Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phạm Hương Sơn
Bài Viết Của
Phạm Hương Sơn
Peter Seewald: Đức Giáo Hoàng đã chiến thắng cuộc chiến truyền thông tại Đức quốc
"Giới Trẻ là Ánh Sáng Thế Gian"
Các công trình tác phẩm của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI được triễn lãm tại Castel Gandolfo và Freiburg
Joaquin Navarro-Valls với ĐGH Gioan Phaolô II trong biến cố 11 tháng 9
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân: sự phi lý của một chính phủ vô thần muốn lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo
Giáo hội Công giáo (quốc doanh) Trung Quốc chuẩn bị phong chức thêm 7 giám mục
Tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia vụ tấn phong bất hợp pháp tại Sán Đầu
Trung Quốc: Vụ tấn phong Giám Mục bất hợp pháp ngày 14 tháng 7 sẽ là một bước mới lùi ngược vào lạc hậu
Lại chuẩn bị tấn phong bất hợp pháp: Căng thẳng và lo ngại tại Trung Quốc về những vụ tấn phong mới không có phép của Đức giáo hoàng
Vatican ban hành cảnh cáo đến Trung Quốc về vấn đề tôn trọng tín lý và kỷ luật của Giáo Hội Công Giáo
Trung Quốc bất chấp Vatican tấn phong Giám mục không có phép của Đức Giáo Hoàng
Xà Sơn: cuộc chiến của Bắc Kinh và "trận giao tranh" của Giáo hoàng
Trăm Hoa Đua Nở từ chính sách “Đối thoại bằng mọi giá” với cộng sản:
Đang tiến hành những thay đổi quan trọng trong Giáo Triều Roma
Nỗi đau của ĐHY Trần Nhật Quân đối với Cha Heyndrickx và chính sách “đối thoại bằng mọi giá” của Bộ Truyền Giáo (Propaganda Fide)
Bắc Kinh và Tòa Thánh: Tiên vàn là sự hiệp nhất của Giáo Hội rồi mới đến quan hệ ngoại giao.
Giáo phận Hồng Kông: Tài liệu Thượng Hội Đồng Giáo phận
Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm người Trung Quốc vào vai trò cao cấp tại Vatican
Không có tự do tôn giáo tại Trung Quốc (Phúc Trình của ĐHY Trần Nhật Quân trước ĐGH và Công Nghị Hồng Y)
BẮC KINH VÀ TÒA THÁNH: TIÊN VÀN LÀ SỰ HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI RỒI MỚI ĐẾN QUAN HỆ NGOẠI GIAO.

 

Vấn nạn của “mô hình Việt Nam” - Bản phân tích của LM Bernardo Cervellera, Tổng Biên tập trang Asianews

 Từ tháng Mười Hai cho đến hôm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, Giáo Hội tại Trung Quốc đang cố gắng để xây dựng lại đường lối dẫn đến sự hiệp nhất giữa khối người CG công khai (chính thức) và khối người CG hầm trú, do đã hứng chịu một đòn nặng nề bởi chiến lược của Đảng Cộng sản. Ý tưởng của "mô hình Việt Nam". Nhưng nỗi lo sợ của Bắc Kinh về "Cuộc Cách mạng Hoa Nhài" có vẻ thắng thế hơn là lợi ích nhìn thấy qua sự hòa giải với Giáo Hội và xã hội.

Giáo hội tại Trung Quốc và Vatican đang hồi phục một cách chậm chạp từ các cú sốc hứng chịu vào cuối năm ngoái và ở giai đoạn này, cả Tòa Thánh lẫn tại Trung Quốc, đã có những người không còn chú trọng quá nhiều vào vấn đề quan hệ ngoại giao nữa.

Cú sốc đầu tiên là vào ngày 20 Tháng 11 Năm 2010, khi Cha Joseph Guo Jincai (xin xem ảnh) được tấn phong làm Giám mục Thừa Đức (Hà Bắc) mà không có phép của giáo hoàng. Việc tấn phong đã diễn ra tại nhà thờ Pingquan (Thừa Đức) với sự có mặt của tám giám mục chính thức, tất cả là các GM hợp pháp, nghĩa  là hiệp thông với Tòa Thánh. Theo thông tin của những tín hữu từ các giáo phận khác, các giám mục đã bị buộc phải tham dự buổi lễ, điều xúc phạm đến sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng.

