Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Bài Viết Của
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Việt Nam- Sứ Vụ Mới, Bài Sai Mới
VIỆT NAM - CHÚA Ở ĐÂU GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH
VIỆT NAM - MÙA PHỤC SINH GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH VIRUS VŨ HÁN
HÒA LAN– CẢM NGHIỆM DỊP KỶ NIỆM KIM KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC ÔNG PHÊRÔ TRẦN VĂN HÒA
HÒA LAN – VIẾT CHO BA
HÒA LAN – CẢM NGHIỆM ĐỜI LINH MỤC
CẢM NHẬN CHUYẾN HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH 2019
PARAGUAY – ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
PARAGUAY – VIẾT CHO MẸ NHÂN NGÀY HIỀN MẪU
MỘT THOÁNG COLOMBIA
PARAGUAY – MỘT CUỘC PHỤC SINH
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG CURSILLISTAS
PARAGUAY – LỜI CHÚC XUÂN MUỘN MÀNG
LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO
PARAGUAY – TẢN MẠN VỌNG-GIÁNG SINH 2010
NHÂN LỄ THANKSGIVING, XIN CHIA SẺ MỘT VÀI PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI PARAGUAY
PARAGUAY : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ DỊP KỶ NIỆM CHỊU CHỨC LINH MỤC
LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO

 

Ngày 11-11-2010, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đã ban hành Tông Huấn Verbum Domini (Lời Chúa) dựa vào các khuyến cáo của Cuộc Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican trong các ngày 5-26 tháng Mười năm 2008, năm kính Thánh Phaolô. Chủ đề của cuộc họp đó là “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội”. Tông Huấn này dài gần 200 trang với 124 đoạn. Tôi cũng cố mua một ấn bản bằng tiếng Tây Ban Nha để những giờ rãnh rỗi có thể đọc thêm và cũng muốn hiểu thêm tính thời sự của Tông Huấn này. Có một số từ ngữ chuyên môn hơi khó hiểu nên tôi phải vào Vietcatholic để tải bản dịch của dịch giả Vũ Văn An làm bản đối chiếu và tôi cảm thấy thích thú với Tông Huấn này. Cũng nhân dịp này có chị bạn trong Nhóm Tiến Bước đề nghị chia sẻ một tí về Lời Chúa dưới cái nhìn của một người đang làm việc truyền giáo ở Nam Mỹ cho tờ Tiến Bước sắp tới. Thế là tôi cố gắng viết một chút về lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của các nhà truyền giáo.

Trong Tông Huấn này, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI tái khẳng định rằng sứ mạng loan báo Lời Chúa là nghĩa vụ của tất cả mọi tín hữu đã chịu phép rửa. Không Kitô hữu nào có thể cảm thấy xa lạ với trách nhiệm ấy. Ý thức này phải được khơi dậy trong mỗi gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ đặc biệt với những người lãnh nhận chức thánh, cách riêng, các linh mục, ngài viết : Với các linh mục, tôi xin nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Pastores Dabo Vobis, từng tuyên bố rằng “Linh mục trước hết là thừa tác viên của lời Chúa, được thánh hiến và sai đi để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, kêu gọi mọi người vâng theo đức tin và dẫn dắt tín hữu tới việc hiểu biết và tham dự mỗi ngày một hơn vào sự thông hiệp mầu nhiệm Thiên Chúa, như đã được mạc khải và thông truyền cho ta nơi Chúa Kitô. Vì lý do đó, linh mục phải trước nhất khai triển một sự thân quen cao độ với lời Chúa. Có kiến thức về các khía cạnh ngữ học và chú giải của Thánh Kinh chưa đủ, dù cần thiết. Linh mục còn cần tiếp cận lời Chúa với một tâm hồn ngoan ngoãn và năng cầu nguyện, để lời ấy vào sâu trong tư tưởng, trong xúc cảm của ngài và tạo ra một cái nhìn mới ở trong ngài, tức “tâm trí Chúa Kitô” (1 Cor 2:16)”. Thành thử, lời của linh mục, các quyết định và tác phong của ngài phải càng ngày càng trở nên một phản ảnh, một công bố và một nhân chứng của Tin Mừng; “Chỉ khi nào ngài ‘cư ngụ’trong lời Chúa, linh mục mới trở nên môn đệ hoàn hảo của Chúa. Chỉ lúc đó, ngài mới biết chân lý và thực sự tự do” (Xc số 266 và 267 của Tông Huấn VD).

