ tỏ bày quyền năng Cứu Rỗi của Người. Thánh Bê-na-đô đã diễn tả rất đúng mầu nhiệm này: "Đấng lẽ ra có thể chỉ cần muốn giúp chúng ta là đủ, nhưng Người đã muốn đến" (Serm. 3, Vigile de Noël).

Thiên Chúa phục vụ chúng ta bằng cách trở thành tôi tớ; Người cứu độ chúng ta bằng cách trở thành Đấng Cứu Độ. Người, vâng chính Người, chỉ có Người, chấp nhận hy sinh, chấp nhận sống trọn cuộc sống vì chúng ta từ Máng Cỏ cho tới Thập Giá.

Chính âm vang này mà chúng ta phải nhận ra được khi nghe thánh Gio-an hô lớn: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1, 14). 

Giáng Sinh chính là cái nghèo của kiếp người, rất ít ý thức về chính mình được cái nghèo của Thiên Chúa gây bỡ ngỡ và làm thức tỉnh. Và sự tự do của con người được sự tự do của Thiên Chúa gây bỡ ngỡ và làm thức tỉnh, làm cho sống lại.

Chỉ cần một tác động đơn sơ của cái nghèo, một sự rên rỉ đơn sơ nài xin Sự Sống, một "lời vâng" đơn sơ tiếp nhận Đấng Cứu Độ, để cho phép Đức Ki-tô nhập thể trong chúng ta, và giữa chúng ta, hôm nay.

Chúng ta có thực sự là những người nghèo không? Chúng ta có tự do là những kẻ bé mọn không?

(Mỹ Ca 29.12.2011)

Tác giả: Gia Đình Lectio Divina

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!