Một thất bại lớn lao hơn nữa cho Vatican và Giáo hội đã xảy đến khi ít nhất 40 giám mục đã bị ép buộc bằng bạo lực để tham dự Đại hội đại biểu Công giáo Trung Quốc, một cơ chế mà ĐTC Benedict XVI nhìn nhận là trái ngược với đức tin Công giáo. Theo Giáo hội Công giáo, các Giám mục phải luôn luôn là lãnh đạo của các hội đồng như thế, tuy nhiên trong trường hợp này, họ bị đặt ngang hàng với các thành viên khác, và thường là thiểu số.

Đại hội được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 07 đến ngày 09 Tháng 12, 2010, và đã chứng kiến cuộc bầu cử của hàng ngũ lãnh đạo mới của Hội đồng giám mục Trung Quốc (không được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng vì nó không bao gồm các giám mục hầm trú) và Hiệp hội Yêu Nước, với các mục tiêu không phù hợp với tín lý Công giáo.

Nhờ vào các thủ đoạn vận động tinh lanh của Đảng Cộng sản, Joseph Ma Yinglin, giám mục (bất hợp pháp) của Côn Minh được bầu chọn làm Chủ tịch mới của Hội đồng giám mục Trung Quốc, Đức cha Johan Fang Xinyao của Lâm Nghi (đang hiệp thông với Đức Giáo Hoàng) lại là lãnh đạo mới của Hiệp hội Yêu nước.

Bằng cách này, một cơ chế bao gồm các giám mục (HĐGM), đang được dẫn dắt bởi một người không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, trong khi ở trường hợp kia, một giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng lại được đặt trách nhiệm cho một cơ chế đi ngược với đức tin Công giáo. Mục tiêu của tất cả các quyết định này là để làm cho việc hòa giải giữa giáo hội công khai và giáo hội hầm trú trở thành cam go sau Bức Thư  của Đức Giáo Hoàng (năm 2007) mà trong đó Ngài kêu gọi một sự hiệp nhất sâu rộng hơn. Phải nói rằng sự hiệp nhất này đã bắt đầu đơm một số hoa quả.

Trong cả hai trường hợp, Vatican đã ban hành hai thông báo mạnh mẽ chỉ trích Hiệp hội Yêu Nước và tác nhân tỏ ra giật dây từ phía sau, Anthony Lưu Bái Niên, phó chủ tịch của Hiệp hội. Trong khi thông đạt đến chính phủ với sự tôn trọng và chừa ra một lối thoát nhỏ cho những đối thoại có thể trong tương lai, cả hai văn bản đều công khai tố cáo tình trạng hiển nhiên không có tự do tôn giáo và những "hành vi không thể chấp nhận được và thù địch."

Từ tháng Mười Hai cho đến ngày hôm nay, Giáo Hội tại Trung Quốc đã cố gắng để xây dựng lại sự hiệp nhất, với những cam go lớn lao, giữa khối người Công giáo công khai (chính thức) và khối người CG hầm trú. Đối với khối người CG hầm trú, trên thực tế, các giám mục chính thức đã quá yếu đuối và phục tùng, không tuân theo các hướng dẫn của Vatican (trong đó đã rõ ràng yêu cầu họ không tham gia vào các vụ việc và các hành vi trái ngược với sự hiệp thông với Đức Thánh Cha).

Trong số đông các giám mục chính thức đã có những xấu hổ và đau đớn vì đã bị lôi kéo vào một tình huống mập mờ như thế. Sau cuộc Đại hội, vì sự xấu hổ của mình, một số giám mục đã ở kín trong nhà trong nhiều ngày, không muốn gặp gỡ với giáo dân. Những GM khác lại như thể đang bám vào các sườn dốc trơn trợt hướng tới một chủ nghĩa yêu nước tuyệt đối, cố làm hài lòng mình với khoảng không gian được chế độ ban cho và chỉ trích Vatican đã "không hiểu được" những động lực cụ thể của Trung Quốc (ngắn gọn là một đức tin tùng phục sự kiểm soát của  chính quyền)