Thật vậy, linh mục có 3 nhiệm vụ chính yếu là Giảng Dạy, Thánh Hóa và Cai quản. Như vậy, Lời Chúa là một trong 3 cột trụ chính yếu của đời sống và sứ vụ linh mục. Ba cột trụ này gắn liền và dựa vào nhau như điều kiện ắt có và đủ. Nếu một cột trụ bị quên lãng, không những tòa nhà sẽ lung lay, mà chính hai cột trụ còn lại cũng yếu ớt và èo oặt.

Như tôi đã từng chia sẻ trong những năm tháng đầu tiên nơi xứ truyền giáo. Tôi bị shock rất nhiều khi nhìn thấy một số anh em linh mục truyền giáo chỉ biết đến công việc và tố chức bề ngoài cho hoàng tráng mà chẳng bao giờ chịu ngồi để đọc Kinh Thần Vụ và suy niệm Lời Chúa. Dĩ nhiên ai cũng phải làm việc để mưu sinh. Các linh mục truyền giáo cần phải làm việc nhiều hơn vừa để mưu sinh, vừa để đem Lời Chúa đến cho mọi người. Nhưng nếu các nhà truyền giáo chỉ làm việc mà không chú trọng đến đời sống tâm linh để quân bình cuộc sống thì đó là một nguy cơ lớn. Có lần tôi đã tâm sự điều này với một linh mục người Ấn Độ vừa đắc cử bề trên giám tỉnh tại Paraguay và ngài đã ghi nhận vấn đề này. Khi ngài vừa nhận chức vào những ngày đầu của năm mới 2011, ngài đã sắp xếp nhân sự và đưa ra những nội quy trong đời sống chung đế giúp anh em vừa có giờ làm việc, vừa có giờ cầu nguyện chung để hun đúc tinh thần truyền giáo dù điều này có sự chống đối của một số anh em linh mục chỉ thích sống riêng không ai kiểm soát. Thánh Bê-na-đô đã từng nói: “Nếu anh em biết giữ luật, thì luật sẽ giữ anh em”. Một số linh mục nghĩ rằng sau thời gian học hành ở chủng viện thì không cần phải học hành chi nữa. Họ không muốn đọc kinh chung, họp hành chung hay tĩnh tâm chung. Họ thường tìm cái thoái thoát do công việc mục vụ nhiều và ngay cả bề trên cũng chẳng làm gì được họ vì họ đã là linh mục và là vua một cõi! Điều này trở thành nguy cơ và nhiều anh em linh mục tu sĩ đã vô tình đánh mất ơn gọi của mình khi thiếu sự hiệp thông huynh đệ trong đời sống cầu nguyện.         

Khi nói về việc canh tân công tác truyền giáo, ĐTC Gioan Phao-lô II, trong thông điệp Redemptoris Missio (Sứ Mạng Đấng Cứu Thế) nói như sau: “Để khơi dậy đà dấn thân mới trong việc truyền giáo cần phải có các nhà truyền giáo thánh thiện. Nếu chỉ đổi mới các phương pháp mục vụ không thôi chưa đủ; tổ chức hoặc điều hành lại các lực lượng tông đồ cũng không đủ; ngay cả nỗ lực suy tư tìm kiếm các lý do thần học, kinh thánh không cũng không đủ. Cần phải huy động một nhiệt tâm lên thánh nơi các nhà truyền giáo và trong tất cả cộng đoàn tín hữu" (RMi 90). Nói như thế là nhấn mạnh đến con người nhà truyền giáo và trong con người của nhà truyền giáo, điểm chính là cái hồn.