Hết thảy mọi điều này tựu chung là một nguồn thất vọng lớn lao, bởi vì người ta đã nghĩ rằng Trung Quốc, đến một mức độ nào đó, đã khởi sự đi vào một con đường hòa bình theo hướng tôn trọng tự do tôn giáo mà cuối cùng có thể dẫn đến quan hệ ngoại giao. Ngay cả ở Vatican - mà cho đến lúc này đã sẵn sàng để chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào với Bắc Kinh, để làm ngơ về nhiều vấn nạn - cũng thất vọng và bất mãn.

Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc, quá cứng rắn và bạo động, đã mang lại hậu quả của nó, một điều cụ thể được chia sẻ bởi nhiều tín hữu giáo dân: rằng khi Bắc Kinh chưa sẵn sàng để chấp nhận việc tấn phong giám mục là thuộc quyền Tòa Thánh, thì Vatican tốt hơn nên giảm tốc các nỗ lực hướng tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Các giám mục, công khai hay hầm trú, bây giờ tin rằng nhiệm vụ khẩn cấp nhất của họ là tăng cường sự hiệp nhất trong Giáo Hội, và rằng "các chính sách tôn giáo của chính phủ đã phải hứng chịu một thất bại" (Wei Jingyi, giám mục Qiqihar).

Cũng cần lưu ý rằng một số nhân vật thậm chí từ Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh (chẳng hạn như Giáo sư Ren Yanli) nhìn nhận rằng nước bước này của Trung Quốc là sự trở lại bầu khí trong hình thái tồi tệ nhất của Chủ nghĩa Mao.

Trong tình huống bấp bênh như thế, hầu như chẳng có gì chắc chắn là các cuộc đối thoại cấp thấp, mà cho đến nay đang tiêu biểu cho mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, sẽ hoặc có thể tiếp tục.

Tuy nhiên có những người tại Vatican đã không bỏ cuộc và vẫn còn hy vọng về một sự suy nghĩ lại từ phía của Trung Quốc, nhưng một điều đã trở thành ngày càng rõ ràng là Tòa Thánh phải luôn vững chắc và kiên quyết trong các bản căn của đức tin và chính trị của mình. Đồng thời Vatican cũng đang cân nhắc để làm thế nào xây dựng lại mối quan hệ với các Giám Mục, các tín hữu và những người đã chứng tỏ là mình yếu đuối.

Một ý tưởng sáng tạo mới từ Vatican đã được tiết lộ qua diễn văn của ĐTC Benedict XVI với ngoại giao đoàn. Vào ngày 10 tháng Giêng, trong cuộc gặp gỡ hàng năm, năm nay với chủ đề tự do tôn giáo, Đức Giáo Hoàng đã tập trung vào trường hợp của Trung Quốc, lên án những quốc gia bóp nghẹt các cộng đồng Kitô hữu.

Đồng thời, như thể để đề xuất một mô hình của Giáo Hội về  mối quan hệ giữa Giáo Hội / Nhà nước đến Bắc Kinh, ngay sau đó, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã trích dẫn ví dụ về Cuba, một nước cộng sản, mà đã có quan hệ ngoại giao với Vatican hơn 75 năm. Sau đó, Đức Thánh Cha cũng đã trích dẫn tiến triển tích cực với Việt Nam, nơi mà chính quyền đã "đã chấp nhận sự bổ nhiệm của tôi về một vị đại diện là người sẽ bày tỏ sự quan tâm  của Người kế vị Thánh Phêrô bằng cách thăm viếng các cộng đồng Công giáo yêu quý tại nước đó".

"Mô hình Việt Nam" cũng có thể được sử dụng cho Trung Quốc: nó không bao hàm quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, nhưng "nhà nước cho phép những người Công giáo Việt Nam có quan hệ với các phẩm trật tôn giáo liên quan đến đức tin của họ, qua đó để đảm bảo tự do tôn giáo của họ. Người đại diện Tòa thánh Vatican cho Việt Nam gần như chắc chắn sẽ không cư trú tại Việt Nam, nhưng sẽ đến thăm đất nước, theo yêu cầu từ thừa tác vụ của mình và các tín hữu Việt Nam.