 

Ai đó đã từng nói rằng chúng ta không thể cho cái mà chúng ta không có. Các nhà truyền giáo là những người đem Chúa Kitô đến cho mọi người qua cuộc sống chứng nhân và qua lời rao giảng. Nếu những người muốn dấn thân truyền giáo nhưng chỉ học hành đối phó và nín thở qua sông đợi đến ngày chịu chức linh mục rồi chẳng quan tâm gì đến chuyện đào sâu “cái nghề” của mình thì thử hỏi công việc truyền giáo sẽ đi về đâu! Thánh Giê-rê-ni-mô đã từng nói : “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”. Làm sao nói về Chúa Kitô nếu chúng ta không biết về Ngài. Làm sao biết về Ngài nếu không đọc và nghiền ngẫm Lời Chúa vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sang chỉ đường con đi” (Tv. 119,105). Lời Chúa chính là ngọn đèn, là ánh sáng giúp các nhà truyền giáo bước đi và dẫn người khác đi theo. Các linh mục tu sĩ, các nhà truyền giáo là những Kitô thứ hai, là một quyển Kinh Thánh sống động để người ta đọc và nhận biết Đức Kitô, nhưng cũng có một số kitô thứ hai ấy, những quyển Kinh Thánh ấy mà bên trong không có chữ nào thì thử hỏi làm sao giúp người ta nhận biết được Đức Kitô đích thật.

 

Khi còn phụ trách một cộng đoàn học viện ở Sài Gòn, có lần tôi mời cha xứ An Nhơn Giuse Mai Văn Rự (Ngài đã được Chúa gọi về năm 2009) tĩnh tâm tháng cho các thầy. Ngài đã chia sẻ rằng nếu các thầy chuẩn bị bài giảng cho ngày Chúa Nhật thì ngay từ ngày đầu tuần các thầy nên đọc các bài đọc sách Thánh, rồi nghiền ngẫm và mới viết xuống những ý tưởng rồi đọc đi, đọc lại nhiều lần trước khi soạn thành bài giảng. Đó mới đích thực là bài giảng của chúng ta.

 

Thế giới hiện đại giúp cho con người đỡ tốn thời gian, nhất là về phương diện Internet. Tuy nhiên nó cũng có thể làm cho con người mụ mẫm và mất đi khả năng suy tư vì lạm dụng quá nhiều vào nó. Quả thực, ta chỉ cần vào Google và tìm bất cứ tài liệu gì thì chỉ trong vòng vài giây sẽ có ngay. Cũng vì thế mà có hiện tượng đạo văn, đạo nhạc, đạo thơ… và đạo bài giảng. Một số anh em linh mục làm biếng soạn bài giảng vì bận đi… nhậu thường xuyên hay đi đánh tennis nên cứ vào online và cắt dán vài bài giảng hay rồi cứ thế mà lên tòa giảng. Nhiều người vỗ tay hoan nghênh và khen rằng cha trẻ này giảng tuyệt hay mà đâu có biết rằng cha ấy đã cướp công của người khác. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đang lên án các linh mục đồng môn của mình vì chính tôi cũng có nhiều lần lâm vào tình trạng như thế và đã chứng kiến nhiều đồng môn của mình cũng như thế nên tự bản thân thấy hối hận và muốn chuộc lỗi.

 

Cuộc sống truyền giáo nới xứ người có muôn hình vạn trạng những cám dỗ, những rình rập, những cạm bẫy và những vũng lầy êm ái khiến đôi lúc các nhà truyền giáo muốn chùn chân. Cũng vì thế đôi lúc tôi cảm thấy sợ và không dám mạo hiểm bước vào vũng lầy êm ái ấy nên đã dùng những vũ khí khá đơn sơ nhưng rất lợi hại là quyển Kinh Thánh và tràng hạt Mân Côi để chiến đấu. Có một vài anh em linh mục đã nhạo cười tôi và nói rằng tôi còn trẻ mà có vẻ kinh điển và cổ hủ quá vì lúc nào cũng có tràng hạt bên mình. Tôi chỉ cười và nói rằng đó là thói quen của tôi từ nhỏ nên tôi không bỏ được và cũng vì tôi muốn sống như một chú chủng sinh thuở nào vì linh mục không phải là cái đích cuối cùng của ơn gọi. Tôi đã cố gắng giữ luật để luật ấy sẽ giữ tôi luôn trung thành với ơn gọi của một tu sĩ truyền giáo.

 

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.    

Tác giả: Lm. Trần Xuân Sang, SVD

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!