Mối quan hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam (“đàn em") và Trung Quốc ("đàn anh") là sự hiểu biết phổ biến trong giới ngoại giao. Trong quá khứ, hai nước đã sao chép lẫn nhau trong các kẻ hở của họ về nền kinh tế thế giới và việc gia nhập WTO. Họ cũng có thể sao chép lẫn nhau trong các mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo và Vatican.

Một cấu trúc tương tự - kiểu theo dòng của "mô hình Việt Nam" - đã được đề nghị với Tòa Thánh bởi một số giám mục Ý để vượt qua những trở ngại trong quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Họ đề xuất việc bổ nhiệm các đại diện của Đức Giáo Hoàng đến các khu vực xung quanh Trung Quốc (ví dụ, Singapore, Hong Kong, Macao, Đài Loan, ...), người sẽ có quyền tự do đi đến Trung Quốc và gặp gỡ các tín hữu và các giám mục Công giáo ở đó.

Các nhân vật khác - những người có kiến thức sâu sắc về Trung Quốc và gần gũi với Vatican - lưu ý rằng sự vắng bóng của quan hệ ngoại giao không phải là một trở ngại cho đời sống của Giáo Hội tại Trung Quốc, cũng không đặt ra nghi vấn về đức tin của người Công giáo. Nói cách khác, hoàn toàn có được một khả năng hỗ trợ cho Giáo Hội tại Trung Quốc mà không cần có quan hệ ngoại giao. Thật vậy, một số chỉ ra rằng tại thời điểm này mối quan hệ ngoại giao sẽ có xu hướng tạo sự xa cách giữa người Công giáo hầm trú với Vatican và hạ nhục thẩm quyền luân lý của Tòa Thánh, vì đường lối mà chính quyền Trung Quốc đang cai trị người dân của mình và tình trạng không tôn trọng nhân quyền.

Nhưng "mô hình Việt Nam" cũng có vấn nạn của nó: trên thực tế nó giả định ý hướng tốt lành của Trung Quốc đối với Tòa Thánh, để cho phép điều này, vẫn là sự lựa chọn các giám mục và các chuyến thăm mục vụ của các vị đại diện của mình. Thật không may, tại thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang cảm thấy bị bao bởi áp lực quốc tế (ví dụ trường hợp của khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, người mà Bắc Kinh gọi là một "tội phạm") và các khủng hoảng bởi các vấn đề trong nước (giá sinh hoạt tăng cao, lạm phát, thất nghiệp và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, ô nhiễm, ...) đang kích động các mối căng thẳng trong xã hội.

Ngoài ra, nhiều nhà bất đồng chính kiến, qua cam kết của họ đối với phẩm giá của con người và các quyền con người, khám phá ra nguồn gốc của họ trong Kitô giáo và hoán đổi để đi theo đức tin Kitô giáo. Đối với Bắc Kinh, điều hiệp nhất này giữa các nhà bất đồng chính kiến và đức tin là nỗi sợ hãi lớn lao nhất của họ.

Khả năng duy nhất mà Bắc Kinh sẽ đồng ý đi đến một thỏa hiệp với Tòa Thánh là nếu Tòa Thánh cung cấp cho nó một sự đảm bảo cho nền hòa bình xã hội, đó là nhu cầu lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã chưa bày tỏ ý định của mình. Trong khi đó, nhiều ứng viên cho chức vị giám mục, được lựa chọn bởi Tòa Thánh, cần phải được tấn phong. Nếu Bắc Kinh cho phép ít nhất là một số trong các cuộc tấn phong này, điều đó sẽ có nghĩa là nó vẫn còn mở cửa cho việc đối thoại. Nhưng vào lúc này, tất cả mọi sự dường như khá khó khăn: Nỗi sợ hãi về một "cuộc Cách Mạng Hoa Nhài" đang thống trị Bắc Kinh, hơn là một ước vọng cho nền hòa bình với xã hội và với Giáo Hội. 

Phạm Hương Sơn chuyển ngữ

(Nguồn: Asianews)

Tác giả: Phạm Hương Sơn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!